Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á và Châu Phi (Trang 58)

GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed) infrac

5.1Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Bài nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng việc thu hút vốn FDI tại các nước đang phát triển khu vực châu Á và châu Phi đồng thời đưa ra một nhân tố mới KOPEN lấy từ bộ ba bất khả thi để xem xét. Kết quả nghiên cứu cho thấy: qui mô thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, tính kinh tế nhờ liên kết tác động dương đến FDI đúng như kỳ vọng. Thêm vào đó, độ bất ổn vĩ mô càng cao thì càng kém hấp dẫn đầu tư nước ngoài do kết quả độ biến động tỷ giá, lạm phát và nợ nước ngoài có tương quan âm với FDI. Nhân tố mới mức độ tự do hóa tài chính - KOPEN khi đưa vào mô hình đồng thời với nhóm các biến kinh tế vĩ mô trên làm mất tính ổn định của mô hình. Tuy nhiên, sau khi loại bớt biến độ mở thương mại - Openess, mô hình có kết quả tin cậy cao. Như vậy, ảnh hưởng của biến KOPEN và Openess đến FDI là tương quan dương và có thể thay thế cho nhau. Trong khi đó, trong nhóm biến độc lập: kết quả nghiên cứu về biến chi phí lao động có tương quan âm với FDI, ngược với kỳ vọng và được giải thích do một phần do ngoài giá nhân công rẻ, nhà đầu tư nước ngoài còn hướng đến lực lượng lao động chất lượng cao. Ngoài ra, nguồn tài nguyên dồi dào, hệ thống pháp luật hiệu quả cũng là điểm thu hút nhà đầu tư. Riêng thị trường tài chính càng phát triển, lượng vốn nội địa tài trợ cho nền kinh tế càng dồi dào khi đó vốn FDI sẽ không được khuyến khích nhiều ở quốc gia đó.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á và Châu Phi (Trang 58)