1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex

87 716 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 541,5 KB

Nội dung

Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 Những vấn đề chung về xuất khẩu của doanh nghiệp 3

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu 3

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu 4

1.1.2.1 Ở cấp độ vĩ mô 5

1.1.2.2 Ở cấp độ vi mô 7

1.1.3 Các hình thức xuất khẩu 8

1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp 8

1.1.3.2 Xuất khẩu qua trung gian 8

1.1.3.3 Buôn bán đối lưu 9

1.1.3.4 Kinh doanh tái xuất 9

1.1.3.5 Đấu giá quốc tế 10

1.1.3.6 Đấu thầu hàng hoá quốc tế 10

1.1.3.7 Mua bán tại sở giao dịch hàng hoá 11

1.1.4 Nội dung của hoạt động xuất khẩu 11

1.1.4.1 Nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu 11

1.1.4.2 Lập phương án kinh doanh 12

1.1.4.3 Tạo nguồn hàng xuất khẩu 12

1.1.4.4 Ký kết và thực hiện hợp đồng 12

1.2 Phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 13

1.2.1 Khái niệm thị trường 13

Trang 2

1.2.2 Khái niệm thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu

14

1.2.3 Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp 15

1.3 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu và các nhân tố tác động tới xuất khẩu nông sản 17

1.3.1 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu 17

1.3.2 Các nhân tố tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp 18

1.3.3 Tình hình xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 24

2.1 Khái quát về công ty xuất nhập khẩu Intimex 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 26

2.1.2.1 Chức năng của công ty 26

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty 26

2.1.3 Mục đích hoạt động và phạm vi kinh doanh của công ty 27

2.1.3.1 Mục đích hoạt động của công ty 27

2.1.3.2 Phạm vi kinh doanh của công ty 27

2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex trong những năm gần đây 28

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 28

2.2.2 Danh mục hàng nông sản xuất khẩu 32

2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex 33

2.2.4 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty xuất nhập khẩu Intimex 37

Trang 3

2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất

nhập khẩu Intimex 42

2.3.1 Ưu điểm 42

2.3.2 Hạn chế 44

2.3.3 Nguyên nhân 45

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 45

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 46

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 48

3.1 Tình hình của nền kinh tế thế giới trong năm 2009 48

3.2 Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công ty 51

3.2.1 Đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam 51

3.2.1.1 Cơ hội 51

3.2.1.2 Thách thức 52

3.2.2 Phương hướng xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam trong những năm tới 56

3.2.3 Phương hướng và mục tiêu phát triển thị trường xuất khảu hàng nông sản công ty 59

3.2.3.1 Mục tiêu hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty 59

3.2.3.2 Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty 60

3.3 Các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex 63

3.3.1 Giải pháp đối với hàng nông sản xuất khẩu 63

3.3.1.1 Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu 63

Trang 4

3.3.1.2 Nâng cao chất lượng của khâu bảo quản, dự trữ hàng nông sản

65

3.3.1.3 Nhanh chóng đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản ( HACCP) 65

3.3.1.4 Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng như của công ty 66

3.3.1.5 Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, từng bước chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sang sản phẩm đã qua chế biến 68

3.3.2 Giải pháp đối với công tác nghiệp vụ 69

3.3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu 69

3.3.2.2 Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu 71

3.3.2.3 Hợp tác chặt chẽ với tham tán thương mại Việt Nam tại các quốc gia 72

3.3.3 Giải pháp về tổ chức quản lý 73

3.3.3.1 Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty 73

3.3.3.2 Nâng cao nghiệp vụ ký kết hợp đồng 74

3.3.3.3 Quản lý và sử dụng vốn hiệu quả 75

3.4 Kiến nghị đối với nhà nước 76

3.4.1 Xây dựng chính sách về thị trường nông sản xuất khẩu 76

3.4.2 Hình thành và phát triển sản giao dịch nông sản 76

3.4.3 Xây dựng môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 77

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty ( 2004-2008 ) 29Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty (2003 - 2007) 30Bảng 3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu và nộp ngân sách nhà

nước trong các năm 2004 – 2008 của công ty 30Bảng 4: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của

công ty xuất nhập khẩu Intimex 32Bảng 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của công ty (2004-2008) 33Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu

Intimex vào một số thị trường giai đoạn 2005-2008 33Bảng 7: Cơ cấu hình thức xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập

khẩu Intimex giai đoạn 2005-2008 37Bảng 8: Tỷ trọng xuất khẩu của hàng nông sản giai đoạn 2005-2008 38Bảng 9: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex

theo mặt hàng năm 2008 và định hướng năm 2010 61Bảng 10: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex

theo thị trường năm 2008 và định hướng năm 2010 62

Trang 6

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

-LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi : - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

- Khoa Thương Mại và Kinh tế Quốc tế

Tên em là : Nguyễn Phương Liên

Mã Sinh viên : CQ 471755

Trong thời gian thực tập theo quy định của nhà trường, em thực tập tại

Công ty xuất nhập khẩu Intimex Em đã chọn đề tài: " Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex” cho

luận văn tốt nghiệp của mình

Em xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do em tìm hiểu, nghiên cứu và viết trong quá trình thực tập tại Công ty, không sao chép chuyên đề, luận văn các khoá trước

Nếu vi phạm, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Sinh viênNguyễn Phương Liên

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, thương mạiquốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗiquốc gia trong đó có Việt Nam Từ lâu, xuất khẩu đã trở thành hoạt động kinhdoanh thế mạnh của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nóiriêng Đây là lĩnh vực kinh doanh đã thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho đấtnước, góp một phần không nhỏ trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đạihoá của đất nước Vì vậy, vai trò của hoạt động xuất khẩu đã được Đảng vàNhà nước ta nhận thức được từ rất sớm và nhấn mạnh từ Đại hội Đảng toànquốc lần thứ VI năm 1986 như sau : “Xuất khẩu là một trong ba chương trìnhcốt lõi của nhiệm vụ kinh tế xã hội trong 5 năm 1986-1990, không những có ýnghĩa sống còn đối với tình hình trước mắt mà còn là những điều kiện ban đầukhông thể thiếu được để triển khai Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trongnhững chặng đường tiếp theo”

Hoạt động xuất khẩu phát triển là cơ sở cho hoạt động nhập khẩu pháttriển góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng Với tư duy đổi mới “ViệtNam mong muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới” đãtạo điều kiện cho sự mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và tìm kiếm các đốitác thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam

Việt Nam với đặc trưng là một nước nhiệt đới gió mùa có những đặcđiểm rất riêng về điều kiện về khí hậu, địa hình, đất đai và cả yêu tố conngười Tận dụng được những lợi thế này, Việt Nam đã và đang phát triểnđược những loại cây nông nghiệp như lúa, cao su, cà phê, chè, hạt điều, hạttiêu…Đây là những mặt hàng góp phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩunói chung của đất nước cũng như kim ngạch xuất khẩu nông sản nói riêng.Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ

Trang 8

hai trên thế giới, xuất khẩu hạt tiêu thứ nhất trên thế giới, xuất khẩu cà phêthứ ba trên thế giới…

Việt Nam và đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trong nướcphải chịu những ảnh hưởng không nhỏ do sự suy thoái của các nền kinh tế.Nhận thức rõ được vấn đề và diễn biến phức tạp của nền kinh tế cũng nhưnhững trước những đòi hỏi thực tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hàngnông sản, cùng với những kiến thức được trang bị tại nhà trường và nhữngthực tế tìm hiểu được trong quá trình thực tập tại công ty xuất nhập khẩuIntimex, em nhận thấy được việc mở rộng thị trường xuất khẩu là giải phápcần thiết cho hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay

Chính vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Giải pháp phát triển thị

trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex”

làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình

Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công

ty xuất nhập khẩu Intimex

Chương III: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bằng những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập cũng nhưquá trình thực tập, cùng với nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi của các anh chị,

cô chú trong phòng kinh tế tổng hợp và đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ tậntình cô giáo hướng dẫn Th.S Đặng Thị Thuý Hồng, em đã cố gằng hoàn thànhluận văn một cách tốt nhất theo đúng yêu cầu đặt ra

Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bàiviết của được được hoàn thiện hơn

Trang 9

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Những vấn đề chung về xuất khẩu của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh nhằm thu doanh lợi bằng cách bánsản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ vượt qua biên giới hải quan trên cơ sở tiền

tệ làm phương tiện thanh toán

Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hànghoá (bao gồm hàng hoá hữu hình và vô hình) trong nước Khi sản xuất trongnước phát triển và sự trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng trở nênphổ biến, phân công lao động quốc tế hình thành rõ rệt thì hoạt động xuấtkhẩu phát triển như một tất yếu khách quan của nền kinh tế mỗi quốc gia.Xuất khẩu đã dần được khẳng định là hoạt động cơ bản của hoạt độngkinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia nóichung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng phát triển Chính phủ mỗi quốc gia

đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theoxuất khẩu, khuyến khích mở rộng sản xuất ở các khu vực tư nhân nhằm giảiquyết công ăn việc làm và tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước Vì vậy, việc

mở rộng xuất khẩu là một chính sách kinh tế, là một mục tiêu quan trọng nhấtcủa chính sách thương mại

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu đã phát triển rất mạnh cả về chiều rộnglẫn chiều sâu Nó trở thành hoạt động tất yếu của mỗi quốc gia trên conđường phát triển kinh tế Do mỗi quốc gia có sự khác biệt về điều kiện tựnhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và điều kiện kinh tế xã

Trang 10

hội dẫn đến sự khác biệt về lợi thế trong các lĩnh vực khác nhau Việc tiếnhành trao đổi các phẩm hàng hoá hay dịch vụ giữa các quốc gia chính là biệnpháp hữu hiệu để các quốc gia có thể khai thác tối đa lợi thế, khắc phục cáchạn chế, tận dụng triệt để các cơ hội và hạn chế các thách thức tạo ra sự cânbằng các yếu tố trong quá trình sản xuất và tiêu dùng

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không phải chỉ diễn ra giữa các quốc gia

có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác Ngay cả khi quốc gia đó không

có lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên…thì quốc gia

đó vẫn có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu và thu được lợi ích khôngnhỏ từ hoạt động này Điều này đã được chứng minh thông qua lý thuyết lợithế so sánh

Lý thuyết này đã chỉ ra rằng một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so vớicác quốc gia khác trong việc sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia

đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế thông qua hoạt động xuấtkhẩu để tạo ra những lợi ích cho mình, nếu bỏ qua thì chính quốc gia đó đã từ

bỏ đi một nguồn lợi không nhỏ từ hoạt động này và sẽ đánh mất cơ hội pháttriển của chính quốc gia đó Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, các quốc giavẫn có thể thu được lợi ích cho mình thông qua việc chuyên môn hoá vào sảnxuất loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi thế nhất để trao đổivới quốc gia khác, đồng thời nhập khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất

ra chung là bất lợi nhất dù hiệu quả sản xuất của quốc gia đó là thấp

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu

Ngày nay khi mà quá trình hội nhập kinh tế đang phát triển mạnh mẽ vàtrở thành một xu hướng phát triển chung trên toàn thế giới thì thương mạiquốc tế thông qua xuất khẩu đã trở thành cầu nối về kinh tế giữa các quốc gia.Khi tham gia hoạt động này, các nền kinh tế trên thế giới có cơ hội xích lạigần nhau hơn, phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà

Trang 11

còn có các lĩnh vực khác như khoa học công nghệ, y tế, giáo dục…Chính bởivậy, thương mại quốc tế cũng như xuất khẩu có vai trò như sau:

1.1.2.1 Ở cấp độ vĩ mô

 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần tăng dựtrữ ngoại tệ, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcMỗi quốc gia là chủ thể khi tham gia vào thương mại quốc tế thông quahoạt động xuất khẩu Chính vì vậy lợi ích mà nó đem lại sẽ tạo ra một nguồnvốn quan trọng và bền vững cho con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá củamỗi quốc gia, giúp quốc gia đó có thể phát triển nền kinh tế, thoát ra khỏi tìnhtrạng nghèo nàn, lạc hậu Để phát triển kinh tế, điều quan trọng với mỗi quốcgia là nguồn vốn, nguồn vốn này có thể huy động từ nhiều hoạt động khácnhau như đầu tư nước ngoài, viện trợ, vay nợ…nhưng nguồn vốn an toàn vàbền vững nhất chính là nguồn vốn có được từ hoạt động xuất khẩu bởi nó thểhiện được nội lực phát triển của quốc gia đó đồng thời quốc gia đó cũngkhông phải chịu bất cứ điều kiện nào từ phía nhà cung cấp vốn

Trong tương lai, nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài có tăng lên hay khôngphụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực cũng như khả năng xuất khẩu của mỗi quốcgia Vì vậy, tăng cường hoạt động xuất khẩu, thu về càng nhiều ngoại tệ choquốc gia chính là biện pháp hữu hiệu nhất để đẩy nhanh quá trình công nghiệphóa, hiện đại hoá của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế

 Xuất khẩu đóng góp vào việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩysản xuất và phân công lao động quốc tế phát triển

Nhờ có những thành quả to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuậttrên thế giới, quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ đã phát triển khôngngừng với những bước tiến quan trọng đã dẫn đến sự dịch chuyển về cơ cấukinh tế trong quá trình công nghiệp hoá ở quốc gia trên thế giới Xu hướngnày tất nhiên không phải là ngoại lệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại

Trang 12

hoá ở nước ta Khi hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển và trở nên phổbiến trên toàn thế giới thì các ngành kinh tế có thế mạnh của mỗi quốc gia sẽđược tăng cường, mở rộng và ngược lại những ngành có hiệu quả thấp sẽ dần

bị thu hẹp Dần dần theo thời gian mỗi quốc gia sẽ tập trung nguồn lực pháttriển các mặt hàng chủ lực và có lợi thế so sánh so với các quốc gia khác dẫnđến sự phân công lao động quốc tế ngày càng trở nên sâu sắc

 Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm vàcải thiện đời sống của nhân dân

Xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất, muốn tăng cường xuất khẩuthì quy mô sản xuất phải được mở rộng, tốc độ sản xuất cần phải được nângcao, các ngành nghề truyền thống phải được khôi phục, các ngành nghề mới

ra đời đòi hỏi một lực lượng lao động rất lớn Điều này góp phần giải quyếtnhu cầu việc làm và tạo ra nguồn thu nhập ổn định co người lao động

Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những sản phẩm tiêudùng, đó là những sản phẩm trong nước không sản xuất ra được hoặc sản xuấtkhong đáp ứng được nhu cầu Nhờ đó chất lượng cuộc sống của người dânđược cải thiện, nâng cao và tình hình trật tự an toàn xã hội được đảm bảo

 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đốingoại, thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa các quốc gia

Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế văn hoá xã hội có có sự tác độngqua lại và phụ thuộc lẫn nhau Xuất khẩu phát triển góp phần thúc đẩy quan

hệ kinh tế, đầu tư, tín dụng, vận tải quốc tế, phát triển và tăng cường giao lưuvăn hoá chính trị giữa các quốc gia Ngược lại, khi các quan hệ kinh tế, chínhtrị văn hoá giữa các quốc gia phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việcphát triển và mở rộng sản xuất

Trang 13

Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay thì đa dạng hoá thị trườngtiêu thụ sản phẩm chính là biện pháp giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩukhai thác được những cơ hội bán hàng quốc tế, giúp cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp giải quyết được những khó khăn trước mắt về đầu racho sản phẩm và ổn định nguồn thu cho doanh nghiệp.

 Tăng doanh thu bán hàng và tiếp thu kinh nghiệm quốc tế

Mục tiêu của các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệpkinh doanh xuất khẩu là thu được lợi nhuận lớn Tăng doanh thu bán hàngthông qua xuất khẩu chính là hình thức kinh doanh tối ưu được các doanhnghiệp lựa chọn khi mà nền kinh tế trong nước cũng như thế giới gặp nhiềukhó khăn trong giai đoạn hiện nay Hơn nữa, khi tham gia vào thị trường quốc

tế, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thu được nhiều kinh nghiệm trong việc tạonguồn hàng, quản trị, nâng cao chất lượng sản phẩm…do phải tìm hiểu vàthích ứng với nhiều sự khác biệt về môi trường văn hoá, kinh tế, chính trịkhác nhau

Trang 14

1.1.3 Các hình thức xuất khẩu

1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp

Là phương thức mua bán trong đó hàng hóa được xuất khẩu trực tiếp từnước người bán (nước xuất khẩu) sang nước người mua ( nước nhập khẩu) màkhông qua nước thứ ba ( nước trung gian)

Khi lựa chọn hình thức xuất khẩu này, các nhà xuất khẩu phải nắm bắtđược nhu cầu của thị trường, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp

để thoả mãn nhu cầu cũng như thị hiếu tiêu dùng của khách hàng tại các thịtrường Nếu làm tốt được điều này, các nhà xuất khẩu sẽ thu được lợi nhuậnlớn nhất từ hoạt động xuất khẩu do không phải chia sẻ lợi nhuận Đây là ưuđiểm lớn nhất của hình thức xuất khẩu này

Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu trực tiếp cũng tồn tại một số nhược điểmnhư: chi phí cho hình thức xuất khẩu này là cao, điều này gây khó khăn chocác doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô nhỏ; đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtđội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, giàu về kinh nghiệm trong lĩnh vực xuấtkhẩu do tính chất của hoạt động xuất khẩu luôn phải chịu sự biến động thấtthường trên thị trường thế giới Đây cũng chính là nhược điểm của hầu hếtcác doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, do vậy hình thức xuất khẩu trựctiếp không phải là hình thức xuất khẩu được các doanh nghiệp Việt Nam lựachọn nhiều

1.1.3.2 Xuất khẩu qua trung gian

Là phương thức mua bán mà ở đó người bán và người mua phải thôngqua một người thứ ba gọi là trung gian (đại lý hay môi giới) để thoả thuận cácđiều kiện mua bán Đại lý và môi giới là trung gian phổ biến trong giao dịchquốc tế hiện nay

Ưu điểm lớn nhất của hình thức xuất khẩu gián tiếp này là giảm bớt

Trang 15

được chi phí nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, chi phí vận tải, rủi ro do

sự biến động của thị trường…do vậy nhà xuất khẩu sẽ giảm bớt được rủi rotrong hoạt động xuất khẩu Đây là lý do giải thích vì sao mà phần lớn cácdoanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam lựa chọn hình thức này

Tuy nhiên, khi nhà xuất khẩu lựa chọn hình thức xuất khẩu này cũng cónghĩa là nhà xuất khẩu bị chia sẻ lợi nhuận với các đại lý, môi giới, bị mấtliên lạc trực tiếp với thị trường và trong một số trường hợp vốn kinh doanhcòn bị các đại lý chiếm dụng

1.1.3.3 Buôn bán đối lưu

Là phương thức kinh doanh mà xuất khẩu được ký kết trực tiếp với nhậpkhẩu, người bán đồng thời là người mua, trong đó xuất khẩu và nhập khẩuhàng hoá khác có giá trị tương đương

Phương thức kinh doanh này là sự kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu vànhập khẩu, hai bên trao đổi với nhau một lượng hàng hoá có giá trị tươngđương Mục đích của xuất khẩu là thu được một hàng hoá có giá trị tươngđương thay vì ngoại tệ như các hinh thức khác Do vậy, ưu điểm của hìnhthức này là hạn chế sử dụng tiền để thanh toán và bù trừ hàng hoá, nó đảmbảo yêu cầu cân bằng trong trao đổi về mặt hàng, giá cả, tổng giá trị hợp đồng

và điều kiện cơ sở giao dịch

1.1.3.4 Kinh doanh tái xuất

Là phương thức kinh doanh xuất khẩu những mặt hàng nhập khẩu sangnước khác chưa qua gia công chế biến sử dụng ở nước tái xuất Hình thứcxuất khẩu này là loại giao dịch có liên quan đến ít nhất 3 nước tham gia: nướcxuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu

Điều cần lưu ý khi các doanh nghiệp lựa chọn hình thức xuất khẩu này làphải chắc chắn có hợp đồng mua và hợp đồng bán mới nên ký hợp đồng, cần

Trang 16

quan tâm đến việc giữ bí mật kinh doanh thông qua việc sử dụng L/C giáplưng (Back to Back L/C) đồng thời hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng tái xuấtcần phải cân nhắc thời hạn giao hàng để đảm bào thực hiện đúng hợp đồng.

Vì vậy, để thực hiện được hình thức xuất khẩu này các doanh nghiệp của ViệtNam phải có một đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ kinh doanh, am hiểu vềthị trường, giàu kinh nghiệm và có mối quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiềubạn hàng Hiện nay, kinh doanh tạm nhập tái xuất và kinh doanh chuyển khẩu

là hai hình thức kinh doanh tái xuất phổ biến ở Việt Nam

1.1.3.5 Đấu giá quốc tế

Là phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công khai ở một nơinhất định diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, tại đó sau khi xemhàng hoá, người mua sẽ cạnh tranh, trả giá hàng hoá và hàng hoá sẽ được báncho người nào trả giá cao nhất

Đấu giá quốc tế có nhiều hình thức như: đấu giá tăng giá, đấu giá hạ giá,đấu giá trả giá công khai và đấu giá kín Mỗi hình thức đấu giá có các bướctiến hành bán đấu giá riêng tuy nhiên chúng cũng giống nhau những bước cơbản như: chuẩn bị đấu giá, trưng bày hàng hoá để người mua xem trước, khaimạc và tiến hành đấu giá Ưu điểm của hình thức đấu giá quốc tế là sự trả giácông khai giữa người mua và người bán nhưng nhược điểm của hình thức này

là gặp phải sự cạnh lớn đến từ nhiều đối thủ trên thế giới Hiện nay, hình thứcnày chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam

1.1.3.6 Đấu thầu hàng hoá quốc tế

Là phương thức hoạt động thương mại trong đó bên mua hàng hoá thôngqua mời thầu ( gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhântham gia đấu thầu ( gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêucầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng

Trang 17

Hình thức xuất khẩu này có nhiều phương thức giao dịch trong đó mỗiphương thức giao dịch đều có những đặc thù riêng Trong quá trình hoạt độngkinh doanh, doanh nghiệp sẽ lựa chọn hay phối hợp các phương thức giaodịch sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp nhất.

1.1.3.7 Mua bán tại sở giao dịch hàng hoá

Là phương thức kinh doanh được tổ chức tại một nơi nhất định trongmột khoảng thời gian nhất định ở đó thông qua những người môi giới, ngườimua và người bán sẽ tiến hành mua bán hàng hoá với số lượng lớn có phẩmchất tương đồng và tiêu chuẩn hoá

Hình thức mua bán này phải được thực hiện dựa theo điều kiện quy địnhcủa sở giao dịch và sử dụng hợp đồng mẫu đã có Phần lớn các giao dịch ở sởgiao dịch là mua khống , bán khống để hưởng chênh lệch giá cả Hiện nay,hình thức mua bán này đã và đang được triển khai tại Việt Nam

1.1.4 Nội dung của hoạt động xuất khẩu

1.1.4.1 Nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu

Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, bước đầu tiên màcác doanh nghiệp cần phải thực hiện là nghiên cứu đặc điểm của thị trườngxuất khẩu: dung lượng thị trường lớn hay nhỏ, đặc điểm của các loại hànghoá, thị hiếu tiêu dùng của thị trường ra sao, các doanh nghiệp đang kinhdoanh loại hàng hoá đó trên thị trường có những điểm mạnh hay điểm yếu gì ,giá của mặt hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế, các chính sách của chínhphủ trong kinh doanh mặt hàng đó như thế nào…Sau khi đã nghiên cứu kỹđặc điểm của thị trường, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn thị trường xuấtkhẩu căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế, mục đích kinh doanh, khả năng củadoanh nghiệp…sao cho thị trường đó có là thị trường có tiềm năng đem lại lợinhuận cho doanh nghiệp

Trang 18

1.1.4.2 Lập phương án kinh doanh

Sau khi nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu, trước hết doanhnghiệp sẽ tiến hành bước đầu của công việc lập phương án kinh doanh bằngcách xác định mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp Với mục tiêu đặt ra, các nhàhoạch định sẽ đưa ra chiến lược kinh doanh tối ưu nhất đồng thời lựa chọnthời điểm tốt nhất để thực hiện phương án kinh doanh sao cho hiệu quả nhất

và đem lại nhiều lợi ích nhất cho doanh nghiệp

1.1.4.3 Tạo nguồn hàng xuất khẩu

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có thành công hay không phụ thuộc rấtlớn vào công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Các doanhnghiệp xuất khẩu hàng nông sản cần nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu đểđảm bảo được rằng nguồn hàng này luôn ổn định về khả năng cung ứng cũngnhư chất lượng của sản phẩm Hoạt động thu mua nông sản, thiết lập mốiquan hệ với các nhà cung cấp nguồn hàng uy tín, ổn định cần được coi trọngsong song với công tác gia công, chế biến sao cho phù hợp với nhu cầu củakhách hàng cũng như nhu cầu của thị trường xuất khẩu Bên cạnh đó, cácdoanh nghiệp còn có thể chủ động trong việc tạo ra nguồn hàng xuất khẩubằng cách đầu tư, hỗ trợ vốn cho người nông dân mua giống, gieo trồng, canhtác… để sản xuất sau đó thu mua lại trực tiếp sản phẩm từ phía người nôngdân

1.1.4.4 Ký kết và thực hiện hợp đồng

Công việc ký kết hợp đồng được tiến hành sau khi các doanh nghiệp đãthống nhất với nhau về các điều kiện mua bán trong đó hợp đồng chính là vănbản hợp pháp để thể hiện các điều kiện giữa các bên liên quan Việc soạn thảohợp đồng do hai bên thống nhất phía soạn thảo và hợp đồng thể hiện rõ quyềnlợi cũng như nghĩa vụ của các bên tham gia Sau khi hợp đồng được ký kết,

Trang 19

các bên sẽ căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng để thực hiện theo đúngthời hạn quy định.

1.2 Phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm thị trường

Theo nghĩa rộng, thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán mộtthứ hàng hoá nhất định nào đó Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường càphê, thị trường chứng khoán, thị trường nông sản, thị trường vốn…

Theo nghĩa hẹp, thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra cáchoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ Với nghĩa này có thị trường Hà Nội,thị trường miền Trung, thị trường Phía Nam

Trong kinh tế học, thị trường được hiểu theo nghĩa rộng hơn là nơi cócác quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa vô số những người bán và ngườimua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào.Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hoá -dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động và thị trườngtiền tệ

Từ những quan điểm trên, có thể thấy rằng thị trường chính là nơi màgiá trị sử dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã chi phí để sản xuất ra nóđược thừa nhận thông qua việc hàng hoá đó có bán được hay không, bán vớigiá thế nào Người tiêu dùng và người sản xuất sẽ thu thập những thông thịtrường thông qua sự biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng,chủng loại, cơ cấu của các loại hàng hoá, giá cả, tình hình cung cầu về cácloại hàng hoá

Trang 20

1.2.2 Khái niệm thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu

Thị trường chính là khái niệm chung cho tất cả các loại thị trường Mỗidoanh nghiệp khi kinh doanh cần phải xác định những thị trường riêng, thịtrường mục tiêu của chính doanh nghiệp đó Đối với các doanh nghiệp xuấtkhẩu, khái niệm thị trường xuất khẩu trở thành một khái niệm không thể bỏqua Vậy thị trường xuất khẩu có nghĩa là gì? Thị trường xuất khẩu là nơi màcác quốc gia nói chung hay doanh nghiệp nói riêng tiến hành các hoạt động đểđưa loại hàng hoá nhất định vào tiêu thụ Đây là môi trường diễn ra các hoạtđộng mua bán giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp trongnước và các chính phủ với nhau dựa trên quan hệ cung cầu và sự biến động vềnhu cầu tiêu dùng trên trên thị trường

Thị trường xuất khẩu có thể là một địa phương, một quốc gia hay nhiềuvùng lãnh thổ khác nhau như thị trường Hà Nội, thị trường Hàn Quốc, thịtrường Đông Nam Á, thị trường Châu Âu…

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, mỗi quốcgia trong đó có Việt Nam đã trở thành một thành viên trong sân chơi kinh tế

đó Để phát triển sản xuất, các mối quan hệ hợp tác kinh doanh và theo kịp sựphát triển của nền kinh tế thế giới thì đối các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt

là các doanh nghiệp có thế mạnh về xuất khẩu, phát triển hay mở rộng thị thịtrường xuất khẩu là biện pháp được ưu tiên lựa chọn hàng đầu

Vậy phát triển thị trường hay mở rộng thị trường xuất khẩu là cách thức

mà doanh nghiệp đưa hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ hiện có của mình vàocác thị trường mới để tăng lượng tiêu thụ hàng hoá Doanh nghiệp có thể đưahàng hoá của mình vào bán tại các khu vực thị trường mà trước đây mình đã

bỏ qua hay vào các khu vực thị trường mới hoàn toàn, tạo cho sản phẩm cónhững thay đổi phù với nhu cầu của đoạn thị trường mới

Trang 21

Phát triển thị trường là chiến lược kinh doanh đã và đang được cácdoanh nghiệp xuất khẩu lựa chọn Phát triển thị trường xuất khẩu có haihướng chính, đó là phát triển theo chiều sâu và phát triển theo chiều rộng Khidoanh nghiệp xuất khẩu lựa chọn phát triển theo chiều sâu có nghĩa là doanhnghiệp tiếp tục lựa chọn thị trường xuất khẩu sẵn có nhưng có sự đổi mới vềcác sản phẩm hàng hoá như chất lượng, bao bì…, cho ra đời các sản phẩmmới hoàn toàn để tiêu thụ trên thị trường này nhằm chiếm lĩnh, mở rộng thịtrường truyền thống vốn có Ngược lại, khi doanh nghiệp lựa chọn chiến lượcphát triển thị trường theo chiều rộng có nghĩa là bên cạnh những thị trườngtruyền thống, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu, đưa ra các phương án kinh doanh,thâm nhập vào những đoạn thị trường mới mà doanh nghiệp cho là có tiềmnăng Những sản phẩm mới cũng được ra đời sao cho phù hợp với nhu cầu vàthị hiếu của những khu vực thị trường mới Những khu vực thị trường phảiđược lựa chọn sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh và điều kiện củadoanh nghiệp xuất khẩu Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnhvực xuất khẩu còn có thể kết hợp cả hai hướng phát triển thị trường trên khithấy được rằng việc phát triển thị trường này là phù hợp và đem lại hiệu quảkinh doanh cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

Hiện nay, hình thức kết hợp phát triển thị trường theo chiều rộng vàchiều sâu đang được các doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên lựa chọn, đặc biệt lànhững doanh nghiệp có thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nôngsản, thuỷ hải sản…

1.2.3 Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp

Trong thời gian gần đây, hội nhập và toàn cầu hoá đang trở thành xuhướng phát triển nhất trên thế giới Điều này đã mở ra cơ hội cho các doanhnghiệp ở mỗi quốc gia, đặc biết là các doanh nghiệp xuất khẩu được có cơ hộiđược tiếp cận và tham gia vào thị trường quốc tế Hoạt động kinh doanh của

Trang 22

các doanh nghiệp có thực sự hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào thịtrường mà doanh nghiệp đó đã, đang và sẽ mở rộng kinh doanh Chính vì vậy,thị trường xuất khẩu có những vai trò rất to lớn đối với các doanh nghiệp xuấtkhẩu.

Trước hết, thị trường xuất khẩu quyết định mặt hàng và chất lượng hànghoá mà doanh nghiệp kinh doanh Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng ở mỗi thịtrường khác nhau là khác nhau Vì vậy, các doanh nghiệp khi thâm nhập vàocác thị trường phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường, phân đoạn thị trường,lựa chọn các đoạn thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp với mặthàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh Hơn nữa, nhu cầu thị trường luônthay đổi theo thời gian, điều này đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu phảilựa chọn mặt hàng xuất khẩu nâng cao chất lượng hàng hoá đáp ứng được vớinhu cầu của thị trường

Bên cạnh đó, mở rộng thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp tăng đượclợi nhuận thông qua việc tăng doanh số bán hàng Thị trường thế giới nóichung cũng như thị trường xuất khẩu nói chung luôn tồn tại sự cạnh tranh rấtlớn đến từ các doanh nghiệp trên thế giới nhất là khi quá trình toàn cầu hoánền kinh tế thế giới đang diễn ra một cách sôi động và mạnh mẽ hơn bao giờhết Điều này làm cho thị phần của các doanh nghiệp xuất khẩu bị thu hẹp tạicác thị trường mà doanh nghiệp đang kinh doanh Vì vây, duy trì những thịtrường truyền thống và mở rộng hoạt động xuất khẩu sang những thị trườngtiềm năng là bước đi giúp hoạt động bán hàng của doanh nghiệp được cảithiện và hiệu quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp ít nhất làduy trì ổn định

Cuối cùng, phát triển thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu đượcnguồn ngoại tệ lớn để đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng, mở rộng sản xuất

và phát triển các mặt hàng xuất khẩu đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao

Trang 23

được hiểu biết do việc học hỏi được những kinh nghiệm quý báu trong quátrình thâm nhập thị trường

1.3 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu và các nhân tố tác động tới xuất khẩu nông sản

1.3.1 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu

Đặc trưng nổi bật nhất của hàng nông sản là sản phẩm của nông nghiệp

do đó nó chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, điều kiện tự nhiên, thổnhưỡng…Hoạt động sản xuất và thu hoạch nông sản mang tính thời vụ nênnông sản là mặt hàng mang tính chất thời vụ Hàng nông sản sẽ có giá rẻ, sốlượng lớn và chất lượng cao tại thời điểm thu hoạch Các doanh nghiệp cầnnắm bắt đặc điểm này để tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định chất lượng, dồidào về số lượng với chi phí thấp, giá rẻ bởi vào khoảng thời gian trái vụ, hàngnông sản thường khan hiếm, nếu có thì chất lượng cũng không cao mà giá cảthì đắt đỏ

Chất lượng của hàng nông sản cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của các điềukiện bên ngoài như thời tiết, thổ nhưỡng… Nếu điều kiện tự nhiên ưu đãicùng với mưa thuận, gió hoà thì chất lượng của hàng nông sản đạt được là rấtcao Ngược lại, chỉ cần có một chút hay đổi về thời tiết như mưa trái mùa thìcũng là cho sản lượng cũng như chất lượng của mặt hàng nông sản giảm điđáng kể Chất lượng của hàng nông sản còn phụ thuộc rất lớn vào khâu bảoquản và chế biến Vì vậy, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn, quy cách cũng cầnđược chú trọng, đầu tư để hạn chế những thiệt hại về chất lượng hàng hoácũng như rủi ro của doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản

Hàng nông sản là mặt hàng phong phú, đa dạng nhiều chủng loại như:gạo, rau quả, điều, cà phê, cao su, hạt tiêu, cơm dừa…đáp ứng nhu cầu ngày

Trang 24

càng cao của người tiêu dùng Thị trường xuất khẩu hàng nông sản là thịtrường cạnh tranh lành mạnh nhưng khá gay gắt giữa các doanh nghiệp đến từnhiều quốc gia trên thế giới Nhu cầu về hàng nông sản là rất lớn trong điềukiện hiện nay khi mà dân số thế giới đang tăng lên nhanh chóng vì vậy kinhdoanh xuất khẩu cần có chiến lược lâu dài và bền vững để nâng cao chấtlượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm thoả mãn được nhu cầu của thị trườngxuất khẩu

Thị trường xuất khẩu nông sản cũng như các thị trường xuất khẩu khácchịu ảnh hưởng của hàng rào thuế quan và phi thuế quan, luật pháp quốc tế,chính sách bảo hộ hàng nông sản của các quốc gia nhập khẩu cũng như chínhsách điều tiết của nước xuất khẩu

1.3.2 Các nhân tố tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp

- Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng nhưsản lượng của hàng nông sản Các điều kiện tự nhiên như khí hậu nhiệt đớigió mùa ẩm, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng trong ngày… là nhân tố quyếtđịnh đến sự thành công của mặt hàng nông sản Những vùng, miền địa lý cóđiều kiện tự nhiên thuận lợi như trên chính là những nơi có sản lượng nôngsản lớn trên thế giới và Việt Nam chính là ví dụ điển hình Sản lượng hàngnông sản ở Việt Nam trong những năm gần đây tương đối cao và năm 2007,Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất trên thế giới

Mặt khác, do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính nên trong vài nămgần đây, điều kiện thời tiết của các nước trên thế giới trong đó có Việt nam cónhững biến đổi bất thường gây những hiện tượng như lũ lụt, hạn hán…làmcho sản lượng nông nghiệp giảm sút, thu nhập của người dân cũng vì vậy mà

Trang 25

giảm sút,cuộc sống của ngưòi nông dân lâm vào tình trạng bấp bênh.

- Cung cầu hàng nông sản trên thị trường

Cung hàng nông sản trên thế giới tiếp tục tăng nhanh và có sự cạnh tranhlớn giữa hàng nông sản đến từ khắp các quốc gia trên thế giới Mỗi hàng nôngsản mang đặc trưng của các vùng miền khác nhau tạo ra nhiều sự lựa chọnhơn cho người tiêu dùng trong đó hàng nông sản đến từ các quốc gia nhưBrazil, Trung Quốc, Inđônêsia, Thái Lan Ấn Độ…đang tạo ra một sức épcạnh tranh rất lớn lên hàng nông sản của Việt Nam

Cầu thị trường về hàng nông sản tiếp tục tăng nhanh trong những nămgần đay do sự phát triển không ngừng về dân số thế giới Điều này, mở ra cơhội xuất khẩu cho các quốc gia có lợi thế về mặt hàng nông sản đặc biệt lànhững mặt hàng nông sản có chất lượng cao đang được ưu chuộng và dầnthay thế những hàng nông sản bình thường hoặc có chất lượng kém

- Trình độ khoa học kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng vàsản lượng của hàng nông sản Khoa học kỹ thuật càng tiên tiến, càng hiện đại,càng được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp bao nhiêu thì càng tiết kiệmđược chi phí về nguồn nhân lực trong khi đó năng suất lao động tăng cao dochất lượng về giống gieo trồng được cải tiến, nâng cao, sản lượng thu hoạchđạt chất lượng cao Hoa Kỳ là một quốc gia có số lượng lao động hoạt độngtrong nông nghiệp là thấp nhất tuy nhiên Hoa Kỳ lại đứng trong số nhữngquốc gia có sản lượng về mặt hàng nông sản có chất lượng cao Vì vậy, đầu tư

và nâng cao sự ứng dụng khoa học kỹ thuật là điều mà các doanh nghiệp ViệtNam xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần phải thực hiện một cách nhanhchóng để đạt được hiệu quả cao nhất

Trang 26

- Môi trường chính trị, luật pháp và chính sách xuất khẩu của Nhà nướcMôi trường chính trị ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanhđược thuận lợi, tạo tiền đề cho sự đầu tư sản xuất có hiệu quả để phục vụ mụctiêu xuất khẩu của doanh nghiệp.

Môi trường luật pháp với khung pháp lý tốt, chặt chẽ tạo điều kiện chohoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp được đảm bảo, tránhnhững rủi ro do những lỗ hổng về luật pháp Bên cạnh đó, các chính sách mới

ra đời được điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thịtrường cũng là nhân tố giúp cho hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩuđược thuận lợi khi tham gia vào thị trường xuất khẩu quốc tế

Ngoài ra, chính sách xuất khẩu của nhà nước cũng có sự tác động mạnh

mẽ tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước Các mặt hàngđược nhà nước khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu sẽ có được nhiều lợi thế hơnkhi xuất khẩu

- Hàng rào bảo hộ của các nước nhập khẩu

Ngày nay khi mà hội nhập trở thành xu thế của toàn cầu cùng với sự pháttriển không ngừng của các nền kinh tế trên thế giới thì các vấn đề về vệ sinh

an toàn thực phẩm, chất lượng theo tiêu chuẩn… của các mặt hàng nông sản

đã trở thành vấn đề đang được các nước nhập khẩu quan tâm hơn bao giờ hết.Chính vì vậy, các hàng rào bảo hộ đã được các nước nhập khẩu lập ra ngàycàng gắt gao và tinh vi

- Bộ máy quản trị của doanh nghiệp

Dù là doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ thì bộ máy quản trị củadoanh nghiệp vẫn đóng vai trò là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Xuất khẩu là hình thức thâm nhập

Trang 27

thị trường có chi phí và rủi ro thấp tuy nhiên để hoạt động xuất khẩu đạt đượcthành công thì đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi về nghiệp vụ kinh doanh xuấtkhẩu, đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường, đội ngũ cán bộ có năng lực lãnhđạo, phân công công việc hợp lý phát huy được thế mạnh của công ty làkhông thể thiếu Hoạt động kinh doanh của công ty sẽ gặp rất nhiều khó khănnếu thiếu đi bộ máy quản trị tốt Vì vậy, công tác nâng cao năng lực, nghiệp

vụ và sự quản lý trong bộ máy quản tị của công ty phải luôn được coi trọng vàđổi mới không ngừng

1.3.3 Tình hình xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây

Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong nhữngnăm gần đây có những bước tăng trưởng đáng kể Kim ngạch xuất khẩu củanăm 2007 đạt 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 trong đó hàng nôngsản xuất khẩu với sản lượng đạt 6766 nghìn tấn với trị giá 5771 triệu USDtrong đó các mặt hàng cao su, gạo, cà phê, chè là những mặt hàng xuất khẩuchủ lực Năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 56,8 tỷ USD, tăng 16,8%

so với năm 2007 trong đó nông sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực TrongQuý I năm 2009, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 3,8 tỷ USD, giảm hơn 1 tỷUSD so vơi mức 4,9 tỷ USD vào tháng 12/2008 và gần 25% so với cùng kỳnăm 2008 Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều giảm mạnh sovới cùng kỳ năm ngoái như cà phê giảm 30%, cao su giảm 54% Mặt hàngxuất khẩu chủ lực duy nhất của Việt Nam tăng trưởng so với cùng kỳ là gạo.Loại hàng này có mức tăng gần 2,5 lần so với tháng 1/2008

Cơ hội kinh doanh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong điều kiệnkhủng hoảng kinh tế hiện nay là rất khó khăn Nhu cầu về mặt hàng nông sản

Trang 28

trên thế giới vẫn là khá cao nhưng không có sự tăng trưởng mạnh và thuận lợinhư trong giai đoạn 2006-2008 Tuy nhiên, những mặt hàng nông sản xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam như cao su, cà phê, chè, hạt tiêu, điều, gạo…vẫn

có nhiều cơ hội để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu nông sản trong những năm qua của Việt Nam cũngđược mở rộng đáng kể Một số thị trường xuất khẩu nông sản lớn của ViệtNam:

- ASEAN: đây là thị trường khá thuận lợi cho các doanh nghiệp ViệtNAM xuất khẩu vào do có khoảng cách về vị trị địa lý tương đối gẫn, nhucầu, thị hiếu và tập quán tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng Trong đó,Inđônêxia, Malaysia, Philipin là những nước nhập khẩu gạo, hạt điều, cao su,

cà phê, hồ tiêu lớn

- Các nước EU: kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào thị trường nàykhoảng 290-350 triệu USD/năm với các mặt hàng chủ yếu là cao su, cà phê,

hồ tiêu, chè…Trong những năm gần đây, EU là một trong những thị trường

có sự đòi hỏi cao nhất về chất lượng của hàng nông sản nhập khẩu Việt Namnói riêng và các nước khác nói chung

- Nga và các nước Đông ÂU: đây là những thị trường xuất khẩu có mốiquan hệ hợp tác lâu dài với Việt Nam, tuy nhiên trong những năm gần đây dogặp phải sự cạnh tranh lớn đối với nhiều nước như Trung Quốc, EU,…nênkim ngạch xuất khẩu của nước ta vào thị trường này có phần giảm sút Đây làthị trường nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như cao su, rau quả, gạo, cà phê,

hồ tiêu…

- Mỹ: Hiệp định thương mại Việt-Mỹ là một bước tiến quan trọng giúpcho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ Mỹ là thị

Trang 29

trường nhập khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu như cà phê, hồ tiêu…

- Nhật Bản: Đây là thị trường đòi hỏi chất lượng cao, nghiêm ngặt vềtiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn, hàng rào bảo hộ cho sản xuất nôngnghiệp là rất cao Cà phê, cao su, chè là những mặt hàng nông sản xuất khẩuchủ lực của Việt Nam vào thị trường này với kim ngạch xuất khẩu nông sảnViệt Nam vào thị trường này là 40-50 triệu USD

Bên cạnh các thị trường truyền thống như trên, Việt Nam đã và đang cónhững bước thâm nhập mạnh vào các thị trường mới, hứa hẹn nhiều tiềmnăng mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước nhưTrung Đông, Châu Phi, Mỹ La Tinh…trong đó gạo, chè, quế, cao su, cà phêvẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào các thị trường này

Mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phongphú, có nhiều cải tiến về chất lượng nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng đến

từ các khu vực thị trường khác nhau Các sản phẩm nhanh chóng chiếm đượccảm tình và tạo dựng được niềm tin nơi người tiêu dùng ở các quốc gia nhậpkhẩu Vì vậy, sau một quá trình phát triển lâu dài, Việt Nam được đánh giá làmột trong các quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới

Trang 30

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA

CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 2.1 Khái quát về công ty xuất nhập khẩu Intimex

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty xuất nhập khẩu Intimex ngày nay tiền thân là công ty xuất khẩuhàng hóa nội thương và hợp tác xã, trực thuộc bộ Nội Thương (nay là BộCông Thương)

- Ngày 10/8/1979, công ty xuất nhập khẩu nội thương được thành lậptheo quyết định số 58/NT/QD1 với nhiệm vụ cải thiện cơ cấu quỹ hàng, đẩymạnh xuất khẩu thông qua hoạt động xuất khẩu

- Ngày 22/10/1985, công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xãđược chuyển thành tổng công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã trựcthuộc Bộ Nội Thương

- Ngày 08/03/1993, theo quyết định 387/HĐBT và theo quyết định củatổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã, Bộ trưởng

Bộ Thương Mại ra quyết định tổ chức lại tổng công ty thành hai công ty:+ Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội

+ Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hồ Chí Minh

- Ngày 20/03/1995, Bộ trưởng Bộ Thương Mại quyết định hợp nhấtcông ty thương mại và dịch vụ Việt Kiều và công ty xuất nhập khẩu nộithương và hợp tác xã Hà Nội thành công ty trực thuộc Bộ

- Tuy nhiên, do ở thời điểm đó việc trao đổi hàng hóa theo hệ thống nộithương không phù hợp với bối cảnh kinh tế thế giới nên ngày 08/06/1995 Bộtrưởng Bộ Thương Mại đã ra quyết định đổi tên “Công ty xuất nhập khẩu nộithương và hợp tác xã Hà Nội” thành “Tổng công ty xuất nhập khẩu dịch vụ

Trang 31

thương mại” trực thuộc Bộ Thương Mại.

- Ngày 01/08/2000, Bộ Thương Mại đã chính thức phê duyệt điều lệ tổchức và hoạt động của công ty và lấy tên là : “Công ty xuất nhập khẩuIntimex” trực thuộc Bộ Thương Mại trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn cũng như tổ chức bộ máy của công ty

- Đến nay, công ty xuất nhập khẩu Intimex đã trở thành một trong nhữngcông ty hàng đầu của Bộ Thương Mại trong các lĩnh vực kinh doanh thươngmại như xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ hàng hóa trên thị trường, kinhdoanh thị trường nội địa, chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản…Công ty

đã trở thành đơn vị kinh doanh hàng đầu trong nước trên lĩnh vực xuất khẩunông sản như cà phê, cao su…Ngoài ra công ty còn tổ chức mở rộng thêmnhiều lĩnh vực kinh doanh khác như tổ chức sản xuất, gia công lắp ráp, liêndoanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đểsản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước

và xuất khẩu Hiện nay, công ty đã trở thành đối tác tin cậy đối với các bạnhàng ở trên 100 quốc gia trên thế giới và quan hệ hợp tác kinh tế của công tyngày càng được phát triển và mở rộng cho phù hợp với các hoạt động kinhdoanh chủ lực của công ty

Trụ sở chính của công ty đặt tại 96 Trần Hưng Đạo – Hà Nội – ViệtNam Hiện tại công ty có 6 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,Đồng Nai, Nghệ An, Hải Phòng, Đồng Nai và Matxcova – Liên Bang Nga.Bên cạnh đó, công ty còn có một trung tâm thương mại với hệ thống siêu thị

và cửa hàng chuyên doanh, một xí nghiệp may xuất khẩu, một xí nghiệpthương mại dịch vụ tại Hà Nội đồng thời trong giai đoạn này, công ty đang

mở rộng đầu tư xây dựng các xí nghiệp chế biến nông sản, nuôi trồng và chếbiến hải sản

Trang 32

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

2.1.2.1 Chức năng của công ty

- Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng: nông,lâm, thuỷ hải sản chế biến, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác

- Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng: vật tư,nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải và cả chuyển khẩu, tạmnhập tái xuất

- Tổ chức sản xuất, lắp ráp gia công, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tưvới các tổ chức trong và ngoài nước để sản xuất hàng nhập khẩu tiêu dùng

- Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nội địa, đặc biệt là xây dựng hệthống phân phối bán buôn, bán lẻ với chuỗi siêu thị mang thương hiệuIntimex

- Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ người Việt Nam định cư ởnước ngoài

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh dài hạn, ngắnhạn theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của BộThương Mại

- Xây dựng phương án kinh doanh phát triển các ngành hàng theo kếhoạch và mục tiêu chiến lược của công ty

- Nghiên cứu nâng cao năng suất lao động và áp dụng tiến bộ kỹ thuậtcải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị trường

- Tuân theo pháp luật, thực hiện các chế độ, chính sách tài chính vànghĩa vụ đối với Nhà nước

- Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các

tổ chức kinh tế trong và ngoài nước

Trang 33

- Quản lý đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên theo luậtpháp, chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của Bộ để thực hiệnnhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của công ty Chăm lo đời sống, tạo điều kiệncho người lao động làm việc, thực hiện phân phối công bằng, dân chủ.

- Bảo vệ và đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị

và trật tự an toàn xã hội theo quy định của luật pháp trong phạm vi quản lýcủa công ty

2.1.3 Mục đích hoạt động và phạm vi kinh doanh của công ty

2.1.3.1 Mục đích hoạt động của công ty

Công ty xuất nhập khẩu Intimex ra đời và hoạt động dưới sự chỉ đạo củaban giám đốc, các lĩnh vực mà công ty tham gia vào rất đa dạng và phong phú

từ các lĩnh vực thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh nội địa) đếncác lĩnh vực dịch vụ (chi trả kiều hối, kinh doanh viễn thông…) và các lĩnhvực sản xuất (chế biến nông sản, thủy hải sản…) với mục đích thu được lợinhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu.Cũng chính từ những hoạt động kinh doanh trên, công ty đã giúp nhànước tăng được nguồn thu ngoại tệ lớn để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa của đất nước

2.1.3.2 Phạm vi kinh doanh của công ty

Các lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm xuất khẩu và nhập khẩutrực tiếp hàng hóa, sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu (đặc biệt là hàng nôngsản, thủy sản), kinh doanh trong lĩnh vực kiều hối và dịch vụ viễn thông, kinhdoanh siêu thị trên thị trường nội địa, thành lập các trung tâm thương mại vàcác cửa hàng chuyên doanh để phục vụ hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng tiêudùng nội địa

Công ty tiến hành hoạt động kinh doanh trong nước và mở rộng hoạt

Trang 34

động kinh doanh ra thị trường nước ngoài với hơn 100 quốc gia và vùng lãnhthổ trên thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trong đó Mỹ, ASEAN,Trung Quốc, EU, Châu Phi và một số nước ở Châu Mỹ La Tinh là những thịtrường khách hàng truyền thông và tiềm năng của công ty.

2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex trong những năm gần đây

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc cùng với sự

nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, hoạt độngkinh doanh của công ty đã được mở rộng và phát triển mạnh mẽ cả về chiềurộng lẫn chiều sâu đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Công ty đã pháthuy được những lợi thế của một công ty nhà nước để nhanh khẳng định vị trí

ở thị trường trong và ngoài nước Mặc dù xuất khẩu nông sản gặp nhiều khókhăn do thị trường thế giới biến động không ổn định nhưng kim ngạch xuấtkhẩu của công ty vẫn có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ cao vàvững chắc, đạt mức tăng trưởng từ 10-12%

Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nông sản tiếp tục giữ vai trò chủ đạotrong hoạt động xuất khẩu của công ty với hai mặt hàng chủ lực là cà phê vàhạt tiêu Đây chính là hai mặt hàng xuất khẩu truyền thống chiếm đến 70%tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty với các thị trường chủ yếu như Mỹ,Pháp, Hà Lan, Nhật, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Đông Âu, ASEAN… Việchai mặt hàng này chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu nên công ty đã lựa chọn chiến lược đa dạng hoá thị trường và mặt hàngxuất khẩu Bên cạnh việc những thị trường khách hàng truyền thống, công tytập trung mở rộng và phát triển những thị trường tiềm năng khác như một sốnước ở Châu Phi và khu vực Mỹ La Tinh Song song với nó, danh mục hàng

Trang 35

nông sản xuất khẩu được tìm kiếm, nghiên cứu phát triển để đưa vào khai thácnhững mặt hàng mới như dưa chuột bao tử, cơm dừa…Đây là những sảnphẩm hứa hẹn sẽ đem lại những nguồn thu hiệu quả trong hoạt động xuấtkhẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói chung của công ty.

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty ( 2004-2008 )

Đơn vị: USD n v : USD ị: USD

2004 2005 2006

2007 (công ty mẹ)

2008 (công ty mẹ)

Cà phê 71.000.00

0 99.632.722 134.500.000

50.106.98

5 29.802.000Hạt tiêu 16.900.00

0 11.449.010 16.000.000 9.040.163 4.080.820Thuỷ sản 1.300.000 600.000 153.000 _ _ Thủ công

mỹ nghệ 550.000 450.000 105.000 97.734 _Khác 4.400.000 4.931.591 3.742.000 5.714.330 12.673.077

Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp công ty xuất nhập khẩu Intimex

Đi đôi với hoạt động xuất khẩu, công ty tiếp tục thực hiện định hướngphát triển nhập khẩu nhóm hàng vật tư, nguyên liệu và máy móc thiết bị phục

vụ sản xuất trong nước Đối với hàng tiêu dùng, công ty tập trung vào việcnhập khẩu các mặt hàng phục vụ trực tiếp cho kinh doanh siêu thị, các cửahàng chuyên doanh, đại lý và các nhu cầu khác của thị trường Hoạt độngkinh doanh trong nước được coi trọng hơn khi mà hiện nay nền kinh tế thếgiới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và khó có khả năng phục hồi trongnăm 2009

Trang 36

Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty (2003 - 2007)

Đơn vị: USD n v : USD ị: USD

2003 2004 2005 2006

2007 (công ty mẹ)

KN nhập khẩu 32.703.897 39.334.101 42.000.000 25.000.000 7.096.000Máy móc thiết

bị 8.203.512 9.029.962 18.000.000 6.000.000 1.506.000 Vật tư nguyên

liệu 17.403.556 15.295.089 9.000.000 7.000.000 1.320.000 Hàng tiêu dùng 7.096.829 10.889.919 15.000.000 12.000.000 4.270.000

Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu và nộp ngân sách nhà

nước trong các năm 2004 – 2008 của công ty

Đơn vị: USD n v : 1000 USD ị: USD

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

2007 (công ty mẹ)

2008 (công ty mẹ)

Kim ngạch XNK 133.000 159.831 180.000 75.496 49.300 Kim ngạch xuất khẩu 94.000 117.463 155.000 68.400 46.555 Kim ngạch nhập khẩu 39.000 42.368 25.000 7.096 2.744 Doanh thu(Tỷ VNĐ) 2.600 3.100 3.900 1.500 1.315 Doanh thu XK (Tỷ

VNĐ) 1.400 1.900 2.600 1.000 753,91Nộp ngân sách(Tỷ

VNĐ) 180 210 232 38,92 34,12

Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp Công ty XNK Intimex

Qua bảng 3 ta có thể thấy được tình hình hoạt động của công ty tronggiai đoạn từ năm 2004-2008 có những điểm đáng chú ý sau:

Trang 37

- Về doanh thu: Trong giai đoạn từ năm 2004-2008, doanh thu của công

ty có sự tăng đều qua các năm Doanh thu năm 2005 tăng 500 tỷ VNĐ so vớinăm 2004 và kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 26.631.000 USD tức là khoảng20% so với năm 2004 Năm 2006, doanh thu của công ty là 3.900 tỷ VNĐ,tức là tăng gần 25% so với năm 2005 trong đó doanh thu từ hoạt động xuấtkhẩu là 2600 tỷ VNĐ, chiếm tỉ trọng 66,67% doanh thu của công ty Cũngtrong năm 2006, công ty Intimex đã tiến hành cổ phần hoá thành công và chiatách thành 3 công ty con nên từ năm 2007, các công ty con hạch toán độc lập

so với công ty mẹ, doanh thu từ năm 2007 trở đi là doanh thu của công ty mẹ

Vì vậy, trong năm 2007, doanh thu của công ty mẹ giảm xuống chỉ còn 1.500

tỷ VNĐ và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 1.315 tỷ VNĐ trong năm 2008.Nguyên nhân của sự giảm doanh thu trên là do trong cuối năm 2008, công ty

mẹ tiến hành cổ phần hoá nên mọi nguồn lực của công ty được dồn để tậptrung thực hiện sự kiện này Tuy nhiên, có thể thấy rằng, tình hình kinh doanhcủa công ty đạt kết quả tốt và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạtđộng kinh doanh đem lại nguồn doanh thu lớn nhất cho công ty

- Về ngân sách: Tổng số tiền mà công ty xuất nhập khẩu Intimex nộpngân sách nhà nước tăng lên hàng năm, như vậy có thể nói rằng công ty đãđạt được hiệu quả kinh doanh tốt Năm 2004, số tiền mà công ty nộp ngânsách nhà nước là 180 tỷ VNĐ, số tiền này đã tăng lên là 210 tỷ VNĐ vào năm

2005 , tức là 30 tỷ VNĐ khoảng 16.66% so với năm 2004 Đến năm 2006 sốtiền nộp ngân sách là 232 tỷ đồng, so với năm 2005 thì năm 2006 nộp ngânsách tăng 22 tỷ VNĐ tức là khoảng 10,48% Năm 2007, công ty mẹ đã nộpngân sách nhà nước là 38,92 tỷ VNĐ và đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn34,12 tỷ VNĐ, tức là khoảng 12,33% so với năm 2007

2.2.2 Danh mục hàng nông sản xuất khẩu

Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một doanh nghiệp nhà nước hoạt

Trang 38

động hiệu quả trong lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu mặt hàng nôngsản với các sản phẩm chủ yếu cà phê, cao su, gạo, lạc nhân, điều… Thươnghiệu Intimex đã và đang được biết đến như một doanh nghiệp hàng đầu tronglĩnh vực xuất khẩu

Do thị trường xuất khẩu nông sản luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên công ty

đã chủ trương thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng xuấtkhẩu sang những thị trường tiềm năng khác bên cạnh những thị trường truyềnthống lâu đời của công ty Kim ngạch cũng như sản lượng xuất khẩu một sốmặt hàng nông sản chủ lực của công ty từ năm 2005-2008 được thể hiện rõràng trong bảng số liệu sau:

B ng 4: Kim ng ch v s n l ạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty à sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty ượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty ng xu t kh u m t s m t h ng nông s n c a công ty ất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty ẩu một số mặt hàng nông sản của công ty ột số mặt hàng nông sản của công ty ố mặt hàng nông sản của công ty ặt hàng nông sản của công ty à sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty ủa công ty

xu t nh p kh u Intimex ất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty ập khẩu Intimex ẩu một số mặt hàng nông sản của công ty

TG (Nghìn USD)

SL (tấn)

TG (Nghì n USD)

SL (tấn)

TG (Nghìn USD)

SL (tấn)

TG (Nghìn USD)

7 4.080Chè 68 78,2 77 Cơm

dừa 1.327,9 1.437 1.569 1.609 3.593,0 3.587,5 3.130,4 5.294Tinh

bột sắn 4.720,6 1.132 4.725 1.132 6.900 1.370 599,6 132,7Hạt

19.016, 4

39.308, 6

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty xuất khẩu Intimex qua các năm

Trang 39

2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của công ty (2004-2008)

n v : % Đơn vị: USD ị: USD

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu qua các năm của công ty

B ng 6: Kim ng ch xu t kh u h ng nông s n c a công ty xu t nh p kh u Intimex v o ạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty ất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty ẩu một số mặt hàng nông sản của công ty à sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty ủa công ty ất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty ập khẩu Intimex ẩu một số mặt hàng nông sản của công ty à sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty

m t s th tr ột số mặt hàng nông sản của công ty ố mặt hàng nông sản của công ty ị: USD ường giai đoạn 2005-2008 ng giai o n 2005-2008 đoạn 2005-2008 ạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty

Thị trường

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

SL (tấn)

TG (Nghìn USD)

SL (tấn)

TG (Nghìn USD)

SL (tấn)

TG (Nghì n USD)

SL (tấn)

TG (Nghì n USD) Đông Bắc

Thị trường

khác 13.295 8.160 9.222 5.029 3.579 4.502 3.925 4.540Tổng cộng 139.94

0

114.90 5

123.90 0

153.51 5

42.61

2 53.586

36.34

5 42.030

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex qua các năm

Công ty xuất nhập khẩu Intimex có quan hệ xuất khẩu lâu dài với hơn

100 quốc gia trên thế giới Thông qua bảng trên, có thể thấy rằng trong giaiđoạn từ 2005-2008, mặt hàng nông sản của công ty chủ yếu được xuất sang

Trang 40

những thị trường truyền thông của công ty bao gồm:

- Thị trường Đông Bắc Á bao gồm hai thị trường chính là Hàn Quốc vàTrung Quốc, đây là hai thị trường có quan hệ hợp tác kinh doanh lâu đời vớicông trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản do thị trường Đông Bắc Á có

vị trí địa lý và thị hiếu tiêu dùng có nhiều nét tương đồng với văn hoá ViệtNam Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty vào hai thị trường nàyluôn chiếm tỷ trọng cao nhất và duy trì ở mức trên trên 30% Sản lượng hàngnông sản xuất khẩu vào hai thị trường có sự tăng đều qua các năm: năm 2005,sản lượng xuất khẩu đạt 14.139 tấn với trị giá xuất khẩu là trên 39 triệu USD;năm 2006, sản lượng xuất khẩu tăng lên đến 123.900 tấn đạt trên 50 triệuUSD Trong hai năm 2007 và 2008, sản lượng nông sản xuất khẩu của công tyvào thị trường Đông Bắc Á giảm do công ty Intimex dồn nhiều nguồn lực tiếnhành cổ phần hoá 3 công ty con và 3 công ty con sau khi cổ phần thì hạchtoán riêng, thoát khỏi công ty mẹ nên số liệu của trong hai năm này chỉ là củacông ty mẹ, không bao gồm hai công ty con

Cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu vào thị trường TrungQuốc còn hạt tiêu và tinh bột sắn là hai mặt hàng được thị trường Hàn Quốc

và Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất Dự đoán trong những năm tới, cà phê vàhạt tiêu vẫn là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này trong đóNhật Bản là thị trường mà công ty có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu vào đểđến năm 2010, Nhật Bản cũng như Trung Quốc và Hàn Quốc trở thành thịtrường xuất khẩu chủ lực của công ty

- Thị trường ASEAN là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty xuấtnhập khẩu Intimex với các mặt hàng nông sản sau: tiêu trắng và cà phê bêncạnh đó còn có cao su Kim ngạch xuất khẩu của công ty vào các thị trườngnày luôn dao động trên 10 %, trị giá xuất khẩu của các mặt hàng nông sản có

sự tăng đều và ổn định qua các năm Năm 2005, công ty đã xuất sang thị

Ngày đăng: 16/04/2013, 10:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty (2004-2008) - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty (2004-2008) (Trang 32)
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty ( 2004-2008 )                                                                                        Đơn vị: USD - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty ( 2004-2008 ) Đơn vị: USD (Trang 32)
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty (200 3- 2007) - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Bảng 2 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty (200 3- 2007) (Trang 33)
Bảng 3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu và nộp ngân sách nhà nước trong các năm 2004 – 2008 của công ty - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Bảng 3 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu và nộp ngân sách nhà nước trong các năm 2004 – 2008 của công ty (Trang 33)
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty (2003 - 2007)                                                                                            Đơn vị: USD - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Bảng 2 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty (2003 - 2007) Đơn vị: USD (Trang 33)
Bảng 4: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Bảng 4 Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex (Trang 35)
Bảng 4: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của  công ty xuất nhập khẩu Intimex - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Bảng 4 Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex (Trang 35)
2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex Bảng 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của công ty  (2004-2008) - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex
2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex Bảng 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của công ty (2004-2008) (Trang 36)
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex vào một số thị trường giai đoạn 2005-2008 - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Bảng 6 Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex vào một số thị trường giai đoạn 2005-2008 (Trang 36)
Bảng 7: Cơ cấu hình thức xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập  khẩu Intimex giai đoạn 2005-2008 - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Bảng 7 Cơ cấu hình thức xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex giai đoạn 2005-2008 (Trang 40)
Bảng 9: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex theo mặt hàng năm 2008 và định hướng năm 2010 - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Bảng 9 Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex theo mặt hàng năm 2008 và định hướng năm 2010 (Trang 64)
Bảng 9: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex  theo mặt hàng năm 2008 và định hướng năm 2010 - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Bảng 9 Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex theo mặt hàng năm 2008 và định hướng năm 2010 (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w