3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Các biến đưa vào mô hình và nguồn dữ liệu
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các bài nghiên cứu có liên quan như trên, luận văn sử dụng các biến:
Biến phụ thuộc: Lượng vốn FDI đi vào một quốc gia tính bằng giá trị tuyệt đối.
Biến độc lập:
Nhóm biến nội sinh:
GDP - Tổng sản phẩm quốc nội là chỉ tiêu đo lường tính bằng tiền của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm). GDP là đại diện cho qui mô thị trường của một quốc gia. Qui mô thị trường càng lớn, nhà đầu tư nước ngoài càng có nhiều cơ hội tiếp cận thị thị tiêu thụ lớn. Đây cũng là một trong những loại FDI – FDI market seeking. Vì vậy, tác giả kỳ vọng hệ số biến GDP có giá trị dương.
Tốc độ tăng trưởng GDP – GDP growth: tốc độ tăng trưởng GDP năm sau so với năm trước, đo bằng tỷ lệ phần trăm. Một quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng bền vững sẽ là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP và FDI có tương quan dương.
Độ mở thương mại – Openess: được đo lường bằng tỷ trọng xuất nhập khẩu trên GDP, tính bằng phần trăm. Nhiều bài nghiên cứu nhấn mạnh mức độ quan trọng của Opness trong việc thu hút FDI như Hussain và Kimuli
(2012) và Khachoo và Khan (2012). Độ mở thương mại và FDI kỳ vọng có tương quan dương.
Độ biến động tỷ giá đối đoái – LnRERR; Nợ nước ngoài – ExtDebt và Lạm phát - Inflation: là các biến đại diện cho mức độ ổn định vĩ mô của một quốc gia, được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu (Campos và Kinoshita (2008), Lansbury và cộng sự (1996)). Nếu giá trị của các biến này lớn hàm ý môi trường vĩ mô của quốc gia đó có thể có yếu tố gây bất ổn cho nguồn vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, kỳ vọng các biến này và FDI có tương quan âm.
FDI lũy kế - FDI stock: đại diện cho tính kinh tế nhờ liên kết. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh yếu tố này tác động tích cực đến FDI bởi nếu nhà đầu tư nhìn nhận một quốc gia được nhiều nhà đầu tư quốc tế khác đánh giá cao và đầu tư vào thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. Hệ số biến FDI stock kỳ vọng mang dấu dương.
Nhóm biến độc lập:
Chi phí lao động – Labor cost và Tài nguyên thiên nhiên – Nat resourses: FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực - Resource-seeking: Đầu tư nhằm khai thác các nguồn lực lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên vì vậy hệ số biến chi phí lao động và FDI kỳ vọng mang dấu âm và ngược lại hệ số biến tài nguyên thiên nhiên và FDI kỳ vọng mang dấu dương. Tác giả sử dụng biến Personal remittances đại diện cho chi phí lạo động. Personal remittances là tổng hợp các khoản tiền chuyển đi của cá nhân và các khoản bồi thường cho người lao động (theo WB). Tài nguyên thiên nhiên được đai diện bởi biến
tổng lượng tài nguyên tính trên phần trăm GDP bao gồm: dầu mỏ, khí gas, than đá, khoáng sản và tài nguyên rừng.
Chất lượng cơ sở hạ tầng – Infrac: nghiên cứu của George Owusu- Antwi (2012) cho thấy các nước châu Phi là điểm đến kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế và một trong những nguyên nhân đó là cơ sở hạ tầng kém phát triển. Biến Infrac được đại diện bởi số lượng điện thoại di động tính trên 100 đầu người. Infrac kỳ vọng tác động cùng chiều lên FDI.
Sự phát triển thị trường tài chính - Fin Dept: đại diện bởi chỉ số vốn tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân/GDP (Domestic credit to the private sector to GDP). Chỉ số này cao hàm ý rằng nguồn vốn trong nước đủ tài trợ cho nền kinh tế, trong trường hợp đó, nhu cầu về vốn nước ngoài sẽ thấp (Anyanwu (2012). Vì vậy Fin Depth và FDI kỳ vọng có tương quan âm.
Mức độ hiệu quả của hệ thống pháp luật – Poli eff: đại diệnbởi chỉ số Business Freedom lấy từ The Heritage Foundation – tổ chức liên kết với The Wall Street Journal và là trang web xếp hạng mức độ tự do của các nền kinh tế trên thế giới. Kỳ vọng hệ số hồi qui của biến Poli eff và FDI là dương theo kết quả nghiên cứu của Campos va Kinoshita (2003, 2008).
Nhân tố mới đưa vào mô hình – KOPEN: trích từ dữ liệu Trilema Indexes của bộ ba bất khả thi. Hệ số hồi qui của KOPEN và FDI kỳ vọng mang dấu dương do thị trường tài chính mở cửa FDI mới có cơ hội vào thị trường một quốc gia.
Bảng 3.1 Tóm tắt các biến đưa vào mô hình:
Biến Tên biến
Tên biến trong mô hình Dấu kỳ vọng Nguồn dữ liệu Biến phụ
thuộc Y FDI flow FDI flow UNCTAD
Biến nội sinh
X1 Qui mô thị trường GDP + WB
X2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP
growth + WB
X3 Độ mở thương mại Openess + WB
X4 Độ biến động tỷ giá đối
đoái Log REER - UNCTAD
X5 Tỷ lệ lạm phát Inflation - WB
X6 Nợ nước ngoài Ext Debt - WB
X7 Tính kinh tế nhờ liên kết FDI stock + UNCTAD
Biến độc lập
Z1 Chi phí lao động Labor Cost - WB
Z2 Chất lượng cơ sở hạ tầng Infrac + WB
Z3 Tài nguyên thiên nhiên Nat
resourses + WB
Z4 Sự phát triển thị trường tài
chính Fin Dept -
WB
Z5 Mức độ hiệu quả của pháp
luật Polieff +
The Heritage Foundation Biến mới X8 Độ mở cửa thị trường tài
chính KOPEN +
Trilema Indexses
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 25 nước đang phát triển khu vực châu Á và châu Phi trong khoảng thời gian 14 năm (1998– 2011). Danh sách các nước bao gồm: Châu Á: 1. Bangladesh, 2. Cambodia, 3. India, 4. Lao PDR, 5. Malaysia, 6. Mongolia, 7. Nepal, Pakistan, 8. Philippines, 9. Sri Lanka, 10. Thailand, 11. Vietnam, 12. Yemen, Rep., Châu Phi: 13. Cameroon, 14. Congo, Rep.,
15. Ghana, 16. Jordan, 17. Kenya, 18. Malawi, 19. Mongolia, 20. Niger, 21. Nigeria, 22. Senegal, 23. South Africa, 24. Tunisia, 25. Uganda.
Tác giả đã muốn cập nhật dữ liệu mới nhất là năm 2012, tuy nhiên với một số biến, World Bank vẫn chưa có dữ liệu của năm 2012, do đó, để hạn chế bớt sự thiếu dữ liệu, tác giả chọn năm gần nhất của số liệu là năm 2011 để khảo sát. Các nước được lựa chọn trong nhóm các nước đang phát triển dựa trên phân loại của World Investment Report 2013.