3. PHƢƠNG PHÁP NGIÊN CỨU
3.2.1. Các biến nghiên cứu
Trong phần này, tôi sẽ làm rõ hơn định nghĩa của các biến, đồng thời chỉ rõ cách tính của chúng
Biến phụ thuộc
Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trước, tôi thực hiện ước lượng GMM4 bằng cách sử dụng biến ΔCashHolding như là biến phụ thuộc. Nó được xác định là những thay đổi trong việc nắm giữ tiền mặt giữa năm t và năm t – 1, tất cả chia cho tổng tài sản. Theo nghiên cứu của Almeida và cộng sự (2004), mối tương quan dương giữa những thay đổi trong việc nắm giữ tiền mặt và dòng tiền chỉ ra rằng các công ty giảm (tăng) nắm giữ tiền mặt khi họ có dòng tiền âm (dương). Tuy nghiên, Riddick và White (2009) đã xem xét lại độ nhạy cảm của tiền mặt với dòng tiền của công ty với một mô hình lý thuyết và thực nghiệm khác và tìm thấy mối tương quan âm giữa những thay đổi trong việc nắm giữ tiền mặt và dòng tiền. Sự khác biệt này là do sai số đo lường trong Tobin’s Q. Độ nhạy cảm dòng tiền của tiền mặt là dương nếu không có sự điều chỉnh sai số đo lường trong Tobin’s Q. Sau khi điều chỉnh các sai lệch này bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng GMM, độ nhạy cảm đối với dòng tiền của tiền mặt có giá trị âm.
Biến giải thích
Dòng tiền (CashFlow) của công ty được xác định là lợi nhuận trước các khoản mục bất thường và khấu hao chia cho tổng tài sản. Khi dòng tiền mặt của công ty tăng lên có khuynh hướng là hoạt động kinh doanh đang hoạt động tốt, công ty sẽ giảm nắm giữ tiền mặt. Phù hợp với các nghiên cứu trước đó, hệ số biến này được kì vọng có giá trị dương, thể hiện mức độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ đối với dòng tiền là nghịch biến.
Một biến chỉ số (Neg) cũng được thêm vào mô hình, có giá trị bằng 1 nếu dòng tiền âm và bằng 0 nếu dòng tiền dương. Dựa trên kết quả hồi quy GMM4, biến giả (Neg) có hệ số âm, điều đó chỉ ra rằng các công ty có dòng tiền âm phải giảm lượng tiền mặt nắm giữ.
Dựa trên bài nghiên cứu của Dichu Bao, tôi đưa vào mô hình một số biến kiểm soát như quy mô doanh nghiệp (Size), chi phí vốn (Expenditure), giá trị thị trường trên sổ sách (Q), vốn luân chuyển ròng không bằng tiền (NCWC) và mức nợ ngắn hạn (ShortDebt) nhằm nghiên cứu bổ sung các biến này tác động như thế nào đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp được xác định là logarith tự nhiên của tổng tài sản, tôi kiểm soát quy mô bởi vì các đối số tiêu chuẩn của các nền kinh tế trong việc quản lý tiền mặt. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cũng được thêm vào mô hình vì các doanh nghiệp có thể giảm dự trữ tiền mặt trong năm để trả cho các hoạt động này, nó được tính bằng cách lấy chi tiêu vốn chia cho tổng tài sản. Tỷ số Q thể hiện cơ hội đầu tư trong tương lai vì một cơ hội như vậy có thể ảnh hưởng đến động cơ nắm giữ tiền mặt của công ty. Tôi cũng xem xét những thay đổi trong vốn luân chuyển ròng vì vốn luân chuyển có thể thay thế cho tiền mặt, hoặc nó có thể cạnh tranh với các nguồn lực sẵn có. Cuối cùng, tôi bổ sung những thay đổi trong tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (tương tự vốn luân chuyển ròng) vì những thay đổi trong nợ ngắn hạn có thể thay thế cho tiền mặt ("tiền mặt là nợ xấu"), hoặc vì các doanh nghiệp có thể sử dụng nợ ngắn hạn để thiết lập quỹ tiền mặt.
Biến tƣơng tác
Ngoài ra, phương trình còn được bổ sung rất nhiều biến tương tác để so sánh độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền của một công ty bị giới hạn và không bị giới hạn về tài chính
CashFlow*Neg:xác định độ nhạy cảm của dòng tiền thay đổi như thế nào với các dấu hiệu của dòng tiền. Các công ty có dòng tiền âm thường có khuynh hướng sử dụng lượng tiền mặt dự trữ để tài trợ cho các dự án hiện hữu do đó hệ số của biến này được kì vọng sẽ dương. Một giá trị dương và có ý nghĩa sẽ phù hợp với giả thiết: Tồn tại tính bất đối xứng trong sự nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ đối với dòng tiền.
CashFlow*Constraint: biến tương tác giữa dòng tiền và đặc điểm bị giới hạn về tài chính của công ty, hệ số biến này thể hiện dòng tiền của các công ty bị giới hạn về tài chính. Các công ty bị giới hạn về tài chính thường có ít khả năng đầu tư vào các dự án mới bởi vì họ khó kiếm được các nguồn tài trợ bên ngoài và
vì vậy cần nắm giữ nhiều tiền mặt hơn. Đối mặt với các cú sốc về lợi nhuận, họ sẽ tiết kiệm tiền và phải từ bỏ các cơ hội đầu tư tốt. Do đó, hệ số của biến này được kỳ vọng là dương.
CashFLow*Constraint*Neg: tương tác giữa dòng tiền, dấu của dòng tiền và đặc điểm hạn chế tài chính của công ty, hệ số của biến này thể hiện dòng tiền âm của các công ty hạn chế tài chính. Các công ty bị giới hạn tài chính có xu hướng sử dụng ít tiền mặt dự trữ để tài trợ cho các dự án hiện tại khi họ có dòng tiền âm, hệ số này được dự đoán là dương.
Bảng 1: Tổng hợp các biến chính trong bài nghiên cứu và dự đoán tác động của
các nhân tố đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiêp.
BIẾN DẤU CỦA HỆ SỐ
(kỳ vọng) CashFlow (-) Neg (-) CashFlow*Neg (+) CashFlow*Constraint (+) CashFlow*Constraint*Neg (-) CashFlow*Inst (-)