Đề tài đi sâu phân tích sự cần thiết của việc phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiêp Việt nam xuất khẩu giày dép, tình hình chiếm lĩnh thị trường nội địa của các doanh nghiệp này và đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu giày dép.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT XK : Xuất khẩu VN : Việt Nam DN : Doanh nghiệp TNHH: Trách nhiêm hữu hạn CBCNV: Cán bộ công nhân viên SP: Sản phẩm NPL: Nguyên phụ liệu GDP: Gross Domestic Product EU : European Union ISO: International Organization for Standardization GSP: Generalized System of Preferences SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 DANH MỤC BẢNG BIỂU SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Thị trường nội địa luôn có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất - lưu thông hàng hoá, là nơi khởi đầu và cũng là nơi kết thúc đầu vào, đầu ra cho sản xuất và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong nước. Chỉ khi sản xuất hàng hoá phát triển, phân công lao động xã hội diễn ra vượt quá phạm vi biên giới quốc gia thì thị trường quốc tế mới phát triển, quá trình tự do hoá thương mại mới diễn ra sâu rộng. Hay nói cách khác, chỉ khi thị trường nội địa phát triển mới có điều kiện để thâm nhập nhanh vào thị trường quốc tế và mang lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy thị trường nội địa luôn có vai trò đặc biệt quan trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng của mỗi quốc gia, nhất là đối với nước ta một nước có dân số gần 80 triệu người và đang trong giai đoạn tiến tới hình thành đầy đủ và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc phát triển thị trường nội địa càng có ý nghĩa to lớn. Trong những năm qua, giày dép là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước và tạo được rất nhiều việc làm. Tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất giày dép của Việt Nam lại chiếm thị phần khiêm tốn ở thị trường trong nước. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho nhu cầu đối với mặt hàng giày dép trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh, nhiều đơn hàng bị hủy, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất giày dép xuất khẩu gặp vô vàn khó khăn. Trong bối cảnh đó, việc chú trọng phát triển thị trường trong nước là một giải pháp hợp lý cho các doanh nghiệp này để duy trì và phát triển sản xuất, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và việc làm cho người lao động. Đây cũng là bước đi mới trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất giày dép xuất xuất khẩu và cũng là con đường để các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giày dép xuất khẩu vượt qua khó khăn, phát triển trong tương lai. Xuất phát từ những vấn đề mang tính cấp thiết trên, tôi đã lựa chọn đề tài SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 “Giải pháp phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giày dép xuất khẩu” để thực hiện chuyên đề thực tập. Đây là một đề tài phù hợp với chuyên ngành Kinh tế phát triển và tình hình thực tế của cơ sở thực tập, giúp cho tôi củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị, làm quen với công tác quản lý kinh tế. Phạm vi xử lý Phạm vi không gian: Đề tài đi sâu phân tích sự cần thiết của việc phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiêp Việt nam xuất khẩu giày dép, tình hình chiếm lĩnh thị trường nội địa của các doanh nghiệp này và đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu giày dép. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay và dự báo xu hướng đến năm 2015. Cách thức giải quyết vấn đề Về mặt cơ sở lý luận, tôi sử dụng những kiến thức được trang bị của chuyên ngành Kinh tế phát triển để trình bày một cách tổng quát lý thuyết về khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa của doanh nghiệp. Về mặt cơ sở thực tế, những nghiên cứu thực tế mà tôi thu nhập được trên cơ quan thực tập. Kết hợp lý thuyết kinh tế với tình hình thực tế hiện nay để đề xuất phương hướng và giải pháp giải quyết vấn đề. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp: Duy vật biện chứng. khảo sát thực tế, thống kê so sánh, phân tích tổng hợp. Kết quả dự kiến và đóng góp của đề tài Đề tài đưa ra những đánh giá về khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa của SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu giày dép. Chỉ ra những thuậnl lợi, khó khăn khi tiếp cận thị trường nội địa và những hạn chế ảnh hưởng tới việc chiếm lĩnh thị trường nội địa của các doanh nghiệp này. Đưa ra các giải pháp nhằm phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn hạn chế để các doanh nghiệp này có thể chiếm lĩnh thị trường nội địa thành công Kết cấu của chuyên đề Chương I: Sự cần thiết phải phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp; Chương II: Đánh giá thực trạng phát triển thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giày dép xuất khẩu; Chương III: Giải pháp phát triển thị trường trong nước của các doanh nghiệp giày dép. SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG I - SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SẢN XUẤT GIÀY DÉP XUẤT KHẨU 1. Lý thuyết chung về chiến lược phát triển thị trường 1.1 Một số vấn đề về thị trường 1.1.1 Khái niệm và phân loại thị trường * Khái niệm thị trường: Có rất nhiều khái niệm về thị trường, mỗi nhà kinh tế định nghĩa theo một cách khác nhau: Nếu như Mc Carthy định nghĩa: “Thị trường có thể hiểu là một nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương đương và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau để thoả mãn các nhu cầu đó.” Thì nhiều nhà kinh tế học khác lại quan niệm: “Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ”. Hay đơn giản hơn người ta lại quan niệm: “Thị trường là tổng hợp các số cộng của người mua về một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ”. Hay “Thị trường là cái chợ, là nơi mua bán hàng hoá”. Thời gian gần đây có nhà kinh tế còn định nghĩa: “Thị trường là nơi mua bán hàng hóa, là một quá trình trong đó người mua và người bán trao đổi một thứ hàng hóa tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền trong một thời gian và không gian nhất định.” Các định nghĩa trên đây về thị trường đã nhấn mạnh về địa điểm mua bán và vai trò của người mua - người bán. Nhưng đã nói đến thị trường là phải nói đến các yếu tố sau: SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1. Phải có khách hàng, không nhất thiết phải gắn với địa điểm xác định; 2. Khách hàng phải có nhu cầu được thoả mãn, đây chính là động cơ thúc đẩy khách hàng thể hiện nhu cầu mua sắm; 3. Khách hàng phải có khả năng thanh toán; 4. Phương tiện và hình thức thanh toán chủ yếu là tiền. *Phân loại thị trường: Có thể có nhiều cách thức khác nhau để mô tả thị trường, sở dĩ có sự khác nhau đó là do mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Với mục đích nghiên cứu thị trường để tìm ra giải pháp phát triển thị trường thì doanh nghiệp cần phải xem xét thị trường của mình theo phương thức tổng quát đó là chia thị trường của mình thành: Thị trường đầu vào và Thị trường đầu ra. + Thị trường đầu vào: việc nghiên cứu Thị trường đầu vào là quan trọng và đặc biệt ý nghĩa đối với sự hiệu quả và ổn định của nguồn cung cấp nguyên vật liệu, hàng hoá và dịch vụ cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Thị trường đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên trong đề tài này ta chỉ chú trọng đến việc phân loại thị trường và cách thức phân loại thị trường đầu ra. + Thị trường đầu ra: Nghiên cứu thị trường đầu ra trực tiếp ảnh hưởng đến các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Mục tiêu của các chiến dịch Marketing là giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Để mô tả thị trường đầu ra của doanh nghiệp ta có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp 03 tiêu thức cơ bản: sản phẩm, địa lý và thị hiếu khách hàng như sau: a. Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức sản phẩm: SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thị trường phân loại theo tiêu thức sản phẩm thường được các doanh nghiệp phân loại theo các tiêu chí sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra bao gồm: Thị trường tư liệu sản xuất và thị trương tư liệu tiêu dùng. - Tư liệu sản xuất là những sản phẩm dùng để sản xuất. Thị trường tư liệu sản xuất là loại thị trường sơ cấp. Sản phẩm của thị trường này có các loại máy móc, thiết bị sản xuất hay các loại hóa chất dùng trong sản xuất… - Hàng tiêu dùng là những sản phẩm dùng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân như: quần áo, giày dép, thuốc chữa bệnh, thực phẩm… Thị trường tư liệu tiêu dùng là loại thị trường thứ cấp, cung cấp sản phẩm cuối cùng trong chuỗi sản xuất ra thị trường. b. Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lí Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lý tùy thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường xác định phạm vi địa lí, lãnh thổ mà sản phẩm của họ có thể tiêu thụ hoặc vươn tới để kinh doanh. Theo tiêu thức này có thể phân chia thành hai loại vùng lãnh thổ đó là: Thị trường trong nước và Thị trường quốc tế. - Thị trường trong nước: hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chỉ chú trọng đến thị trường trong nước. Thị trường trong nước có thể lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn và ít chịu hàng rào thuế quan cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm. Tùy theo từng doanh nghiệp có thể chia thị trường trong nước ra các tiêu thức nhỏ hơn theo miền, vùng, tỉnh/thành phố… - Thị trường quốc tế: thường thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, các công ty đa quốc gia. Các công ty tham gia loại thị trường này có quy mô lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm được quy định chặt chẽ theo quy chuẩn quốc tế, có khả năng tài chính để dễ dàng vượt qua được các hàng rào thuế quan của các SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nước để thâm nhập thị trường quốc tế. Thị trường loại này có thể chia thành thị trường theo châu lục, thị trường theo khu vực… c. Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức thị hiếu khách hang Theo tiêu thức này, doanh nghiệp mô tả thị trường của mình theo các nhóm khách hàng mà họ có thể hưởng tới để thỏa mãn. Khách hàng của doanh nghiệp bao gồm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Về nguyên lý, tất cả các khách hàng có mặt trên thị trường đều có thể là khách hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với mỗi nhóm khách hàng khác nhau thì tiêu chí về sản phẩm khác nhau. Ví dụ: đối với nhóm khách hàng thuộc vùng có thu nhập thấp thì yêu cầu cao nhất là giá rẻ còn chất lượng của sản phẩm chỉ cần đạt được ở mức có thể chấp nhận được, còn đối với nhóm khách hàng có thu nhập cao thì tiêu chí hàng đầu là mẫu mã đẹp và chất lượng sản phẩm cao. Doanh nghiệp không thể đáp ứng được hết các nhu cầu đa dạng đó mà chỉ có thể đáp ứng tốt một hoặc một số yêu cầu về cách thức mua sắm nào đó của khách hàng. Tất cả những điều nêu trên dẫn đến một thực tế là hình thành trên thị trường những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có thể chinh phục. 1.1.2 Chức năng của thị trường Thị trường có tác động đến nhiều mặt của sản xuất tiêu dùng xã hội. Thị trường là một loại dung môi đảm bảo cho các hoạt động sản xuất tiêu dùng phát triển liên tục với quy mô ngày càng mở rộng. Thị trường đảm bảo cho hàng hóa tiêu thụ hợp lý, phù hợp với nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng. Khi đã được thỏa mãn nhu cầu, thị trường có tác dụng thúc đẩy, gợi mỏ nhu cầu đưa đến những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng làm cho chất lượng sống tăng lên, thúc đẩy xã hội phát triển. Vì vậy, thị trường có các chức năng cơ bản sau: Thứ nhất chức năng thừa nhận: đối với các doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm sản xuất ra là để bán, các sản phẩm này muốn được tiêu thụ phải được thị trường SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thừa nhận. Đối với các doanh nghiệp thương mại, mặc dù không trưc tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng sản phẩm hoặc dịch vụ họ cung cấp cũng phải được thị trường thừa nhận. Nếu hàng hóa, dịch vụ được thị trường thừa nhận tức là có thể bán được thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn và có lãi, thậm chí có thể mở rộng quy mô. Ngược lại, nếu không được thị trường thừa nhận, doanh nghiệp sẽ dẫn đến chỗ phá sản. Do đó để được thị trường thừa nhận, trước khi cung cấp sản phẩm, doanh nghiệp đều phải tiến hành nghiên cứu thị trường nhất là nhu cầu khách hàng về sản phẩm mà họ sẽ cung cấp. Thứ hai là chức năng thực hiện: Qua tiêu thụ, hàng hóa mới thực hiện được chức năng giá trị của mình tức là chuyển từ hình thái hiện vật sang hính thái già trị. Thông qua thị trường, hàng hóa được tiêu thụ khi đó tính hữu ích của sản phẩm mới được xác định. Sự gặp gỡ giữa người mua và người bán được xác định bằng giá hàng hóa và hàng hóa thực hiện được chức năng giá trị tức là chuyển từ người bán sang người mua. Thị trường có chức năng thực hiện quá trình này. Thứ ba là chức năng điều tiết và kích thích: Thông qua hành vi trao đổi hàng hóa trên thị trường, thị trường điều tiết và kích thích sản xuất kinh doanh phát triển hoặc ngược lại. Thị trường thực hiện chức năng điều tiết khiến điều hòa sự rút lui hoặc gia nhập của các doanh nghiệp. Chức năng này được thực hiện thông qua cơ chế đặc trưng của thị trường. Nếu hàng hóa được tiêu thụ tốt sẽ kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đồng thời kích thích các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường để đa dạng hóa sản phẩm cùng loại; ngược lại, nếu hàng hóa tiêu thụ kém hoặc không được tiêu thụ thì doanh nghiệp buộc phải tìm giải pháp kinh doanh mới buộc doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường sản phẩm hiện tại. 1.2. Nội dung phát triển thị trường 1.2.1. Phát triển sản phẩm * Đối với doanh nghiệp sản xuất: SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A 10 [...]... sản phẩm ở 40 quốc gia trên thế giới 3.2 Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp xuất khầu giày dép Những doanh nghiệp sản xuất giày- dép trên đã tương đối thàng công trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép cần học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đó Từ những bước đi của công ty giày Thượng Đình, Biti’s, Vina – giày các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép muốn chiếm lĩnh được thị trường. .. khó khăn Các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép cần tận dụng cơ hội này để vừa tìm ra lối đi cho thời kỳ khủng hoảng vừa đáp ứng mong muốn của người dân 3 Kinh nghiệm phát triển thị trường nội địa 3.1 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp Một số doanh nghiệp xuất khẩu giày – dép đã có nhưng chiến lược chiếm được thị trường nội địa, sản phẩm giày dép của họ không nhưng có mặt trên thị trường xuất khẩu mà... nghiệp giày dép này bộc lộ trong quá trình thâm nhập thị trường cũng như nếu sẽ hướng về thị trường nội địa Các vấn đề này cũng cần nghiên cứu để đưa ra giải pháp phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A Website: http://www.docs.vn Email 35 : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG II - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. .. của doanh nghiệp chủ yếu tập trung về chất lượng Vì đây vốn vẫn là ưu điểm nổi trội của sản phẩm giày dép xuất khẩu Thứ ba các doanh nghiệp chú trọng phát triển thương hiệu, xây dựng mạng lưới phân phối, xúc tiến, quảng cáo Đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giày dép xuất khẩu phát triển được thị trường nội địa Và thực trạng họ đã làm được gì, đang làm gì, những khó khăn, thuận lợi các doanh. .. kim ngạch xuất khẩu giày dép giảm mạnh Nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng 11% so với kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2006 Nguyên nhân chủ yếu chủ yếu là do vụ kiện bán phá giá mặt hàng giày dép có mũ da ở thị trường EU (một thị trường chủ lực của thị trường xuất khẩu giày dép EU là thị trường tiêu thụ giày dép và mũ da lớn nhất của Việt Nam, đứng trước Mỹ, Nhật Bản Hơn nữa, đây cũng là thị trường truyền... phát triển ở thành thị, mà còn đang phát triển ở nông thôn đặc biệt là những nơi có tốc độ đô thị hoá cao Đây cũng là thị trường lớn cho các sản phẩm giày dép VN XK Có thể nói rằng, thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giày dép XK khai thác Hơn nữa, các doanh nghiệp này có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp nước ngoài vì hiểu biết tập quán, văn hóa tiêu dùng của. .. nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế hiện nay về da giày (xếp thứ 4 về xuất khẩu giày dép) , riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%, đạt 3,96 tỉ USD năm 2007 Biểu đồ 1.1 - Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép các loại nhìn chung các. .. sản xuất giày dép, số CBCNV hiên nay khoảng hơn 2000 người, và có 7 dây chuyền sản xuất giày dép hiện đại Với sản phẩm giày dép Thượng Đình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã tương đối thành công trên cả thị trường xuất khẩu cũng như thị trường nội địa Công ty giày Thượng Đình với phương thức xuất khẩu trực tiếp và khai thác thị trường nội địa công ty luôn có sự ổn định về nhịp độ sản xuất, ... CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SẢN XUẤT GIÀY DÉP XUẤT KHẨU 1 Khái quát về thị trường giày dép nội địa Việt Nam 1.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng của thị trường Với hơn 80 triệu dân, tỷ lệ tăng dân số cao, dân số trẻ (dưới 40 tuổi) chiếm tỷ trọng lớn, Việt Nam là một thị trường rộng lớn để các doanh nghiệp giày da khai thác Ước tính trong giai đoạn 2005 – 2008, mỗi năm thị trường nội địa tiêu thụ khoảng trên... giày dép muốn chiếm lĩnh được thị trường nội địa, giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần có những phương thức sản xuất cũng như chiến lược sau: Thứ nhất các doanh nghiệp phải có chiến lược sản xuất kinh doanh thay đổi, từ trước tới nay các doanh nghiệp sản xuất giày dép chủ yếu hướng ngoại nay cần hướng về thị trường nội địa Phải tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao công