1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp – bằng chứng thực nghiệm từ việt nam

50 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 758,06 KB

Nội dung

TÓM TẮT Các nghiên cứu trước đây đã đưa ra những kết luận trái chiều về độ nhạy cảm của tiền mặt với dòng tiền của công ty. Dựa vào những lý thuyết và mô hình thực nghiệm trước, tôi sử dụng mô hình thực nghiệm bổ sung để khẳng định lại những kết luận của Almeida và cộng sự rằng độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền nói chung là đồng biến. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu chỉ ra độ nhạy cảm của tiền mặt với dòng tiền là bất đối xứng. Sự bất đối xứng có thể do một số nguyên nhân, trong đó có những điều khoản ràng buộc của dự án, việc che giấu những thông tin xấu và chi phí đại diện. Sử dụng mẫu các công ty phi tài chính từ năm 2008 đến năm 2012, bài viết ghi nhận rằng độ nhạy cảm đối với dòng tiền của tiền mặt là nghịch biến khi công ty có dòng tiền dương, nhưng độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền là đồng biến khi công ty có dòng tiền âm. Tiếp tục phân chia các mẫu thành những công ty bị giới hạn và không bị giới hạn về tài chính và thấy rằng độ nhạy cảm của tiền mặt với dòng tiền vẫn là bất đối xứng ở cả 2 nhóm công ty. Bên cạnh đó, nhằm bổ sung cho lý thuyết nghiên cứu, tôi sử dụng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các tổ chức bên ngoài như một công cụ kiểm soát vấn đề đại diện, ta thấy rằng các công ty có giám sát bên ngoài chặt chẽ hơn sẽ giảm tiết kiệm để nắm bắt các cơ hội đầu tư tốt. Tất cả các kết quả ủng hộ giả thuyết thể hiện rằng các công ty có mức độ phản ứng khác nhau đối với việc nắm giữ tiền mặt khi phải đối mặt với dòng tiền dương và âm.

Mã số: 144 MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ NHẠY CẢM CỦA LƯỢNG TIỀN MẶT NẮM GIỮ VÀ DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ VIỆT NAM TÓM TẮT Các nghiên cứu trước đây đã đưa ra những kết luận trái chiều về độ nhạy cảm của tiền mặt với dòng tiền của công ty. Dựa vào những lý thuyết và mô hình thực nghiệm trước, tôi sử dụng mô hình thực nghiệm bổ sung để khẳng định lại những kết luận của Almeida và cộng sự rằng độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền nói chung là đồng biến. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu chỉ ra độ nhạy cảm của tiền mặt với dòng tiền là bất đối xứng. Sự bất đối xứng có thể do một số nguyên nhân, trong đó có những điều khoản ràng buộc của dự án, việc che giấu những thông tin xấu và chi phí đại diện. Sử dụng mẫu các công ty phi tài chính từ năm 2008 đến năm 2012, bài viết ghi nhận rằng độ nhạy cảm đối với dòng tiền của tiền mặt là nghịch biến khi công ty có dòng tiền dương, nhưng độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền là đồng biến khi công ty có dòng tiền âm. Tiếp tục phân chia các mẫu thành những công ty bị giới hạn và không bị giới hạn về tài chính và thấy rằng độ nhạy cảm của tiền mặt với dòng tiền vẫn là bất đối xứng ở cả 2 nhóm công ty. Bên cạnh đó, nhằm bổ sung cho lý thuyết nghiên cứu, tôi sử dụng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các tổ chức bên ngoài như một công cụ kiểm soát vấn đề đại diện, ta thấy rằng các công ty có giám sát bên ngoài chặt chẽ hơn sẽ giảm tiết kiệm để nắm bắt các cơ hội đầu tư tốt. Tất cả các kết quả ủng hộ giả thuyết thể hiện rằng các công ty có mức độ phản ứng khác nhau đối với việc nắm giữ tiền mặt khi phải đối mặt với dòng tiền dương và âm. MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN BÀI NGHIÊN CỨU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu 2 1.4. Bố cục của đề tài 4 2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 5 3. PHƢƠNG PHÁP NGIÊN CỨU 16 3.1. Xây dựng giả thiết 16 3.2. Giới thiệu mô hình 17 3.2.1. Các biến nghiên cứu 21 3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu 24 3.2.3. Các bước tiến hành 25 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu 26 4.2. Mối quan hệ giữa lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền hoạt động của công ty 30 4.3. Tính bất cân xứng của độ nhạy cảm tiền mặt xem xét theo các mức độ giới hạn về tài chính 34 4.4. Tính bất cân xứng của độ nhạy cảm tiền mặt khi xem xét tác động của chi phí đại diện 37 5. KẾT LUẬN 39 5.1. Kết luận 39 5.2. Hạn chế của đề tài 41 5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo 41 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tổng hợp các biến chính trong bài nghiên cứu và dự đoán tác động của các nhân tố đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiêp. Bảng 2: Thống kê mô tả các biến Bảng 3: Tương quan Pearson và Spearman Bảng 4: Kết quả hồi quy mối quan hệ giữa tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp theo phương pháp OLS Bảng 5: Kết quả hồi quy mối quan hệ giữa tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp theo phương pháp GMM4 Bảng 6: Kiểm định tính bất cân xứng trong độ nhạy cảm của tiền mặt trong điều kiện có giới hạn tài chính Bảng 7: Kiểm định tính bất cân xứng trong độ nhạy cảm của tiền mặt khi xem xét vấn đề đại diện 1 1. TỔNG QUAN BÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Việc quản lý và sử dụng tiền mặt luôn đặt ra rất nhiều thách thức cho mỗi doanh nghiệp, làm thế nào để đầu tư lượng tiền mặt nhàn rỗi nhằm thu lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo mức thanh khoản hợp lý để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai là câu hỏi lớn đối với nhà quản trị và cả những nhà nghiên cứu. Lượng tiền mặt dồi dào tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được ngay những cơ hội đầu tư tốt khi chi phí tài trợ bên ngoài quá cao hay chủ động hơn khi phải đối mặt với các cú sốc tài chính từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp có quá nhiều tiền mặt có phải là một điều tốt? Lượng tiền mặt dư thừa sẽ khiến các nhà đầu tư đặt ra những nghi vấn rằng có thể doanh nghiệp đã mất các cơ hội đầu tư hoặc ban quản trị doanh nghiệp quá yếu kém nên đã không biết làm gì với lượng tiền mặt đó. Và một nhà quản trị thông minh sẽ không bao giờ bỏ qua yếu tố “chi phí cơ hội” của việc nắm giữ tiền mặt. Chi phí cơ hội của tiền mặt trong trường hợp này chính là sự khác nhau giữa nhau giữa lãi suất có được khi nắm giữ tiền mặt và cái giá phải trả để có tiền mặt, nhưng cái giá này thường rất đắt. Bên cạnh đó, chi phí đại diện cũng rất dễ xảy ra trong tình huống này. Khi có nhiều tiền mặt, các nhà quản trị sẽ có nhiều động cơ thực hiện những vụ thâu tóm lãng phí và đầu tư vào các dự án kém hiệu quả nhằm tranh thủ tìm kiếm lợi ích cá nhân. Vậy làm thế nào để cân bằng những cơ hội, thách thức khi nắm giữ tiền và tìm ra điểm dự trữ tối ưu của doanh nghiệp? Để trả lời cho câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã công bố rất nhiều công trình nhằm làm rõ hơn sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ hay cụ thể hơn là đo lường độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền. Trong đó, nổi bật nhất bài nghiên cứu của hai nhóm tác giả Almeida et al (2004) và Riddick và Whited (2009). Tuy có cùng hướng nghiên cứu nhưng hai nhóm tác giả lại đưa ra những kết luận trái chiều về độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền của doanh nghiệp. Đến năm 2012, Dichu Bao, Kam C. Chan và Weining sử dụng mô hình thực nghiệm bổ sung để khẳng định 2 lại những kết luận của Riddick và Whited cho rằng độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền nói chung là nghịch biến. Quan trọng hơn nữa, bài nghiên cứu mới này đã khẳng định độ nhạy cảm của tiền mặt với dòng tiền là bất đối xứng. Các kết quả này khi công bố đã gây bất ngờ cho các nhà nghiên cứu và đặt nền móng cho các nghiên cứu sau này. Với tôi, câu hỏi lớn nhất là đối với các công ty tại Việt Nam độ nhạy cảm dòng tiền như thế nào, có tuân theo quy luật của những bài nghiên cứu ở trên hay không. Ứng dụng các lý thuyết và kết quả thực nghiệm trong bài nghiên cứu của các tác giả, tôi thực hiện đề tài “Mối quan hệ giữa tiền mặt và dòng tiền. Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam” nhằm tìm hiểu tiền mặt sẽ biến động như thế nào khi dòng tiền của doanh nghiệp thay đổi, đồng thời đo lường tác động của việc nắm giữ tiền mặt của những doanh nghiệp bị giới hạn so với những doanh nghiệp không bị giới hạn về tài chính. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung vào hai mục tiêu chính. Mục tiêu đầu tiên là kiểm tra xem độ nhạy cảm đối với dòng tiền của tiền mặt là đồng biến hay nghịch biến bằng cách sử dụng mô hình thưc nghiệm đối với các công ty phi tài chính ở Việt Nam. Thứ hai, sau khi khẳng định độ nhạy cảm âm của tiền mặt đối với dòng tiền, tôi tiếp tục kiểm tra xem liệu các công ty có thể hiện tính bất đối xứng trong độ nhạy cảm của tiền mặt đối với trường hợp dòng tiền âm hay dương không. Để làm rõ hai mục tiêu này, tôi lần lượt tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: Sự thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ giữa các công ty có dòng tiền dương và dòng tiền âm có phản ứng giống nhau hay không? Tính bất đối xứng có khác biệt giữa các công ty bị giới hạn và không bị giới hạn về tài chính hay không? Các yếu tố nào tác động đến độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền của doanh nghiệp? 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 Dựa trên bài nghiên cứu “The corporate propensity to save” của Riddick và Whited được công bố vào năm 2009, Dichu Bao, Kam C. Chan và Weining Zhang đã phát triển và hoàn thiện mô hình ước lượng bằng cách thêm vào một số biến kiểm soát quan trọng như quy mô doanh nghiệp, chi phí vốn, vốn lưu động không bằng tiền, và mức nợ ngắn hạn nhằm nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố tác động như thế nào đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu dựa trên 3 mô hình cơ sở tương ứng với 3 trường hợp dưới dạng tổng quát: Mô hình kiểm tra độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền khi công ty đối mặt với dòng tiền âm hay dương. Phương trình (1) được hồi quy bằng cả 2 phương pháp là OLS và GMM4 nhằm kiểm tra xem kết quả giữa hai phương pháp có tương đồng hay không, từ đó xác định phương pháp nào phù hợp với những giả thiết của bài nghiên cứu. ΔCashHoldings it = α 0 + α 1 CashFlow it + α 2 Neg it + α 3 Cashflow it *Neg it + α 4 Q it + α 5 Size it + α 6 Expenditure it + α 7 Acquisition it + α 8 ΔNCWC it + α 9 ShortDebt t-1 + ε it (1) Tiếp theo, kiểm định độ nhạy cảm của dòng tiền khác nhau như thế nào giữa công ty bị giới hạn và không bị giới hạn về tài chính. Phương trình (2) được ước lượng bằng GMM4, qua đó cho phép chúng ta xác định xem tính bất đối xứng trong độ nhạy cảm của dòng tiền có tồn tại sau khi phân loại các công ty thành bị giới hạn và không bị giới hạn về tài chính hay không. ΔCashHoldings it = β 0 + β 1 CashFlow it + β 2 Neg it + β 3 CashFlow it *Neg it + β 4 Constraint it + β 5 CashFlow it *Constraint it + β 6 Constraint it *Neg it + β 7 CashFlow it *Constraint it *Neg it + β 8 Q it + β 9 Size it + β 10 Expenditure it + β 11 Acquisition it + β 12 ΔNCWC it + β 13 ShortDebt it−1 + ε it (2) Cuối cùng, xem xét tác động của vấn đề đại diện lên tính bất đối xứng trong độ nhạy cảm đối với dòng tiền của tiền mặt, tác giả ước lượng phương trình tiếp theo bằng GMM4 ΔCashHoldings it = γ 0 + γ 1 CashFlow it + γ 2 Inst it + γ 3 Cashf low it * Inst it + γ 4 Q it + γ 5 Size it + γ 6 Expenditure it + γ 7 Acquisition it + γ 8 ΔNCWC it + γ 9 ShortDebt it−1 + ε it (3) Qua đó, ta thấy rằng tất cả các phương trình trên đều được ước lượng bằng GMM do phương pháp này cho ra các hệ số ước lượng vững, không chệch, phân phối 4 chuẩn và hiệu quả hơn so với các ước lượng phổ biến thông thường khác. Đó chính là điểm cải tiến ưu việt của bài nghiên cứu. 1.4. Bố cục của đề tài Bài nghiên cứu được chia thành 5 phần như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trình bày một cách tổng quan ý tưởng, nội dung của bài nghiên cứu. Từ đó thấy được vấn đề chính cần thảo luận. Chương 2: Tổng quan các bài nghiên cứu trước đây. Trong chương này tôi sẽ tổng hợp những điểm nổi bật từ những bài nghiên cứu của các tác giả từ nhiều nước trên thế giới bàn về cùng chủ đề. Từ đó thấy được những khác biệt từ các góc nhìn khác nhau và hướng phát triển của đề tài. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày phương pháp luận, nguồn dữ liệu và kết quả được trình bày trong bài nghiên cứu. Chương 4: Kết quả mô hình thực nghiệm ở Việt Nam. Ở phần này tôi sẽ tiến hành thu thập số liệu và ứng dụng mô hình của bài nghiên cứu gốc vào các doanh nghiệp Việt Nam. Sau đó, phân tích các biến trong mô hình và thảo luận một số nhân tố tác động đến kết quả. Chương 5: Đưa ra kết luận cùng các khuyến nghị nhằm, từ đó tìm ra mức dự trữ tiền mặt tối ưu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. 5 2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Tiền mặt và dòng tiền không phải là một đề tài quá mới mẻ khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu lý do tại sao các công ty nắm giữ tiền mặt, nó có thể xuất phát từ nhu cầu giao dịch, tài trợ bên ngoài tốn kém hay do các hạn chế tài chính. Ngoài ra, nhiều tác giả còn chứng minh có mối liên hệ giữa dòng tiền và lượng tiền mặt nắm giữ. Trong phần này, các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả sẽ được trình bày lại, nhằm giúp chúng ta khái quát những yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt cũng như mối quan hệ giữa tiền mặt và dòng tiền. Almeida, Campello và Weisbach (2004) trong bài nghiên cứu về mối quan hệ về độ nhạy cảm giữa tiền mặt và dòng tiền đã đưa ra những kết luận rất đáng quan tâm. Cũng phân chia mẫu thành 2 loại công ty bị giới hạn và không bị giới hạn, nhưng Almeida và cộng sự lại tiếp tục phân 2 loại công ty này dựa trên các đại diện thực nghiệm cho khả năng họ phải đối mặt với khó khăn tài chính bằng cách sử dụng năm phương pháp tiếp cận thay thế: chính sách thanh toán của công ty, quy mô tài sản, xếp hạng trái phiếu, xếp hạng thương phiếu, và biện pháp chỉ số xuất phát từ nghiên cứu của Kaplan và Zingales (1997) – chỉ số KZ. Trong bốn chỉ tiêu phân loại đầu tiên, độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền gần bằng 0 cho các công ty không bị giới hạn, nhưng dương đáng kể đối với các công ty bị giới hạn. Ngược lại, chỉ số KZ thể hiện mối tương quan âm cho cả công ty bị giới hạn và không bị giới hạn. Tuy có cùng hướng đi nhưng Almeida và cộng sự đưa ra những kết quả khá trái ngược với bài nghiên cứu gần đây. Các công ty bị giới hạn thể hiện độ nhạy cảm của tiền mặt là đồng biến so với dòng tiền, trong khi các công ty không bị giới hạn lại không thể hiện mối tương quan này. Ngoài ra, các công ty không bị giới hạn về tài chính nắm giữ trung bình khoảng 8 – 9% tổng tài sản của họ dưới hình thức tiền mặt và chứng khoán thị trường. Ngược lại, các công ty không bị giới hạn nắm giữ tiền mặt nhiều hơn trong bảng cân đối của họ, trung bình khoảng 15% tổng tài sản. Đồng thời, bài nghiên cứu của Almeida và các cộng sự cho thấy rằng các doanh nghiệp giới hạn 6 về tài chính nên tăng xu hướng nắm giữ tiền mặt để chống lại những cú sốc kinh tế vĩ mô tiêu cực, điều này lại không cần thiết đối với các công ty không bị giới hạn. Kết quả trên một lần nữa chỉ đúng đối với bốn tiêu chí phân loại đầu. Phát triển hơn nữa từ những nền tảng lý thuyết và phương pháp thực nghiệm về độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền, Inder K. Khurana, Xiumin Martin, và Raynolde Pereira đã công bố bài nghiên cứu “Financial Development and the Cash Flow Sensitivity of Cash”. Tác giả nhận thấy rằng độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền tương quan âm với sự phát triển tài chính của một quốc gia. Qua đó, độ nhạy cảm của tiền mặt nắm giữ đối với dòng tiền giảm dần theo sự phát triển về tài chính. Tài chính tăng trưởng giúp công ty cải thiện khả năng tiếp cận với các nguồn tài trợ bên ngoài có chi phí thấp. Những hạn chế về tài chính sẽ tạo ra nhu cầu thanh khoản. các công ty bị giới hạn về tài chính sẽ tiết kiệm từ dòng tiền hiện tại để đáp ứng nhu cầu đầu tư trong tương lai. Nắm giữ tiền mặt có thể tốn kém và do đó các công ty sẽ "đánh đổi giữa lợi nhuận thấp kiếm được trên tài sản lưu động và lợi ích của việc tối thiểu hóa nhu cầu cho các công ty có chi phí tài trợ bên ngoài tốn kém phải đối mặt với khó khăn tài chính sẽ tiết kiệm tiền mặt hiện tại để tài trợ cho các cơ hội đầu tư trong tương lai. Tuy nhiên, tiết kiệm tiền mặt hiện tại có thể làm cho công ty từ bỏ các dự án đầu tư có lợi nhuận. Như vậy, các doanh nghiệp bị giới hạn về tài chính sẽ đạt được một chính sách tiền mặt tối ưu trong việc đánh đổi giữa đầu tư hiện tại so với các khoản đầu tư tiềm năng sinh lợi trong tương lai. Ngược lại, các doanh nghiệp không bị giới hạn về tài chính không phải trả bất kỳ chi phí nắm giữ tiền mặt nào vì không có đầu tư trong giai đoạn hiện nay và họ thu được ít lợi ích hơn từ nắm giữ tiền mặt. Qua đó, ta thấy rằng quản lý thanh khoản ít có liên quan với các doanh nghiệp không bị giới hạn về tài chính. Việc nắm giữ tài sản lưu động của các công ty bị giới hạn về tài chính sẽ tăng khi dòng tiền cao hơn, và do đó độ nhạy đối với dòng tiền của tiền mặt sẽ dương. Ngược lại, độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền của các doanh nghiệp không bị [...]... Size và Shortdebt 4.2 Mối quan hệ giữa lƣợng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền hoạt động của công ty Trong phần này, tôi sẽ phân tích mối quan hệ giữa lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền hoạt động của công ty Tôi kì vọng rằng có sự khác biệt về độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ đối với dòng tiền giữa trường hợp công ty có dòng tiền dương và trường hợp dòng tiền âm Để kiểm tra giả thiết được đặt ra,... giả kiểm tra độ nhạy cảm đối với dòng tiền của tiền mặt bằng cách kết hợp khả năng phi tuyến trong phản ứng của những thay đổi trong nắm giữ tiền mặt giữa dòng tiền dương và âm Bằng chứng thực nghiệm phù hợp với dự đoán của tác giả: Độ nhạy cảm đối với dòng tiền của tiền mặt là nghịch biến khi công ty phải đối mặt với dòng tiền dương, nhưng nó đồng biến khi công ty phải đối mặt với dòng tiền âm Tác... thống kê miêu tả và so sánh trung bình các biến trong kiểm định sự khác biệt về tính bất đối xứng trong mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền giữa các công ty có bị giới hạn và không bị giới hạn về mặt tài chính Trong đó, biến Cashholding bằng tiền mặt nắm giữ chia cho tổng tài sản; biến ΔCashHoldings bằng chênh lệch giữa lượng tiền mặt nắm giữ ở năm t và t – 1 chia cho tổng... đổi trong việc nắm giữ tiền mặt giữa năm t và năm t – 1, tất cả chia cho tổng tài sản Theo nghiên cứu của Almeida và cộng sự (2004), mối tương quan dương giữa những thay đổi trong việc nắm giữ tiền mặt và dòng tiền chỉ ra rằng các công ty giảm (tăng) nắm giữ tiền mặt khi họ có dòng tiền âm (dương) Tuy nghiên, Riddick và White (2009) đã xem xét lại độ nhạy cảm của tiền mặt với dòng tiền của công ty với... nên phân bổ dòng tiền hoạt động tự do của họ sang tiền mặt Độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền của công ty, được định nghĩa là một phần của dòng tiền dư thừa phân bổ cho tiền mặt nắm giữ, nên đồng biến Ngoài ra, độ nhạy đối với dòng tiền của nợ, định nghĩa là tác động của dòng tiền lên dư nợ, cũng nên đồng biến Ngược lại, khi dòng tiền và cơ hội đầu tư có mối tương quan cao (nhu cầu phòng ngừa... giấu các thông tin xấu, và /hoặc vấn đề đại diện Do đó, độ nhạy cảm đối với dòng tiền của tiền mặt bất đối xứng khi dòng tiền âm và dương Dựa trên các kết quả trên, để kiểm định độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền cho các công ty Việt Nam, tôi đưa ra các giả thiết sau: H1: Độ nhạy cảm đối với dòng tiền của tiền mặt khi công ty có dòng tiền dương khác với công ty có dòng tiền âm Đầu tiên, xem xét... chẽ từ bên ngoài Do đó, độ lớn của độ nhạy cảm dòng tiền của tiền mặt lớn hơn đối với các công ty có sự giám sát từ bên ngoài chặt chẽ hơn H3: Độ lớn của độ nhạy cảm đối với dòng tiền của tiền mặt thì lớn hơn khi công ty có giám sát bên ngoài chặt chẽ hơn 3.2 Giới thiệu mô hình Để kiểm tra độ nhạy cảm đối với dòng tiền của tiền mặt khi công ty đối mặt với dòng tiền dương hay dòng tiền âm, tôi xây dựng... thuyết và thực nghiệm khác và tìm thấy mối tương quan âm giữa những thay đổi trong việc nắm giữ tiền mặt và dòng tiền Sự khác biệt này là do sai số đo lường trong Tobin’s Q Độ nhạy cảm dòng tiền của tiền mặt là dương nếu không có sự điều chỉnh sai số đo lường trong Tobin’s Q Sau khi điều chỉnh các sai lệch này bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng GMM, độ nhạy cảm đối với dòng tiền của tiền mặt có... giá cao và là nền tảng lý thuyết cho rất nhiều nghiên cứu sau này Dichu Bao và cộng sự cho rằng dù ở các công ty bị hạn chế hay không bị hạn chế về tài chính thì vẫn có mối quan hệ bất cân xứng giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt 14 nắm giữ và dòng tiền, và mối quan hệ này đồng biến hay nghịch biến thì phụ thuộc vào dòng tiền của công ty đó âm hay là dương Đồng thời, mối quan hệ tuyến tính giữa sự... ty có biến động dòng tiền thấp Biến động dòng tiền đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu của một cú sốc dòng tiền và do đó hình thành nên những kỳ vọng Như vậy, biến động dòng tiền thấp hơn được kết hợp với độ nhạy dòng tiền đối với đầu tư cao hơn Qua đó, các tác giả kết luận rằng độ nhạy cảm của dòng tiền đối với đầu tư tương quan âm với biến động dòng tiền và độ nhạy cảm này lớn . Mã số: 144 MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ NHẠY CẢM CỦA LƯỢNG TIỀN MẶT NẮM GIỮ VÀ DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ VIỆT NAM TÓM TẮT Các nghiên cứu. hồi quy mối quan hệ giữa tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp theo phương pháp OLS Bảng 5: Kết quả hồi quy mối quan hệ giữa tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp theo phương. thuyết và kết quả thực nghiệm trong bài nghiên cứu của các tác giả, tôi thực hiện đề tài Mối quan hệ giữa tiền mặt và dòng tiền. Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam nhằm tìm hiểu tiền mặt sẽ

Ngày đăng: 18/07/2014, 16:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tổng hợp các biến chính trong bài nghiên cứu và dự đoán tác động của - Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp – bằng chứng thực nghiệm từ việt nam
Bảng 1 Tổng hợp các biến chính trong bài nghiên cứu và dự đoán tác động của (Trang 28)
Bảng này trình bày các thống kê miêu tả và so sánh trung bình các biến trong  kiểm định sự khác biệt về tính bất đối xứng trong mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của  lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền giữa các công ty có bị giới hạn và không bị giới  hạn  về - Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp – bằng chứng thực nghiệm từ việt nam
Bảng n ày trình bày các thống kê miêu tả và so sánh trung bình các biến trong kiểm định sự khác biệt về tính bất đối xứng trong mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền giữa các công ty có bị giới hạn và không bị giới hạn về (Trang 30)
Bảng 3: Tương quan Pearson và Spearman. Bảng 2 trình bày thống kê mô tả và - Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp – bằng chứng thực nghiệm từ việt nam
Bảng 3 Tương quan Pearson và Spearman. Bảng 2 trình bày thống kê mô tả và (Trang 33)
Bảng 4: Kết quả hồi quy phương trình (1) theo phương pháp OLS - Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp – bằng chứng thực nghiệm từ việt nam
Bảng 4 Kết quả hồi quy phương trình (1) theo phương pháp OLS (Trang 35)
Bảng 5  trình bày kết  quả  mô  hình thực  nghiệm  của phương  trình (2). - Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp – bằng chứng thực nghiệm từ việt nam
Bảng 5 trình bày kết quả mô hình thực nghiệm của phương trình (2) (Trang 40)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN