nâng cao chất lượng tuyển dụng từ nguồn bên ngoài ở công ty cpxuất nhập khẩu intimex

40 372 0
nâng cao chất lượng tuyển dụng từ nguồn bên ngoài ở công ty cpxuất nhập khẩu intimex

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TỪ NGUỒN BÊN NGOÀI Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XNK INTIMEX” 1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài. Con người là yếu tố cơ bản nhất cấu thành nên 1 tổ chức nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Thiếu đi con người doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động được và con người quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Bản thân con người quản lý các nguồn lực khác và những hoạt động quản lý đều được thực hiện bởi con người, do đó trước hết phải quản lý cho tốt yếu tố con người mới mong phát triển và thành công các nguồn lực khác. Trong 1 doanh nghiệp dù cho máy móc, thiết bị có hiện đại, nguồn tài chính có dồi dào, có lãnh đạo sáng suốt, giỏi đến mấy nhưng nếu không có đội ngũ lao động giỏi thì cũng không thể thành công được. Như vậy, đội ngũ nhân sự giỏi là điều kiện cơ bản để dẫn đến sự tồn tại, phát triển và thành công của doanh nghiệp. Điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để có được 1 đội ngũ lao động mà doanh nghiệp mong muốn, phù hợp với doanh nghiệp đó là công tác tuyển dụng nhân sự. Nhu cầu về tuyển dụng nhân sự là một tất yếu khách quan và thường xuyên đối với tất cả các doanh nghiệp. Tuyển dụng nhân sự giúp cho doanh nghiệp thỏa mãn về nhu cầu về lao động cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Là điều kiện trung tâm và thắng lợi của một tổ chức và giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động quản lý nguồn lực khác có hiệu quả và đơn giản. Mặt khác, để nguồn nhân sự không chỉ đáp ứng được nhu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ mà còn có tinh thần tập thể, chí tiến thủ cao để xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển lên thì cần thiết phải có sự đóng góp của công tác tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài – khâu then chốt để quyết định sự thành công cho doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự đầy đủ về số lượng, trình độ chuyên môn phù hợp với tính chất công việc của mỗi bộ phận và những kĩ năng chuyên môn, đó là tiền đề quan trọng để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Ngược lại, sẽ dẫn đến tuyển sai người, sai vị trí dẫn đến việc tốn kém về tài chính mà không đạt được năng suất lao động tốt, gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. SV: Trần Thị Bảo Yến Lớp: K42A1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp Công ty CPXNK Intimex là một chi nhánh của tổng công ty CPXNK Intimex Hồ Chí Minh là chi nhánh đầu tiên của công ty tại miền Bắc. Do đó, công ty cũng có những thế mạnh là đã có uy tín trên trường nội địa cũng như quốc tế. Công ty đang được định hướng sẽ tiếp tục đầu tư sang các lĩnh vực khác như: phát triển mạng lưới khách hàng quốc tế và khách hàng nội địa ở khu vực miền Bắc; nghiên cứu xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng khác; kinh doanh dịch vụ du lịch; đầu tư xây dựng bất động sản Tuy nhiên công ty được thành lập từ năm 2007 nên cũng được coi là trẻ, nguồn nhân lực còn ít. Qua quá trình thực tập tại công ty, đặc biệt là qua điều tra phỏng vấn và đi sâu vào nghiên cứu thì em còn thấy công ty hiện tồn tại một số vấn đề bất cập. Cụ thể là công tác tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài của công ty chưa được tốt và còn nhiều hạn chế. Điều này xuất phát từ những lí do như: Công ty mới thành lập còn chưa chú trọng đến công tác tuyển dụng, công tác quy hoạch nhân sự mà thực tế phát sinh công việc đến đâu thì tuyển dụng nhân sự đến đó, chưa có một kế hoạch chuẩn bị hình thành đội ngũ nhân sự trong tương lai thông qua tuyển dụng. Công tác tuyển dụng chưa được chú trọng và đôi khi còn tuyển dụng qua những người quen hoặc qua nhân viên trong công ty giới thiệu, do đó nhiều vị trí tuyển dụng không đúng và phù hợp với năng lực của nhân viên được tuyển dụng. Điều này làm năng suất lao động của công ty không cao, quá trình phát triến và khả năng của công ty bị giảm xuống. Mặt khác, do cách tuyển dụng như vậy mà gây những chia rẽ trong nội bộ nhân viên vì những lí do đố kị, ghen ghét nhau càng làm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đi xuống. Từ những bất cập đó, việc nghiên cứu về vấn đề tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài của công ty là rất cần thiêt để giúp công ty nhận thấy được sự quan trọng của công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài. Từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề Qua những phân tích trên, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của quản trị nhân lực đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, là yếu tố tiên quyết tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thương trường. Muốn có được nguồn nhân lực giỏi, phù hợp với tính chất công việc và đạt được những yêu cầu đề ra của công ty không thể không kể tới tầm quan trọng của công tác tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài. Hơn nữa, vấn đề tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài của công ty còn chưa được tốt, chưa thực sự có thể đem lại nguồn nhân lực cần thiết cho công ty. SV: Trần Thị Bảo Yến Lớp: K42A1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp Do đó, em tập trung đi sâu vào nghiên cứu và làm rõ vấn đề tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài tại công ty CPXNK Intimex. Em đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tuyển dụng từ nguồn bên ngoài ở công ty CPXNK Intimex” để nghiên cứu và làm chuyên đề tốt nghiệp. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài, kết hợp với tình hình thực tế cụ thể của công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài của công ty CPXNK Intimex, đề tài của em đặt ra 3 mục tiêu chính như sau: Thứ nhất: Hệ thống được những lí thuyết về quản trị nhân lực và đi sâu nghiên cứu lí luận về công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài. Trong bất kì một việc hay vấn đề gì, dù thuộc lĩnh vực nào của cuộc sống, vấn đề lớn hay bé, đơn giản hay phức tạp… muốn áp dụng nó vào thực tiễn thì phải hiểu được trước hết nó là cái gì, nó như thế nào, thuộc bộ phân, lĩnh vực nào và phải hiểu nó một cách khái quát đã; để chúng ta có thể giới hạn được phạm vi nghiên cứu và tập trung vào vấn đề chính nhất định. Để làm rõ được vấn đề tuyển dụng từ nguồn bên ngoài tại công ty CPXNK Intimex trước hết chúng ta phải có một nền tảng kiến thức lí thuyết về vấn đề đó. Tuyển dụng nhân sự là một phần của quản trị nhân lực và trong đó nó có nhiều khái niệm nhỏ cần nắm được. Đối với đề tài: “Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài ở công ty CPXNK Intimex” thì trước hết ta phải làm rõ được những lý thuyết cơ bản về tuyển dụng nhận sự và đặc biệt là tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài. Từ đó mới có thể đi sâu vào nghiên cứu lí luận về những vấn đề cần giải quyết, ngoài ra còn tạo được một kết cấu khoa học cho đề tài. Thứ hai: Khi đã nắm chắc được lí thuyết, hiểu rõ về lí luận sẽ ứng dụng được vào thực tế của công ty. Nghiên cứu và làm rõ những thực trạng công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài của công ty CPXNK Intimex, những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài của công ty. Phát hiện những điểm được và chưa được, tốt và chưa tốt của công tác này ở công ty, những nguyên nhân gây hạn chế để tìm biện pháp giải quyết có thể đưa ra trong thời gian tới. Thứ ba: Sau khi tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân gây nên những hạn chế khiến cho công tác tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài của công ty chưa được tốt, sẽ là những giải pháp mà đề tài đưa ra nhằm nâng cao công tác này ở công ty. Bởi mục tiêu cuối cùng đặt ra của bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào cũng nhằm giải quyết SV: Trần Thị Bảo Yến Lớp: K42A1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp những vấn đề được nêu trong đề tài, khắc phục những tồn tại khó khăn, tạo ra hiệu quả hơn trước đó. Nhờ đó có thể nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cho công ty. 1.4 Phạm vi nghiên cứu. - Về không gian: Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu những hoạt động chung của công ty CPXNK Intimex, đặc biệt là tập trung nghiên cứu công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài của công ty. - Về thời gian: Đề tài lấy số liệu, dữ liệu phân tích và tài liệu nghiên cứu như: báo cáo tài chính, bản cơ cấu lao động…. trong thời gian từ năm 2007 – 2008. 1.5Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu. 1.5.1 Một số khái niệm cơ bản. - Quản trị nhân lực: Trong bất kì một xã hội hay một tổ chức nào thì con người luôn đóng vai trò là trung tâm, quan trọng nhất quyết định đến thành công của tổ chức hay xã hội đó. Do đó, quản trị nhân lực càng cần thiết cho sự tồn tại của tổ chức, công ty; nhất là trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập WTO đầy thách thức và nhiều biến động như hiện nay. Trải qua nhiều thế kỉ, quản trị nhân lực cũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, theo nhiều trường phái khác nhau. Nhưng chung qui lại quản trị nhân lực luôn luôn khẳng định được tầm quan trọng của mình. Từ đông tây – kim cổ đến nay, từ các nhà nghiên cứu đến các Nguyên thủ quốc gia hay lãnh đạo cấp cao mỗi công ty đều nhắc đến tầm quan trọng của quản trị nhân lực và khẳng định đó là điều kiện tiên quyết để đem lại thành bại cho mỗi Quốc gia nói chung hay tổ chức, doanh nghiệp nói riêng. Ngày nay, không có nhà quản trị nào là không biết đến câu nói: “Mọi quản trị suy cho cùng đều là quản trị con người”. Quản trị nhân lực trong thực tế được trình bày theo nhiều góc độ khác nhau nhưng bản chất của chúng thì giống nhau. Quản trị nhân lực là một quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm soát nhằm tạo ra, duy trì, sử dụng và phát triển đội ngũ lao động đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để đạt được mục tiêu chung của công ty. Thông qua các hoạt động quản trị, nhà quản trị tiến hành các hoạt động tác nghiệp, kích thích, điều khiển các hành vi và các yếu tố liên quan đến con người trong các hoạt động lao động sản xuất kinh doanh. SV: Trần Thị Bảo Yến Lớp: K42A1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp Xét dưới góc độ là một hoạt động tác nghiệp thì quản trị nhân lực là một quá trình gồm những công việc: phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá và đãi ngộ nhân sự. Tất cả những hoạt động này nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong doanh nghiệp. Trong cuốn giáo trình quản trị nhân lực – trường Đại học Thương Mại cũng đưa ra một khái niệm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: “Quản trị nhân lực là sự tổng hợp những hoạt động quản trị liên quan đến việc tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp”. - Tuyển dụng nhân sự: Chất lượng của đội ngũ lao động sẽ quyết định năng lực cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, để có được đội ngũ lao động có chất lượng đáp ứng được những yêu cầu của các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp thì cần làm tốt công tác tuyển dụng. Điều quyết định cho sự tồn tại và phát triển của công ty là những người mà công ty đang có. Đó phải là những người có học vấn, có đạo đức, có văn hóa, biết cách làm việc hiệu quả và được đào tạo tốt. Quản trị nhân lực là nghệ thuật chọn lựa các nhân viên mới, sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đạt mức tối đa có thể được. Điều đó có thể hiểu: việc tuyển dụng nhân sự là một trong những nội dung quan trọng nhất của quản trị nhân lực, là sự khởi nguồn của mọi thành quả tại doanh nghiệp. “Tuyển dụng nhân sự là một quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãi nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp” – Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải – Giáo trình quản trị nhân lực – Nhà xuất bản thống kê năm 2008. Để quá trình tuyển dụng có hiệu quả, tức là tìm đúng người cho công việc, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư kinh phí, thời gian và công sức, đồng thời phải xây dựng một quy trình tuyển dụng khoa học và hiệu quả. Quy trình tuyển dụng này gồm hai khâu cơ bản là tìm kiếm và lựa chọn nhân sự. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm nhân sự từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau trên thị trường lao động thông qua thông báo quảng cáo, giới thiệu về doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng, công việc và tiêu chuẩn lao động cần tuyển, chính sách nhân sự của doanh nghiệp… SV: Trần Thị Bảo Yến Lớp: K42A1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp Những người được tuyển chọn không chỉ vì những kĩ năng hiện có mà còn vì tiềm năng của họ khi làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. Những nhân sự được tuyển chọn có giá trị tốt sẽ đem đến một thái độ tích cực và thúc đẩy những nhân viên cũ có them động cơ đào tạo, phát triển. Nguồn tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp là từ hai nguồn là: + Nguồn bên trong doanh nghiệp: Đó là những người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhưng lại có nhu cầu thuyên chuyển đến công việc khác mà công ty đang có nhu cầu tuyển dụng. Hoặc những nhân viên trong doanh nghiệp muốn vươn lên một vị trí cao hơn. Tuy nhiên, nguồn bên trong doanh nghiệp không thể đáp ứng được cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Do vậy, nguồn bên ngoài doanh nghiệp mới thực sự đáp ứng phần lớn nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. + Nguồn bên ngoài doanh nghiệp: Đó là những lực lượng lao động trong thị trường lao động như: Sinh viên mới tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề, chuyên nghiệp; những người trong thời gian thất nghiệp; bỏ việc cũ… 1.5.2 Phân định nội dung nghiên cứu 1.5.2.1. Nguồn tuyển dụng từ bên ngoài Nguồn tuyển dụng từ bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp bổ sung cả về số lượng và chất lượng lao động thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Xuất phát từ đối tượng tuyển dụng, nguồn tuyển dụng bên ngoài doanh nghiệp có thể được xem xét từ các loại lao đông: những lao động đã được đào tạo, lao động chưa tham gia đào tạo, những lao động hiện không có việc làm. Đối với những lao động này phương thức tìm kiếm, tuyển chon, mục đích tuyển dụng có sự khác nhau Ngoài ra, nguồn tuyển dụng bên ngoài doanh nghiệp còn có thể là từ hệ thống các cơ sở đào tạo, các cơ quan tuyển dụng nhân sự, sự giới thiệu của các nhân viên hoặc các ứng viên tự nộp đơn xin việc. 1.5.2.2 Quy trình tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài Với mỗi công ty cụ thể thì sẽ có thể có những quy trình tuyển dụng khác nhau nhưng về bản chất chúng đều giống nhau. Tuy nhiên, muốn làm tốt công tác này thì đầu tiên cũng phải có một quy trình mẫu, từ đó mà từng doanh nghiệp sẽ áp dụng vào mình cho hợp lí và đạt hiệt quả cao nhất. Quy trình mẫu, được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay gồm 7 bước chính: SV: Trần Thị Bảo Yến Lớp: K42A1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp Định danh công việc Thông báo tuyển dụng Thu nhận và xử lý hồ sơ Tổ chức thi tuyển Đánh giá ứng viên Quyết định tuyển dụng Hội nhập nhân viên mới Sơ đồ 1: Quy trình tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp - Định danh công việc cần tuyển dụng: Khi doanh nghiệp mở rộng thêm quy mô hoạt động, sản xuất kinh doanh hay khi có nhân viên nghỉ hưu, nghỉ việc giữa chừng, doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện hết những công việc. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển dụng nhân sự. Bước đầu tiên của tuyển dụng là công việc định danh công việc. Bước này được thực hiện qua hai tài liệu quan trọng phục vụ cho việc tuyển dụng của doanh nghiệp, đó là Bản mô tả công việc và Bản tiêu chuẩn công việc. • Bản mô tả công việc: + Nhận diện công việc: bao gồm các thông tin về công việc như tên công việc, mã số, cấp bậc, nhân viên thực hiện công việc, cán bộ lãnh đạo… + Mô tả thực chất công việc. + Các mối quan hệ trong thực hiện công việc. + Chức năng trách nhiệm trong công việc: liệt kê từng chức năng, nhiệm vụ chính, giải thích các công việc cụ thể cần thực hiện trong nhiệm vụ, trách nhiệm chính đó. + Quyền hạn của người thực hiện công việc về mặt tài chính và nhân sự. + Tiêu chuẩn mẫu trong đánh giá nhân viên thực hiện công việc. + Điều kiện làm việc. SV: Trần Thị Bảo Yến Lớp: K42A1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp • Bản tiêu chuẩn công việc: Là văn bản liệt kê tất cả những yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên thực hiên công việc. Những yếu tố chính thường đề cập đến trong văn bản tiêu chuẩn công việc là: + Trình độ văn hóa, chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và các kĩ năng khác có liên quan đến công việc như ghi tốc ký, đánh máy… + Kinh nghiệm công tác, tuổi đời, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình. + Các đặc điểm cá nhân có liên quan đến thực hiên công việc như tính trung thực, khả năng hòa đồng với mọi người, tham vọng… - Thông báo tuyển dụng: Mục đích của thông báo tuyển dụng là thu hút được nhiều ứng viên nhất từ các nguồn khác nhau giúp cho việc lựa chọn thuận lợi và đạt kết quả mong muốn. Để đạt được mục tiêu này cần tiến hành ba bước: thiết kế thông báo, xác định đích cần thông báo, triển khai thông báo thông tin tuyển dụng. - Thu nhận và sử lý hồ sơ: Bước này nhằm kiểm tra sự phù hợp về các tiêu chuẩn của các ứng viên tham gia tuyển dụng, đồng thời cũng loại bỏ những ứng viên không đủ hoặc không phù hợp để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp và cả ứng viên. Tất cả mọi hồ sơ xin việc phải ghi vào sổ xin việc, có phân loại chi tiết để tiện cho việc sử dụng sau này. Người xin tuyển dụng phải nộp cho doanh nghiệp những giấy tờ sau đây: + Đơn xin tuyển dụng. + Bản khai lí lịch có chứng thực của UBND xã hoặc phường. + Giấy chứng nhận sức khỏe do y, bác sĩ của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp. + Các chứng chỉ, bằng tốt nghiệp, các trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kĩ năng cần thiết của người lao động. - Tổ chức thi tuyển: Mục đích của bước này là để lựa chọn được nhân sự tốt nhất có thể đảm nhận công việc mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thi tuyển có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc từng loại công việc và chức danh cần tuyển dụng. Thi viết được áp dụng chủ yếu với các nội dung kiến thức đánh giá trình độ của ứng viên về các lĩnh vực như: ngoại ngữ, kiến thức xã hội, pháp luật… Thi viết dưới các hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. SV: Trần Thị Bảo Yến Lớp: K42A1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp Thi vấn đáp được tổ chức chủ yếu thông qua việc phỏng vấn các ứng viên. Phỏng vấn là cơ hội cho cả doanh nghiệp và ứng viên tìm hiểu về nhau và qua đó, người phỏng vấn sẽ kiểm tra trực tiếp ứng viên có đủ học vấn, trình độ, và kiến thức so với yêu cầu công việc hay không, đồng thời đánh giá trực tiếp về diện mạo, vóc dáng, khả năng ứng xử của ứng viên. - Đánh giá các ứng viên: Đây là bước rất quan trọng trong quy trình tuyển dụng nhân sự. Sau thi tuyển, ta đã có rất nhiều thông tin đa dạng về từng ứng viên và cùng với các thông tin đó, ta sẽ có “cảm xúc” ấn tượng khác nhau về mỗi ứng viên. Do vậy, cần phải rất khách quan so sánh, lựa chọn giữa họ và tiêu chuẩn tuyển chọn. Có thể dùng phương pháp cho điểm theo từng tiêu thức để lựa chọn những ứng viên thích hợp. Tuy nhiên ta cũng cần lưu ý rằng: đây là những tiêu chí để lựa chọn con người nên các quan sát, phân tích khoa học là hết sức cần thiết, song không phải lúc nào sự khách quan và tỉnh táo cũng mang lại sự thành công. Bởi quản trị nhân sự là nghệ thuật làm việc với con người mà con người là yếu tố phức tạp nhất trong các yếu tố sản xuất doanh nghiệp. - Quyết định tuyển dụng: Mọi khâu trong quá trình tuyển dụng đều quan trọng nhưng quan trọng nhất là bước ra quyết định tuyển dụng hoặc loại bỏ ứng viên. Để nâng cao mức độ chính xác của các quyết định tuyển dụng, cần xem xét một cách hệ thống các thông tin về ứng viên, phát triển bản tóm tắt về ứng viên. Từ bảng xếp hạng các ứng viên, hội đồng tuyển dụng sẽ chọn ra những người phù hợp với doanh nghiệp, đó không hẳn là những người đứng đầu danh sách mà đôi khi đó là những người gây được cảm tình với hội đồng tuyển dụng nhất. Cách thức ra quyết định cũng ảnh hưởng đến mức độ chính xác của tuyển dụng. Do đó, hội đồng tuyển dụng cần có sự thống nhất trước về cách thức ra quyết định tuyển dụng. - Hội nhập nhân viên mới: Sau khi được chọn vào doanh nghiệp, nhân viên mới sẽ có nhiều bỡ ngỡ, bước này giúp cho người được tuyển dụng nhanh chóng tiếp cận công việc và hòa nhập với tập thể. Những nhân viên được tuyển từ nguồn bên ngoài sẽ được hội nhập với môi trường doanh nghiệp và công việc của doanh nghiệp. Thông qua đó doanh nghiệp cũng đánh SV: Trần Thị Bảo Yến Lớp: K42A1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp giá được khả năng thích nghi, hướng phát triển của nhân viên mới từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân viên nhằm phát huy tối đa năng lực của họ. 1.5.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng. Bản thân công ty khi hoạt động sản xuất kinh doanh luôn luôn phải đương đầu với các thử thách, khó khăn đến từ hai nhân tố cơ bản là nhân tố bên ngoài và nhân tố nội tại trong doanh nghiệp.  Các nhân tố bên ngoài: Khi hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn luôn nhận được những tác động từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt là với công tác tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài luôn bị ảnh hưởng và tác động bởi những nhân tố bên ngoài. Do đó công ty luôn phải nỗ lực để những ảnh hưởng đó không gây thiệt hại cho công ty. • Yếu tố kinh tế - chính trị: Trên mỗi Quốc gia trên thế giới, tình hình ổn định về kinh tế - chính trị ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Công tác tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài lại càng bị ảnh hưởng. Với một nền kinh tế phát triển, tình hình chính trị ổn định thì đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, mục tiêu kinh doanh được đảm bảo hiệu quả và qua đó doanh nghiệp sẽ có thể mở rộng thêm thị trường và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, tất yếu sẽ phải cần thêm nhân viên để duy trì và mở rộng quy mô, muốn vậy thì công tác đầu tiên phải là tuyển dụng nhân sự. Mặt khác, với một xã hội ổn định như thế, người lao động trong xã hội đó sẽ có trình độ và năng lực cao, giúp cho doanh nghiệp có có hội tuyển dụng được những nhân viên có trình độ chuyên môn và những kĩ năng cần thiết cho công việc. • Yếu tố văn hóa – xã hội: Ở mỗi vùng, mỗi miền khác nhau sẽ có những tập quán văn hóa, sinh hoạt khác nhau, qua đó nó ảnh hưởng mỗi con người tạo nên đặc trưng về tâm lý tình cảm của họ. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tuyển dụng. Doanh nghiệp cần phải biết dựa vào văn hóa – xã hội để có một chính sách phù hợp khi tuyển dụng nhân sự vì nếu như không chú trọng đến điều đó có thể dẫn đến nhân viên không chấp nhận dẫn đến bỏ bê công việc, không tuân theo nội qui doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh. SV: Trần Thị Bảo Yến Lớp: K42A1 [...]... ngy 26/06/2006, ng ký thay i ln 6 ngy 22/11/2008 Cụng ty chớnh thc i vo hot ng theo mụ hỡnh cụng ty c phn k t ngy 01/07/2006 Tin thõn ca cụng ty l Chi nhỏnh cụng ty XNK Intimex ti thnh ph H Chớ Minh trc thuc Cụng ty XNK Intimex thuc B Thng Mi, c thnh lp theo Quyt nh s 590 IN/TCCB ngy 14/08/1995 ca cụng ty Xut nhp khu Dch v Thng mi Intimex Cụng ty c thnh lp trờn c s c phn húa doanh nghip Nh nc theo... ú, cụng ty ũi hi trỡnh cỏc nhõn viờn tuyn dng cao l iu khụng khú hiu Trỡnh nhõn viờn ỏp ng c hiu qu kinh doanh, cng nh nõng cao v th cnh tranh ca cụng ty nờn cụng ty ũi hi khỏ cao Qua bng s liu ta cú th thy c ngun tuyn dng chớnh ca cụng ty l t ngun bờn ngoi Duy cú nm 2007 l cụng ty cú tuyn dng 2 nhõn viờn t ngun bờn trong cụng ty Cỏc nm cũn li cụng ty u tuyn dng 100% t ngun bờn ngoi 2.3.2 Phõn tớch... Cụng ty XNK Intimex ti thnh ph H Chớ Minh v chuyn cụng ty thnh cụng ty c phn Hin cụng ty ang qun lý hng chc cụng ty v cỏc chi nhỏnh H Ni, Nng, Nha Trang, Buụn Ma Thut, Gia Lai, Lõm ng, Bỡnh Dng, Tõy Ninh, Cn ThNm 2008, Intimex Hochiminh c xp hng 5 trong 500 doanh nghip t nhõn ln nht Vit Nam vi tc tng trng v kim ngch v doanh thu bỡnh quõn t 20-50%/nm Kim ngch xut nhp khu bỡnh quõn hng nm ca Intimex. .. viờn nam v n ca cụng ty l khỏ ngang bng nhau Do tớnh cht cụng vic cụng ty khụng ũi hi s phõn húa v gii tớnh Cụng ty ũi hi trỡnh lao ng rt cao Nhỡn vo bng s liu ta thy ngay iu ú Tt c nhõn viờn trong cỏc nm tuyn dng u ũi hi trỡnh H v trờn H Bn thõn cụng ty l chi nhỏnh ca mt tng cụng ty hot ng hiu qu nhiu nm lin, cng nh cú uy tớn khụng ch trong nc m cũn trờn trng quc t Do ú, cụng ty ũi hi trỡnh cỏc... hỡnh v nh hng nhõn t mụi trng n cht lng cụng tỏc tuyn dng t ngun bờn ngoi cụng ty CPXNK Intimex 2.2.1 Gii thiu chung v cụng ty v tỡnh hỡnh hot ng kinh doanh ca cụng ty CPXNK Intimex 2.2.1.1 Lch s hỡnh thnh v phỏt trin SV: Trn Th Bo Yn Lp: K42A1 Chuyờn tt nghip Khoa Qun tr doanh nghip Cụng ty CPXNK Inntimex, tờn vit tt Intimex Hochiminh, c thnh lp theo chng nhn ng kớ kinh doanh s 4103004940 ca S k... quen vi mụi trng lm vic ca cụng ty, cng nh nm bt c ni quy ca cụng ty, d hũa nhp vo cụng ty hn -Ngun tip theo l t cỏc c quan, xớ nghip khỏc, õy l nhng ngi ó cú tay ngh, kinh nghim lm vic Cú th, h thy mụi trng lm vic ca cụng ty tt hn ch lm c v thy cụng ty cn tuyn dng vo cỏc v trớ phự hp nờn ó np h s xin tuyn dng Hoc ụi khi h cng n gp trc tip lónh o cụng ty xin tuyn dng Cụng ty cng cú quy trỡnh tuyn dng... kim tra, r soỏt h s mt cỏch k lung Mc dự, cụng ty CPXNK Intimex tin hnh tuyn dng nhõn s theo mt quy trỡnh phự hp vi cụng ty nhng cụng tỏc tuyn dng nhõn s t ngun bờn ngoi ca cụng ty vn mc phi mt s thiu sút cng nh hn ch CHNG III: CC KT LUN, XUT V KIN NGH VI SV: Trn Th Bo Yn Lp: K42A1 Chuyờn tt nghip Khoa Qun tr doanh nghip CễNG TY CPXNK INTIMEX NHM NNG CAO CHT LUNG TUYN DNG T NGUN BấN NGOI 3.1 Cỏc kt... thc ca cụng ty l 50 ngi v ang c nhõn lờn theo tng nm khng nh c hiu qu hot ng kinh doanh ca cụng ty cng nh s phỏt trin ca quy mụ - C cu lao ng: Trong cụng ty em nhn xột thy s lao ng trc tip cao hn s lao ng giỏn tip Thc t cụng ty cho thy s lao ng trc tip ch yu l nhõn viờn kinh doanh v nhõn viờn k toỏn SV: Trn Th Bo Yn Lp: K42A1 Chuyờn tt nghip Khoa Qun tr doanh nghip S 2: C cu b mỏy cụng ty Hội đồng... ca cụng ty Nm 2007 2009 nn kinh t th gii lõm vo tỡnh trng khng hong v suy thoỏi, Vit Nam cng b nh hng khụng nh bi iu ú Tuy cụng ty vn t c nhng thnh tu ỏng k nhng cng vỡ ú m cụng tỏc tuyn dng trong cụng ty b l l vỡ cụng ty mi gng mỡnh i phú vi tỡnh trng suy thoỏi ú Chớnh vỡ tp trung vo i phú nhng thỏch thc nờn cht lng ca cụng tỏc tuyn dng nhõn s ca cụng ty suy gim Hin nay, cú rt nhiu cụng ty cng thiờn... NGUN BấN NGOI 3.1 Cỏc kt lun v phỏt hin qua nghiờn cu cht lng tuyn dng t ngun bờn ngoi ca cụng ty 3.1.1 Nhng thnh cụng Nh s quan tõm v to mi iu kin ca cỏc cp chớnh quyn i vi cụng ty ó giỳp cụng ty ngy cng phỏt trin Qua nhng nm phỏt trin cụng ty, cụng ty ó t c nhng thnh tu ỏng k, sn xut kinh doanh cú lói nm sau cao hn nm trc, m bo i sng n nh cho ngi lao ng, vic giao np thu cho nh nc cng c thc hin y ỳng . cứu và làm rõ vấn đề tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài tại công ty CPXNK Intimex. Em đã chọn đề tài: Nâng cao chất lượng tuyển dụng từ nguồn bên ngoài ở công ty CPXNK Intimex để nghiên. tài: Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài ở công ty CPXNK Intimex thì trước hết ta phải làm rõ được những lý thuyết cơ bản về tuyển dụng nhận sự và đặc biệt là tuyển dụng. phát từ tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài, kết hợp với tình hình thực tế cụ thể của công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài của công ty CPXNK Intimex,

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan