Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 67 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
67
Dung lượng
1,12 MB
Nội dung
1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG VỐN FDI TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á VÀ CHÂU PHI Tóm tắt Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI tại các nước đang phát triển khu vực châu Á và châu Phi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: qui mô thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, tính kinh tế nhờ liên kết có tương quan dương với FDI. Trong khi đó, độ biến động tỷ giá, lạm phát và nợ nước ngoài có tương quan âm với FDI. Nhân tố mới KOPEN khi đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê, hệ số KOPEN càng cao hàm ý rằng quốc gia đó càng thu hút nhiều vốn FDI hơn. Trong nhóm biến độc lập: biến chi phí lao động có tương quan âm với FDI do một phần ngoài giá nhân công rẻ, nhà đầu tư nước ngoài còn hướng đến lực lượng lao động chất lượng cao. Ngoài ra, nguồn tài nguyên dồi dào, hệ thống pháp luật hiệu quả cũng là điểm thu hút nhà đầu tư. Riêng thị trường tài chính càng phát triển, lượng vốn nội địa tài trợ cho nền kinh tế càng dồi dào khi đó vốn FDI sẽ không được khuyến khích nhiều ở quốc gia đó. 2 1. Giới thiệu 1.1 Xu hướng chung của dòng vốn FDI Từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ 19 đến nay, hoạt động đầu tư nước ngoài có những biến đổi sâu sắc. Xu hướng chung là ngày càng tăng lên về số lượng, quy mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và thể hiện vị trí, vai trò ngày càng to lớn trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Tổng số vốn lưu chuyển quốc tế trong những năm gần đây tăng mạnh, khoảng 20-30% một năm, nhưng chủ yếu tập trung vào các nước công nghiệp phát triển. Điều đó phản ánh xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế phát triển mạnh mẽ, các nước ngày càng phụ thuộclẫn nhau và tham gia tích cực hơn vào các quá trình liên kết và hợp tác quốc tế. Một đặc trưng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiện nay là có sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty xuyên quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia thường dựa vào chiến lược phát triển cạnh tranh độc quyền và lợi thế của họ ở các nước đang phát triển để tiến hành hoạt động FDI. Các công ty xuyên quốc gia kiểm soát 90% vốn FDI trên thế giới. Ngoài ra, toàn cầu hóa cũng là một nguyên nhân thúc đẩy FDI của các công ty xuyên quốc gia, nó làm tăng thêm khả năng tương tác quốc tế và tính cạnh tranh của các chủ đầu tư và nó cũng là đối tượng cạnh tranh chủ yếu của các nước đang phát triển, sự ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia được thể hiện ở sự gia tăng về lượng vốn FDI trên thế giới. Điều này đặt ra cho các nước đang phát triển một vấn đề khó là cần chú trọng vào thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia. 3 Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), World Investment Report, 2012 nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng trưởng 16% trong năm 2011 bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 – 2009 và tình hình khủng hoảng nợ công. Từ đầu những năm 1990, sự bùng nổ dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang hướng đến một địa điểm đầu tư hứa hẹn nhiều tiềm năng đem lại lợi nhuận cao. Năm 2011, lượng vốn FDI vào các nước phát triển tăng vọt và đạt 748 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2010 trong khi đó tại các nước đang phát triển đạt 684 tỷ USD, chiếm gần một nửa lượng vốn FDI toàn cầu và các nền kinh tế chuyển đổi chiếm 6%. Sự gia tăng này tập trung chủ yếu vào các nước Châu Á (10%); Châu Mỹ Latin và vùng Caribe (16%) và các nền kinh tế chuyển đổi (25%). Ngược lại, khu vực Châu Phi ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn FDI trong 3 năm liên tiếp: 2009, 2010 và 2011. 4 BẢNG 1.1: LƯỢNG VỐN FDI TOÀN CẦU VÀ CÁC KHU VỰC (Đơn vị tính: tỷ USD và %) Nguồn: UNCTAD FDI-TNC-GVC Information System, FDI database (www.unctad.org/fdistatistics) 5 BIỂU ĐỒ 1.1: LƯỢNG VỐN FDI TOÀN CẦU VÀ CÁC NHÓM NỀN KINH TẾ (Đơn vị tính: triệu USD) Nguồn: UNCTAD FDI-TNC-GVC Information System, FDI database (www.unctad.org/fdistatistics) - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Toàn thế giới Nước đang phát triển Nền kinh tế chuyển đổi Nước phát triển 6 BIỂU ĐỒ 1.2: LƯỢNG VỐN FDI TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC KHU VỰC (Đơn vị tính: triệu USD) Nguồn: UNCTAD FDI-TNC-GVC Information System, FDI database (www.unctad.org/fdistatistics) - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nước đang phát triển Khu vực châu Phi Khu vực châu Mỹ Khu vực châu Á Khu vực châu Đại Dương 7 Năm 2012, lượng vốn FDI toàn cầu bất ngờ sụt giảm 18% tương đương 1.35 ngàn tỷ USD so với năm trước đó. Nguyên nhân: sự phục hồi của các nền kinh tế sau khủng hoảng kéo dài hơn dự kiến và chính sách vĩ mô bất ổn. Năm 2012 cũng là năm đầu tiên ghi nhận các nước đang phát triển tiếp nhận nhiều vốn FDI hơn các nước phát triển. Trong đó, tại khu vực Châu Á tuy sụt giảm khoảng 6.7% nhưng tính chung toàn khu vực thì châu Á chiếm 58% lượng vốn FDI vào các nước đang phát triển trong khi đó khu vực châu Mỹ giảm nhẹ 2.2%. Riêng Châu Phi ngược lại với xu hướng chung của toàn thế giới. Năm 2012, lượng vốn FDI tại Châu Phi tăng 5.1% so với năm 2011. Theo dự báo của UNCTAD, FDI năm 2013 có thể tăng nhẹ so với năm 2012 đạt 1.45 ngàn tỷ USD; năm 2014 là 1.6 ngàn tỷ USD; năm 2015 là 1.8 ngàn tỷ USD. Tuy vậy, kịch bản tăng trưởng FDI này có thể gặp nhiều rủi ro, như sự yếu kém về cơ cấu trong hệ thống tài chính toàn cầu, khả năng xấu đi của kinh tế vĩ mô và sự không ổn định về chính sách - những yếu tố có thể làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư. 8 BIỂU ĐỒ 1.3: TOP 20 NƯỚC THU HÚT VỐN FDI NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI (Đơn vị tính: Tỷ USD) Nguồn: UNCTAD FDI-TNC-GVC Information System, FDI database (www.unctad.org/fdistatistics) 9 Cũng theo UNCTAD, FDI có xu hướng chuyển dịch giữa các châu lục và các nền kinh tế, trong đó các nước đang phát triển tiếp tục hấp dẫn nguồn vốn này. Ví dụ tại châu Á, nếu năm 2013, 5 nền kinh tế đứng đầu về thu hút FDI là Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Indonesia và Malaysia thì năm nay FDI có xu hướng dịch chuyển sang Campuchia, Myanmar và một số nền kinh tế khác. Về việc vốn FDI dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, UNCTAD cho rằng xu hướng này là do một số chỉ số của nền kinh tế này đã biến động. Mới đây, Bank of America và JPMorgan đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2013 của quốc gia đông dân nhất thế giới này xuống còn 7,6%, sau khi sản xuất công nghiệp và đầu tư các tháng đầu năm tăng chậm hơn dự báo. Chi phí nhân công tăng cũng làm giảm lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc. 10 1.2 Lý do chọn đề tài Câu hỏi làm thế nào thu hút được vốn FDI nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà kinh tế và người làm chính sách bởi với quan điểm FDI góp phần tăng trưởng kinh tế thông qua việc bổ sung nguồn vốn trong nước, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật hiện đại, trình độ chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến cho nước tiếp nhận đầu tư. Thực tế cũng cho thấy, các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh tiếp nhận nguồn vốn FDI nhiều hơn và ngược lại. Một mặt, FDI bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, làm tăng cầu các yếu tố sản xuất như: lao động, nguyên vật liệu đầu vào… góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ dân cư. Thêm vào đó, qua các hình thức đầu tư này, tại nước tiếp nhận đầu tư hình thành một hệ thống doanh nghiệp có vốn nước ngoài làm đa dạng hóa các thành phần kinh tế, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các thành phần kinh tế khác để tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt hơn trong khi giá thành hạ từ đó làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng cung về sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, các nước đang phát triển với nhu cầu đầu tư cao để đạt được mục tiêu tăng trưởng ngày càng cạnh tranh để thu hút được nhiều nguồn vốn FDI hơn nữa. Chủ đề khám phá các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển đã được trình bày trong nhiều bài nghiên cứu. Mottaleb và Kalirajan (2010) làm nghiên cứu thực nghiệm trên mẫu 68 nước có thu nhập thấp và trung bình từ năm 2000 – 2007 cho thấy các nước với GDP lớn, tốc độ tăng trưởng GDP cao, ngoại thương phát triển cùng môi trường kinh doanh tốt dễ dàng thu hút FDI hơn. Một vài bài nghiên cứu khác chia mẫu theo từng khu vực địa lý: Nikolaos Antonakakis và Gabriele Tondl (2011) với khu vực các [...]... chế vào mô hình để xem xét Đồng thời, cũng chưa có bài nghiên cứu nào tập trung riêng vào mẫu thuộc khu vực châu Á và châu Phi để xem xét Do đó, để khắc phục một số hạn chế như trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài Các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển khu vực châu Á và châu Phi 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố tác động. .. trong các và nguồn Kimuli FDI tại các bình (2012) nước gia và vốn trung OLS, nhân tố như: môi trường 2SLS vĩ mô ổn định, giáo dục, đang trong 10 phát triển lực lượng lao động và sự năm 2000 phát triển của hệ thống – tài chính 2009 Các nhân tố tác động đến Khachoo FDI tại các và Khan nước đang (2012) phát triển: Phân tích bằng dữ liệu 32 nước FDI inflow là một hàm đang theo: qui mô thị trường, phát triển. .. mại các nền kinh từ 1990 1998 4 T.Bhava nền các chuyển tế chuyển đổi được marketing kém hấp dẫn vốn FDI chảy kinh nước? hút Phi không Tại sao luồng 25 vào thu châu Các Châu Phi Nauro F nước nước Khoảng cách và các đặc Các nhân tố khu vực điểm đặc trưng của nước và tác động Nam Á tăng trưởng từ lên FDI năm GMM đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư là các nhân tố 1995 quan trọng nhất ảnh đến năm hưởng đến. .. quốc gia và tỷ giá hối đoái cũng như chỉ số phát triển (độ sâu thị trường tài chính, giáo dục) và nhân tố thuộc định tính/thể chế (sự độc lập về chính trị và độ co giãn của thị trường lao 27 động) Ngoài ra, tác động của các nhân tố cũng có sự khác biệt giữa nhóm nước phát triển và nhóm nền kinh tế mới nổi 57 quốc có Nhân tố qui mô thị Các nhân tố thu nhập trường là nhân tố quan Hussain tác động đến thấp... để khám phá các nhân tố tiềm năng có thể tác động đến FDI tại các nước nghiên cứu Mô hình trọng lực dựa trên ý tưởng các nhân tố tại các nước đầu tư lẫn nước tiếp nhận đầu tư và một lực hấp dẫn có ảnh hưởng quan trọng trong việc xác định các nhân tố tác động lên FDI Phương trình nghiên cứu có dạng: FDIijt = β0 + β1git + β2gjt + β3Yit + β4Yjt + β5distij + β6Virt + vt + eijt 22 Trong đó: git, gjt: tốc...11 nước OECD, George Owusu-Antwi và cộng sự (2012) với các nước châu Phi, Alan A Bevan và Saul Estrin (2000) với các nước Trung và Đông Âu, T.Bhavan và cộng sự (2011) với các nước châu Á Tuy nhiên, các bài nghiên cứu đều khảo sát trên số lượng quan sát tương đối nhỏ và các nghiên cứu đưa tất cả các nhân tố vào mô hình mà không phân chia thành nhóm nhân tố vĩ mô sau đó lần lượt đưa các nhân tố định... khác ngoài các nhân tố trên góp phần thu hút vốn FDI vào các quốc gia James P Walsh và Jiangyan Yu (2010) tiếp cận đề tài các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI với góc độ phân chia vốn FDI thành ba nhóm ngành chính: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Các nhân tố bao gồm nhóm nhân tố vĩ mô: Độ mở thương mại, tỷ giá hối đoái thực, tốc độ tăng trưởng GDP, 18 tính kinh tế nhờ liên kết (1), lạm phát, GDP... không? Khu vực Đông Âu và các nước Baltic thì thể chế, tác động lan tỏa và cải cách kinh tế là nhân tố chính trong khi đó tại các nước thuộc Liên bang Xô Viết dòng vốn FDI phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và cải cách kinh tế T.Bhavan và cộng sự (2011) nghiên cứu các nhân tố và tác động tăng trưởng lên FDI tại 4 nước khu vực Nam Á từ năm 1995 đến năm 2008 Bài nghiên cứu bao gồm hai phần chính:... và dịch vụ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố theo hướng khác nhau tùy thuộc vào thu nhập của quốc gia đó và tỷ giá hối đoái cũng như chỉ số phát triển (độ sâu thị trường tài chính, giáo dục) và nhân tố thuộc về thể chế (sự độc lập về chính trị và độ co giãn của thị trường lao động) Ngoài ra, tác động của các nhân tố cũng có sự khác biệt giữa nhóm nước phát triển và nhóm nền kinh tế mới nổi Sau khảo sát... nghiên Mẫu dữ pháp cứu liệu nghiên Kết quả nghiên cứu cứu FDI theo nhóm ngành nông nghiệp ít chịu tác động của các nhân tố Các nhân tố tác động đến James P Walsh và Jiangyan Yu vốn FDI: Tiếp cận theo quan điểm nhóm ngành và đưa thêm nhân tố định tính trong khi FDI theo nhóm 27 nước ngành công nghiệp và phát dịch vụ chịu ảnh hưởng triển và nền kinh tế nổi 1985 2008 mới từ - nhiều tùy thuộc vào thu GMM nhập . CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG VỐN FDI TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á VÀ CHÂU PHI Tóm tắt Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI. phục một số hạn chế như trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài Các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển khu vực châu Á và châu Phi . 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục. hơn các nước phát triển. Trong đó, tại khu vực Châu Á tuy sụt giảm khoảng 6.7% nhưng tính chung toàn khu vực thì châu Á chiếm 58% lượng vốn FDI vào các nước đang phát triển trong khi đó khu vực