1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM

132 616 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

• Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam • Chương II: Phân tích thực trạng và các chính sách về phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty Cổ Phần May BTM. • Chương III: Giải pháp nhằm phát triển và mở rộngthị trường xuất khẩu dệt may của công ty Cổ Phần May BTM.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Giáo viên hướng dẫn : GS.TS ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO

Sinh viên thực hiện : MAI THỊ THỦY

Trang 2

Lời Mở Đầu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa nền kinh tế, các doanhnghiệp kinh doanh đang phải đối mặt với với sự cạnh tranh ngày càng gaygắt ở cả thị trường trong nước và quốc tế Thị trường tiêu thụ cho cácdoanh nghiệp cũng ngày càng được mở rộng Hiện nay hầu hết các doanhnghiệp không chỉ sản xuất ra sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùngnội địa mà đều có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.Nguyên nhân là do nhu cầu trong nước là có hạn và ngay tại thị trườngtrong nước, mỗi doanh ngiệp cũng phải đối mặt với vô số sản phẩm ngoạinhập nên việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra thị trường là một trongnhững yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển ổn định và bền vững củamọi doanh nghiệp Nhờ đó góp phần tăng sản lượng tiêu thụ và đem lạinguồn lợi nhuận đáng kể cho công ty Ở đó, doanh nghiệp muốn đẩy mạnhhoạt động tiêu thụ thì ngoài việc nâng cao khả năng cạnh tranh cũng phảiđặc biệt quan tâm đến việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu Tuynhiên mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ quan tâm đến vấn đề này ở nhữngmức độ khác nhau tùy thuộc vào nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp

đó Hiện hoạt động này đang được đem ra bàn bạc nhiều lần nhằm nângcao nhận thức về vai trò của hoạt động mở rộng và phát triển thị trường, và

có thể đưa ra một mức độ quan tâm tối thiểu là bao nhiêu thì phù hợp vớidoanh nghiệp

Thời gian qua em đã có dịp thực tập tại công ty Cổ phần may BTMvốn là doanh nghiệp dệt may còn khá trẻ với kinh nghiệm và tuổi đời chưanhiều Nhận thấy việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng maymặc trong những năm qua của Công ty vẫn chưa thực sự có hiệu quả cũngnhư chưa được quan tâm một cách đúng mức Hoạt động này ở Công tyvẫn còn mang nặng tính thụ động dẫn đến hiệu quả của công tác này cònnhiều hạn chế Với mong muốn được hiểu sâu hơn về vấn đề này cũng như

Trang 3

thông qua các kết quả nghiên cứu có thể giúp được Công ty trong việc mởrộng và phát triển thị trường xuất khẩu dệt may có hiệu quả hơn, em đã

quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu dệt may của công ty Cổ phần May BTM”.

Mục đích nghiên cứu đề tài:

- Phân tích và đánh giá tình hình phát triển thị trường xuất khẩu dệt maycủa Công ty trong giai đoạn từ năm 2004 tới năm 2008

- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng và phát triểnthị trường xuất khẩu dệt may của công ty Cổ phần may BTM

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: Hoạt động phát triển thị

trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty Cổ Phần May BTM trong 5năm từ 2004 đến 2008

Nội dung chính của chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt

may Việt Nam

Chương II: Phân tích thực trạng và các chính sách về phát triển thị

trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty Cổ Phần May BTM

Chương III: Giải pháp nhằm phát triển và mở rộngthị trường xuất

khẩu dệt may của công ty Cổ Phần May BTM.

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơnGS.TS Đặng Đình Đào, cảm ơn anh Bùi Tiến Dũng- Giám đốc Công ty,Anh Đỗ Xuân Trường – Trưởng phòng kinh doanh cùng các anh chị phòng

Kế toán và Xuất nhập khẩu đã chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ

em rất nhiều trong quá trình hoàn thành chuyên đề này

Dù đã có nhiều cố gắng nhưng là một sinh viên sắp tốt nghiệp với vốnkiến thức lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài làm của em khôngthể tránh khỏi những thiếu xót Em rất mong sẽ nhận được sự góp ý, giúp

đỡ của thầy giáo và các anh chị trong Công ty Cổ phần may BTM đểchuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Trang 4

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM

1 Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Hàng hóa đã ra đời từ rất lâu trong lịch sử, khởi đầu là những hàng hóa

sơ khai nhất đến những sản phẩm tiên tiến không ngừng khẳng định đượcchất lượng và thương hiệu Trước đây, hàng hóa chỉ thực hiện chức năngđáp ứng nhu cầu cơ bản cho tiêu dùng của con người thì đến nay xã hộiđang ngày càng phát triển, tích lũy hàng hóa ngày một tăng lên, cuộc sốngcủa con người ngày càng đầy đủ hơn thì nhu cầu đòi hỏi tiêu dùng các loạihàng hóa cũng tăng lên Vì vậy hàng hóa ngày càng phát triển đã dần dầnkhai thác và phát huy được những chức năng ưu việt khác của con người

Và ngược lại, thông qua quá trình phát triển tư duy của con người hàng hóacũng từ từ phát triển từ hàng hóa đơn thuần thành hàng hóa xuất nhậpkhẩu

Xuất khẩu là một trong những hoạt động ngoại thương đầu tiên diễn ragiữa các quốc gia khác nhau trên thế giới nhằm khai thác lợi thế của mìnhvới các quốc gia khác, được thừa nhận là một phương tiện quan trọng đểthúc đẩy nền kinh tế phát triển Đứng trên những khía cạnh khác nhau đã cónhiều quan niệm khác nhau về xuất khẩu Trong hoạt động ngoại thương,xuất khẩu là họat động mang một mặt hàng bất kỳ ra khỏi lãnh thổ Hảiquan, là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc giakhác nhằm thu lợi nhuận Dưới góc độ kinh doanh thì xuất khẩu là việc bánhàng hóa và dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác, còn dưới góc độ

Trang 5

phi kinh doanh thì xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụqua biên giới quốc gia nước xuất khẩu

Theo điều 28 Luật thương mại 2005 thì quy dịnh: “Xuất khẩu hànghóa là hàng hóa được ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được đưa vào khuvực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quanriêng theo quy định của pháp luật” Trong đó quyền xuất khẩu cũng đượcquy định rõ tại Nghị định số 32/2007/NĐ-CP – “quyền xuất khẩu là quyềnmua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên tờ khaihàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liênquan đến xuất khẩu Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạnglưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, trừ trường hợp phápluật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy địnhkhác”

Xuất khẩu là hình thức tiếp cận và thâm nhập thị trường nước ngoài ítrủi ro với chi phí thấp nhất Các nước đang phát triển như Việt Nam vớitrình độ kinh tế thấp thì xuất khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với

sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp kinh doanhxuất khẩu nói riêng Do xuất khẩu là đem hàng hóa và dịch vụ dư thừa hay

có lợi thế hơn để bán cho các nước khác trên cơ sở hai bên cùng có lợi gópphần làm tăng quy mô nền kinh tế thế giới Cho nên xuất khẩu đem lạinguồn thu cho quốc gia và các doanh nghiệp Khi mà các nhân tố hìnhthành lên chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không thay đổi thìgiá trị xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái và thu nhập bình quân củangười nước ngoài Tỷ giá hối đoái thể hiện giá trị của đồng tiền nội tệ sovới ngoại tệ, nếu tỷ giá hối đoái tăng tức là 1 đồng Việt Nam sẽ đổi được ítđồng ngoại tệ hơn kéo theo giá trị xuất khẩu thấp đi và ngược lại Giá trịxuất khẩu cao hay thấp lại phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu tiêu dùng hàngnhập khẩu của nước ngoài như dệt may, nông sản, dầu thô…Trong khi đóthu nhập bình quân của người nước ngoài lại phụ thuộc vào tình hình tăng

Trang 6

trưởng kinh tế của mỗi nước Thu nhập tăng, nhu cầu của người nước ngoài

sẽ tăng lên thì giá trị hàng xuất khẩu sẽ có xu hướng tăng lên Điều này tạo

cơ hội cho các nước có nhu cầu nội địa yếu đẩy mạnh xuất khẩu để gópphần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hiện nay hầu hết các nước đang pháttriển trong đó có Việt Nam đang tiến hành chiến lược công nghiệp hóahướng vào xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu để tăng mức độ phụ thuộc giữacác nước Trong khi đó mức độ phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩuđược đo bằng tỷ lệ giữa giá trị xuất khẩu và tổng thu nhập quốc dân nên nóphụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài khó có thể kiểm soát được Vì vậy, cácnước cần phải dựa nhiều hơn nữa vào nhu cầu nội địa để đảm bảo cho nềnkinh tế tăng trưởng một cách ổn định và bền vững

Dưới góc độ vĩ mô, xuất khẩu cùng với nhập khẩu hỗ trợ cho nhau đểcùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia Trong đó xuất khẩutạo ra nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu, tạo ra nguồn thu cho mỗi quốc giatham gia và doanh nghiệp Chính vì vậy, nước ta đã và đang thực hiện cácbiện pháp thúc đẩy các ngành nghề kinh tế theo hướng xuất khẩu để gắnsản xuất của nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới Nền kinh tếhướng theo xuất khẩu là nền kinh tế hướng ngoại, khuyến khích các doanhnghiệp đầu tư đẩy mạnh xuất khẩu qua đó tạo ra nhiều công ăn việc làmcho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Do đó chiếnlược hướng về xuất khẩu này sẽ liên kết các nền kinh tế quốc gia với nhau

mở ra một thị trường và nhu cầu rộng lớn hơn thông qua việc giao thương,buôn bán quốc tế, tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển Chẳnghạn xuất khẩu ngành dệt may sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành phụtrợ khác như dệt vải, trồng bông, nuôi tằm, ngành sản xuất bao bì, nhuộmvải… Ngoài ra xuất khẩu còn tác động làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế,thúc đẩy sản xuất phát triển Cơ cấu nền kinh tế sẽ chuyển dịch theo hướngchuyển từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế mà côngnghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn Các quốc gia sẽ có cơ hội khai thác

Trang 7

được lợi thế so sánh của mình qua việc tập trung vào sản xuất và cung ứngnhững sản phẩm có lợi thế trên quy mô lớn Do đó đẩy mạnh ngành côngnghệp xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích hơn Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩuđược coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển nền kinh tế và thựchiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Dưới góc độ vi mô, xuất khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế của cácdoanh nghiệp Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu với nhữngmục đích như:

Mở rộng và đa dạng hóa thị trường đầu ra giúp các doanh nghiệp ổnđịnh được nguồn tiền để tiếp tục các hoạt động kinh doanh, thu về nguồnngoại tệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu máy móc, trang thiết bịcần thiết từ bên ngoài Việc mở rộng thị trường cũng giúp các doanhnghiệp có cơ hội khẳng định vị thế, tăng sức cạnh tranh và tạo ra nhiều lợinhuận Nhờ hoạt động xuất khẩu giúp các doanh nghiệp thu được các kinhnghiệm quốc tế quý báu Những nhà kinh doanh và nhà quản lý tham giavào hoạt động kinh doanh quốc tế sẽ được tiếp cận với nhiều môi trườngkinh doanh với nền kinh tế, chính trị khác nhau Thông qua đó các nhàkinh doanh sẽ tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh vớiphí rủi ro thấp nhất

Bên cạnh đó, xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp giảm bớt được sự trìtrệ trong lề lối làm ăn cũ, tăng khả năng nhạy bén và tính năng động vớinhững thay đổi liên tục của khách hàng, sự cạnh tranh khốc liệt của các đốithủ cạnh tranh Ngoài ra xuất khẩu còn giúp các doanh nghiệp khai thácđược lợi thế, tăng thêm thế mạnh của doanh nghiệp và nâng cao khả năngcạnh tranh Doanh nghiệp sẽ có điều chỉnh được cơ cấu và công nghệ, thayđổi cải tiến mặt hàng và kiểu dáng hàng hóa… Tuy nhiên trong quá trìnhxuất khẩu doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều rủi ro trong kinh doanh, phải đốimặt với những biến động kinh tế lớn trên thế giới và sự cản trở của nhữngrào cản thương mại như thuế quan và phi thuế quan… Đặc biệt là cuộc

Trang 8

khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra Do đó, doanh nghiệp muốnđạt được các mục tiêu xuất khẩu cần phải nỗ lực khai thác có hiệu quả mọinguồn lực, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước và tiếtkiệm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh những mặthàng và nhóm hàng xuất khẩu chủ lực để ngày càng đáp ứng một cách tốthơn mọi nhu cầu đòi hỏi của khách hàng và thị trường về số lượng lẫn chấtlượng Từ đó góp phần tăng sức cạnh tranh và sự hấp dẫn cho hàng hóa củadoanh nghiệp; nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sản xuất hàng xuấtkhẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Tóm lại, xuất khẩu là họat động kinh doanh quốc tế có đóng góp rấtnhiều cho sự phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia mà chi phí cũng như rủi ro

là thấp nhất Vì vậy, đây là họat động quốc tế chủ yếu của các công ty ở cácnước đang phát triển Những nước mà vẫn còn hạn chế về vốn, công nghệ

và con người còn yếu kém thì xuất khẩu là biện pháp có hiệu quả nhấttrong các hoạt động kinh doanh quốc tế

2 Thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu là tập hợp những người mua và người bán cóquốc tịch khác nhau, tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và sốlượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bánkhác theo hợp đồng, được thanh toán chủ yếu bằng các ngoại tệ mạnh vàphải làm các thủ tục hải quan qua biên giới quốc gia Thị trường xuất khẩuhàng hóa, dịch vụ không phải lúc nào cũng là thị trường nước ngoài Thịtrường trong nước trong nhiều trường hợp cũng có thể là thị trường xuấtkhẩu của doanh nghiệp duới hình thức xuất khẩu tại chỗ Điều này được thểhiện rõ nhất ở ngành xuất khẩu dịch vụ như du lịch, tài chính, bảo hiểm vàngân hàng… hay các loại hàng hóa xuất khẩu từ các khu chế xuất của nước

ta vào thị trường Việt Nam thì Việt Nam cũng được coi là một thị trườngxuất khẩu hàng hóa của khu chế xuất Thị trường xuất khẩu còn là thịtrường bao gồm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp và thị trường

Trang 9

xuất khẩu hàng hóa gián tiếp Thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếpchính là nước tiêu thụ cuối cùng còn thị trường xuất khẩu hàng hóa giántiếp chính là xuất khẩu qua trung gian tức là để tới được nước tiêu thụ cuốicùng phải qua nhiều nước khác nữa.

Ngoài ra, xuất phát từ những căn cứ khác nhau mà thị trường xuấtkhẩu cũng được phân loại thành những loại thị trường khác nhau:

Căn cứ vào vị trí địa lý:

- Thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: là khu vực thị trườngrộng lớn với dân số hơn 3 tỷ người, chiếm 30% kim ngạch buôn bán củathế giới với nhu cầu rất đa dạng và phong phú Khu vực Châu Á – TháiBình Dương vốn là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, làngười bạn hàng quen thuộc của các doanh nghiệp nước ta những năm qua.Trong đó phải kể đến các thị trường xuất khẩu lớn như khu vực ASEAN,Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc

- Khu vực Châu Âu:

 Thị trường EU: EU được đánh giá là thị trường tiêu thụ lớn củathế giới, là thị trường xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng chủ lực của ta Thịtrường EU bao gồm 27 quốc gia với sự khác biệt về văn hóa, hệ thống pháp

lý chính trị cũng như nhu cầu mua sắm nhưng lại thống nhất về mặt kỹthuật Vì vậy khi xuất khẩu sang thị trường này phải đáp ứng nhu cầu củamột thị trường rộng lớn, đa dạng nhu cầu chứ không phải là thị trường nhỏ

bé tập trung nữa Kênh phân phối của EU cũng rất phức tạp vì thế muốntiếp cận với các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường này thì trước hếtphải tiếp cận được với các nhà nhập khẩu EU Các doanh nghiệp xuất khẩu

có thể tìm được các nhà nhập khẩu EU thông qua các thương vụ của ViệtNam tại EU, Đại sứ quan của EU tại Việt Nam, Phái đoàn EC tại Hà Nội đểtham gia xuất khẩu trực tiếp; hoặc liên doanh liên kết với các công ty xuyênquốc gia EU để trở thành các công ty con – là hình thức rất phù hợp với

Trang 10

những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế lớn và còn nhiều hình thức tiếp cậnkhác nữa.

 Thị trường Đông Âu và Nga: Trước đây những thị trường này rấtquan trọng với Việt Nam, là những thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ yếucủa nước ta đặc biệt là Nga Nhưng sau khi Đông Âu và Liên Xô cũ tan rã,Nga đã có nhiều cải tổ về mặt chính trị dẫn đến quan hệ kinh tế giữa ViệtNam và khu vực này đã bị gián đoạn nhưng những năm gần đây quan hệnày đã được cải thiện rất nhiều Kim ngạch xuất khẩu của nước ta tại khuvực này đang có xu hướng tăng hơn nhiều so với những năm trước đây

- Thị trường khu vực Bắc Mỹ:

Khu vực Bắc Mỹ được các nhà hoạch định chiến lược đánh giá là thịtrường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam Trong đó trọng tâm nhất là thịtrường Hoa Kỳ với dân số hơn 263,43 triệu người và thu nhập trên37.000USD/người/năm Hàng năm nhập khẩu một số lượng lớn lên tới

1200 tỷ USD, là thị trường đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp xuất khẩunước ta Bên cạnh đó Mỹ còn được biết đến với nước có hệ thống pháp luậthoàn chỉnh nhất nhưng đầy khắt khe và vô cùng phức tạp Đặc biệt lànhững quy định liên quan đến hàng nhập khẩu như: luật thuế đối kháng ápdụng với những nước xuất khẩu thực hiện trợ cấp quá mức hàng xuất khẩu

so với mức cho phép thì hàng hóa đó sẽ bị đánh thuế đối kháng; luật chốngbán phá giá; những quy định về xuất xứ hàng hóa và nhãn mác hàng hóa ápdụng với hàng hóa có xuất xứ và nhãn mác hàng hóa không rõ ràng khixuất khẩu sang Mỹ sẽ bị phạt 10% giá trị xuất khẩu và hàng hóa đó phảiđược xử lý xuất xứ, nhãn mác rõ ràng mới được vào thị trường Mỹ; hoặc

Mỹ còn đưa ra các hạn ngạch để kiểm soát hàng nhập khẩu trong một thờigian nhất định Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ hầu như mắc phải những trởngại này như hàng hóa không có nguồn gốc và nhãn mác rõ ràng hay bị Mỹkhởi kiện chống bán phá giá đã gây nhiều tổn thất lớn cho ngành xuất khẩuViệt Nam Vì vậy, để quá trình xuất khẩu tại thị trường này diễn ra một

Trang 11

cách thuận lợi thì các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nghiên cứu và tìmhiểu kỹ hệ thống pháp luật đặc biệt là các chính sách có liên quan đến xuấtkhẩu, và nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ Ngoài thị trường

Mỹ thì ở khu vực Bắc Mỹ cũng phải nói tới thì trường Canada là nơi đã cóquan hệ ngoại giao, văn hóa, giáo dục với Việt Nam nhiều năm, nằm trongnhóm G7 có dân cư đông đúc, mức sống cao và nhu cầu rất lớn

- Khu vực Châu Phi, Nam Á, Trung Cận Đông và Mỹ La Tinh:

 Thị trường Châu phi: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại thịtrường này còn rất nhỏ bé, xuất khẩu thường gián tiếp thông qua nước thứ

ba Vì vậy trong những năm tới, nước ta cần có những chiến lược thâmnhập thị trường này một cách phù hợp, cố gắng tìm nguồn xuất khẩu trựctiếp như lựa chọn ra tại khu vực này thị trường trọng đểm từ đó làm bànđạp để tiến tới các nước khác trong khu vực này

 Thị trường Nam Á: Trọng điểm là thị trường Ấn Độ - nước códân số trên 1tỷ người, nhưng nhu cầu nhập khẩu không lớn do hạn chế bởihàng rào bảo hộ dày đặc Tuy nhiên quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và

Ấn Độ đang tiến triển rất tốt Để cải thiện những hạn chế về bảo hộ trên,hai nước đã tiến hành hình thức xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu Nước ta

sẽ mua những mặt hàng xuất khẩu có nhu cầu của Ấn và đổi lại nước bạnphải cho phép nhập khẩu hàng của nước ta Cứ như vậy Ấn Độ luôn là đốitác quan trọng của Việt Nam trong nhiều năm qua Ngoài Ấn Độ cũng phải

kể đến hai thị trường lớn đầy tiềm năng tại khu vực này là thị trườngPakisstan và Băngladet

 Thị trường Trung Cận Đông: Trong tâm ở khu vực này là Thổ Nhĩ

Kỳ, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Irắc Tuy lượng xuất khẩuhàng hóa của nước ta ở đây không nhiều nhưng là các cửa ngõ của khu vựcTrung Cận Đông, là khu vực thương mại tự do, là cầu nối trung chuyểnhàng hóa sang Ả Rập Xê Út, Châu Âu, Châu Phi… Do đó, Đảng và nhà

Trang 12

nước cần có các biện pháp chiến lược tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tếđối ngoại tốt đẹp để khai thác tốt nhất vị trí thuận lợi ở các thị trường này.Thổ Nhĩ Kỳ là địa điểm thương mại rất quan trọng của Việt Nam, làcầu nối thương mại nối liền hai lục địa Á và Âu Với hơn 62 triệu dân vàchính sách kinh tế hướng mạnh về thị trường Châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ sẽcủng cố hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai bên, làmnền tảng thúc đẩy hoạt động kinh tế quốc tế đặc biệt là xuất khẩu của nước

ta Hiện hai nước đã ký hiệp định thương mại, hiệp định hợp tác khoa học

kỹ thuật và hai bên cũng đã giành cho nhau các điều khoản ưu đãi tối hệquốc (MFN) Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này gồm có cácmặt hàng nông sản (gạo, cà phê…), hàng điện tử, may mặc và dầy dép

 Mỹ La Tinh: Tại khu vực này thì các nước nhập khẩu hàng hóa của

ta gồm có Mêhicô, Braxin, Achentina Đây là những thị trường có dân cưđông đúc và nhu cầu tiêu thụ khá lớn Các nhà kinh doanh ở đây thì nổitiếng về sự uy tín trong làm ăn với tác phong kiểu Châu Âu và hàng hóaqua đây có thể được tự do vận chuyển sang các nước có liên minh thuếquan Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu sang khu vực này là các mặt hàng gạo,dệt may và giầy dép Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cầnquan tâm hơn nữa đến thị trường này như tăng cường tìm kiếm đối tác kinhdoanh, nghiên cứu phát hiện nhu cầu thị hiếu của người dân, tăng cường và

mở rộng quan hệ liên minh hợp tác với các doanh nghiệp nơi đây…

Căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu tiên thì thị trường xuất khẩubao gồm:

- Thị trường xuất khẩu trọng điểm: là thị trường tập trung chính củadoanh nghiệp trong một thời gian dài Tại đây doanh nghiệp khai thác mộtcách tối ưu thế mạnh, các lợi thế so sánh của bản thân mỗi doanh nghiệp,lấy nó làm bàn đạp để mở rộng phát triển ra các thị trường khác Muốn vậycác doanh nghiệp cần có một chiến lược đầu tư dài hạn hướng vào thị

Trang 13

trường trọng điểm và đôi khi phải từ bỏ một số lợi ích trước mắt vì lợi íchlâu dài của toàn doanh nghiệp

- Thị trường xuất khẩu tương hỗ: là thị trường mà nước xuất khẩu muốntạo dựng và duy trì ở thị trường này quan hệ giao thương tương hỗ Ở đó,hai nước sẽ dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhautrên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi Và quan hệ giữa Việt Nam và Ấn

Độ là một thí dụ, nước ta chỉ được phép xuất khẩu hàng hóa vào thị trườngnày khi chấp nhận nhập khẩu mặt hàng khác từ Ấn Độ

Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương: thị trường xuất khẩuđược chia làm 4 loại sau:

- Thị trường truyền thống: là thị trường mà doanh nghiệp có mối quan

hệ hợp tác và làm ăn lâu dài, là thị trường mà doanh nghiệp luôn duy trìmối quan hệ thương mại tốt đẹp và coi thị trường truyền thống như mộtngười bạn lâu năm rất quan trọng với sự tồn tại phát triển của doanhnghiệp

- Thị trường hiện tại: là thị trường hiện đang có mối quan hệ bạn hànglàm ăn với doanh nghiệp, bao gồm thị trường truyền thống và các thịtrường khác

- Thị trường mới: là thị trường mà doanh nghiệp mới thiết lập quan hệthương mại – bạn hàng làm ăn Thông thường mọi doanh nghiệp luôn có xuhướng mở rộng, bành trướng thị trường xuất khẩu, luôn tìm kiếm thị trườngmới với nhu cầu mới đầy tiềm năng

- Thị trường tiềm năng: được hiểu là những thị trường lớn, hấp dẫn cónhu cầu cao về tiêu dùng sản phẩm ngoại nhập và có nhiều thuận lợi khithâm nhập và phát triển hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

Căn cứ vào mức độ mở cửa, mức độ bảo hộ, tính chặt chẽ và khảnăng thâm nhập thị trường bao gồm:

- Thị trường “ khó tính” : được hiểu là thị trường nhu cầu có thậm chírất lớn nhưng lại rất khó đáp ứng bởi đòi hỏi quá cao về tiêu chuẩn, chất

Trang 14

lượng hoặc mẫu mã…của người tiêu dùng hay các doanh nghiệp nhập khẩutại nước này Thị trường EU được cho là một trong những thị trường khótính nhất hiện nay, là thị trường có sức mua lớn nhưng rất coi trọng mẫu mã

và thời trang Người tiêu dùng ở đây luôn tỏ ra thận trọng và rất bảo thủ, họ

ưa chuộng hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng và có chất lượng cao

- Thị trường “ dễ tính”: có thể hiểu là thị trường có nhiều nhu cầu khácnhau với tiêu chuẩn và chất lượng ở nhiều cấp bậc nên dễ được đáp ứng bởinhiều nhà cung cấp khác nhau Nói cách khác có nhiều doanh nghiệp khácnhau có thể thâm nhập và đáp ứng được nhu cầu của thị trường dễ tính Vídụ: Mỹ tuy có một hệ thống tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng hóa xuất khẩu

và hầu hết những tiêu chuẩn về hàng hóa đều xuất phát từ nước này nhưng

Mỹ vẫn được coi là thị trường tương đối dễ tính Bởi vì, Mỹ là quốc gia đachủng tộc có mức sống khác nhau vì thế tồn tại nhiều nhu cầu khác nhau

mà mọi doanh nghiệp lớn nhỏ đều có thể đáp ứng khi có ý định xuất khẩusang thị trường này

Ngoài ra có nhiều cách phân loại thị trường xuất khẩu khác như:

 Căn cứ dung lượng và sức mua của thị trường có:

- Thị trường xuất khẩu có sức mua lớn

- Thị trường xuất khẩu có sức mua trung bình

- Thị trường xuất khẩu có sức mua thấp

 Căn cứ vào kim ngạch xuất khẩu và cán cân thương mại giữa nướcxuất khẩu và nước nhập khẩu có:

- Thị trường xuất siêu

- Thị trường nhập siêu

 Căn cứ vào sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu so với các đốithủ cạnh tranh có:

- Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh

- Thị trường xuất khẩu không có ưu thế cạnh tranh

Trang 15

 Căn cứ vào thỏa thuận thương mại cấp Chính phủ và yêu cầu củađối tác thương mại về việc có hạn ngạch hay không:

- Thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch

- Thị trường xuất khẩu không có hạn ngạch

3 Phát triển thị trường và vai trò của hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp

Phát triển thị trường xuất khẩu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớicác doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và các doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may nói riêng Phát triển thịtrường là việc đưa ra những hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp chưa từngxuất khẩu hay những mặt hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanhsang những thị trường truyền thống hiện có khi mà các mặt hàng hiện cótrên thị trường truyền thống không có khả năng duy trì tiếp Còn mở rộngthị trường là việc tiếp cận và thâm nhập vào các thị trường mới, tạo điềukiện để doanh nghiệp ngày càng tiếp cận sâu hơn vào thị trường thế giới từ

đó giúp doanh nghiệp có cơ hội để mở rộng và thiết lập mối quan hệ vớinhiều đối tác mới, tiếp xúc và cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh trên thếgiới Các doanh nghiệp sẽ có điều kiện được ứng dụng các tiến bộ của khoahọc kỹ thuật, học hỏi và ngày càng hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành,phát triển sản phẩm, tạo dựng được thương hiệu của mình trên thị trườngthế giới Nhờ hoạt động phát triển và mở rộng thị trường doanh nghiệp cóthể hạn chế được bớt rủi ro và giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào các thịtrường truyền thống để doanh nghiệp không ngừng phát triển và tồn tạivững chắc

Hơn nữa trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự hình thành các khu vực kinh

tế và phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc đã ảnh hưởng rất lớnđến thị trường lao động Việt Nam Một nước đang phát triển có nguồnnhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ và hàng năm có hàng nghìn người bướcvào độ tuổi lao động đang cần việc làm Trong khi đó, dệt may là ngành rất

Trang 16

phù hợp thu hút một lượng đông đảo lao động, cần giá nhân công rẻ tạo ranhiều công ăn việc làm cho người lao động Vì vậy, việc mở rộng và pháttriển thị trường xuất khẩu dệt may đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đốivới sự phát triển kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị, an sinh xã hội.

Do đó, Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển của ngành dệt may, đã vàđang tạo cho ngành những động lực phát triển mới: “ phát triển mạnh côngnghiệp nhẹ, nhất là công nghiệp dệt may, da giày, giấy, các mặt hàng thủcông mỹ nghệ Đầu tư hiện đại hóa dây truyền công nghệ, nâng cao chấtlượng và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm Chuyển dần việc gia côngngành dệt may, đồ da sang mua nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuấtkhẩu; coi trọng nâng cao năng lực tiếp thị để mở rộng thị trường” – Đại hội

IX (2001) theo định hướng CNH – HĐH đất nước Như vậy mở rộng vàphát triển thị trường xuất khẩu là định hướng không thể thiếu trong chiếnlược phát triển hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp, giúp doanhnghiệp giảm rủi ro, tăng phạm vi tiếp cận khách hàng có nhu cầu góp phầnquan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của toàn doanhnghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu dệt may nói riêng

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM.

1 Nội dung của hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may

1.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường để xuất khẩu

Theo nghĩa rộng, nghiên cứu thị trường là quá trình điều tra, tìm kiếmcác triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm

và đưa ra các phương pháp thực hiện được mục tiêu đó Nghiên cứu thịtrường là công việc đầu tiên cần thực hiện trước khi tung sản phẩm ra thịtrường, là việc hết sức quan trọng khi xem xét việc thâm nhập vào một thịtrường mới của doanh nghiệp Qua đó, giúp doanh nghiệp tránh việc đưa ra

Trang 17

các quyết định quá vội vàng dẫn đến những sai lầm đáng tiếc trong hoạtđộng kinh doanh

Quá trình nguyên cứu thị trường bắt đầu từ thu thập thông tin và sốliệu về thị trường sau đó tiến hành so sánh phân tích số liệu đó và cuối cùng

là rút ra kết luận Kết quả của quá trình này góp phần quan trọng trong việcxác định thị trường và định hướng các mặt hàng kinh doanh phù hợp theophương châm: “ chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái sẵn có” Đểviệc nghiên cứu thị trường có hiệu quả thì phải tập trung trả lời tốt nhữngcâu hỏi sau:

- Thị trường nào có triển vọng nhất đối với sản phẩm của công ty, chỉ rõnước nào và sản phẩm nào doanh nghiệp có thể đáp ứng ?

- Khả năng tiêu thụ như thế nào về số lượng, giá cả đối với hàng hóacủa doanh nghiệp? …

- Sản phẩm của doanh nghiệp cần có những thích ứng gì để đáp ứngđược nhu cầu của thị trường ?

- Nên chọn các phương pháp nào là thích hợp nhất với thị trường này ? Nghiên cứu thị trường có hai cách Thứ nhất là nghiên cứu thị trườngtại bàn - là phương pháp đơn giản và ít tốn kém hơn, phù hợp với nhữngdoanh nghiệp nhỏ hay mới tham gia vào thị trường thế giới Thông tin đượcthu thập một cách gián tiếp từ nhiều nguồn khá nhau thông qua các phươngtiện nghe, nhìn như sách báo, tạp chí, internet… nên thông tin thu thậpđược rất dễ dàng nhưng thường chậm và mức độ tin cậy có hạn Thứ hai làphương pháp nguyên cứu tại thị trường Qua phương pháp này thông tinđược thu thập trực tiếp từ trực quan và qua các mối quan hệ giao tiếp giữathương nhân với người tiêu dùng nên chất lượng thông tin thu được có độtin cậy cao nhưng nghiên cứu thị trường theo cách này rất phức tạp, chi phílớn mà nhiều doanh nghiệp không có đủ khả năng làm được Vì vậy nhiềudoanh nghiệp đã sử dụng kết hợp hai hình thức này trong quá trình nghiên

Trang 18

cứu thị trường để có được lượng thông tin đáng tin cậy với chi phí vừaphải

Nội dung nghiên cứu thị trường bao gồm:

Dự báo tổng cung và tổng cầu trên thị trường

Cung được hiểu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có thểđáp ứng được trong một khoảng thời gian nào đó (thường là 1 năm) Nhưvậy dự báo về tổng cung là phải xác định được khối lượng toàn bộ hànghóa - các sản phẩm tương tự bán ra hiện nay trên thị trường, sản phẩm hiệnđang nằm ở giai đọan nào trong chu kỳ sống của sản phẩm và đánh giáđược mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Điều này tác độngtrực tiếp đến chính sách giá cả, đến việc thực hiện chiến lược mở rộng haythu hẹp hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp Còn cầu được hiểu là lượnghàng hóa hay dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và mong muốn được thỏamãn Vì vậy để dự báo tình hình cầu doanh nghiệp cần xác định được:

- Người tiêu dùng hiện nay là ai?

- Tần suất mua hàng của họ như thế nào?

- Tại sao lại mua hàng hóa đó mà không mua hàng hóa khác?

- Ai là người ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ Ai là ngườiquyết định mua sắm?

Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần xác định được sự gia tăng dân sốnhất là sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ của mình trongtương lai và ai có khả năng trở thành người tiêu dùng của doanh nghiệp…

Nghiên cứu giá hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu

Giá cả đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua,khối lượng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Giá cả hàng hóaphản ánh quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường và là nhân tố quyếtđịnh đến hiệu quả của họat động kinh doanh xuất nhập khẩu Giá đại diệntrên thị trường thế giới là giá thế giới, với mỗi loại hàng hóa nhất định códuy nhất một giá thế giới Và giá này được dùng trong giao dịch thương

Trang 19

mại thông thường khi không kèm theo bất kỳ điều kiện đặc biệt nào, đượcthanh toán bằng ngoại tệ có thể tự do chuyển đổi.

Tuy nhiên do thị trường thế giới luôn biến đổi không ngừng nên giá cảcủa hàng hóa thế giới cũng biến đổi rất phức tạp Khi thì tăng, khi lại giảm

và hiếm khi giá cả có trường hợp ổn định Vì thế, muốn dự đoán được mộtcách tương đối xu hướng biến động của giá cả thế giới doanh nghiệp phảidựa vào những kết quả nghiên cứu trước đây và mức tác động của các nhân

tố có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa trên thị trường như: Chu kỳ sốngcủa sản phẩm, ở mỗi giai đoạn sống sẽ tương ứng với một mức độ cung cầukhác nhau và kéo theo giá cả hàng hóa trong từng thời kỳ cũng thay đổitheo; Các nhân tố lũng đoạn giá cả làm xuất hiện nhiều mức giá khác nhauđối với cùng một loại hàng hóa Giá lũng đoạn cao là giá bán máy móctrang thiết bị của các nhà tư bản ở các nước tư bản có nền công nghiệp pháttriển cho các nước kém phát triển hơn có nhu cầu Giá lũng đoạn thấp là giábán nguyên liệu, lương thực thực phẩm của những nhà sản xuất nhỏ ở cácnước kém phát triển cho các nhà độc quyền ở các nước phát triển Ngoài racòn phải kể đến những tác động mạnh mẽ của nhân tố cạnh tranh đến giá cảhàng hóa Cạnh tranh giữa những người mua khi mà lượng cầu vượt quácung khi đó giá hàng hóa sẽ tăng cao và ngược lại cạnh tranh giữa nhữngngười bán xẩy ra khi mà cung vượt cầu, hàng hóa quá nhiều dẫn đến dưthừa làm giá hàng hóa giảm xuống

Luật kinh doanh đặc biệt là các luật liên quan đến hoạt động xuấtnhập khẩu và các quy ước quốc tế như luật thương mại, luật cạnh tranhcông bằng của Nhật, luật chống bán phá giá của Mỹ và EU, luật thuế đốikháng của Mỹ và các quy ước trong gia nhập vào WTO, ASEAN, EU,APEC

Vấn đề vận tải – chuyên trở hàng hóa xuất nhập khẩu: Doanhnghiệp cần phải tìm hiểu về các hãng vận tải, tính toán cước phí trung bình,mức vận chuyển, thời gian vận chuyển… để từ đó doanh nghiệp có cơ sở

Trang 20

để lựa chọn được loại phương tiện vận tải với cước phí và phương thức vậnchuyển phù hợp với hàng hóa vận chuyển hay tiềm lực tài chính của doanhnghiệp.

Cần tìm hiểu văn hóa kinh doanh, phong tục tập quán và thóiquen tiêu dùng của các doanh nghiệp và quốc gia trên thế giới Từ đó,doanh nghiệp có thể đánh giá lựa chọn và xếp loại được thị trường tiềmnăng của mình để xây dựng được chiến lược kinh doanh ổn định, lâu dàiđảm bảo sự tồn tại và phát triển vững chắc toàn doanh nghiệp

1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu

Để lựa chọn được thị trường xuất khẩu trước tiên phải thiết lập các tiêu chuẩn để đánh giá thị trường xuất khẩu Những tiêu chuẩn dùng để

đánh giá bao gồm 6 tiêu chuẩn sau:

- Tiềm năng của thị trường

- Mức độ cản trở của các rào cản khi thâm nhập thị trường

- Chi phí vận chuyển

- Đánh giá được cấp độ và mức độ cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ trên thịtrường tiềm năng

- Đánh giá sự phù hợp của hàng hóa, dịch vụ

Bước hai, khảo sát thực tế thị trường tiềm năng Doanh nghiệp cần:

- Xác định được dung lượng thực tế của thị trường

- Bắt đầu thiết lập chương trình Marketing xuất khẩu thực sự

Doanh nghiệp có thể khảo sát thị trường bằng nhiều cách khác nhauchẳng hạn như thông qua hội chợ thương mại hay tham gia vào một pháiđoàn thương mại do chính phủ tài trợ… Doanh nghiệp cần phải có cơ hộitiếp cận đánh giá thực tế thị trường để có thể tìm kiếm được các nhà phânphối, đại lý và các bạn hàng trong tương lai Thông qua khảo sát thực tếdoanh nghiệp sẽ định vị được khách hàng tiêu dùng cuối cùng tiềm năng vàtìm hiểu được nhiều thông tin thực tế về đối thủ cạnh tranh của mình trênthị trường

Trang 21

Sau đó tiến hành đối chiếu các số liệu thu được từ khảo sát thực tế và

qua các phương tiên thông tin với những tiêu chuẩn đánh giá để xếp hàng

từng thị trường Tiếp đó doanh nghiệp sẽ nghiên cứu sâu các thị trường

được xếp hạng cao và cuối cùng là lựa chọn thị trường để xuất khẩu hàng

hóa.

Hình 1 Quá trình lựa chọn thị trường

Thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá thị trường xuất khẩu mà doanh ngiệp lựa chọn

Gắn các tiêu chuẩn được lựa chọn với các biến số thích hợp

Mức quan trọng tương đối của từng biến số

Đánh giá và xếp hạng thị trường xuất khẩu

Tiến hành nghiên cứu sâu các thị trường đứngđầu trong bảng xếp hạng

Chọn thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

Tiềm năng

thị trường

nhập thị trường Môi trường cạnh tranh

Mục tiêu của doanh nghiệp

Thông tin từ các cuộc

tiếp xúc trực tiếp

Các rào cản thâm nhập

ở mỗi quốc gia

Trang 22

1.3 Các phương thức thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu

1.3.1 Phương thức xuất khẩu trực tiếp

Phương thức xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp bán hànghóa, dịch vụ trực tiếp ra thị trường nước ngoài Hàng hóa của danh nghiệpđược bán thẳng đến nơi tiêu thụ cuối cùng mà không qua bất kỳ một đốitượng trung gian nào Lợi thế của phương thức này giúp cho doanh nghiệp

có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nước ngoài, nắm bắt được nhu cầuthị hiếu của khách hàng về số lượng, chất lượng và giá cả hàng hóa haynhững phàn nàn thắc mắc của khách hàng để kịp thời thỏa mãn một cáchtốt nhất nhu cầu của thị trường Tuy nhiên chi phí sử dụng cho phương thứcnày rất cao và đòi hỏi doanh nghiệp phải có những cán bộ kinh doanh giỏi,

am hiểu cũng như có nhiều kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế, tronggiao dịch đàm phám quốc tế…Vì thế những doanh nghiệp lớn vốn dồi dào

và có nguồn lực mạnh nên sử dụng phương thức này sẽ đem lại hiệu quảkinh tế cao Bên cạnh đó khi doanh nghiệp sử dụng phương thức xuất khẩutrực tiếp sẽ gặp phải nhiều trở ngại lớn của các rào cản thương mại nhưthuế nhập khẩu, hạn ngạch xuất nhập khẩu, giấy phép…và thị trường thếgiới luôn biến động nên rủi ro trong kinh doanh trên thị trường thế giới làrất lớn và khó có thể kiểm soát được Cách thức thường được các doanhnghiệp xuất khẩu trực tiếp sử dụng bao gồm:

- Nghiên cứu thị trường xuất khẩu, tìm hiểu kỹ về bạn hàng về thươngnhân trước khi hợp tác

- Đánh giá lại hiệu quả các thương vụ kinh doanh thông qua việc sosánh tỷ giá nhập khẩu và tỷ giá xuất khẩu với tỷ giá hối đoái để đưa raquyết định có tham gia kinh doanh hay không

Nếu:

Tỷ giá nhập khẩu < Tỷ giá hối đoái < Tỷ giá xuất khẩu → không thựchiện kinh doanh

Trang 23

Tỷ giá xuất khẩu < Tỷ giá hối đoái < Tỷ giá nhập khẩu → Thực hiệnkinh doanh

- Tổ chức giao dịch đàm phán trực tiếp thông qua gặp gỡ hai bên hoặcthông qua gửi các giao thư giao dịch thương mại bao gồm thư chào hàng,hỏi giá, báo giá, hoàn giá, đặt giá, …

- Tiến hành ký kết các hợp đồng kinh doanh xuất khẩu

- Tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký kết

- Đánh giá kết quả thực hiện

1.3.2 Phương thức xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thôngqua đối tượng thứ ba gọi là nước trung gian Phương thức này không đòihỏi chi phí cao và sự hiểu biết nhiều về thị trường thế giới nên rất phù hợpvới các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường thế giới và năng lực cònhạn chế Qua xuất khẩu gián tiếp doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm đượcchi phí kinh doanh mà còn nhanh chóng phát huy được lợi thế so sánh do

sự khác biệt giữa các phân đoạn thị trường Tuy nhiên những ưu điểm củaphương thức xuất khẩu lại là nhược điểm của phương thức này Đó là lợinhuận của doanh nghiệp bị chia sẻ, doanh nghiệp không thể nắm được mộtcách chính xác thông tin về giá cả, nhu cầu, sở thích… của khách hàng vàdoanh nghiệp không thể chủ động được họat động kinh doanh nên luônphải phụ thuộc vào trung gian Trong giao dịch quốc tế thì người trung gianphổ biến là đại lý và người môi giới

1.3.3 Phương thức gia công thuê cho nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia

công

Đây là phương thức tiếp cận gián tiếp, thâm nhập thị trường nướcngoài thông qua việc một bên nhận máy móc, trang thiết bị và nguyên vậtliệu của đối tác nước ngoài để sản xuất các sản phẩm với kiểu dáng mẫu

mã, nhãn hiệu… theo yêu cầu của đối tác thuê gia công, sau đó giao cho họsản phẩm hoàn thiện để hưởng tiền gia công Cách này tuy không mang lại

Trang 24

hiệu quả kinh tế lớn nhưng đối với những ngành mà chưa hoặc ít có điềukiện để đầu tư phát triển thì đây là cách thức tốt nhất giúp doanh nghiệptừng bước tiếp cận với khách hàng nước ngoài, nắm được những thông tin

về khách hàng nước ngoài và các tiêu chuẩn kỹ thuật Từ đó, những doanhnghiệp trong nước có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và thâm nhậptrực tiếp vào thị trường nước ngoài dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp Có

ba hình thức gia công chính là:

- Hình thức mua đứt bán đoạn: là hình thức dựa trên hợp đồng mua bánhàng hóa dài hạn với nước ngoài Trong đó bên gia công bán đứt nguyênliệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo sẽ mua lạithành phẩm của bên nhận gia công Quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển

từ bên gia công sang bên nhận gia công

- Hình thức nhận nguyên vật liệu và mua thành phẩm: là hình thức màbên dặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận giacông và sau một thời gian sản xuất chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phícho bên nhận gia công Quyền sở hữu nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt giacông trong suốt thời gian chế tạo

- Hình thức kết hợp: là hình thức mà trong đó bên đặt gia công chỉ giaonhững nguyên liệu chính còn bên nhận gia công phải cung cấp nhữngnguyên liệu phụ để tiến hành sản xuất và chế tạo thành phẩm giao cho bênđặt gia công và nhận phí gia công cùng giá trị của những nguyên liệu phụcấu thành nên sản phẩm đó

1.3.3 Phương thức thâm nhập thị trường qua hợp đồng licensing

Hợp đồng licensing là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phátminh sáng chế, các bí quyết kỹ thuật và nhãn hiệu hàng hóa…Doanhnghiệp tham gia ký hợp đồng licensing sẽ có thể sử dụng những phát minh,những bí quyết kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh Qua đó cácdoanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường một cách nhanh chóng, dễdàng hơn Lợi nhuận thu được tuy không cao nhưng rủi ro ít, hoạt động

Trang 25

kinh doanh sẽ trở lên an toàn hơn Với thị trường có nhiều rào cản thươngmại như Mỹ thì thâm nhập thị trường qua hợp đồng licensing là một trongnhững cách tối ưu nhất để vượt qua các rào cản tạo điều kiện cho doanhnghiệp từng bước thâm nhập sâu vào thị trường thế giới Tùy theo mức độchuyển nhượng mà hợp đồng licensing chia thành hợp đồng licensing giảnđơn, hợp đồng licensing đặc quyền và hợp đồng licensing toàn quyền.

1.3.5 Franchising

Là hình thức phát trển cao hơn của licensing Trong đó nhà đầu tưcung cấp trọn gói các họat động liên quan đến sản phẩm, hệ thống quản lý ,vốn và con người trong quản lý Nhờ cách thức này các doanh nghiệp cóthể từng bước thâm nhập thị trường thông qua mức độ linh hoạt trong quản

lý và kiểm soát thị trường mà hai bên dành cho nhau

1.3.6 Phương thức liên doanh liên kết

Liên doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, là phương thứcthâm nhập thị trường ít rủi ro cảvề mặt kinh tế và chính trị Các nhà đầu tưtrong nước và nước ngoài cùng nhau góp vốn, nhân lực, công nghệ; chia sẻquyền sở hữu và kiểm soát; cùng gánh rủi ro và cùng nhau hưởng lợinhuận Phương thức này có ưu điểm là được các nước sở tại khuyến khíchmạnh mẽ, sản phẩm sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường sở tại và lan rộngsang các thị trường khác có điều kiện marketing tương đồng Thời gian liêndoanh liên kết quốc tế thường kéo dài 5, 10 năm hoặc lâu hơn nữa và camkết giữa các bên là rất chặt chẽ nên các doanh nghiệp tham gia liên doanh

có thể yên tâm kinh doanh để phát huy những lợi ích mà liên doanh manglại Hình thức phổ biến nhất là 50/50 - mỗi bên đóng góp 50% vốn, đội ngũquản lý để điều hành hoạt động kinh doanh và lợi nhuận được chia đều chohai bên

1.3.7 Phương thức thâm nhập thông qua việc đầu tư sản xuất

Doanh nghiệp tiến hành đầu tư sản xuất ngay tại thị trường định xuấtkhẩu sang và đưa hàng hóa chiếm lĩnh thị trường Nhờ áp dụng cách này

Trang 26

doanh nghiệp sẽ khai thác được những lợi thế của thị trường nước sở tạinên hàng hóa sản xuất ra mất ít chi phí hơn và sẽ có khả năng cạnh tranhcao hơn với những sản phẩm cùng loại Muốn vậy doanh nghiệp phải chú ýtìm mọi cách để khai thác thế mạnh của nước sở tại như chi phi lao độngthấp, lợi dụng nguyên vật liệu của nước sở tại, sự giảm chi phí vận chuyểnhàng hóa… để giảm chi phí sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận.

1.4 Hệ thống các chi tiêu đánh giá kết quả phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu

1.4.1 Chỉ tiêu tuyệt đối

Số lượng thị trường mới mà doanh nghiệp thực sự xuất khẩu hàng

năm

Chi tiêu này phản ánh số lượng thị trường mới hàng năm doanh nghiệpxuất khẩu được Nó thể hiện khả năng, tiềm lực của doanh nghiệp đang dầndần lớn mạnh và bành trướng như thế nào

Chỉ tiêu này được xác định qua công thức:

T = Md – Mm (1)

Trong đó

T : số thị trường xuất khẩu thực mới hàng năm

Mm: Số thị trường thực mất đi trong 1 năm

Md: Số thị trường thực xuất khẩu mới mở trong 1 năm

Nếu T > 0 : Thị trường thực mới mở của doanh nghiệp đang tăng lênlớn hơn số thị trường thực đã mất đi Phạm vi thị trường xuất khẩu củadoanh nghiệp đang mở rộng, chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển và cầntiếp tục duy trì (năm 2006)

Nếu T = 0 : Tức số lượng thị trường xuất khẩu thực của doanh nghiệpvẫn được duy trì như trước đây, doanh nghiệp đang phát triển ổn định (năm2007)

Nếu T < 0 : Số thị trường thực xuất khẩu mất đi nhiều hơn số thịtrường thực mới có Chứng tỏ, doanh nghiệp đang trong trạng thái thu hẹp

Trang 27

thị trường Đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng

khó khăn cần có biện pháp khắc phục kịp thời (năm 2008)

Ví dụ (1):

2006

Năm2007

Năm2008

K: số khách thực mới

Kd: số khách hàng mới

Km: số khách hàng mất đi

Để có thể thấy được rõ hơn ta giả sử tình hình khách hàng nhập khẩu sản

phẩm dệt may các năm như sau: Ví dụ (2)

Theo bảng ta thấy, năm 2006 có k =0 có nghĩa là doanh nghiệp dệt may

vẫn duy trì được số khách hàng xuất khẩu của mình

Năm 2007 có k = -1 <0, tức là số khách hàng mà doanh nghiệp thực mất đi

lớn hơn số khách hàng mới mở tương đương với phạm vi khách hàng đang bị thu

hẹp lại, chứng tỏ doanh nghiệp đang trong tình trạng xuấu, khả năng phát triển thị

trường của Công ty cũng không tốt và cần nhanh chóng khắc phục kịp thời.

Trang 28

Năm 2008 có k = 1 >0: số khách hàng mới thực sự của doanh nghiệp đang tăng lên và lớn hơn số khách hàng xuất khẩu đã mất đi, chứng tỏ phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp trong năm nay đang mở rộng, vì thế doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì và phát huy Đây là một tín hiệu tốt biểu hiện doanh nghiệp đang phát triển.

1.4.2 Chỉ tiêu tương đối

Tốc độ tăng bình quân của số lượng thị trường xuất khẩu

M : Tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân

m1,m2,m3, …, mn : số lượng xuất khẩu thực mới hàng năm

n : Số năm trong giai đoạn tính

Nếu M > 0 : Số lượng thị trường thực xuất khẩu mới tăng lên Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường của doanh rất tốt, cần tiếp tục phấn đấu

Nếu M = 0 : Số lượng thị trường nhìn chung không thay đổi qua các năm Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì ở những thị trường hiện tại, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang cầm chừng.

Nếu M < 0 : Số lượng thị trường đang mất dần, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không tốt trong việc mở rộng và phát triển thị trường Vì vậy cần có những biện pháp có hiệu quả hơn.

Theo số liệu ở ví dụ ( 1) ta có: m = [ 1 +0 +(-2)] / 3 =- 0,33 (<0) chứng tỏ lượng thị trường của doanh nghiệp đang mất dần, thể hiện tình trạng kinh doanh xuấu cần có biện pháp khắc phục ngay.

Tốc độ tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu bình quân

Công thức xác định:

s1 + s2 + s3 +…+sn

n

Trang 29

Trong đó:

S: Tốc độ tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu bình quân

s1, s2, s3, , sn: Số lượng sản phẩm mới hàng năm

n : Số năm trong giai đoạn tính

s = Số sản phẩm mới đưa ra thị trường – số sản phẩm dừng không sản xuất tiếp

Nếu S > 0 : số lượng xuất khẩu của doanh nghiệp hàng năm có xu hướng tăng lên Thông thường thì doanh nghiêp có phạm vi xuất khẩu tăng lên kéo theo

số lượng sản phẩm xuất khẩu tăng lên Điều này thể hiện việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp có hiệu quả tốt.

Nếu S = 0 : Số lượng sản phẩm xuất khẩu không tăng không giảm, do công

ty không đưa ra thị trường được một sản phẩm mới nào hoặc số lượng sản phẩm mất đi được thay thế bằng một lượng sản phẩm khác tương đương

Nếu S < 0 : Số lượng sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm xuống Số lượng sản phẩm mới xuất khẩu ra thị trường không đủ bù đắp lượng hàng mất đi.

Tốc độ tăng số khách hàng mới bình quân

C: tốc độ tăng số lượng khách hàng tăng bình quân

c1, c2, c3, , cn : số lượng khách hàng mới hàng năm

n : số năm trong giai đoạn tính

c = số khách hàng mới – số khách hàng mất đi trong năm

Nếu: C > 0 : số lượng khách hàng mới tăng lên qua các năm Số lượng khách hàng biết đến ngày càng nhều Doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội mở rộng mối quan hệ làm ăn sang các thị trường khác để mở rộng phạm vi xuất khẩu.

Trang 30

Nếu C = 0 : lượng khách hàng không đổi tức số khách hàng mới của doanh nghiệp = số khách hàng mà doanh nghiệp mất đi hay số lượng khách hàng xuất khẩu ở doanh nghiệp không có sự thay đổi.

Nếu C < 0 : lượng khách hàng của doanh nghiệp đang bị giảm xuống Điều này phản ánh mức độ nhu cầu của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp thấp đi và như vậy thực sự không tốt, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu Do đo, doanh nghiệp cần có các biện pháp hữu hiệu hơn để kích thích nhu cầu và tìm kiếm khách hàng mới.

Theo số liệu ở ví dụ (2) ta có C =[ 0 +(-1) +1] /3 =0 chứng tỏ lượng khách hàng không đổi, doanh nghiệp đã bảo vệ được số lượng thị trường của mình.

Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân

Công thức xác định:

H = căn bậc n-1 của h1*h2*h3*…*hn (6)

Trong đó:

H: Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân

h1, h2, h3, …, hn: Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu liên hoàn qua các năm

n: Số năm trong giai đoạn tính

h = tốc độ phát triển kim ngạch năm sau – tốc độ phát triển kim ngạch năm trước

Nhờ chỉ tiêu H sẽ đánh giá được tiềm năng phát triển của sản phẩm sang từng thị trường xuất khẩu Doanh nghiệp xẩy ra một trong những trường hợp Nếu H > 1: Quy mô xuất khẩu của doanh nghiệp được mở rộng

Nếu H = 1 : Quy mô xuất khẩu của doanh nghiệp không thay đổi

Nếu H < 1 : Quy mô xuất khẩu của doanh nghiệp thu hẹp lại.

Trên đây là những chỉ tiêu thường dùng để đánh giá khả năng phát triển và

mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Có thể sử dụng một hoặc nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá một cách chính sác kết quả hoạt động kinh doanh

từ đó có các biện pháp cải thiện khắc phục kịp thời những diễn biến xấu có thể xẩy ra.

2 Đặc điểm thị trường sản phẩm dệt may

Trang 31

Dêt may là một trong những ngành trọng điểm của công nghiệp nhẹViệt Nam, là một trong những hàng hóa đầu tiên tham gia vào mậu dịchquốc tế Đặc trưng của sản phẩm dệt may là loại hàng có nhu cầu đa dạngphong phú tùy thuộc vào thị hiếu, phong tục tập quán và thu nhập … củangười tiêu dùng Bên cạnh đó, dệt may mang tính thời trang cao nên hànghóa phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu đểthỏa mãn nhu cầu tâm lý của từng lứa tuổi, từng quốc gia khác nhau, xâydựng được những thương hiệu sản phẩm uy tín, có chất lượng Ngoài ra dệtmay còn mang tính thời vụ nên hàng hóa sản xuất ra phải đáp ứng được kịpthời vụ Như vậy thị trường xuất khẩu hàng dệt may phải là thị trường cónhu cầu sử dụng hàng dệt may của doanh nghiệp xuất khẩu, chủ yếu là cácnước phát triển có nhu cầu lớn nhưng chi phí sản xuất và nhân công rẻ lêncác nước này không tiến hành sản xuất để tự cung ứng mà chủ yếu đi nhậpkhẩu ở các nước đang phát triển.

Đối với Việt Nam thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản,Singapore, EU

III. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tất cả các doanh nghiệp đều

có cơ hội tiếp cận với mọi nền kinh tế trên thế giới Vì thế tiếp cận với môitrường này, những doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu sẽ gặp rất nhiều tác động ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạtđộng kinh doanh trong đó có các doanh nghiệp dêt may Những nhân tốkhách quan tác động đến việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩucủa doanh nghiệp là:

1 Tác động của các nhân tố khách quan

1.1 Các công cụ chính sách thương mại thuộc về thuế quan của nước nhập khẩu

Trang 32

Hàng rào thuế quan như thuế xuất khẩu, thuế giá trị, thuế chống bánphá giá, thuế bù, thuế cụ thể và thuế hỗn hợp Trong đó thuế xuất khẩu làcông cụ để nhà nước điều tiết và quản lý xuất khẩu Thuế này đánh vàohàng dệt may xuất khẩu để khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu hàng hóavào nước này Nhà nước có thể hạ thuế xuất để khuyến khích xuất khẩu vàtăng thuế khi muốn hạn chế xuất khẩu Đây là một trong những công cụhữu hiệu của nhà nước để quản lý ở tầm vĩ mô tình hình xuất nhập khẩu dệtmay trong nước Nhờ đó giúp nước nhập khẩu khắc phục được tình trạng

dư thừa và bổ xung được sự thiếu hụt hàng dệt may thông qua hoạt độngxuất nhập khẩu

Thuế giá trị được hiểu là loại thuế được biểu hiện như một số phầntrăm trên tổng giá trị hàng hóa, và ở mỗi nước khác nhau sẽ có cách địnhnghĩa khác nhau về trị giá hải quan Vì vậy trước khi xuất khẩu vào một thịtrường nào đó các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nên tìm hiểu rõ về loạithuế này để tránh gặp sai xót trong quá trình thực hiện

Tiếp theo là thuế chống bán phá giá Đó là loại thuế ở dưới dạngkhoản thu nhập thêm đặc biệt tương đương với chênh lệch do bán phá giá.Dệt may Việt Nam luôn có nguy cơ phải chịu thuế này Thực tế cho thấynhững năm vừa qua dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều vụ kiệnbán phá giá của Hoa kỳ hay EU Trong cùng một nước đối với hàng dệtmay sẽ có một mức thuế chống bán phá giá riêng mà mọi người xuất khẩuvào thị trường này đều phải tuân thủ nếu không sẽ phải chịu phạt theo quyđịnh của nước nhập khẩu

Thuế cụ thể là loại thuế biểu hiện như một khoản tiền cụ thể tính dựatrên trọng lượng, số lượng, các đơn vị đo lường Thuế cụ thể tính cho hàngdệt may sẽ dựa trên trọng lượng, số lượng hay các đơn vị đo lường dùngcho hàng dệt may.Thuế này thường được thể hiện bằng đồng tiền của nướcnhập khẩu, chỉ khi lạm phát kéo dài hay gặp những hoàn cảnh khó khăn

Trang 33

khác về tài chinh, chính trị…thì đồng ngoại tệ mới được dùng để biểu hiệncho thuế cụ thể.

Thuế bù được đánh để bù lại phần trợ cấp được hưởng ở nước xuấtkhẩu Thuế này có quy định riêng về luật và các thủ tục cần thực hiện Tuynhiên ở một số nước thì cách làm thủ tục thuế bù tương tự như thuế chốngbán phá giá, được áp dụng với mọi mặt hàng trong đó có dệt may

Thuế hỗn hợp là loại thuế gồm một khoản thuế cụ thể cộng với tỷ lệthuế giá trị đánh trên cùng một loại hàng hóa Để hoạt động xuất khẩu diễn

ra thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt buộc phải vượt qua các ràocản về thuế quan, thực hiện một cách đầy đủ các thủ tục và các quy địnhthuế quan sẽ giúp hàng dệt may được thông quan nhanh chóng

1.2 Các công cụ, chính sách thương mại phi thuế quan

Thứ nhất là quan hệ chính trị ngoại giao giữa nước nhập khẩu và nướcxuất khẩu Quan hệ này tốt đẹp hay hạn chế phụ thuộc rất lớn vào đườnglối chính trị và chính sách mở cửa hội nhập với thế giới Khi các nước cóquan hệ chính trị, quan hệ ngoại thương ổn định lầu dài sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và tìm kiếm thị trường hợp tác cho cácdoanh nghiệp trong nước trong đó có cả ngành dệt may Vì vậy quan hệchính trị ngoại giao gắn bó lâu dài giữa các nước là yếu tố rất quan trọngđối với sự mở rộng và phát triển kinh tế đặc biệt là đối với hoạt động xuấtkhẩu hàng dệt may ở nước ta

Thứ hai, những chính sách thương mại của nhà nước bao gồm:

- Chính sách mậu dịch tự do: là các biện pháp của nhà nước nhằm giảmthiểu những trở ngại đối với họat động thương mại Ở đó, nhà nước khôngcan thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết ngoại thương, mà mở cửa hoàntoàn thị trường nội địa để cho hàng hóa và vốn đầu tư cho ngành dệt mayđược tự do lưu thông, tự do cạnh tranh, tạo điều kiện cho hoạt động thươngmại quốc tế phát triển và thúc đẩy duy trì quan hệ quốc tế hóa đời sốngkinh tế Tuy nhiên nhược điểm của chínhh sách này là dễ đưa nền kinh tế

Trang 34

rơi vào tình trạng phát triển mất cân đối và khủng hoảng, thị trường có thểtràn ngập hàng dệt may và dẫn đến dư thừa Đặc biệt là khi các doanhnghiệp xuất khẩu dệt may trong nước còn chưa đủ mạnh thì dễ bị các nướcphát triển chèn ép dẫn đến không thể phát triển được.

- Chính sách bảo hộ mậu dịch: Nhà nước sử dụng các công cụ và biệnpháp thuế quan để tránh cho hàng dệt may và doanh nghiệp dệt may trongnước khỏi cạnh tranh trực tiếp với nước ngoài Chính sách này rất phù hợpvới Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển, đặc biệt thích hợp với cho mặthàng dệt may vốn là một trong những sản phẩm hàng đầu mà nhà nước đặtmục tiêu phát triển trong tương lai, từ đó giúp các doanh nghiệp may bớtkhó khăn trong việc kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh với nướcngoài Thông thường ở các nước đang phát triển như Việt Nam thường thựchiện đồng thời hai chính sách này để mang lại hiệu quả phát triển kinh tếmột cách nhanh và phù hợp nhất

- Chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo ramột môi trường pháp lý và thể chế thuận lợi, có các chính sách ưu đãi đầu

tư và mở rộng quy mô như tạo điều kiện thuận lợi cho huy động vốn, cungcấp thông tin xúc tiến thương mại, đầu tư cơ sở hạ tầng…cho ngành dệtmay để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cùng đầu tư pháttriển mặt hàng này cũng như vào nền kinh tế trong nước

Thứ ba là các hàng rào phi thuế quan:

- Hạn ngạch xuất khẩu: là công cụ nhà nước dùng để hạn chế khốilượng hoặc giá trị hàng hóa xuất khẩu cao nhất của mặt hàng hay một nhómmặt hàng từ một thị trường nào đó trong một khoảng thời gian nhất định(thường là 1 năm) Nhà nước sử dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với hàng dệtmay nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và bảo vệ tài nguyên thiên nhiêndùng để sản xuất và xuất khẩu ra hàng dệt may

- Tỷ giá hối đoái: là công cụ để nhà nước khuyến khích hay hạn chếxuất khẩu, cũng được áp dụng cả với hàng dệt may Vì vậy nhà nước cần

Trang 35

phải có quan hệ tỷ giá phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế theo địnhhướng CNH – HĐH.

- Hàng rào kỹ thuật và vệ sinh kiểm dịch chất lượng hàng dệt may: baogồm các các công cụ bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùngnhư các tiêu chuẩn vể chỉ tiêu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cácthông số kỹ thuật…

- Chế độ bảo vệ thương mại tạm thời: gồm các biện pháp tự vệ, trợ cấp,chống bán phá giá… Những quyền này dùng để hạn chế và định lượnghàng nhập khẩu như dệt may trong một thời gian nhất định nhằm ngănngừa hay giảm thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước

- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện hàng dệt may: là hình thức mà quốc gianhập khẩu yêu cầu quốc gia xuất hạn chế bớt lượng hàng dệt may xuấtkhẩu vào nước mình một cách tự nguyện nếu không nước nhập khẩu sẽ sửdụng các biện pháp trả đũa kiên quyết

1.3 Tiềm năng thị trường và sự chấp nhận hàng hóa dịch vụ của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu

Tiềm năng thị trường xuất khẩu được biểu hiện qua quy mô thị trường,

cơ cấu và tình hình tăng trưởng kinh tế của nước nhập khẩu Quy mô củathị trường được thể hiện qua dân số và thu nhập bình quân trên đầu ngườicòn tiềm năng về doanh số mà thị trường thực tế dành cho sản phẩm củamình được thể hiện thông qua mức nhu cầu hiện nay của thị trường, giá cả

và thị phần mà doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh được Vì thếcác doanhnghiệp xuất khẩu dệt may muốn xác định được tiềm năng của thị trường thìcần trả lời tốt những câu hỏi sau:

- Lượng tiêu thụ sản phẩm dệt may mỗi năm của doanh nghiệp là baonhiêu?

- Ai mua sản phẩm dệt may của doanh ngiệp, là cá nhân hay tổ chức ?

- Sản phẩm dệt may được tiêu thụ trên toàn thị trường hay ở nhữngvùng nhỏ, phải xác định rõ ở vùng nào?

Trang 36

- Chu kỳ mua sắm hàng dệt may của khách hàng, cá nhân hay tổ chức làthế nào là một tuần, một tháng hay theo mùa vụ…?

- Sản phẩm được sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân hay lànguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất? (hàng may mặc xuất khẩudùng cho mục đích tiêu dùng cá nhân)

- Mức độ cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường là thế nào?Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp là ai và ưu điểm của sản phẩm dệtmay của họ là gì?

Sau khi đánh giá được tiềm năng của thị trường về nhu cầu hàng dệtmay, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần xem xét xem sản phẩm của mìnhliệu có được người tiêu dùng chấp nhận không

Và đây là một số yếu tố dùng để nhận biết:

- Xem xem sản phẩm dệt may có thể thu hút và lôi kéo khách hàng tiềmnăng hay không thông qua chất lượng, giá cả, mẫu mã của mình có phù hợpvới thị hiếu của người tiêu dùng hay không? Hay sản phẩm của doanhnghiệp có điểm gì khác biệt so với các sản phẩm đệt may khác để có thểcạnh tranh với họ

- Chi phí vận chuyển hàng hóa tới thị trường mục tiêu có nằm trongphạm vi đòi hỏi của giá cả cạnh tranh hay không?

- Sản phẩm dệt may của doanh nghiệp có trở lên quá đắt trên thị trườngkhi chịu ảnh hưởng bởi thuế quan và các công cụ phi thuế quan không, khi

đó sản phẩm liệu có bán được không để đánh giá

- Có những dịch vụ nào kèm theo sản phẩm dệt may có thể đẩy mạnhsức mua hàng của người tiêu dùng không; số lượng khách hàng phàn nàn

về cách phục vụ của doanh nghiệp là bao nhiêu …

- Chi phí dành cho quảng cáo, xúc tiến thương mại, trang thiết bị côngnghệ và kỹ thuật cho hàng dệt may chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thuhay lợi nhuận là hợp lý nhất Và một số yếu tố khác có liên quan đến việcđánh giá mức độ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp

Trang 37

2 Tác động của các nhân tố chủ quan

2.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần thông qua những chiếnlược dài hạn và ngắn hạn để đạt được mục tiêu Chiến lược vô cùng quantrọng là kim chỉ nam chỉ dẫn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Đối với ngành dệt may, mỗi doanh nghiệp có những chiến lượckhác nhau phù hợp với năng lực kinh doanh của mình Có những doanhnghiệp dệt may đặt mục tiêu phục vụ nhu cầu nội địa lên hàng đầu, lấy đâylàm trị trường trọng tâm phát triển Nhưng một số doanh nghiệp khác lại cóchiến lược hướng hoạt động kinh doanh vào xuất khẩu, coi hàng dệt maysản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu như Công ty Cổ phần may BTM là ví vụ.Lợi nhuận thu được chủ yếu từ hoạt động xuất khẩu nên các doanh nghiệpxuất khẩu dệt may phải không ngừng tìm kiếm thị trường xuất khẩu, cảitiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và từng bước giảm giá thành

để tăng khả năng cạnh tranh và thu được lợi nhuận cao Những năm trướcđây hội nhập kinh tế còn hạn chế, bảo hộ của nhà nước cho ngành dệt maynhiều hơn, kinh tế còn kém phát triển thì việc sản xuất ra hàng dệt may chỉphục vụ nhu cầu nội địa là khá phù hợp nhưng đến nay hội nhập kinh tế đãsâu rộng hơn thì hầu hết các nước đều có xu hướng hướng ra thị trườngxuất khẩu dưới hình thức kết hợp tiêu thụ ở cả thị trường trong nước vànước ngoài Thực tế đã chứng minh vai trò của xuất khẩu những năm gầnđây đối với các doanh nghiệp dệt may hay sự phát triển kinh tế nước ta làkhông thể phủ nhận được, nhưng chúng ta cũng phải quan tâm đến thịtrường trong nước để không phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nướcngoài

2.2 Chiến lược, mục tiêu phát triển thị trường của doanh nghiệp

Chiến lược, mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

là một trong những bộ phận cấu thành chiến lược kinh doanh của doanhnghiệp và đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh

Trang 38

nghiệp Nếu chiến lược phát triển thị trường đúng đắn sẽ tạo điều kiện chohàng hóa của doanh nghiệp thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.

Và ngược lại nếu chiến lược định ra không phù hợp thì họat động kinhdoanh của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nó có thể bị trì trệ dẫntới phá sản Để đưa ra được những chiến lược mở rộng và phát triển phùhợp, doanh ngiệp dệt may cần phải nghiên cứu thật kỹ thị trường xuất khẩu

và biết được năng lực của doanh nghiệp mình ở mức nào Bởi vì, chiếnlược dù có hoàn hảo đến đâu nhưng doanh nghiệp dệt may không thể thựchiện được thì chiến lược đó chỉ làm doanh nghiệp kinh doanh giảm sút màthôi Và năng lực của doanh nghiệp dệt may sẽ thay đổi tùy theo nguồn lực

và tềm năng của doanh nghiệp đó Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may cầncăn cứ vào năng lực của mình để đưa ra được những mục tiêu và chiến lượcđúng đắn Chiến lược đó có thể là tập trung phát triển và mở rộng thị phầntrên thị trường truyền thống hoặc là chiến lược thâm nhập vào các phânđoạn thị trường mới còn bỏ ngỏ, ít người khai thác Doanh nghiệp dệt maycần lấy chiến lược dài hạn và ngắn hạn này làm kim chỉ nam xuyên suốtmọi hoạt động phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa củamình

2.3 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp là yếu tốquan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu Do đó,mọi doanh nghiệp dệt may trước khi tham gia kinh doanh vào một thịtrường nào đó đều phải xác định được khả năng cạnh tranh của mình Đó

là những khả năng về chất lượng, giá cả, về sự độc đáo và khác biệt của sảnphẩm hay các yếu tố thuộc về tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, vị thếcủa doanh nghiệp trên thị trường… đã thể hiện khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường đó

Đối tượng tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nước ngoài chính làsản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp và là đối tượng hữu hình thể hiện

Trang 39

khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng so với những đối thủ cạnh tranh Sảnphẩm dệt may có chất lượng tốt với giá cả hợp lý sẽ dễ tạo ra sự thu hút vàbiết đến của khách hàng với doanh nghiệp Đặc biệt trong xu thế thị trườngtoàn cầu hóa, thế giới liên tục phát triển dẫn đến nhu cầu của người tiêudùng hàng may mặc ngày càng cao, đa dạng và phức tạp hơn thì khả năngcạnh tranh của mặt hàng này là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Sản phẩm đem ra thịtrường phải chất lượng tốt mới có thể thỏa mãn và được người tiêu dùngchấp nhận mua sắm Muốn vậy doanh nghiệp dệt may cần phải quan tâmhơn nữa về trang thiết bị, đầu tư máy móc công nghệ hiện đại và có nguồnnhân lực được đào tạo bài bản có chuyên môn, tay nghề cao từ đó góp phầntăng năng suất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày một tốt hơn mọi nhucầu của khách hàng

Bên cạnh yếu tố chất lượng thì giá cả hàng dệt may cũng là một trongnhững yếu tố tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thịtrường thế giới Bởi vì nhu cầu may mặc của con người là vô hạn và chỉ cónhững nhu cầu phù hợp với khả năng thanh toán – khách hàng sẵn sàng trảtiền để có được hàng hóa đó mới là nhu cầu thực sự mà doanh nghiệp cầnquan tâm Nước tiêu biểu nhất phải nói đến trong việc sử dụng giá cả làmyếu tố để cạnh tranh cho hàng dệt may là Trung Quốc Hàng dệt may củanước này rất đẹp mắt, giá cả hợp lý phù hợp với nhiều nhu cầu tiêu dùngtrên thị trường thế giới trong đó có Việt Nam Có thể nói thị trường ViệtNam tràn ngập hàng Trung quốc đặc biệt là quần áo, dụng cụ, đồ dùngtrong gia đình do giá rẻ, mẫu mã lại đẹp mắt nên rất phù hợp với thị hiếu vàkhả năng thanh toán của người tiêu dùng nước ta Ngoài yếu tố chất lượng,giá cả còn phải kể đến một số yếu tố khác cũng góp phần tạo ra khả năngcạnh tranh cho hàng dệt may trên thị trường như uy tín, vị thế của sản phẩmdệt may xuất khẩu cũng như mức độ thích ứng của sản phẩm ở thị trườngxuất khẩu… Những yếu tố này sẽ đem lại nhiều thành công cho các doanh

Trang 40

nghiệp dệt may và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thịtrường thế giới.

Như vậy hội nhập kinh tế quốc tế có tác động rất lớn, ảnh hưởng trựctiếp và gián tiếp đến mọi hoạt động kinh doanh đặc biệt là việc phát triển và

mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may củadoanh nghiệp nói riêng

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM TRONG NHỮNG NĂM QUA

I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM

Ngày đăng: 15/04/2013, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Quá trình lựa chọn thị trường - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
Hình 1. Quá trình lựa chọn thị trường (Trang 21)
Hình 1. Quá trình lựa chọn thị trường - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
Hình 1. Quá trình lựa chọn thị trường (Trang 21)
Để có thể thấy được rõ hơn ta giả sử tình hình khách hàng nhập khẩu sản phẩm dệt may các năm như sau: Ví dụ (2) - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
c ó thể thấy được rõ hơn ta giả sử tình hình khách hàng nhập khẩu sản phẩm dệt may các năm như sau: Ví dụ (2) (Trang 27)
Bảng 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu  của Công ty các năm (Đơn vi: %) - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
Bảng 1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty các năm (Đơn vi: %) (Trang 52)
Bảng 2: Danh mục trang thiết bị sản xuất chính của Công ty - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
Bảng 2 Danh mục trang thiết bị sản xuất chính của Công ty (Trang 54)
Bảng 3: Nguyên vật liệu sản xuất chính của công ty Cổ phần May BTM bình quân hàng năm - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
Bảng 3 Nguyên vật liệu sản xuất chính của công ty Cổ phần May BTM bình quân hàng năm (Trang 55)
Bảng 3: Nguyên vật liệu sản xuất chính của công ty Cổ phần May BTM bình quân hàng năm - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
Bảng 3 Nguyên vật liệu sản xuất chính của công ty Cổ phần May BTM bình quân hàng năm (Trang 55)
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình lao động của công ty) - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
gu ồn: Báo cáo tổng hợp tình hình lao động của công ty) (Trang 57)
Bảng 6: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
Bảng 6 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty (Trang 57)
Bảng 6: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
Bảng 6 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty (Trang 57)
Bảng 7: Doanh thu Công ty Cổ phần may BTM từ năm 2005 đến năm2008 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
Bảng 7 Doanh thu Công ty Cổ phần may BTM từ năm 2005 đến năm2008 (Trang 59)
Bảng 7: Doanh thu Công ty Cổ phần may BTM từ năm 2005 đến năm 2008 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
Bảng 7 Doanh thu Công ty Cổ phần may BTM từ năm 2005 đến năm 2008 (Trang 59)
Bảng 9: Hoạch toán kinh doanh của công ty Cổ phần may BTM từ năm 2006 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
Bảng 9 Hoạch toán kinh doanh của công ty Cổ phần may BTM từ năm 2006 (Trang 60)
Bảng 8: Chi phí hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần may BTM - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
Bảng 8 Chi phí hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần may BTM (Trang 60)
Bảng 8 : Chi phí hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần may BTM - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
Bảng 8 Chi phí hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần may BTM (Trang 60)
Bảng  9: Hoạch toán kinh doanh của công ty Cổ phần may BTM  từ năm 2006 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
ng 9: Hoạch toán kinh doanh của công ty Cổ phần may BTM từ năm 2006 (Trang 60)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w