Tính bất cân xứng của độ nhạy cảm tiền mặt khi xem xét tác động

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp – bằng chứng thực nghiệm từ việt nam (Trang 41 - 43)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Tính bất cân xứng của độ nhạy cảm tiền mặt khi xem xét tác động

động của chi phí đại diện

Bảng 7: Độ nhạy cảm tiền mặt bất đối xứng xem xét yếu tố kiểm soát của các

tổ chức bên ngoài. Mô hình ước lượng sử dụng công cụ GMM4 của Erickson và Whited (2000). Biến ΔCashHoldings là tiền mặt năm t trừ tiền mặt năm t – 1 tất cả chia cho tổng tài sản.CashFlow là lợi nhuận trước các khoản mục bất thường và khấu hao cho tổng tài sản. Inst là biến chỉ báo bằng 1 khi tỷ lệ nắm giữ bởi các tổ chức năm t – 1 nằm trong thập phân vị đầu của phân phối hàng năm, còn lại bằng 0. Q là tổng giá trị thị trường của vốn cổ phần cộng với giá trị sổ sách của tổng tài sản trừ đi giá trị sổ sách của vốn cổ phần tất cả chia cho tổng giá trị tài sản trên sổ sách. Size là logarith tự nhiên của tài sản. Expenditure là chi tiêu vốn chia cho tổng tài sản. Acquisition là biến chỉ báo có giá trị bằng 1 nếu công ty có hoạt động mua lại trong năm đó và bằng 0 ở trường hợp còn lại. NCWC là vốn luân chuyển ròng không bằng tiền mặt (vốn luân chuyển trừ đi tiền mặt) chia cho tổng tài sản. ΔNCWC bằng NCWC năm t trừ cho NCWC năm t – 1, ShortDebt là nợ ngắn hạn chia cho tổng tài sản.

ΔCashHoldingsit = γ0 + γ1CashFlowit + γ2Instit + γ3Cashflowit * Instit + γ4Qit + γ5Sizeit + γ6Expenditureit + γ7Acquisitionit + γ8ΔNCWCit + γ9ShortDebtit−1 + εit; (3)

Dựa vào các nghiên cứu trước đây, tôi phỏng đoán rằng độ nhạy cảm bất đối xứng của dòng tiền có thể được giải thích bởi việc các nhà quản trị tìm kiếm lợi ích cá nhân bằng việc đầu tư quá mức vào các dự án không mang lại lợi nhuận và không muốn từ bỏ các dự án này. Tác giả sử dụng phần trăm nắm giữ cổ phần của các tổ chức bên ngoài vào năm t – 1 làm

biến cho chi phí đại diện (Inst bằng 1 khi tỷ lệ nắm giữ bởi các tổ chức nằm trong thập phân vị đầu của phân phối hàng năm, còn lại bằng 0). Tôi thêm vào biến giả Inst và biến tương tác của nó với CashFlow. Bảng 6 trình bày kết quả hồi quy cho các công ty, như được chỉ ra trong phương trình (3).

Twostep

dcashholdi~s Coef. Std. Err. Z P>z [95% Conf. Interval] cashflow .399543 .0638963 6.1 0.000 .399854 .392395 _cons -.1822727 .0693257 -2.63 0.009 -.3181485 -.046397 inst .0232887 .0196534 1.18 0.236 -.0152313 .0618087 cashflowinst -.1146427 .0860324 -1.33 0.183 -.2832631 .0539777 q -.0220871 .0152594 -1.45 0.148 -.051995 .0078209 size .0051599 .0025469 2.03 0.043 .0001681 .0101518 expenditure -.2329123 .0448904 -5.19 0.000 -.3208959 -.1449286 acquisition -.0054454 .0216658 -0.25 0.802 -.0479095 .0370188 dncwc -.505483 .0378618 -13.35 0.000 -.5796909 -.4312751 shortdebt .102698 .0240596 4.27 0.000 .055542 .149854

Khi kiểm soát chi phí đại diện, chúng ta thấy rằng hệ số của biến CashFlow là dương đáng kể, thể hiện độ nhạy cảm dương của tiền mặt đối với dòng tiền, điều này phù hợp với những lập luận của tôi ở trên. Bên cạnh đó, biến tương tác CashFlow*Inst là âm đáng kể, cho thấy rằng các công ty có ít chi phí đại diện sẽ giảm nắm giữ tiền mặt để tài trợ cho các dự án tốt. Ngoài ra, các nhà đầu tư tổ chức thúc đẩy công ty tận dụng các cơ hội tốt đối với các cú sốc về lợi nhuận, đồng thời kiểm soát bên ngoài khiến các nhà quản trị chấm dứt các dự án xấu và ngăn chặn họ tìm kiếm lợi ích cá nhân, kết quả này ủng hộ giả thiết H3.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp – bằng chứng thực nghiệm từ việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)