Tác động của các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM (Trang 31 - 36)

III. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1.Tác động của các nhân tố khách quan

1.1 Các công cụ chính sách thương mại thuộc về thuế quan của nướcnhập khẩu nhập khẩu

Hàng rào thuế quan như thuế xuất khẩu, thuế giá trị, thuế chống bán phá giá, thuế bù, thuế cụ thể và thuế hỗn hợp. Trong đó thuế xuất khẩu là công cụ để nhà nước điều tiết và quản lý xuất khẩu. Thuế này đánh vào hàng dệt may xuất khẩu để khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu hàng hóa vào nước này. Nhà nước có thể hạ thuế xuất để khuyến khích xuất khẩu và tăng thuế khi muốn hạn chế xuất khẩu. Đây là một trong những công cụ

hữu hiệu của nhà nước để quản lý ở tầm vĩ mô tình hình xuất nhập khẩu dệt may trong nước. Nhờ đó giúp nước nhập khẩu khắc phục được tình trạng dư thừa và bổ xung được sự thiếu hụt hàng dệt may thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.

Thuế giá trị được hiểu là loại thuế được biểu hiện như một số phần trăm trên tổng giá trị hàng hóa, và ở mỗi nước khác nhau sẽ có cách định nghĩa khác nhau về trị giá hải quan. Vì vậy trước khi xuất khẩu vào một thị trường nào đó các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nên tìm hiểu rõ về loại thuế này để tránh gặp sai xót trong quá trình thực hiện.

Tiếp theo là thuế chống bán phá giá. Đó là loại thuế ở dưới dạng khoản thu nhập thêm đặc biệt tương đương với chênh lệch do bán phá giá. Dệt may Việt Nam luôn có nguy cơ phải chịu thuế này. Thực tế cho thấy những năm vừa qua dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều vụ kiện bán phá giá của Hoa kỳ hay EU. Trong cùng một nước đối với hàng dệt may sẽ có một mức thuế chống bán phá giá riêng mà mọi người xuất khẩu vào thị trường này đều phải tuân thủ nếu không sẽ phải chịu phạt theo quy định của nước nhập khẩu.

Thuế cụ thể là loại thuế biểu hiện như một khoản tiền cụ thể tính dựa trên trọng lượng, số lượng, các đơn vị đo lường. Thuế cụ thể tính cho hàng dệt may sẽ dựa trên trọng lượng, số lượng hay các đơn vị đo lường dùng cho hàng dệt may.Thuế này thường được thể hiện bằng đồng tiền của nước nhập khẩu, chỉ khi lạm phát kéo dài hay gặp những hoàn cảnh khó khăn khác về tài chinh, chính trị…thì đồng ngoại tệ mới được dùng để biểu hiện cho thuế cụ thể.

Thuế bù được đánh để bù lại phần trợ cấp được hưởng ở nước xuất khẩu. Thuế này có quy định riêng về luật và các thủ tục cần thực hiện. Tuy nhiên ở một số nước thì cách làm thủ tục thuế bù tương tự như thuế chống bán phá giá, được áp dụng với mọi mặt hàng trong đó có dệt may.

Thuế hỗn hợp là loại thuế gồm một khoản thuế cụ thể cộng với tỷ lệ thuế giá trị đánh trên cùng một loại hàng hóa. Để hoạt động xuất khẩu diễn ra thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt buộc phải vượt qua các rào cản về thuế quan, thực hiện một cách đầy đủ các thủ tục và các quy định thuế quan sẽ giúp hàng dệt may được thông quan nhanh chóng.

1.2 Các công cụ, chính sách thương mại phi thuế quan

Thứ nhất là quan hệ chính trị ngoại giao giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Quan hệ này tốt đẹp hay hạn chế phụ thuộc rất lớn vào đường lối chính trị và chính sách mở cửa hội nhập với thế giới. Khi các nước có quan hệ chính trị, quan hệ ngoại thương ổn định lầu dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và tìm kiếm thị trường hợp tác cho các doanh nghiệp trong nước trong đó có cả ngành dệt may. Vì vậy quan hệ chính trị ngoại giao gắn bó lâu dài giữa các nước là yếu tố rất quan trọng đối với sự mở rộng và phát triển kinh tế đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ở nước ta.

Thứ hai, những chính sách thương mại của nhà nước bao gồm:

- Chính sách mậu dịch tự do: là các biện pháp của nhà nước nhằm giảm thiểu những trở ngại đối với họat động thương mại. Ở đó, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết ngoại thương, mà mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hóa và vốn đầu tư cho ngành dệt may được tự do lưu thông, tự do cạnh tranh, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển và thúc đẩy duy trì quan hệ quốc tế hóa đời sống kinh tế. Tuy nhiên nhược điểm của chínhh sách này là dễ đưa nền kinh tế rơi vào tình trạng phát triển mất cân đối và khủng hoảng, thị trường có thể tràn ngập hàng dệt may và dẫn đến dư thừa. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trong nước còn chưa đủ mạnh thì dễ bị các nước phát triển chèn ép dẫn đến không thể phát triển được.

- Chính sách bảo hộ mậu dịch: Nhà nước sử dụng các công cụ và biện pháp thuế quan để tránh cho hàng dệt may và doanh nghiệp dệt may trong

nước khỏi cạnh tranh trực tiếp với nước ngoài. Chính sách này rất phù hợp với Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển, đặc biệt thích hợp với cho mặt hàng dệt may vốn là một trong những sản phẩm hàng đầu mà nhà nước đặt mục tiêu phát triển trong tương lai, từ đó giúp các doanh nghiệp may bớt khó khăn trong việc kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh với nước ngoài. Thông thường ở các nước đang phát triển như Việt Nam thường thực hiện đồng thời hai chính sách này để mang lại hiệu quả phát triển kinh tế một cách nhanh và phù hợp nhất.

- Chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo ra một môi trường pháp lý và thể chế thuận lợi, có các chính sách ưu đãi đầu tư và mở rộng quy mô như tạo điều kiện thuận lợi cho huy động vốn, cung cấp thông tin xúc tiến thương mại, đầu tư cơ sở hạ tầng…cho ngành dệt may để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cùng đầu tư phát triển mặt hàng này cũng như vào nền kinh tế trong nước.

Thứ ba là các hàng rào phi thuế quan:

- Hạn ngạch xuất khẩu: là công cụ nhà nước dùng để hạn chế khối lượng hoặc giá trị hàng hóa xuất khẩu cao nhất của mặt hàng hay một nhóm mặt hàng từ một thị trường nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Nhà nước sử dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với hàng dệt may nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên dùng để sản xuất và xuất khẩu ra hàng dệt may.

- Tỷ giá hối đoái: là công cụ để nhà nước khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu, cũng được áp dụng cả với hàng dệt may. Vì vậy nhà nước cần phải có quan hệ tỷ giá phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế theo định hướng CNH – HĐH.

- Hàng rào kỹ thuật và vệ sinh kiểm dịch chất lượng hàng dệt may: bao gồm các các công cụ bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng như các tiêu chuẩn vể chỉ tiêu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các thông số kỹ thuật…

- Chế độ bảo vệ thương mại tạm thời: gồm các biện pháp tự vệ, trợ cấp, chống bán phá giá… Những quyền này dùng để hạn chế và định lượng hàng nhập khẩu như dệt may trong một thời gian nhất định nhằm ngăn ngừa hay giảm thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện hàng dệt may: là hình thức mà quốc gia nhập khẩu yêu cầu quốc gia xuất hạn chế bớt lượng hàng dệt may xuất khẩu vào nước mình một cách tự nguyện nếu không nước nhập khẩu sẽ sử dụng các biện pháp trả đũa kiên quyết.

1.3 Tiềm năng thị trường và sự chấp nhận hàng hóa dịch vụ của ngườitiêu dùng ở nước nhập khẩu tiêu dùng ở nước nhập khẩu

Tiềm năng thị trường xuất khẩu được biểu hiện qua quy mô thị trường, cơ cấu và tình hình tăng trưởng kinh tế của nước nhập khẩu. Quy mô của thị trường được thể hiện qua dân số và thu nhập bình quân trên đầu người còn tiềm năng về doanh số mà thị trường thực tế dành cho sản phẩm của mình được thể hiện thông qua mức nhu cầu hiện nay của thị trường, giá cả và thị phần mà doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh được. Vì thếcác doanh nghiệp xuất khẩu dệt may muốn xác định được tiềm năng của thị trường thì cần trả lời tốt những câu hỏi sau:

- Lượng tiêu thụ sản phẩm dệt may mỗi năm của doanh nghiệp là bao nhiêu?

- Ai mua sản phẩm dệt may của doanh ngiệp, là cá nhân hay tổ chức ? - Sản phẩm dệt may được tiêu thụ trên toàn thị trường hay ở những vùng nhỏ, phải xác định rõ ở vùng nào?

- Chu kỳ mua sắm hàng dệt may của khách hàng, cá nhân hay tổ chức là thế nào là một tuần, một tháng hay theo mùa vụ…?

- Sản phẩm được sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân hay là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất? (hàng may mặc xuất khẩu dùng cho mục đích tiêu dùng cá nhân)

- Mức độ cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường là thế nào? Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp là ai và ưu điểm của sản phẩm dệt may của họ là gì?

Sau khi đánh giá được tiềm năng của thị trường về nhu cầu hàng dệt may, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần xem xét xem sản phẩm của mình liệu có được người tiêu dùng chấp nhận không.

Và đây là một số yếu tố dùng để nhận biết:

- Xem xem sản phẩm dệt may có thể thu hút và lôi kéo khách hàng tiềm năng hay không thông qua chất lượng, giá cả, mẫu mã của mình có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không? Hay sản phẩm của doanh nghiệp có điểm gì khác biệt so với các sản phẩm đệt may khác để có thể cạnh tranh với họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi phí vận chuyển hàng hóa tới thị trường mục tiêu có nằm trong phạm vi đòi hỏi của giá cả cạnh tranh hay không?

- Sản phẩm dệt may của doanh nghiệp có trở lên quá đắt trên thị trường khi chịu ảnh hưởng bởi thuế quan và các công cụ phi thuế quan không, khi đó sản phẩm liệu có bán được không để đánh giá.

- Có những dịch vụ nào kèm theo sản phẩm dệt may có thể đẩy mạnh sức mua hàng của người tiêu dùng không; số lượng khách hàng phàn nàn về cách phục vụ của doanh nghiệp là bao nhiêu …

- Chi phí dành cho quảng cáo, xúc tiến thương mại, trang thiết bị công nghệ và kỹ thuật cho hàng dệt may chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu hay lợi nhuận là hợp lý nhất. Và một số yếu tố khác có liên quan đến việc đánh giá mức độ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM (Trang 31 - 36)