Đồng thời bản thân các quỹ đầu tư chứng khoán trong quá trình tồn tại vẫn chưa phát huy được vai trò trong thu hút vốn đầu tư, dẫn dắt các nhà đầu tư cá nhân và đóng góp vào sự ổn định t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-o0o -
LÊ HUỲNH NHƯ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN DẠNG MỞ
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
T.P Hồ Chí Minh - Năm 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-o0o -
LÊ HUỲNH NHƯ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN DẠNG MỞ
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRẦN QUỐC TUẤN
T.P Hồ Chí Minh - Năm 2013
Trang 3DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
BẢNG BIỂU
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Tổng giá trị tài sản ròng quỹ tương hỗ của Mỹ năm 2012 30
Biểu đồ 2.1 Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu năm 2007 - 2012 39
Biểu đồ 2.2 Giá trị đấu thầu trái phiếu Chính Phủ 41
Biểu đồ 2.3 Thị phần quản lý tài sản của các Công ty quản lý quỹ 48
Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ chiết khấu thị giá/NAV của các quỹ niêm yết giai
đoạn 2006-2012
51
Trang 41
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn nhanh, hữu hiệu của doanh nghiệp, thu hút nhà đầu tư chuyên nghiệp lẫn không chuyên trong nước lẫn nước ngoài để phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới Thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã trải qua những giai đoạn thăng trầm, có những bước phát triển vượt bậc về giá trị vốn hóa thị trường và số lượng nhà đầu tư tham gia, phát huy vai trò tập trung các khoản tiền nhàn rỗi thành nguồn vốn lớn, cung cấp cho chủ thể cần vốn trong nền kinh tế
Sự lớn mạnh của thị trường chứng khoán trong 13 năm qua là cơ sở và nền tảng cho việc hình thành các quỹ đầu tư chứng khoán Quỹ đầu tư chứng khoán xuất hiện và gia tăng về số lượng và giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp và nền kinh tế Tuy nhiên ngành quỹ của Việt Nam cũng chỉ bắt đầu hình thành từ khoản 5 năm trở lại đây Tính đến thời điểm hiện tại, trên TTCK Việt Nam có 26 quỹ đầu tư chứng khoán (bao gồm 05 quỹ đại chúng dạng đóng, 04 quỹ dạng mở và 17 quỹ thành viên) đang hoạt động Đối với loại hình quỹ đóng, bên cạnh mặt tích cực là nguồn vốn huy động luôn ổn định, quỹ đóng ngày càng trở nên kém thu hút đối với các nhà đầu tư do giá trị giao dịch trên thị trường chênh lệch lớn với giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ và tính thanh khoản thấp Một số quỹ
có kết quả hoạt động kém hơn mức sinh lợi bình quân của thị trường, quy mô cũng
như tính đa dạng các sản phẩm quỹ còn hạn chế so với tiềm năng của thị trường Đồng thời bản thân các quỹ đầu tư chứng khoán trong quá trình tồn tại vẫn chưa phát huy được vai trò trong thu hút vốn đầu tư, dẫn dắt các nhà đầu tư cá nhân và đóng góp vào sự ổn định trong hoạt động của TTCK
Để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước thì đòi hỏi ngành quỹ của Việt Nam phải khắc phục những hạn chế vốn có của quỹ đóng, mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm quỹ,…Sự hình thành
và phát triển mô hình quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở là một xu thế tất yếu cho sự
Trang 52 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở, kinh nghiệm thành lập quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở của các quốc gia trên thế giới
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán, Công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư trên TTCK Việt Nan trong thời gian qua; đưa ra đánh giá về khả năng phát triển của quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở dựa trên khảo sát thực nghiệm về nhu cầu đầu tư của công chúng đầu tư, hệ thống pháp
lý, điều kiện cơ sở vật chất cũng như những cơ hội và thuận lợi cho sự phát triển của quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam
- Đề xuất đưa ra các giải pháp cụ thể và lộ trình thực hiện các giải pháp
để hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là TTCK của Việt Nam, các công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán nói chung và quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở nói riêng
Trang 63
- Phạm vi nghiên cứu: tổng quan về quỹ đầu tư chứng khoán, kinh nghiệm thành lập và phát triển của quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại một số quốc gia trên thế giới (Mỹ, Thái Lan, Singapore,…); thực trạng thị trường chứng khoán và hoạt động của các công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán; khảo sát điều kiện ra đời và phát triển của quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam
trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp như: phương pháp luận, phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn cung cấp thông tin như Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,…phương pháp thống kê, điều tra, phương pháp đánh giá các thông tin đã thu thập được
Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư, sách, tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành về đầu tư chứng khoán và các website có liên quan đến nội dung nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việt Nam chỉ có quỹ đầu tư dạng đóng, chưa có quỹ đầu tư dạng mở Với chiến lược phát triển của ngành quản lý quỹ ở nước ta là định hướng sẽ thành lập các quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở với quy mô hoạt động và đa dạng về sản phẩm, dần dần chuyển đổi các quỹ đóng thành quỹ mở để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư trong và ngoài nước
Tại Việt Nam, đã có một số đề tài nghiên cứu về các giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam nhưng nhìn chung các đề tài này chỉ tập trung vào phân tích thực trạng và đề xuất các kiến nghị liên quan đến phát triển ngành quỹ nói chung mà chưa có nghiên cứu chuyên sâu về việc đưa ra những giải pháp cụ thể cho sự phát triển của quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở
Đề tài tập trung nghiên cứu đưa ra các giải pháp và lộ trình thực hiện để phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam, giúp cho các cơ quan
Trang 74
quản lý nhà nước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và đưa ra các chính sách phù hợp cho sự thành lập quỹ và khuyến khích các quỹ đang hoạt động chuyển sang phương thức hoạt động mới trong thời gian tới
6 Hạn chế của đề tài
- Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và tài liệu tham khảo nên trong phần nội dung hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở (trong Chương 1) được viết dựa trên những nội dung được ban hành trong Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở
- Kết quả khảo sát điều tra chỉ dừng lại ở việc thống kê và miêu tả mức độ hiểu biết của các NĐT về quỹ mở cũng như nhu cầu tham gia đầu tư khi quỹ mở được thành lập mà chưa có những phân tích định lượng các yếu tố tác động tới nhu cầu tham gia đầu tư của Nhà đầu tư vào quỹ mở
7 Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm ba phần chính sau:
Chương I: Tổng quan về quỹ đầu tư chứng khoán
Chương II: Thực trạng phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam
Chương III: Giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam
Trang 85
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1.1 Cơ sở lý luận về quỹ đầu tư chứng khoán
1.1.1 Khái niệm và lợi ích khi đầu tư qua quỹ đầu tư chứng khoán
1.1.1.1 Khái niệm về quỹ đầu tư chứng khoán
Trên thị trường tài chính (TTTC), quỹ đầu tư (QĐT) là loại hình trung
gian tài chính tăng trưởng rất nhanh và là kênh đầu tư vốn quan trọng cho các nhà
đầu tư (NĐT) trên thị trường chứng khoán (TTCK), đặc biệt là các TTCK mới nổi
đang phát triển QĐT có nhiều cách tiếp cận như sau:
Theo Luật Công ty đầu tư 1940 của Mỹ thì QĐT là các tổ chức tài chính
được quản lý chặt chẽ và phải tuân theo các điều luật và quy chế của Liên bang và
các Tiểu bang
Theo tự điển Banking and Informationtics thì QĐT là một định chế tài
chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ nhiều nguồn khác nhau để
đầu tư vào các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ Tất cả các khoản đầu
tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ
(CTQLQ), ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác
Theo Điều 3 Luật Chứng khoán Việt Nam thì QĐT chứng khoán là quỹ
được hình thành từ vốn góp của các NĐT với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu
tư vào chứng khoán hoặc các dạng đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó NĐT
không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ
Khi tham gia vào quỹ, các NĐT sẽ nhận được chứng chỉ quỹ (CCQ) là
loại chứng khoán do CTQLQ đại diện phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp
pháp của NĐT đối với tài sản hoặc vốn góp của quỹ theo tỷ lệ tương ứng với số đơn
vị quỹ của NĐT trong vốn điều lệ
Trên thế giới, việc đầu tư vào các QĐT chứng khoán từ lâu đã trở thành
một kênh đầu tư rất phổ biến và được ưa chuộng, đồng thời QĐT còn là một bộ
phận cấu thành quan trọng, góp phần vào sự phát triển của TTCK và nền kinh tế nói
chung Các QĐT sẽ có vòng đời xác định được ghi rõ trong Bản cáo bạch, thường là
Trang 96
10 hoặc 20 năm Hết thời hạn này, quỹ có thể được gia hạn hoạt động hoặc giải thể Vốn điều lệ quỹ là số vốn bằng tiền do tất cả các NĐT thực góp và được ghi trong điều lệ quỹ
1.1.1.2 Lợi ích khi đầu tư qua quỹ đầu tư chứng khoán
Tại sao người dân ở các nền kinh tế phát triển lại thích đầu tư gián tiếp vào chứng khoán thông qua các QĐT hơn là đầu tư trực tiếp vào các công ty? Đó là
vì họ nhận thấy QĐT có những lợi ích sau:
- Phân tán rủi ro: QĐT có thể đầu tư vào nhiều loại chứng khoán của
các ngành công nghiệp khác nhau theo mục tiêu của quỹ Việc sở hữu một nhóm các loại chứng khoán khác nhau dù không loại bỏ hoàn toàn các rủi ro tiềm ẩn nhưng có thể giúp hạn chế rủi ro do giá của mỗi loại chứng khoán khác nhau có thể bù đắp cho nhau và tối ưu hóa lợi nhuận
- Đủ khả năng đầu tư: NĐT có thể đầu tư gián tiếp vào các công ty lớn
(blue-chips) hoặc sở hữu nhiều loại chứng khoán khác nhau với mức vốn tối thiểu thông qua việc sở hữu CCQ
- Giảm thiểu chi phí đầu tư: Một trong những nhân tố quan trọng khiến
hình thức QĐT hấp dẫn các NĐT đó là chi phí đầu tư Sự so sánh có thể khác nhau, nhưng với các NĐT vừa và nhỏ thường phải trả chi phí đầu tư nhiều hơn một QĐT trong việc thực hiện mua bán chứng khoán trong một danh mục đầu tư
Lý do là chi phí giao dịch trong hầu hết các thị trường từ trước đến nay đều có liên quan chặt chẽ với quy mô giao dịch Chi phí giao dịch của các NĐT cá nhân đối với các khoản mua bán nhỏ thường cao hơn nhiều vì giá trị của mỗi giao dịch họ thực hiện nhỏ hơn nhiều so với các QĐT khi họ giao dịch với số lượng chứng khoán lớn hơn
- Quản lý chuyên nghiệp: Quản lý đầu tư đòi hỏi phải tiêu tốn thời gian,
nguồn lực và năng lực chuyên môn cao, điều mà hầu hết những NĐT cá nhân không thực hiện được Khi đầu tư vào quỹ tức là NĐT đang thuê những nhà quản
lý chuyên nghiệp thực hiện các công việc mua, bán và giám sát các khoản đầu tư của mình
Trang 107
- Bảo vệ NĐT: Hoạt động của quỹ được điều chỉnh và giám sát bởi
UBCKNN và SGDCK Tài sản của quỹ luôn được giám sát bởi ngân hàng giám sát và báo cáo định kỳ Tính minh bạch được bảo đảm nhờ hệ thống báo cáo rõ ràng, đầy đủ từ các CTQLQ
1.1.2 Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế
Để phát triển bền vững nền kinh tế rất cần những nguồn vốn trung và dài hạn, QĐT tạo ra các kênh huy động vốn phù hợp với nhu cầu của cả người đầu tư lẫn người nhận đầu tư Các nguồn vốn nhàn rỗi riêng lẻ trong công chúng
do vậy sẽ được tập trung lại thành một nguồn vốn lớn, thông qua QĐT các nguồn vốn sẽ được đầu tư vào các dự án trung và dài hạn, đảm bảo được nguồn vốn phát triển vững chắc cho cả khu vực tư nhân lẫn khu vực nhà nước
QĐT còn khuyến khích dòng chảy vốn nước ngoài Đối với luồng vốn đầu tư gián tiếp (FII), việc đầu tư vào quỹ sẽ loại bỏ các hạn chế về giao dịch mua bán chứng khoán trực tiếp, kiến thức và thông tin về chứng khoán cũng như giảm thiểu các chi phí đầu tư Đối với luồng vốn đầu tư trực tiếp (FDI), QĐT góp phần thúc đẩy các dự án bằng cách tham gia góp vốn vào các liên doanh hay mua lại một phần vốn của bên đối tác, tạo thuận lợi cho NĐTNN trong việc thu hồi vốn cũng như tăng được sức mạnh trong nước ở các liên doanh Bên cạnh đó, QĐT còn góp phần
hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp trong nước: tiếp cận nguồn tài chính dài hạn, cung cấp các thông tin tài chính, tư vấn kế hoạch tài chính, marketing và các mối quan hệ với các tổ chức tài chính, doanh nghiệp khác Lợi ích này của QĐT được đặc biệt đánh giá cao với các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là trong các nền kinh tế chuyển đổi
1.1.2.2 Đối với thị trường chứng khoán
Trên TTCK, QĐT là một định chế tài chính trung gian nên có những vai trò cơ bản sau:
- Quỹ góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung
và góp phần phát triển vào thị trường sơ cấp Các QĐT tham gia bảo lãnh trái phiếu
Trang 118
Chính phủ (TPCP) và trái phiếu doanh nghiệp, cung cấp vốn cho sự phát triển doanh nghiệp thông qua mua cổ phiếu của các đợt phát hành ra công chúng (IPO) Với chức năng này, các QĐT giữ vai trò quan trọng trên thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp phát triển sẽ cung cấp hàng hóa đa dạng cho các danh mục đầu tư của quỹ, tăng hiệu quả hoạt động, giúp cho các các quỹ tăng trưởng và phát triển
- Quỹ góp phần vào việc ổn định thị trường thứ cấp Với vai trò là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trên TTCK, các QĐT góp phần bình ổn giá cả trên thị trường thứ cấp, góp phần phát triển vào thị trường này thông qua các hoạt động đầu
tư chuyên nghiệp với các phương pháp đầu tư khoa học
- Quỹ góp phần tạo ra các phương thức huy động vốn đa dạng qua TTCK Khi nền kinh tế phát triển và các tài sản chính ngày càng tạo khả năng sinh lời hơn, NĐT có khuynh hướng muốn có nhiều dạng công cụ tài chính để đầu tư
Để đáp ứng nhu cầu của người đầu tư, các QĐT hình thành dưới nhiều dạng sản phẩm tài chính khác nhau như quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng, quỹ đầu
tư doanh nghiệp tăng trưởng, quỹ đầu tư tư nhân,… có thời gian đáo hạn, khả năng sinh lời và mức độ rủi ro được kiểm soát tốt
- Quỹ làm cho các hoạt động đầu tư chứng khoán mang tính xã hội hóa: QĐT tạo một phương thức đầu tư được ưa thích đối với các NĐT nhỏ, ít có sự hiểu biết về chứng khoán, góp phần tăng tiết kiệm của công chúng bằng việc thu hút tiền nhàn rỗi đầu tư vào quỹ
1.1.2.3 Đối với Nhà đầu tư
Khi các NĐT, đặc biệt các NĐT cá nhân có những hạn chế nhất định về
kiến thức, kinh nghiệm, thời gian để trực tiếp tham gia trên TTCK thì họ tìm đến những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp để ủy thác số tiền đầu tư của mình Như vậy,
so với hình thức đầu tư trực tiếp thì đầu tư thông qua quỹ, NĐT sẽ có được những
lợi thế nhất định:
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tán rủi ro: Các hình thức đầu tư của quỹ rất đa dạng, phong phú nên NĐT đa dạng hóa danh mục đầu tư thông qua quỹ nhằm giảm thiểu rủi ro NĐT sẽ có nhiều cơ hội đầu tư vào các loại quỹ khác nhau
Trang 129
như: quỹ toàn cầu, quỹ quốc tế, quỹ tương hỗ, quỹ phòng ngừa rủi ro, quỹ giao thương,… tham gia gián tiếp trên TTCK thông qua định chế tài chính trung gian này Như vậy, đa dạng hóa danh mục đầu tư, chuyển những tài sản nhiều rủi ro thành những tài sản ít rủi ro là ưu thế vượt trội của QĐT so với các hình thức đầu tư khác
- Giảm chi phí giao dịch và nghiên cứu: Các NĐT nhỏ khi đầu tư cần có những kỹ năng cần thiết để tìm hiểu, phân tích và đánh giá về chứng khoán, TTCK
và các lĩnh vực đầu tư để đưa ra quyết định đầu tư đảm bảo hiệu quả đầu tư cao nhất Tuy nhiên, các NĐT riêng lẻ thường không có những kỹ năng này lẫn trình độ chuyên môn Bên cạnh đó, việc thu thập và xử lý thông tin từ các tổ chức phát hành,
tổ chức niêm yết sẽ hao tốn rất nhiều thời gian, công sức lẫn chi phí nghiên cứu QĐT với tư cách là NĐT chuyên nghiệp có thể giúp các NĐT có thể giảm thiểu tất
cả những chi phí trên do ưu thế về trình độ chuyên môn nhất định
- Đảm bảo hiệu quả đầu tư cao do tính chuyên nghiệp hoạt động đầu tư với các chuyên viên có trình độ chuyên môn về chứng khoán, TTCK và các lĩnh vực đầu tư khác Các nhà quản lý quỹ cung cấp dịch vụ quản lý và nghiên cứu thị trường trong các môi trường mà các NĐT thường không hiểu rõ ràng Do đó, khi đầu tư qua quỹ, NĐT có thể ủy quyền cho nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp và được hưởng nhiều loại dịch vụ do họ cung cấp, đảm bảo hiệu quả đầu tư
1.1.2.4 Đối với Chính phủ
- Tăng tiết kiệm nội địa: Khi các QĐT huy động vốn thì sẽ thu hút lượng vốn tiết kiệm lớn từ tập thể các NĐT trong một quốc gia mà quỹ hoạt động Nếu một NĐT trong quỹ mở bán cổ phiếu, nhà quản lý quỹ sẽ phải bán tài sản của quỹ
để thanh toán cho NĐT Ngược lại, nếu quỹ đóng được niêm yết và mua bán sôi động trên TTCK sẽ tăng sự luân chuyển các dòng vốn đầu tư trong nền kinh tế
- Giảm sự phụ thuộc nguồn tài chính hay thay đổi: cam kết vốn dài hạn của các quỹ đóng sẽ giảm sự phụ thuộc các nguồn vốn tư nhân bên ngoài không ổn định
- Đa dạng hóa sở hữu: các QĐT có sức thuyết phục Chính phủ quan tâm đến việc sở hữu các NĐTNN đối với các doanh nghiệp trong nước Điều này lý giải
Trang 1310
tại sao các quỹ lại được phép đầu tư vào một số nước trước khi thị trường được mở cho các NĐT trực tiếp tham gia
- Kỹ năng phát triển các thị trường vốn sở tại: các nhà quản lý quỹ mang lại
sự đánh giá về đầu tư và kỹ năng vận hành cho các thị trường sở tại Để đáp lại sự quan tâm của các NĐT, các nhà quản lý quỹ thường yêu cầu các tiêu chuẩn cao về bảo quản, lưu giữ, thanh toán bù trừ, tiết lộ thông tin và sự giám sát của các cơ quan quản lý
- Sự tăng trưởng giá cổ phiếu: nguồn vốn mới từ bên ngoài đổ vào TTCK thường dẫn đến điểm cân bằng về giá cổ phiếu cao hơn, và do vậy chi phí vốn sẽ thấp hơn đối với các công ty sở tại
- Khuyến khích sự tăng trưởng cho các công ty trong nước: Các QĐT mạo hiểm (Venture Capital) cung cấp các nguồn vốn có độ rủi ro cao và kỹ năng quản lý giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng mạnh
1.1.3 Phân loại quỹ đầu tư chứng khoán
1.1.3.1 Theo cơ cấu tổ chức hoạt động
Dựa trên cơ cấu tổ chức hoạt động, QĐT được tổ chức dưới hai hình thức: QĐT dạng công ty (Corporate funds) và QĐT dạng tín thác (Trust funds)
Quỹ đầu tư dạng công ty
Theo mô hình công ty, QĐT được xem là một pháp nhân đầy đủ, được thành lập dưới hình thức công ty đầu tư cổ phần, có điều lệ hoạt động, vốn huy động
từ các NĐT bằng cách phát hành cổ phiếu, những người góp vốn vào quỹ trở thành các cổ đông và có quyền bầu ra Hội đồng quản trị quỹ Đây là cơ quan điều hành cao nhất của quỹ đứng ra thuê CTQLQ, ngân hàng bảo quản tài sản và giám sát việc tuân thủ hoạt động của hai tổ chức này Trong đó, ngân hàng giám sát đóng vai trò bảo quản các tài sản quỹ, nhận hoặc giao chứng khoán cho quỹ khi thực hiện lệnh giao dịch Còn CTQLQ có trách nhiệm cử người điều hành và sử dụng vốn của quỹ để đầu
tư vào các chứng khoán hay các tài sản sinh lợi khác Mô hình QĐT tổ chức dưới dạng công ty thường được sử dụng ở các nước có TTCK phát triển, tiêu biểu là thị trường Mỹ và Anh
Trang 1411
Quỹ đầu tư dạng tín thác
Theo mô hình tín thác, QĐT không được xem là một pháp nhân đầy đủ,
mà chỉ là quỹ chung vốn giữa những người đầu tư để thuê các chuyên gia quản lý quỹ chuyên nghiệp đầu tư sinh lợi Theo mô hình này, vai trò của CTQLQ khá nổi bật, đứng ra thành lập và sử dụng vốn thu được thông qua việc phát hành các chứng chỉ đầu tư để đầu tư vào những nơi có hiệu quả nhất Ngân hàng giám sát đóng vai trò là người bảo quản an toàn vốn và tài sản của người đầu tư, giám sát các hoạt động của CTQLQ trong việc tuân thủ điều lệ quỹ Mô hình QĐT dạng tín thác thường được sử dụng ở các TTCK mới nổi, đặc biệt là ở Châu Á
1.1.3.2 Theo quy mô, cách thức và tính chất góp vốn
Dựa theo quy mô, cách thức và tính chất góp vốn, QĐT được tổ chức dưới hai hình thức: QĐT dạng đóng (gọi tắt là quỹ đóng) và QĐT dạng mở (gọi tắt là quỹ mở)
Quỹ đầu tư dạng đóng (Closed End Funds)
Quỹ đóng tiến hành huy động vốn thông qua việc phát hành CCQ một lần duy nhất ra công chúng Quỹ đóng có thể phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu
ưu đãi hoặc trái phiếu và quỹ không được phát hành thêm bất cứ một loại cổ phiếu nào để huy động vốn và cũng không thực hiện mua lại các cổ phiếu đã phát hành khi NĐT yêu cầu Những người tham gia góp vốn không được phép rút vốn bằng cách bán lại CCQ cho chính quỹ cho nên cấu trúc vốn của quỹ đóng rất chặt chẽ Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (đóng quỹ), CCQ được niêm yết trên TTCK, vì vậy NĐT có thể rút vốn bằng cách bán lại CCQ thông qua thị trường thứ cấp Tổng vốn huy động của quỹ luôn cố định
và chỉ biến đổi trong trường hợp quỹ gọi thêm vốn, do đó quỹ có thể đăng ký đầu tư vào các dự án lớn và các chứng khoán có tính thanh khoản thấp Giá thị trường của
cổ phần quỹ đóng do cung cầu trên thị trường quyết định, có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng giá trị tài sản ròng (NAV) cổ phần của quỹ
Quỹ đầu tư dạng mở (Open end Funds)
Quỹ mở còn được gọi là quỹ tương hỗ (Mutual Fund) Khác với quỹ
đóng, quỹ mở luôn phát hành thêm những cổ phiếu mới để tăng vốn và cũng sẵn
Trang 1512
sàng mua lại những cổ phiếu đã phát hành nên tổng vốn của quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua/bán CCQ được thực hiện trực tiếp với CTQLQ và CCQ của quỹ mở không được niêm yết trên TTCK Quy trình quản lý quỹ phức tạp hơn vì luồng tiền được ra/vào liên tục và tại
thời điểm NĐT nộp tiền/rút vốn có khả năng ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của quỹ
So với quỹ đóng, quỹ mở có lợi thế rõ ràng về khả năng huy động vốn,
mở rộng quy mô nên nó linh hoạt hơn trong việc lựa chọn các dự án đầu tư Do cấu trúc hoạt động của quỹ có tính chất “mở” nên rất thuận tiện cho NĐT trong việc rút vốn vào bất kỳ lúc nào Tuy nhiên, đây cũng là điểm bất lợi cho quỹ vì cơ cấu vốn không ổn nên quỹ phải thường xuyên duy trì một tỷ lệ khá lớn những tài sản có tính thanh khoản cao như các TPCP hoặc cổ phiếu được niêm yết, ít có khả năng đầu tư vào các dự án lớn có tiềm năng và những dự án có lợi nhuận lớn nhưng có độ rủi ro cao Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở chỉ tồn tại ở các nước
có nền kinh tế và TTCK phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada
Theo nguồn vốn huy động
Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng): Thường là quỹ dạng mở, được
điều hành bởi một công ty đầu tư Quỹ huy động vốn bằng cách bán cổ phiếu quỹ ra công chúng, sau đó đầu tư vào nhiều loại chứng khoán như: cổ phiếu, trái phiếu công ty và các tài sản tài chính khác trên thị trường tiền tệ như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và tín phiếu kho bạc Những người đầu tư vào quỹ có thể là các cá thể hoặc các tổ chức kinh tế, nhưng đa phần là các NĐT riêng lẻ, ít am hiểu về TTCK QĐT tập thể cung cấp cho các NĐT nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro, chi phí đầu tư thấp với hiệu quả đầu tư cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại
Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên): Quỹ này chỉ giới hạn ở một số
ít NĐT tham gia góp vốn Mục tiêu chủ yếu của việc thành lập các quỹ thành viên là thực hiện các hoạt động đầu tư có tính chất tương đối mạo hiểm Các hoạt động đầu
tư này có thể mang lại những khoản lợi nhuận tiềm năng rất cao cho các NĐT với mức độ rủi ro cũng rất lớn Với tính chất rủi ro như vậy, các quỹ thành viên không
Trang 1613
phù hợp với việc huy động vốn từ công chúng Quy mô và phạm vi huy động vốn của quỹ chỉ tập trung vào một số ít NĐT lớn, có tiềm lực tài chính và có khả năng chấp nhận những rủi ro cao trong hoạt động đầu tư Để tham gia vào quỹ thành viên, các NĐT phải đạt được những điều kiện nhất định do pháp luật đặt ra Với tính chất và mục tiêu đầu tư như trên, quỹ thành viên thường không phải chịu các hạn chế như quỹ công chúng Hầu hết các nước có TTCK phát triển đều có hình thức quỹ này
1.2 Những nội dung cơ bản về quỹ mở
1.2.1 Khái niệm và đặc tính của quỹ mở
1.2.1.1 Khái niệm về quỹ mở
Theo Luật Chứng khoán Việt Nam thì quỹ mở là quỹ đại chúng mà CCQ
đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của NĐT
Sau đợt phát hành lần đầu ra công chúng, giao dịch mua/bán CCQ của NĐT được thực hiện định kỳ dựa trên NAV của quỹ Giao dịch này được thực hiện
trực tiếp với CTQLQ hoặc tại các đại lý phân phối chỉ định
Theo khái niệm trên thì có sự khác biệt cơ bản giữa hình thức quỹ mở so với quỹ đóng thể hiện ở việc quỹ mở cho phép NĐT mua và bán lại CCQ trực tiếp với CTQLQ tại bất cứ thời điểm nào được xác định trước, với mức giá được xác định trên cơ sở NAV của quỹ Trong khi đó, CCQ của quỹ đóng chỉ được phát hành một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn và quỹ không thực hiện mua lại CCQ khi NĐT có nhu cầu Điều này nghĩa là nếu muốn rút vốn khỏi quỹ, NĐT phải chuyển nhượng phần vốn đã góp vào quỹ cho NĐT khác với mức giá do thị trường hoặc hai bên thỏa thuận, mức giá đó có thể cao hoặc thấp hơn giá trị của một đơn vị quỹ của quỹ Thông thường, quỹ mở không quy định thời gian hoạt động cụ thể như quỹ đóng, mà phụ thuộc vào nhu cầu của NĐT Khi các NĐT không còn nhu cầu đầu tư vào quỹ, họ sẽ rút toàn bộ vốn đầu tư và quỹ sẽ phải chấm dứt sự tồn tại của mình tại thời điểm đó
Trang 1714
1.2.1.2 Đặc tính của quỹ mở
Quỹ mở phát hành thêm hay mua lại CCQ theo nhu cầu của NĐT khi họ muốn đầu tư thêm hay muốn rút tiền ra khỏi quỹ Do việc phát hành thêm hay mua lại CCQ phát sinh theo định kỳ (giao dịch định kỳ), tổng tài sản của quỹ mở sẽ tăng hay giảm đi Càng nhiều NĐT mua CCQ thì càng nhiều CCQ được phát hành thêm Không có giới hạn số lượng CCQ được phát hành thêm mà chỉ giới hạn mức thấp nhất dựa trên NAV của quỹ mở tại thời điểm phát hành lần đầu và trong thời gian hoạt động
Giao dịch mua/bán CCQ của quỹ mở: CCQ được giao dịch mua và bán trực tiếp giữa NĐT với CTQLQ hoặc thông qua các đại lý phân phối chỉ định sau khi NĐT hoàn tất việc mở tài khoản giao dịch theo quy định
So sánh đặc tính của Quỹ đóng và Quỹ mở:
Ít khi tăng/giảm
Thời gian
Thông thường có giới hạn và được quy định trong bản cáo bạch
- NĐT có thể thực hiện việc chuyển đổi CCQ giữa các quỹ thuộc cùng một CTQLQ
- CCQ không được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
- CTQLQ phải duy trì tỷ lệ tiền
- Chỉ huy động vốn trong giai đoạn phát hành, hoặc có thể tăng vốn theo thời điểm khác nhau
- CTQLQ chỉ giao dịch trực tiếp với NĐT trong thời gian huy động vốn, và khi quỹ giải thể
- CCQ được niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch
Trang 1815
mặt phù hợp và đảm bảo tính thanh khoản khi NĐT rút vốn
- Quy trình quản lý quỹ phức tạp
chứng khoán
- NĐT sử dụng các dịch
vụ giao dịch CCQ như một chứng khoán niêm yết thông qua sàn giao dịch
Giá giao
dịch
- CCQ được giao dịch dựa trên NAV tại thời điểm giao dịch
- - Không có chiết khấu giữa giá
giao dịch và giá trị NAV
- NĐT phải trả phí phát hành/phí mua lại/phí chuyển đổi cho CTQLQ khi thực hiện giao dịch
- Giá giao dịch CCQ dựa trên giá thị trường, phụ thuộc vào lượng cung/cầu, có thể lớn hoặc nhỏ hơn giá trị NAV của quỹ
- Giá trị NAV phản ánh hiệu quả đầu tư nhưng chỉ mang tính tham khảo
- NĐT trả phí giao dịch cho CTCK
Tài sản
cơ sở
Tài sản cần có tính thanh khoản cao (trái phiếu niêm yết, cổ phiếu niêm yết)
Có thể là tài sản có tính thanh khoản hoặc ít thanh khoản Được đầu tư vào cổ phiếu OTC và cổ phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết
Phân phối
CCQ được phân phối liên tục tại các đại lý phân phối (CTCK, NHTM, ngân hàng lưu ký, công ty bảo hiểm, CTQLQ)
Việc phân phối CCQ chỉ thực hiện trong thời gian huy động lần đầu, hoặc khi tăng vốn thông qua CTCK hoặc CTQLQ
Quy mô
Quy mô của Quỹ thay đổi thường xuyên Ở Việt Nam, không có giới hạn tối đa mà chỉ có giới hạn tối thiểu cho quy mô quỹ là 50 tỷ
Tổng nguồn vốn huy động của quỹ luôn cố định và chỉ biến đổi trong trường hợp quỹ gọi
Trang 19- Phí quản lý quỹ
- Phí dịch vụ quản trị quỹ, đại lý chuyển nhượng và các loại phí khác quy định tại Điều lệ quỹ
- Thông thường quỹ sẽ có mức phí khác nhau cho từng loại CCQ
- Không có phí thưởng
- Phí phát hành luôn được cộng vào giá phát hành lần đầu
- Phí quản lý cho CTQLQ
- Phí hành chính
- Phí thưởng
1.2.2 Sự cần thiết và tính tất yếu của quỹ mở
Xét về cơ chế vận hành, QĐT gồm hai hình thức quỹ đóng và quỹ mở Trên thế giới hiện nay có đến 90% các quỹ đang hoạt động theo mô hình quỹ mở Quỹ đóng vẫn tồn tại nhưng chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển hoặc có cơ sở
hạ tầng pháp lý liên quan đến TTTC chưa thực sự hoàn thiện Thông lệ trên thế giới cho thấy quỹ đóng chỉ tồn tại trong thời gian đầu khi TTTC mới phát triển Tuy nhiên, khi thanh khoản thị trường ngày càng tốt, nhu cầu quay vòng vốn của các NĐT ngày một cao thì quỹ đóng đã bộc lộ một số hạn chế, đòi hỏi phải có những điều chỉnh, cải tiến thêm
Quỹ mở ngày càng thông dụng nhiều hơn so với quỹ đóng và thể hiện được chính xác ý nghĩa của việc tạo lập ra QĐT - một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác nhằm đạt được mục tiêu đầu tư nhất định - tạo ra giá trị thặng dư cho NĐT góp tiền vào quỹ
Quỹ mở ra đời không chỉ giải quyết những hạn chế căn bản của quỹ đóng
mà còn là một bước đột phá trong việc tạo ra các sản phẩm đầu tư mới, các công
cụ đầu tư có tính minh bạch cao và phản ánh được giá trị thực của tài sản đầu tư, giúp cải thiện sức cầu và tính thanh khoản cho thị trường
Trang 2017
1.2.3 Ưu và nhược điểm của quỹ mở
So với các hình thức đầu tư khác, nhất là quỹ đóng, quỹ mở cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định trong phương thức hoạt động
- Quỹ mở luôn đảm bảo tính thanh khoản cao, cho phép NĐT có thể rút vốn theo định kỳ sát với NAV của quỹ sau khi trừ đi một số chi phí liên quan Điều này vừa bảo vệ NĐT vừa giúp cho các CTQLQ thu hút vốn nhanh hơn
- CCQ của quỹ mở được giao dịch mua/bán theo NAV của quỹ, giúp khoảng cách giữa giá trị của một đơn vị quỹ và thị giá ít bị chênh lệch, cho phép bảo vệ NĐT tốt hơn do công bố thông tin minh bạch và thường xuyên hơn
- Quỹ mở tạo ra một kênh huy động vốn linh hoạt, có khả năng tốt hơn trong tận dụng cơ hội đầu tư dựa trên kỳ vọng xu hướng biến động tăng/giảm của kết quả hoạt động của quỹ và thị trường
- Đối với CTQLQ, quỹ mở giúp linh động hơn trong thay đổi quản trị danh mục vì các tài sản có tính thanh khoản cao, gia tăng nhanh chóng quy mô và lợi nhuận khi khẳng định được hiệu quả hoạt động qua các phiên giao dịch CCQ
- Quỹ mở đa dạng hóa các khoản đầu tư vào nhiều cổ phiếu và phụ thuộc vào chính sách đầu tư của quỹ, có thể đầu tư vào trái phiếu – là loại tài sản mà các NĐT cá nhân không thể thực hiện được do những quy định pháp lý và đòi hỏi vốn đầu tư lớn CTQLQ có các chuyên gia đầu tư để phân tích thị trường và các loại chứng khoán bằng cách chọn các loại chứng khoán được định giá thấp hơn giá trị thực và/hoặc có tiềm năng trăng trưởng tốt hơn trong dài hạn
Trang 2118
vốn vào các dự án mang tính quy mô và dài hạn Hoạt động đầu tư vì thế mà ít nhiều bị cản trở Do đó, NĐT không nên trông đợi mức tăng trưởng NAV vượt trội
từ các quỹ mở
- Về phía NĐT: dù được quyền bán ra CCQ khi có nhu cầu nhưng thực
tế các CTQLQ có thể từ chối việc mua lại Theo Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở của Việt Nam thì CTQLQ có thể từ chối mua lại CCQ khi không xác định được NAV (trường hợp chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ bị hủy niêm yết) hoặc khi CTQLQ không bán được tài sản trong danh mục đầu tư (do tài sản bị mất tính thanh khoản hoặc chứng khoán của quỹ nằm trong danh mục giải thể, phá sản)
- Ngoài ra, khi NĐT giao dịch mua/bán CCQ liên tục với CTQLQ thì vấn
đề về tổ chức, quản lý, giám sát, thanh toán, phân bổ đầu tư… trở nên phức tạp hơn Để quản lý và vận hành quỹ mở, đòi hỏi các CTQLQ phải có tiềm lực, đẩy mạnh đầu tư máy móc, công nghệ, tổ chức đội ngủ nhân sự, xây dựng chiến lược đầu tư, tăng cường năng lực quản lý,… Việc trang bị kiến thức đầu tư, kiến thức về quỹ mở không chỉ cần thiết với đối tượng là NĐT, mà còn rất cần với các nhân viên đang làm việc trong các
tổ chức phân phối của quỹ và cả nhà quản lý của các quỹ Để thành công, CTQLQ đương nhiên cũng phải tiến hành các nghiên cứu, khảo sát thị trường nhằm cho ra đời các sản phẩm phù hợp dựa trên nhu cầu của các nhóm đối tượng NĐT khác nhau
1.2.4 Rủi ro khi đầu tư vào quỹ mở
Đầu tư theo bất kỳ hình thức nào NĐT cũng gặp phải một số rủi ro nhất định, đối với quỹ mở NĐT thường gặp phải một số rủi ro sau đây:
Rủi ro thị trường
Rủi ro này phát sinh khi các thị trường tài sản mà quỹ thực hiện đầu tư
có sự suy giảm từng phần hay toàn bộ trong một khoảng thời gian, dẫn tới sự suy giảm của toàn bộ thị trường Đây là loại rủi ro mang tính hệ thống nằm ngoài khả năng kiểm soát của CTQLQ Việc tổ chức nghiên cứu, đánh giá xu hướng thị trường từ hoạt động nghiên cứu đầu tư sẽ góp phần đánh giá và dự đoán kịp thời
Trang 2219
những tác động có thể có nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp trong hoạt động đầu tư, giảm thiểu tác động bất lợi từ những rủi ro thị trường
Rủi ro lãi suất
CCQ cũng là một công cụ đầu tư nên bị ảnh hưởng bởi yếu tố lãi suất Lãi suất làm chi phí đầu vào các doanh nghiệp tăng, mức lãi suất mong đợi tăng sẽ làm giảm giá trị cổ phiếu, giảm giá CCQ cũng như giá trị đầu tư vào trái phiếu và ngược lại Để hạn chế những rủi ro về lạm phát ảnh hưởng đến giá trị đầu tư, công CTQLQ cần thường xuyên phân tích, đánh giá tác động từ xu thế thay đổi lãi suất
để có giải pháp theo tình hình biến động ảnh hưởng đến ngành, doanh nghiệp và trái phiếu mà công ty đã đầu tư
Rủi ro lạm phát
Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất danh nghĩa do đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và CCQ đầu tư Rủi ro về lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào, do vậy sẽ ảnh hưởng kết quả lợi nhuận, giá trị doanh nghiệp và khoản đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp Tương tự như việc đánh giá rủi ro về lãi suất, hoạt động nghiên cứu của CTQLQ cũng theo dõi chặt chẽ diễn biến của lạm phát, dự báo tác động ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến giá trị của các khoản đầu tư
Rủi ro về thiếu tính thanh khoản của chứng chỉ quỹ
Rủi ro thanh khoản hàm ý mức độ dễ dàng hay khó khăn khi mua hoặc bán lại CCQ Quỹ mở có ưu điểm lớn về thanh khoản so với quỹ đóng là CCQ của quỹ mở được giao dịch theo định kỳ Tuy nhiên, số lượng CCQ mà quỹ có thể mua lại vào ngày giao dịch vẫn bị một số hạn chế theo quy định của pháp luật để đảm bảo hoạt động ổn định của quỹ
Rủi ro xung đột lợi ích
CTQLQ gặp phải những xung đột nhất định về lợi ích giữa các QĐT và các sản phẩm tài chính khác do CTQLQ điều hành CTQLQ cần thiết lập quy chế kiểm soát nội bộ chặt chẽ, quy trình đầu tư cũng như bộ phận quản lý danh mục đầu
Trang 2320
tư riêng biệt cho từng quỹ nhằm hạn chế xung đột lợi ích giữa các quỹ Bên cạnh
đó, sự giám sát của ngân hàng giám sát cũng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro này
Rủi ro về tiến độ giải ngân
Quá trình phân bổ tài sản của quỹ mở vào các công ty đã niêm yết hoặc chưa niêm yết sẽ phụ thuộc nhiều vào tiến độ thực hiện cổ phần hóa, quyết định chấp thuận được niêm yết của các công ty theo chính sách của Chính phủ CTQLQ nên áp dụng chiến lược đầu tư năng động, linh hoạt thay đổi cơ cấu phân bổ tài sản vào cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết nhằm nắm bắt cơ hội thị trường mang lại hiệu quả tốt nhất cho quỹ
Rủi ro giảm sút giá trị tài sản ròng
Rủi ro này phát sinh chủ yếu do sự giảm giá của các loại cổ phiếu trên thị trường phi tập trung (OTC) và cổ phiếu niêm yết trên TTCK mà quỹ thực hiện đầu
tư Khi đó, NAV của quỹ sẽ bị giảm sút và ảnh hưởng trực tiếp đến thị giá của CCQ trên thị trường CTQLQ cần nghiên cứu lựa chọn dự án đầu tư hiệu quả, tăng trưởng với mức rủi ro hợp lý; thường xuyên theo dõi chặt chẽ những biến động và xu hướng của nền kinh tế để có những giải pháp đầu tư hợp lý
1.2.5 Nội dung hoạt động của quỹ mở
1.2.5.1 Mô hình tổ chức của quỹ mở
Quỹ mở là một hình thức của QĐT, có phương thức hoạt động tương đối đặc thù nên mô hình hoạt động của quỹ có các bên tham gia như: CTQLQ, ngân
hàng giám sát, công ty kiểm toán, NĐT và các tổ chức cung cấp dịch vụ
Trang 24Hình 1.1 – Mô hình tổ chức của quỹ mở
● CTQLQ (Fund management): được thành lập dưới dạng công ty cổ
phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện quản lý quỹ, danh mục đầu tư và một số dịch vụ giá trị gia tăng như tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp Một CTQLQ có thể thành lập nhiều quỹ, gọi là các quỹ gia đình Mỗi quỹ có thể khác nhau về tiêu chí đầu tư, quốc gia đầu tư, tài sản hoặc ngành nghề đầu tư nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng của những NĐT Ở Việt Nam hiện nay, VietFund Management (VFM) đang quản lý các quỹ VF1, VF2, VF3 và VF4 Mekong Capital quản lý quỹ Mekong Enterprise Fund, Ltd; Mekong Enterprise Fund II, Ltd; Vietnam Azalea Fund Limited…
Công ty quản lý quỹ
Ban đại diện quỹ
Ngân hàng
giám sát
Các tổ chức cung cấp dịch vụ
UBCKNN
Công ty kiểm toán
QUỸ MỞ
hoạt động của quỹ
định kỳ hàng năm
B Bảo quản, giám sát
T tài sản của quỹ,
định giá NAV
mục tiêu, thực hiện đầu tư
Cung cấp dịch vụ
Trang 2522
Theo quy định của Việt Nam, CTQLQ thực hiện một số nhiệm vụ chính trong hoạt động của quỹ mở như sau:
- Phân bổ danh mục đầu tư của quỹ theo mục tiêu mà quỹ đề ra
- Hoàn thành việc phân phối CCQ mở trong thời hạn quy định
- Thay mặt Ban đại diện quỹ xây dựng và ban hành điều lệ quỹ, bản cáo bạch tóm tắt; trường hợp sữa đổi, bổ sung điều lệ quỹ, CTQLQ phải lấy ý kiến của đại hội NĐT
- Tiếp nhận và thực hiện giao dịch mua/bán/chuyển đổi CCQ cho NĐT khi có yêu cầu
- Thực hiện hoặc ủy quyền cho ngân hàng giám sát xác định NAV của quỹ và NAV/CCQ
- Đền bù thiệt hại cho quỹ và NĐT trong trường hợp NAV bị định giá sai
- Tổ chức họp đại hội NĐT thường niên hoặc bất thường về hợp nhất, sáp nhập hoặc giải thể quỹ
- Thực hiện phân chia lợi nhuận của quỹ cho NĐT theo quy định tại điều lệ quỹ và chính sách chia lợi nhuận được công bố tại bản cáo bạch
Ngân hàng giám sát (Custodian/ Fund Administralor): Là NHTM
do CTQLQ lựa chọn và phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, có chức năng thực hiện dịch vụ lưu ký và kiểm tra, giám sát, bảo đảm hoạt động quản lý quỹ của CTQLQ là phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ quỹ Ngân hàng giám sát cũng thực hiện đăng ký sở hữu CCQ cho NĐT; thực hiện các hoạt động giúp NĐT thực hiện quyền phát sinh liên quan đến việc sở hữu CCQ Ngân hàng giám sát có nghĩa vụ lưu giữ và bảo quản an toàn tài sản của quỹ, xác nhận các báo cáo liên quan đến tài sản và hoạt động của quỹ
Công ty kiểm toán (Auditor): Là công ty kiểm toán bên ngoài có đội ngũ kiểm toán viên công chứng (chartered accountant), thực hiện công việc kiểm tra và xác nhận các báo cáo tài chính của quỹ là xác thực Công ty kiểm toán không được có quan hệ tham gia góp vốn, nắm giữ cổ phần, vay hoặc cho vay với
Trang 26 Ban đại diện quỹ (board of Directors) là những người đại diện cho
NĐT được đại hội NĐT bầu ra để thay mặt NĐT thực hiện việc giám sát các hoạt động của quỹ, CTQLQ và ngân hàng giám sát
Các tổ chức cung cấp các dịch vụ
- Đại lý phân phối: là tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng lưu
ký, NHTM, doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký hoạt động phân phối CCQ mở
- Đại lý ký danh: là đại lý phân phối đứng tên chủ sở hữu tài khoản ký
danh, thực hiện giao dịch CCQ thay mặt cho các NĐT tại sổ phụ
- Tổ chức cung cấp báo giá: là tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ
chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối, các hệ thống báo giá trái phiếu được CTQLQ lựa chọn để cung cấp báo giá tài sản không phải là chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán đã đăng ký giao dịch
- Tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan: là ngân hàng lưu ký, Trung
tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) được CTQLQ ủy quyền cung cấp một hoặc một số các hoạt động như: dịch vụ quản trị đầu tư và dịch vụ đại lý chuyển nhượng
1.2.5.2 Quản lý tài chính của quỹ mở
a Thu nhập của quỹ mở
Thu nhập cổ tức từ hoạt động đầu tư
Lãi trái phiếu
Lãi tiền gửi từ tiền gửi cho kỳ hạn và không kỳ hạn
Chênh lệch mua bán các tài sản từ hoạt động đầu tư của quỹ
Các khoản thu nhập khác
Trang 2724
b Phí liên quan đến hoạt động của quỹ mở: Mỗi quỹ mở đều có quy
định riêng về các loại phí mà NĐT phải trả cho CTQLQ cũng như chi phí mà quỹ phải thanh toán cho CTQLQ và các nhà cung cấp dịch vụ cho quỹ Các khoản phí này được quy định cụ thể trong Bản cáo bạch và Điều lệ quỹ, bao gồm:
Các loại phí mà NĐT chi trả trực tiếp khi họ bắt đầu tham gia vào quỹ (mua CCQ) và khi rút tiền khỏi quỹ (bán lại CCQ), bao gồm:
Phí
phát hành
Phí mà NĐT trả cho CTQLQ khi đăng ký mua CCQ CTQLQ sử dụng khoản phí này để chi trả cho các công ty phân phối CCQ, bao gồm phí phát hành lần đầu và phí phát hành các lần tiếp theo: được tính theo tỷ
lệ phần trăm số tiền đăng ký mua CCQ, không vượt quá 5% giá trị giao dịch
Phí phát hành, phí mua lại, phí chuyển đổi có thể được các CTQLQ quy định với các mức khác nhau căn cứ vào thời hạn nắm giữ CCQ, mục tiêu đầu tư hoặc giá trị khoản đầu tư
Chi phí hoạt động của quỹ (các loại phí quỹ phải trả): là các khoản phí phát sinh thường xuyên theo hiệu quả hoạt động hay quy mô của quỹ, bao gồm:
- Phí quản lý tài sản trả định kỳ cho CTQLQ, được tính theo tỷ lệ phần trăm NAV trung bình của quỹ
- Phí lưu ký tài sản quỹ, chi phí giám sát trả cho ngân hàng giám sát, dựa trên mức phần trăm NAV trung bình hàng năm của quỹ
- Chi phí dịch vụ quản trị quỹ, chi phí dịch vụ đại lý chuyển nhượng và các chi phí khác mà CTQLQ trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan
- Chi phí kiểm toán trả cho công ty kiểm toán
Trang 28- Chi phí liên quan đến thực hiện các giao dịch tài sản của quỹ
CTQLQ công bố thông tin về tỷ lệ chi phí hoạt động của quỹ và tốc độ vòng quay danh mục của quỹ sau khi được ngân hàng giám sát xác nhận kể từ ngày kết thúc quý II và quý IV hàng năm
Tỷ lệ chi phí hoạt động của quỹ xác định theo công thức sau:
Trong quá trình hoạt động, quỹ sẽ phát sinh các chi phí liên quan đến giao dịch mua/bán cổ phiếu trên TTCK (quay vòng) Tốc độ vòng quay danh mục của quỹ là chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của hoạt động mua/bán trên tới kết quả của quỹ Chỉ tiêu tốc độ vòng quay danh mục đầu tư của quỹ được xác định theo công thức sau:
c Phân phối lợi nhuận: lợi nhuận của quỹ được phân chia theo quy
định tại Điều lệ quỹ và phải được đại hội NĐT hoặc Ban đại diện quỹ chấp thuận với hình thức phân chia bằng tiền hoặc đơn vị quỹ Khối lượng đơn vị quỹ được phân chia trên cơ sở NAV/CCQ tại ngày chốt danh sách NĐT hoặc một giá trị khác
theo quy định tại Điều lệ quỹ
1.2.5.3 Phương thức giao dịch chứng chỉ quỹ
Kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực, CTQLQ phải thực hiện giao dịch CCQ cho NĐT Hoạt động giao dịch phải được tổ chức định kỳ theo quy định tại Điều lệ quỹ và đã được công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt
Trang 2926
a Xác định giá giao dịch chứng chỉ quỹ
- Giá giao dịch CCQ được xác định tại ngày giao dịch và được công bố đến NĐT theo quy định
- Giá giao dịch của một đơn vị quỹ được xác định như sau:
● Đối với giá bán CCQ: là mức giá mà NĐT phải thanh toán để mua một đơn vị CCQ Giá bán được xác định bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tính tại ngày giao dịch cộng thêm phí phát hành
● Giá mua lại CCQ: là mức giá mà quỹ phải thanh toán khi NĐT thực hiện việc bán lại CCQ cho quỹ Giá mua lại được xác định bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tính tại ngày giao dịch trừ đi phí mua lại
b Phương thức giao dịch
- NĐT trực tiếp đăng ký giao dịch CCQ thông qua hệ thống đại lý phân phối chỉ định bởi CTQLQ sau khi đã hoàn tất việc mở tài khoản giao dịch Phiếu yêu cầu giao dịch phải được điền đầy đủ thông tin và gởi đến đại lý phân phối trước thời điểm đóng sổ lệnh Các lệnh giao dịch (mua, bán, chuyển đổi) có thể được hủy trước thời điểm đóng sổ lệnh Việc thực hiện hủy lệnh sau thời điểm đóng sổ lệnh được xem là không có hiệu lực
● Thực hiện giao dịch mua chứng chỉ quỹ
- Đối với NĐT lần đầu giao dịch, NĐT phải mở tài khoản tại đại lý phân phối đã được chỉ định bởi CTQLQ NĐT phải đăng ký một tài khoản ngân hàng của mình phục vụ cho việc giao dịch Tên tài khoản ngân hàng mà NĐT đăng ký phải trùng khớp với tên NĐT đăng ký giao dịch
- Phiếu giao dịch CCQ phải được điền đầy đủ thông tin (theo mẫu) và gởi đến đại lý phân phối trước thời điểm đóng sổ lệnh Lệnh mua được gởi kèm theo chứng
từ hợp lệ xác nhận việc NĐT đã hoàn tất việc thanh toán vào tài khoản của quỹ hoặc được ngân hàng giám sát xác nhận về việc đã nhận đầy đủ tiền mua CCQ của NĐT
- Số lượng CCQ được phân phối sau khi NĐT thực hiện lệnh mua trong lần phát hành đầu tiên được tính theo công thức sau:
Trang 3027
Số tiền đăng ký mua
Số lượng CCQ được phân phối =
NAV của đơn vị quỹ tại ngày giao dịch
trong đó, giá phát hành = mệnh giá * (1 + phí phát hành)
- Số lượng CCQ được phân phối sau khi NĐT thực hiện lệnh mua trong các lần giao dịch tiếp theo được tính theo công thức:
Số tiền đăng ký mua x (1+ phí phát hành)
Số lượng CCQ được phân phối =
NAV của đơn vị quỹ tại ngày giao dịch
- Số lượng CCQ sau khi phân phối có thể là số lẻ ở dạng thập phân, làm tròn xuống tới số hạng thứ hai sau dấu phẩy
● Thực hiện giao dịch bán chứng chỉ quỹ
- Lệnh bán phải được điền đầy đủ thông tin vào phiếu giao dịch trước thời điểm đóng sổ lệnh
- Lệnh bán có thể không được thực hiện, hoặc chỉ được thực hiện một phần theo quy định của Điều lệ quỹ Đối với việc thực hiện một phần lệnh bán, CTQLQ áp dụng nguyên tắc phân phối theo cùng tỷ lệ, tức là phần giá trị được thực hiện sẽ được phân bổ cho tất cả các NĐT đăng ký giao dịch tại một kỳ giao dịch, theo cùng một tỷ lệ giữa giá trị thực hiện và giá trị đăng ký giao dịch, sao cho tổng giá trị các lệnh bán tại ngày giao dịch không làm cho NAV của quỹ thấp hơn năm mươi (50) tỷ đồng hoặc tổng giá trị của lệnh bán trừ đi tổng giá trị lệnh mua tại ngày giao dịch CCQ lớn hơn 10% NAV của quỹ
- Số lượng CCQ được mua lại trong trường hợp này được tính theo công thức sau:
SLTT
Xi = SLDKi x
∑ SLDK
Trang 3128
Trong đó:
Xi: số lượng CCQ thực tế của NĐT i được thực hiện (hay số lượng CCQ khớp lệnh bán) Kết quả được làm tròn xuống tới số hạng thứ hai sau dấu phẩy
SLDKi: số lượng CCQ mà NĐT đăng ký bán
SLTT: tổng số lượng CCQ mà CTQLQ có thể đáp ứng cho lệnh bán của NĐT ∑ SLDK: tổng số lượng CCQ đăng ký bán trong kỳ
- Số tiền bán CCQ mà NĐT nhận được tính theo công thức:
Giá trị bán nhận được = số lượng CCQ được mua lại * NAV của đơn
vị quỹ tại ngày giao dịch * (1 – Phí mua lại)
- NĐT tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế (nếu có) cho các giao dịch bán áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành
● Thực hiện giao dịch chuyển đổi chứng chỉ quỹ
- NĐT có thể thực hiện hoán đổi CCQ giữa các quỹ mở trong trường hợp CTQLQ quản lý từ hai (02) quỹ mở trở lên
- Lệnh chuyển đổi phải được điền đầy đủ thông tin vào “Phiếu đăng ký chuyển đổi chứng chỉ quỹ” theo mẫu và được gởi đến đại lý phân phối trước thời điểm đóng sổ lệnh
- NĐT có quyền đăng ký chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần số lượng CCQ đang sở hữu sang một loại CCQ khác do CTQLQ phát hành và phải trả phí chuyển đổi
- Lệnh chuyển đổi được thực hiện theo nguyên tắc: lệnh bán đối với CCQ của quỹ chuyển đổi được thực hiện trước, sau đó mới thực hiện lệnh mua CCQ của quỹ mục tiêu
- CTQLQ sẽ tiến hành cập nhật đầy đủ các quy định liên quan đến các thủ tục cho việc chuyển đổi quỹ và thông tin cụ thể đến NĐT thông qua trang thông tin điện tử của CTQLQ và hệ thống đại lý phân phối
1.2.5.4 Nguyên tắc, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng
a Nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng
Trang 3229
- Việc xác định NAV và NAV/CCQ do CTQLQ thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan xác định lập và phải có xác nhận của ngân hàng giám sát về việc tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ
- Tần suất xác định NAV và NAV/CCQ được quy định tại Bản cáo bạch dựa trên tần suất giao dịch CCQ và được công bố trên các trang thông tin điện tử của CTQLQ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, đại lý phân phối
b Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng
Giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) = Tổng tài sản có của quỹ - Tổng nợ phải trả của quỹ
- Tổng nợ phải trả của quỹ là các khoản nợ hoặc các nghĩa vụ thanh toán của quỹ tính đến ngày trước ngày định giá (bao gồm phải trả mua chứng khoán, phải trả phí quản lý, phí giám sát, phí môi giới, phí lưu ký, phí hành chính, phí định giá, ) Phương thức xác định giá trị các khoản nợ và nghĩa vụ thanh toán phải được ngân hàng giám sát xác nhận là phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan
- Tổng tài sản có của quỹ là tổng giá trị các tài sản do quỹ sở hữu được
tính như sau:
Đối với chứng khoán niêm yết: Giá đóng cửa ngày giao dịch trước
ngày định giá
Đối với chứng khoán chưa niêm yết: dựa theo quy trình và phương
pháp định giá tài sản được ngân hàng giám sát xác nhận và Ban đại diện quỹ, Đại hội NĐT phê chuẩn
Tài sản khác của quỹ như cổ tức, lãi, tiền mặt… được tính theo giá trị
thực tế tại thời điểm xác định
- Giá trị đơn vị quỹ bằng NAV của quỹ chia cho tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành tại ngày giao dịch trước ngày định giá, và được làm tròn đến hàng đơn vị
Trường hợp không có giá thị trường tại ngày giao dịch gần nhất, hoặc giá thị trường có nhiều biến động, CTQLQ sẽ sử dụng giá trị hợp lý xác định theo
Trang 33Tại các quốc gia có ngành công nghiệp quỹ phát triển như Mỹ, Nhật
Bản, Thái Lan, Singapore,… các QĐT chứng khoán đều trải qua những giai đoạn phát triển mang tính chọn lọc, từ tự phát đến hỗ trợ phát triển, từ nâng cao nhận thức của công chúng đầu tư, các cơ quan quản lý đến xây dựng cơ sở hạ tầng và môi trường pháp lý cần thiết cho các quỹ hoạt động
1.3.1.1 Hoạt động của quỹ mở tại Mỹ
Tại Mỹ, các QĐT chứng khoán đã có được một lịch sử hoạt động khá lâu đời Hình thức tín thác đầu tư (đơn vị tín thác đầu tư UITs) là hình thức ban đầu của các QĐT chứng khoán tại Mỹ Sau sự kiện TTCK sụp đổ vào năm 1929, quỹ công
ty xuất hiện và được biết đến với tên gọi là các công ty quản lý (Management Company) Đây thực chất là một loại QĐT được tổ chức dưới dạng một công ty đầu
tư dạng mở (quỹ tương hỗ) và công ty đầu tư dạng đóng Theo quy định của Mỹ, tất
cả các QĐT chứng khoán cho dù là một công ty quản lý hay là một quỹ tín thác đều phải lập Hội đồng quản trị và có ít nhất 40% thành viên trong hội đồng phải là các thành viên độc lập không liên quan tới CTQLQ Trong giai đoạn đầu phát triển của ngành quỹ, các quỹ đóng phát triển mạnh mẽ Nhưng hiện nay, quỹ mở lại trở nên phổ biến hơn rất nhiều so với các loại quỹ khác đang hoạt động tại Mỹ và được biết đến nhiều nhất với tên gọi là các quỹ tương hỗ Mỹ có thị trường quỹ tương hỗ lớn nhất thế giới (49%) với tổng giá trị tài sản ròng đạt 13.045 tỷ USD Hầu hết các quỹ
mở thường thuộc một trong bốn các loại hình: quỹ đầu tư vào thị trường tiền tệ (21%), quỹ đầu tư vào trái phiếu (26%), quỹ đầu tư vào cổ phiếu (45%) và quỹ hỗn
hợp (8%) (xem Biểu đồ 1.1)
Trang 3431
Nguồn: www.icifactbook.org
Biểu đồ 1.1- Tổng giá trị tài sản ròng quỹ tương hỗ của Mỹ năm 2012
Nếu như năm 1960, tại Mỹ chỉ có 160 quỹ mở với tổng tài sản quản lý 17
tỷ USD, thì năm 1980 đã có 564 quỹ với tổng số tài sản quản lý lên tới 134 tỷ USD Năm 1990, số quỹ tăng lên 3.079 quỹ và tổng số tài sản lên tới trên 1.000 tỷ USD
và đến cuối năm 2012 có 7.596 quỹ với tổng số tài sản quản lý là 13.045 tỷ USD
Để hỗ trợ cho ngành quỹ phát triển, Chính phủ Mỹ đã thực hiện các chính sách ưu đãi như đặt ra một bộ quy định kế toán, nguyên tắc thuế đặc biệt cho phép các quỹ sẽ không bị đánh thuế trên thu nhập nếu quỹ phân bổ 90% thu nhập cho cổ đông và đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư theo Bộ luật thuế thu nhập trong nước Tiếp đến là sự thay đổi trong bộ Quy tắc doanh thu nội bộ năm
1975, cho phép các cá nhân được mở tài khoản lương hưu cá nhân (IRAs) và người dân khi đã là thành viên của tổ chức hưu trí vẫn có thể đóng góp một khoản tiền giới hạn vào quỹ
Hiện tại, các QĐT chứng khoán tại Mỹ có những văn bản pháp lý riêng, hoàn chỉnh để điều chỉnh các hoạt động và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các NĐT, đó là Luật Công ty Đầu tư 1940; Luật các nhà tư vấn đầu tư 1940 điều chỉnh
tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư; Luật chứng khoán 1933 và Luật Giao dịch và Chứng khoán 1934 về công bố thông tin và các chế độ báo cáo; quy định về thẩm quyền thanh tra, giám sát hoạt động của các công ty đầu tư cũng như của các tổ chức quản lý đầu tư của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ
Trang 3532
1.3.1.2 Hoạt động của quỹ mở tại Thái Lan
Tại Thái Lan, tuy áp dụng khá phổ biến mô hình quỹ tín thác đầu tư, nhưng không có Luật tín thác, các quan hệ ủy thác đầu tư đều dựa trên cơ sở hợp đồng tín thác Hầu hết các quỹ đầu tư chứng khoán tại Thái Lan được lập theo dạng
“hợp đồng tín thác” hay còn gọi là quỹ đầu tư chứng khoán dạng hợp đồng, được chia thành hai loại cơ bản theo cơ chế vận động của vốn là quỹ đóng và quỹ mở như một số nước ở Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia …
Các quỹ mở được thành lập tại Thái Lan vào đầu những năm 90 nhưng hiện nay phát triển rất nhanh và trở thành loại hình phổ biến của ngành quỹ tại TTCK Thái Lan Sở dĩ ngành quỹ của Thái Lan phát triển là do các QĐT tại Thái Lan đã xây dựng được các kênh phân phối rất mạnh thông qua các NHTM, ngân hàng tiết kiệm chính phủ, công ty tài chính…Thái Lan cũng khuyến khích việc liên doanh với nước ngoài để thành lập QĐT chứng khoán và CTQLQ nhằm tranh thủ vốn và kỹ năng của đối tác nước ngoài Ngay trong giai đoạn đầu, Thái Lan đã cho phép sự tham gia của phía nước ngoài không những dưới hình thức CTQLQ liên doanh, mà còn cho phép lập các quỹ huy động vốn từ các nguồn trong và ngoài nước Cùng với sự hoạt động của các tổ chức tín thác đầu tư, Thái Lan cũng có sự quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp tín thác đầu tư
1.3.1.3 Hoạt động của quỹ mở tại Singapore
Chính phủ Singapore đã thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm hỗ trợ cho ngành quỹ phát triển như: Tăng cường sự ủy quyền cấp phép thành lập CTQLQ cho Công ty đầu tư của Chính phủ Singapore và Cơ quan quản lý tiền tệ cho phép thành lập các quỹ để thu hút các NĐT cá nhân; cải thiện chính sách thuế, xem xét lại cấu trúc của các quỹ tiết kiệm trung ương; tạo điều kiện phát triển các định chế tài chính trung gian và cho phép các định chế này tham gia vào việc phân phối, chào bán CCQ Các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành quỹ cũng được Chính phủ quan tâm và thực hiện như miễn thuế 2 năm đối với các CTQLQ mới được thành lập ở Singapore; trợ cấp 50% lương nhân viên
và trợ cấp 70% khoản đào tạo ở nước ngoài cho nhân viên các CTQLQ,
Trang 3633
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý tiền tệ Singapore đưa ra hệ thống giám sát
và khung pháp lý chặt chẽ đối với các hoạt động thành lập các quỹ, đặc biệt là hoạt động của các quỹ mở Cụ thể, để thành lập quỹ mở ở Singapore, CTQLQ phải là công ty đại chúng hoạt động ở Singapore và phải có yêu cầu về mức vốn điều lệ tối thiểu Để được hưởng những ưu đãi về thuế, CTQLQ mở phải có trụ sở ở Singapore
và phải được cơ quan quản lý tiền tệ Singapore cho phép quản lý quỹ mở Ngoài ra,
để được ưu đãi thuế, Luật Chứng khoán quy định danh sách các khoản mục đầu tư
mà quỹ mở bị hạn chế đầu tư
Cùng với những điểm tương đồng về mô hình và chính sách phát triển các QĐT chứng khoán như Singapore, Thái Lan còn có các quốc gia khác như: Hong Kong, Đài Loan, Malaysia…các nước này cũng đã rất thành công trong phát huy vai trò của các QĐT chứng khoán đối với nền kinh tế
1.3.1.4 Hoạt động của quỹ mở tại Nhật Bản
Bản thân các QĐT chứng khoán ở Nhật Bản không hình thành một cách
tự phát như ở các nước Châu Âu mà là một sản phẩm do Chính phủ tạo ra để khuyến khích công chúng góp vốn vào đầu tư Hiện tại, các QĐT chứng khoán được
áp dụng thuế suất thấp nhất và NĐT vào quỹ không phải nộp thuế thu nhập từ tài sản đầu tư Chính phủ luôn có chính sách khuyến khích phát triển QĐT chứng khoán và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyên biệt vào từng loại công cụ chứng khoán, đồng thời cũng khuyến khích việc thành lập các quỹ mở
Hiện nay, Nhật Bản có khoảng 2.617 QĐT chứng khoán, tồn tại dưới dạng là quỹ tín thác kiểu hợp đồng (Securities Investment Trust) gọi là các quỹ tín thác đầu tư chứng khoán và quỹ tín thác kiểu công ty (Securities Investment Corporation) được gọi là công ty đầu tư chứng khoán
Các quỹ tín thác đầu tư hoạt động dưới dạng quỹ mở và quỹ đóng Tuy nhiên, hầu hết các quỹ tín thác đầu tư kiểu hợp đồng hiện có ở Nhật Bản là quỹ mở Hoạt động của các quỹ mở trên TTCK Nhật Bản cho thấy, các quỹ mở hoạt động rất linh hoạt, tránh được sự thao túng của các CTQLQ thường xảy ra với các quỹ đóng,
Trang 3734
đồng thời giá CCQ của các quỹ mở cũng ổn định hơn nhiều so với giá CCQ của các quỹ đóng mỗi khi có các sự kiện tác động đến từng loại chứng khoán liên quan
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Với tư cách là một nước đi sau, Việt Nam có thể học hỏi những kinh
nghiệm từ các quốc gia có ngành quỹ phát triển để áp dụng một cách linh hoạt, giúp cho ngành quỹ của Việt Nam có thể phát triển lớn mạnh, phát huy được tối
đa tính ưu việt vốn có của nó
Thứ nhất, có thể nhận thấy rằng tại các thị trường phát triển, hệ thống
QĐT đã có một lịch sử phát triển lâu đời, cũng như ở các thị trường mới nổi có ngành QĐT đang bắt đầu đi vào quỹ đạo phát triển cũng đều có số lượng người tham gia đầu tư chứng khoán rất đông Tỷ lệ người am hiểu và tự mình trực tiếp kinh doanh chiếm rất nhỏ, đa số đều thông qua QĐT Trong khi đó, ở Việt Nam, với tỷ lệ người am hiểu TTCK còn thấp, vốn đầu tư nhỏ thì việc làm cấp bách trước mắt chính là thu hút đông đảo dân chúng tham gia đầu tư để giúp
cho các hoạt động đầu tư mang tính xã hội hóa cáo
Thứ hai, một đặc điểm về hình thái ban đầu của QĐT chứng khoán mà
tất cả các TTCK trong tiến trình phát triển của ngành quỹ đều có nét chung đó là: các quỹ đóng được hình thành và phát triển trước các quỹ mở Điều này có thể lý giải do cơ cấu vốn của quỹ đóng ổn định, giúp cho các CTQLQ chủ động trong thực hiện các dự án đầu tư mang tính dài hạn trong giai đoạn đầu khi kinh nghiệm đầu tư còn hạn chế Qua nghiên cứu thị trường Nhật Bản, Singapore, Thái Lan cho thấy, hoạt động của các quỹ mở rất linh hoạt, tránh được sự thao túng của CTQLQ quỹ thường xảy ra với các quỹ đóng Đồng thời khi thị trường có các thông tin liên quan đến chứng khoán thì giá CCQ của quỹ mở cũng ổn định hơn nhiều so với quỹ đóng
Trên kinh nghiệm thành lập và quản lý quỹ mở của một số quốc gia, vào cuối năm 2011, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành văn bản pháp luật -Thông tư 183/2011/TT-BTC về hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở Đến nay mặc dù còn hạn chế về số lượng và quy mô quỹ đi vào hoạt động nhưng đây cũng là một tín hiệu
Trang 3835
khả quan cho ngành công nghiệp quỹ của Việt Nam Việc thành lập và phát triển quỹ
mở ở Việt Nam sẽ tạo nhiều thuận lợi trong việc nâng cao tính thanh khoản cho các NĐT vào quỹ Bên cạnh đó, quỹ mở cũng sẽ là công cụ để Chính phủ bảo vệ thị trường trước những thao túng của một số tổ chức đầu tư hoặc những “biến động” bất lợi trên thị trường
Thứ ba, từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động TTCK nói
chung và ngành quỹ nói riêng Có thể thấy rằng tại các TTCK có ngành công nghiệp quỹ phát triển, QĐT chứng khoán và CTQLQ đều có hệ thống văn bản pháp lý ở cấp độ cao nhất điều chỉnh Đó là các bộ luật hoặc tối thiểu cũng là các chương trong luật chứng khoán của mỗi nước Do QĐT chứng khoán là loại hình có cơ cấu
tổ chức hoạt động tương đối phức tạp, bởi vậy pháp luật liên quan trong lĩnh vực hoạt động của quỹ phải hướng vào việc bảo vệ quyền lợi của những người đầu tư vào quỹ và giải quyết được các xung đột về lợi ích giữa NĐT và CTQLQ
Thứ tư, theo kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, ngành quỹ ra đời xuất
phát từ định hướng phát triển của Chính phủ Vì thế, phát huy vai trò của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn sơ khai của quỹ mở là điều mang tính cấp bách hiện nay trong việc định hướng, tạo lập môi trường hoạt động và cơ chế chính sách để đa dạng hóa các loại hình quỹ: hệ thống pháp lý liên quan đến sự ra đời và hoạt động của các sản phẩm quỹ; chính sách phát triển TTCK, chính sách ưu đài về thuế để thu hút đông đảo NĐT tham gia vào quỹ,…Ngoài ra Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành thực hiện quảng bá, giới thiệu về hoạt động của quỹ mở cho đông đảo các NĐT, các tổ chức tham gia thị trường cũng như tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ quản lý quỹ cho các nhà quản lý quỹ và các nhân viên đang làm việc trong các tổ chức phân phối
Thứ năm, Sự thành công hay thất bại của việc kinh doanh QĐT phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng phân phối và dịch vụ Việc hỗ trợ của các ngân hàng được thể hiện qua những nỗ lực trong việc phân phối là chìa khoá cho sự thành công của các QĐT Tại Việt Nam, hệ thống NHTM hiện đang là những tổ chức tham gia lớn nhất trên thị trường tài chính với hệ thống kênh phân phối
Trang 3936
rộng khắp đã được thiết lập từ lâu và không ngừng được mở rộng Vì vậy, việc phân phối với hệ thống ngân hàng để có thể tận dụng được hệ thống kênh phân phối lớn sẵn có này sẽ là một lợi thế không nhỏ cho các QĐT ở Việt Nam Bên cạnh đó, kinh nghiệm liên doanh với nước ngoài để thành lập QĐT và CTQLQ nhằm tranh thủ vốn và kỹ năng của đối tác nước ngoài cũng
là điều mà Việt Nam nên học tập Hiện nay, các điều kiện, nguồn lực của Việt Nam để phát triển QĐT rất còn hạn chế nên việc dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài là cần thiết Tuy nhiên, việc liên doanh phải hết sức thận trọng, một mặt tạo điều kiện cho các QĐT trong nước phát triển, mặt khác tránh được sự thao túng thị trường từ bên ngoài
Trang 4037
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qũy mở là một loại hình của QĐT, góp phần đưa TTCK Việt Nam ngày càng ổn định và chuyên nghiệp hơn thông qua các hình thức đầu tư đa dạng Qua tìm hiểu kinh nghiệm thành lập và phát triển quỹ mở của một số quốc gia trên thế giới, chúng ta phải nhìn nhận rằng ngành quỹ trong nước còn nhỏ bé và khiêm tốn, đặc biệt là loại hình quỹ mở còn khá xa lạ đối với các thành viên tham gia thị trường Một trong những định hướng quan trọng trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là đa dạng hóa sản phẩm chứng khoán và phát triển
hệ thống NĐT tổ chức, đặc biệt là các loại hình QĐT Vì thế sự ra đời của quỹ mở cũng nằm trong xu thế tất yếu của Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam Để loại hình quỹ mở được hình thành và phát triển tại Việt Nam thì ngoài định hướng phát triển từ phía Chính phủ, sự nỗ lực của các nhà tạo lập thị trường, Việt Nam cần phải học tập kinh nghiệm của các nước đi trước, dần khắc phục những hạn chế của thị trường quỹ và hướng tới đa dạng hóa các sản phẩm cho thị trường trong nước