Luận văn nhằm đánh giá thực trạng tình hình cung cấp sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của ngành da giầy để từ đó đưa ra đề xuất hệ thống giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển thị trường, ổn định sản xuất trong nước và tận dụng những cơ hội để tăng trưởng bền vững.
Trang 1TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: Giải pháp phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy Việt Nam đến
năm 2015
Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Diễm Hằng Khóa: 2009 - 2011
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Lịch
1 Lý do chọn đề tài:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành da giày chủ yếu tập trung ở thị trường nước ngoài Còn đối với thị trường tiêu thụ nội địa lại tỏ ra khá mờ nhạt Vấn đề định hướng phát triển thị trường nội địa của ngành da giày là một trong những định hướng cần ưu tiên và nghiên cứu để tạo cho các doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất
và kinh doanh
2 Mục đích nghiên cứu: Nhằm hướng đến các mục tiêu cơ bản sau:
- Làm rõ những khái niệm về phát triển thị trường nội địa nói chung và vị trí, vai trò của ngành da giầy Việt Nam nói riêng trong phát triển kinh tế xã hội
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ tại thị trường nội địa sản phẩm ngành da giầy Xác định được những thành tựu cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển thị trường nội địa của sản phẩm Ngành
- Xác định được phương hướng, dự báo tình hình tiêu thụ sản phẩm Ngành trong giai đoạn tới Đưa ra đề xuất các nhóm giải pháp và một số khuyến nghị nhằm định hướng phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm da giầy
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trong luận văn là hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty thuộc ngành da giầy Việt Nam thông qua Hiệp hội da giầy Việt Nam, Vienj Nghiên cứu Da giầy
Trang 2Các dẫn chứng, số liệu trong luận văn được trích dẫn từ Quy hoạch Phát triển Ngành da giầy Việt Nam đến năm 2020; các số liệu thống kê của Hiệp hội da giầy Việt Nam, Viện Nghiên cứu da giầy Việt Nam, các Vụ chuyên ngành thuộc Bộ Công Thương
4 Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến nội dung nghiên cứu
- Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận văn bao gồm: thu thập số liệu qua thực tiễn phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu ngành da giầy của Vụ Thị trường trong nước, Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), Viện Nghiên cứu da giầy, Hiệp hội da giầy Việt Nam trong những năm qua; khảo sát, phân tích và tổng hợp các văn bản pháp luật, phương pháp thống kê, hệ thống hóa các dự
án, công trình nghiên cứu đã được công bố
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương được sắp xếp có quan hệ mật thiết với nhau từ cơ sở lý luận đến thực trạng và giải pháp
Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường và phát triển thị trường nội địa
Lý thuyết chung về thị trường và thị trường nội địa; Các tiêu chí đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp; Sự cần thiết phải phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp ngành da giầy Việt Nam; Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và một số doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển thị trường nội địa
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường nội địa sản phẩm ngành da giầy Việt Nam
Đặc điểm phát triển của Ngành da giầy Việt Nam; Thực trạng về thị trường tiêu thụ nội địa của ngành da giầy Việt Nam; Đánh giá chung về tình hình phát triển thị trường nội địa của sản phẩm ngành da giầy trong thời gian qua; Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy
Chương 3: Phương hướng, dự báo và hệ thống giải pháp phát triển thị trường nội địa sản phẩm ngành da giầy đến năm 2015
Trang 3Phương hướng phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy Việt Nam; Dự báo
nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm ngành da giầy; Hệ thống giải pháp nhằm phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2015; Đề xuất và khuyến nghị
Hà Nội, ngày tháng 03 năm 2012
Ý kiến người hướng dẫn
TS Nguyễn Văn Lịch
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Diễm Hằng