Liên hệ đối với chính sách tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á và Châu Phi (Trang 59)

GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) infrac

5.2Liên hệ đối với chính sách tại Việt Nam

Vốn là một trong năm nhân tố quan trọng tác động tới tăng trưởng kinh tế. Vì vậy vốn ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội. Bên cạnh các nguồn vốn khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng tác động trực tiếp thương mại, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện khai thác lợi thế so sánh, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lí và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thu hút cũng như sử dụng FDI . Kết quả nghiên cứu cũng nêu lên một số gợi ý quan trọng và có ý nghĩa đối với chính sách vĩ mô của Việt Nam bởi thu hút vốn FDI không chỉ nhằm mục tiêu giải quyết thiếu hụt về vốn cho đầu tư phát triển xã hội mà còn nhằm tạo thêm nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, cung cấp cho nền kinh tế trong nước những trang thiết bị máy móc, quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất nhiều mặt hàng có chất lượng và hàm lượng kỹ thuật cao, góp phần thúc đẩy phát triển nội sinh nền kinh tế đất nước. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, chính sách kinh tế của Việt Nam cần tập trung phát triển các yếu tố có mối tương quan dương với FDI và ngược lại hạn chế các yếu tố có tương quan âm.

Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời ổn định kinh tế vĩ mô hầu như luôn được nhắc tới trong các mục tiêu chính sách. Muốn làm được điều đó, cần khai thác tốt nhất các yếu tố tăng trưởng kinh tế như huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tài nguyên, kiên quyết chống tham nhũng, lãng

phí, tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật, nhập khẩu và sản xuất các loại máy móc, trang thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến. Thứ hai, kể từ khi nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, bắt đầu mở cửa nền kinh tế giao thương với các nước khác trên thế giới thì Việt Nam dần trở thành nền kinh tế có độ mở cửa cao. Các chính sách của nhà nước hướng đến việc giao thương giữa các quốc gia ngày càng thuận tiện và dễ dàng hơn sẽ là điểm hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Thứ ba, theo bộ công thương, sau 20 năm (1991 – 2010) xây dựng và phát triển, với những chính sách ưu đãi về đầu tư, những thuận lợi về cơ sở hạ tầng hệ thống các khu công nghiệp đã thực sự trở thành điểm nhấn, là nam châm thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Số dự án và tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào các khu công nghiệp tăng đều qua từng giai đoạn. Đây cũng chính là một trong những bằng chứng ủng hộ mối tương quan dương giữa tính kinh tế nhờ liên kết (FDI stock) và FDI. Như vậy, Việt Nam cần có qui hoạch phát triển và nâng cao chất lượng khu công nghiệp.

Tiếp theo, kết quả nghiên cứu về chi phí lao động cho thấy có thể các nhà đầu tư nước ngoài không những tìm kiếm nguồn nhân công giá rẻ mà còn đặt nặng vấn đề chất lượng nguồn nhân lực nhiều hơn. Vì vậy, chuyển dần thu hút đầu tư nước ngoài với lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ từng bước cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Ngoài ra, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI, làm cho hệ thống pháp luật nâng cao hiệu quả trong thực tiễn: Việt Nam cần phải tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đấu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á và Châu Phi (Trang 59)