1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp - nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại sacombank

32 291 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 403,5 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: T.S. Hà Thanh Việt PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở thực tập Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam hiện nay. Được thành lập vào ngày 21/12/1991, trên cơ sở chuyển thể và sát nhập ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và 3 hợp tác xã tín dụng: Tân Bình-Thành Công-Lữ Gia với số vốn điều lệ chỉ 3 tỷ đồng, 4 điểm giao dịch chỉ trong phạm vi TP.HCM, tình hình tài chính và nhân sự không thực sự mạnh. Đây cũng là giai đoạn mà các hợp tác xã đang lâm vào tình trạng khủng hoảng với hàng loạt hợp tác xã tín dụng mất khả năng chi trả, vỡ nợ, niềm tin của khách hàng đối với các định chế tài chính ngoài quốc doanh sụp đổ. Ra đời và hoạt động trong hoàn cảnh hết sức khó khăn có những thời điểm tưởng chừng như không thể vượt qua được nhưng với quyết tâm và những quyết sách đúng đắn, kịp thời, kịp lúc, đến nay; chúng ta có thể tự hào vì ngân hàng đã đứng vững và phát triển, thương hiệu và hình ảnh Sacombank đã tìm được vị trí xứng đáng trên thị trường cũng như trong lòng công chúng. Ngày nay, Sacombank đựơc biết đến như là một ngân hàngTMCP lớn, vốn điều lệ 6.700 tỷ đồng, 336 điểm giao dịch tại các vùng trọng điểm kinh tế, 6.180 thuộc 289 ngân hàng tại 80 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Hơn 7.400 CBCNV trẻ, năng động, sáng tạo,81.000 cổ đông đại chúng. Là ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, là ngân hàng đầu tiên mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài biên giới, thành lập văn phòng đại diện tại Trung Quốc, chi nhánh tại Lào và Campuchia và cũng là ngân hàng tiên phong khai thác các mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ ( Chi nhánh 8/3) và cộng đồng nói tiếng Hoa (Chi nhánh Hoa Việt). Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả cao, liên tục có lợi nhuận trong nhiều năm liền. Qua thời gian điều tra, khảo sát thực tế tình hình hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Định, Sacombank nhận thấy có nhiều tiềm năng, thuận lợi. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang được xây dựng theo hướng Công- Nông-Dịch vụ. Ở Bình Định, từ bao đời nay, hệ thống NHTM và tổ chức tài chính Nhà Nước là nguồn cung ứng tài chính, tín dụng chủ yếu, nếu không nói là bao trùm của toàn bộ các hoạt động kinh tế, tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh. Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã sớm phát triển và sâu rộng trong các lĩnh vực tuy nhiên chưa có dịch vụ ngân hàng. Hơn nữa ta thấy nền kinh tế của tỉnh nhà ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, tập trung nhiều dự án lớn về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ thương mại, hoạt động XNK phát triển mạnh, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh cá thể đang trên đà phát triển. Về mặt địa lí, TP.Quy Nhơn nói riêng, tỉnh Bình Định nói chung nằm trên tuyến đường giao lưu SVTH: Lê Thị Vân Anh Trang 1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: T.S. Hà Thanh Việt với các tỉnh lân cận trong khu vực miền Trung Tây Nguyên, có một cảng lớn với khối lượng hàng hoá thông qua cảng Quy Nhơn liên tục tăng qua nhiều năm qua, điều kiện liên lạc thuận lợi…. Đặc biệt, nhu cầu về vốn phục vụ cho phát triển kinh tế và vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn theo hướng ngày càng tăng. Từ những lí do trên, ngày 17/12/2004 Sacombank- Chi nhánh Bình Định chính thức đi vào hoạt động, theo quyết định số 269/2004/QĐ-HĐQT ngày 15/10/2004 của chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín về việc thành lập Sacombank cấp 1 tại Bình Định. - Tên đơn vị:Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Bình Định. - Địa chỉ: 98 Mai Xuân Thưởng, Phường Lý Thường Kiệt, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại Bình Định nên có rất nhiều lợi thế về niềm của khách hàng trên địa bàn tỉnh. Những ngày đầu mới thành lập và đi vào hoạt động, Sacombank gặp phải trở lực và sự cạnh tranh quyết liệt bởi sự củng cố, phân định thị phần đã được xác lập từ lâu của các bậc “đàn anh, đàn chị” NHTM Nhà nước, sự tranh đua mạnh mẽ của ngân hàng bạn. Lúc mới thành lập, Sacombank- Chi nhánh Bình Định chỉ có 24 nhân viên và 1 điểm giao dịch tại trụ sở Chi nhánh đến nay Chi nhánh có 102 nhân viên, trong đó khoảng 90% có trình độ đại học và trên đại học, có tuổi đời còn trẻ khoảng 29 tuổi, đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, ham học hỏi, giàu nhiệt huyết, gắn bó với sự phát triển của Chi nhánh, có trình độ chuyên môn tốt, thái độ phục vụ khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp. Hiện nay, Chi nhánh đã mở thêm 6 phòng giao dịch trực thuộc nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của Chi nhánh. + Ngày 19/12/2005, Chi nhánh khai trương phòng giao dịch Đập Đá tại khu vực Bằng Châu, thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. + Ngày 18/07/2006, Chi nhánh mở phòng giao dịch Lê Lợi tại 131 Lê Lợi, TP Quy Nhơn. + Ngày 10/11/2006, phòng giao dịch Bồng Sơn chính thức đi vào hoạt động tại 243 Quang Trung, thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. + Ngày 23/01/2008, Chi nhánh khai trương phòng giao dịch Tây Sơn Tại 311 Quang Trung, thị trấn Phú Phong,huyện Tây Sơn, tỉnh Bịnh Định. + Ngày 02/04/2008, Chi nhánh khai trương phòng giao dịch Tam Quan tại 288 Quốc lộ 1A, thị trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh BĐ. + Ngày 16/01/2010, Chi nhánh khai trương phòng giao dịch Nguyễn Thái Học tại 256 Nguyễn Thái Học, Tp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Sacombank- Chi nhánh Bình Định 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Sacombank- Chi nhánh Bình Định + Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân bằng VNĐ, ngoại tệ, và vàng. SVTH: Lê Thị Vân Anh Trang 2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: T.S. Hà Thanh Việt + Thực hiện nghĩa vụ cho vay, bảo lãnh các thành phần kinh tế bằng VNĐ, ngoại tệ, và vàng. + Chuyển tiền nhanh trong nước và ngoài nước, thực hiện chi trả kiều hối, Western Union.Xoom. + Dịch vụ ngân quỹ, thu – chi hộ… + Phát hành các loại thẻ: Thẻ thanh toán Sacompassport, thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit….Thực hiện qua các dịch vụ thẻ ATM. + Thực hiện nhiệm vụ kế toán kinh doanh và mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như thị phần tại Bình Định. 1.2.2. Các sản phẩm, dịch vụ của Sacombank- Chi nhánh Bình Định SẢN PHẨM KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP SẢN PHẨM THẺ Ladies first:thẻ thanh toán dành riêng cho phái đẹp Thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Visa Debit Thẻ thương hiệu Vnpay Thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Visa Credit Thẻ tín dụng nội địa Sacombank passport Thẻ thanh toán nội địa Sacombank passport Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa/Master SẢN PHẨM TIẾN GỬI Tiết kiệm dự thưởng Tiền gửi định kì DN Tiết kiệm Âu Cơ Tiền gửi có kì hạn Tiền gửi thanh toán Tiền gửi không có kì hạn Tiết kiệm tích luỹ Tiền gửi thanh toán Chứng chỉ huy động vàng và VNĐ đảm bảo giá trị theo vàng Tiết kiệm tích luỹ dự thưởng Tiết kiệm bậc thang Tiền gửi không kỳ hạn Tiết kiệm có kỳ hạn SẢN PHẨM CHO VAY Cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời Cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời Cho vay liên kết mua nhà, sửa nhà Cho vay bằng nguồn vốn RDF II Cho vay CBCNV Cho vay bằng nguồn vốn SMEDF SVTH: Lê Thị Vân Anh Trang 3 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: T.S. Hà Thanh Việt Cho vay lãi cấn trừ bất động sản Cho vay dự án- đầu tư Cho vay tiểu thương chợ Cho vay doanh nghiệp trả góp vừa và nhỏ Cho vay sản xuất kinh doanh Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng từ có giá Cho vay cầm cố thẻ tiền gửi Cho vay sản xuất kinh doanh mở rộng tỷ lệ đảm bảo Cho vay nông nghiệp Cho vay du học SẢN PHẨM TIỀN TỆ Hoán đổi ngoại tệ, vàng (Swap) Tư vấn bảo lãnh, phát hành cácloại chứng khoán nợ Mua (bán) ngoại tệ, vàng (forward) Chiết khấu các chứng khoán Quyền chọn mua (bán) ngoại tệ, vàng (Vanila Option) DỊCH VỤ Chuyển tiền từ nước ngoài về VN Chuyển tiền từ VN ra nước ngoài Chuyển tiền nhanh tận nhà Chuyển tiền trong nước Chuyển tiền bằng Bankdraft Chuyển tiền Xoom DỊCH VỤ KHÁC Dịch vụ giữ hộ tài liệu Chi trả hộ lương cho CBCNV Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ Dịch vụ thấu chi tài khoản Dịch vụ bảo lãnh Dịch vụ thu chi hộ Dịch vụ hỗ trợ du học Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ Phone banking Dịch vụ thanh toán quốc tế Mobile Sacombank Dịch vụ bảo lãnh E-Sacombank, SMA Sacombank Bao thanh toán nội địa Cho thuê ngăn tủ sắt Cho thuê ngăn tủ sắt 1.3. Bộ máy tổ chức của Sacombank- Chi nhánh Bình Định Để đáp ứng nhu cầu xu thế hội nhập và phát triển, trong hệ thống Sacombank diễn ra sự tái cấu trúc cơ cấu tổ chức từ tổ chức theo nghiệp vụ ngân hàng chuyển sang tổ chức theo từng dòng sản phẩm riêng biệt, hướng tới phục vụ khách hàng. Nằm trong hệ thống Sacombank nên Chi nhánh Bình Định cũng không nằm ngoài sự tái cấu trúc này. Vào tháng 11/2007, Chi nhánh đã tiến hành cấu trúc bộ máy Sacombank theo hướng từng dòng sản phẩm riêng biệt. Theo đó,ngoài ban giám đốc gồm giám đốc, phó giám đốc quản lí chung, các phòng ban khác như phòng Dịch vụ khách hàng, quản lí tín dụng, kế toán và quỹ, tổ hành chính quản trị, tổ tín dụng của Chi nhánh được cơ cấu lại thành: phòng doanh nghiệp, phòng cá nhân, phòng hỗ trợ và phòng kế toán,quỹ. 1.3.1.Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý: SVTH: Lê Thị Vân Anh Trang 4 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: T.S. Hà Thanh Việt Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Sacombank- Chi nhánh Bình Định (Nguồn: Phòng Hành chính) 1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban  Giám đốc: là người chỉ đạo trực tiếp xuống cấp dưới, có quyền quyết định cao nhất trong Chi nhánh và chịu trách nhiệm vế công việc quản lí của mình trước Hội sở.  Phó giám đốc: có nhiệm vụ giúp Giám đốc theo dõi các công tác lớn trong Chi nhánh, chỉ đạo trực tiếp xuống các phòng, bộ phận trong Chi nhánh.  Phòng dịch vụ khách hàng: a) Bộ phận Tiếp thị: - Quản lí, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm cụ thể. - Tiếp thị và quản lí khách hàng. - Chăm sóc khách hàng. b) Bộ phận thẩm định: Bộ phận Thẩm định có chức năng thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng, trừ những hồ sơ tín dụng mang tính chất dự án theo các quy định của ngân hàng, bao gồm các nhiệm vụ sau: SVTH: Lê Thị Vân Anh Trang 5 Phòng kế toán và quỹ Phòng hỗ trợ Phòng Dịch vụ KH Phòng hành chính Bộ phận thẩm định Bộ phận quỹ Bộ phận kế toán Bộ phận xử lí tín dụng Bộ phận quản lí tín dụng Bộ phận tiếp thị Bộ phận thanh toán quốc tế PGĐ Chi nhánh GĐ Chi nhánh Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: T.S. Hà Thanh Việt - Phân tích, thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, cơ cấu lại các hồ sơ tín dụng. - Báo cáo, đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng tại Sacombank…  Phòng hỗ trợ: a) Bộ phận Quản lí tín dụng: - Hỗ trợ công tác tín dụng: thực hiện thủ tục đảm bảo tiền vay, tiếp nhận tài sản đảm bảo. - Kiểm soát tín dụng: hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng và lập kế hoạch giải ngân, thu phí, kiểm soát hồ sơ tín dụng tại đơn vị. - Quản lí nợ: quản lí danh mục cho vay, bảo lãnh theo chính sách tín dụng của ngân hàng, theo dõi và báo cáo tình hình thu vốn và lãi, diễn biến từng món vay… - Lưu trữ và bảo quản hồ sơ tín dụng… b) Bộ phận Thanh toán quốc tế: - Xử lí các giao dịch thanh toán quốc tế như: các nghiệp vụ liên quan đến L/C xuất nhập khẩu, nhờ thu xuất-nhập khẩu, nhờ thu trơn, mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán XNK theo quy định. - Xử lí các giao dịch chuyển tiền quốc tế… c) Bộ phận Xử lí giao dịch: - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi và dịch vụ liên quan đến tiền gửi của khách hàng. - Kế toán tiền vay liên quan đến việc thu nợ. - Chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối và chi trả tiền phi mậu dịch. - Thu đổi ngoại tệ tiền mặt và chi trả séc du lịch, thanh toán các loại thẻ…  Phòng Kế toán và quỹ: a) Bộ phận Kế toán: - Thực hiện công tác liên quan đến kế toán tại Chi nhánh… - Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp số liệu kế toán phát sinh hàng ngày, tháng, quý của các đơn vị trực thuộc. - Tổng hợp kế toán kinh doanh hàng tháng, năm của toàn Chi nhánh do phòng nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc. - Lập kế hoạch tài chính theo dõi tổng hợp các phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch theo định kì và báo cáo theo yêu cầu. b) Bộ phận quản lí quỹ: - Thu- chi, xuất- nhập tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá. - Bốc xếp tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá. - Bảo quản tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá. - Kiểm tra phân loại, đóng bó tiền theo quy định.  Phòng hành chính: - Quản lí công tác hành chính: tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư, đảm bảo công tác lễ tân và hậu cần cho toàn Chi nhánh. - Công tác nhân sự: quản lí các vấn đề về nhân sự liên quan đến việc tuyển dụng nhân sự, luật lao động như hợp đồng lao động và nghỉ phép tại Chi nhánh. SVTH: Lê Thị Vân Anh Trang 6 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: T.S. Hà Thanh Việt - Công tác IT: giám sát và hỗ trợ việc sử dụng công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra còn có các phòng giao dịch thuộc Chi nhánh tại TP Quy Nhơn, huyện Tây Sơn, Huyện An Nhơn, huyện Hoài Nhơn. 1.4. Các hoạt động chính của Sacombank- Chi nhánh Bình Định:  Nghiệp vụ ngân quỹ: Nhận tiền gửi không kì hạn và có kì hạn của mọi tổ chức và dân cư thuộc các thành phần kinh tế, phát hành chứng chỉ tiền gửi, chuyển tiền nhanh, thanh toán séc, thanh toán không dùng tiền mặt, thu chi, ký quỹ, thành lập công ty…  Nghiệp vụ tín dụng: Cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay SXKD, cho vay tiểu thương, cho vay nông nghiệp, cho vay cấm cố sổ tiền gửi, thẻ tín dụng Sacombank, thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa….  Nghiệp vụ ngoại hối: Trao đổi, mua bán ngoại tệ, làm các dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ, chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam, chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài, chi trả séc du lịch, nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng ngoại tệ.  Nghiệp vụ bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn ngân hàng, bảo lãnh tiền hàng ứng trước…  Một số nghiệp vụ kinh doanh khác: Hùn vốn liên doanh đầu tư, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các dịch vụ nhà đất: mua bán và cho thuê bất động sản, thực hiện các dịch vụ thanh toán mua nhà qua ngân hàng, bao thanh toán. PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK- CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 2.1.1. Huy động vốn: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh qua các năm Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ do vậy nhu cầu vốn của ngân hàng cũng hết sức cần thiết để kinh doanh. Để có vốn phục vụ cho hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng.Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM và ngân hàng sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, có các SVTH: Lê Thị Vân Anh Trang 7 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: T.S. Hà Thanh Việt biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói , hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng. Nguồn vốn chính và quan trọng của ngân hàng là nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với nhiều hình thức như tiền gửi có kì hạn, không kì hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu,… nhằm huy động vốn càng nhiều càng tốt để có thể mở rộng hoạt động tín dụng, tạo lợi thế cạnh tranh trong hoạt động và đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn, Sacombank- Chi nhánh Bình Định ngay từ khi thành lập cho đến nay đã thực hiện hàng loạt các biện pháp thiết thực nhằm huy động tối đa các nguồn để tăng trưởng nguồn vốn. - Vốn điều lệ của ngân hàng: Đây chính là “chất xúc tác” cho hoạt động ngân hàng vì nó thể hiện quy mô của ngân hàng, độ an toàn trong kinh doanh cũng như khả năng đáp ứng nguồn vốn vay của các DN.Trên thực tế hiện nay, với Chi nhánh từ khi thành lập tới nay thì nguồn vốn nay liên tục gia tăng và càng khẳng định uy tín Chi nhánh với các nhà đầu tư.Việc gia tăng nguồn vốn này chứng tỏ Chi nhánh vẫn hoạt động tốt trong thời kỳ chưa được ổn định. Nó cho phép ngân hàng huy động được nguồn vốn vay lớn hơn, bảo đảm giao dịch với nước ngoài và tăng tiềm lực của ngân hàng trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. -Vốn huy động nhàn rỗi trong dân cư thông qua hình thức tiết kiệm:Đây là nguồn vốn quan trọng song chiếm tỷ trọng không lớn vì đây là nguồn tiền nhạy cảm với mọi biến động KT-XH, kinh doanh tiết kiệm mang lại lợi nhuận không đáng kể. - Tiền gửi cá nhân, các tổ chức kinh tế qua tài khoản của ngân hàng:Cũng như ngân hàng các cá nhân cũng được phép mở tài khoản này ở các nơi để giao dịch. Đây là nguồn quan trọng vì nó chứng tỏ được uy tín của ngân hàng, khó thay đổi khi tỷ giá thay đổi. Chi nhánh luôn bảo đảm thăng bằng về nguồn vốn này. - Nguồn vốn vay NHNN và các tổ chức tín dụng: Đây là nguồn vốn giúp Chi nhánh có khả năng thanh khoản khi cần thiết. Các tổ chức tín dụng ở đây không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. - Nguồn vốn tài trợ, uỷ thác từ Nhà Nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia phục vụ các chương trình phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội.  Kết quả là nguồn vốn huy động được không ngừng tăng trưởng qua các năm. Bảng 01: Tổng nguồn vốn huy động từ năm 2007- 2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng vốn huy động 476.930 618.152 850.590 SVTH: Lê Thị Vân Anh Trang 8 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: T.S. Hà Thanh Việt Tốc độ tăng trưởng 29,611% 37,602% (Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh) Đi vào hoạt động vào những ngày cuối của năm 2004, là ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập Chi nhánh tại Bình Định, bước đầu gặp nhiều khó khăn, chịu sự thua thiệt nhiều mặt so với các NHNN trên địa bàn nên trong những năm đầu hoạt động, Chi nhánh chưa huy động được nhiều nhưng sau 5 năm hoạt động cùng với sự nổ lực, cố gắng của tập thể CBCNV Chi nhánh nguồn vốn huy động đã có sự chuyển biến tích cực qua các năm. Vốn huy động của Chi nhánh trong năm 2007 đạt được 476.930 triệu đồng và liên tục tăng đến năm 2009 đạt được 850.590 triệu đồng. Nhìn chung, qua các con số cho thấy tốc độ tăng về quy mô vốn huy động được tăng trưởng liên tục từ năm 2007- 2009. Cụ thể: năm 2008 tăng 141.222 triệu đồng (tương ứng 29,611%) so với năm 2007, năm 2009 tăng 232.438 triệu đồng (tương ứng 37,602%) so với năm 2008. Để đạt được những con số đáng khích lệ trên là do: - Chi nhánh đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định- một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng KT cao trong cả nước, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện nên người dân có xu hướng gửi tiết kiệm ở ngân hàng vừa được hưởng lãi vừa phòng ngừa rủi ro. - Chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, chủ động trong việc mở rộng mạng lưới nhằm tiếp cận gần hơn với người dân, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật nâng cao năng lực phục vụ đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời. Không những thế Chi nhánh còn chú tâm đến việc giữa hình ảnh trong mắt khách hàng thông qua cung cách phục vụ, tạo cho khách hàng có cảm giác gần gũi, thoải mái, xoá bỏ cảm giác xa cách mà khách hàng dễ gặp phải khi đến ngân hàng giao dịch. - Chi nhánh không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng và đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới với nhiều hình thức huy động đa dạng như: Các loại tiền gửi, kì phiếu có thể bằng VNĐ hay ngoại tệ (chủ yếu là USD), với nhiều hình thức tính lãi linh hoạt như lãi suất,bậc thang, lãi suất dự thưởng, lãi suất tích luỹ…tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu. - Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của Hội sở, Chi nhánh đã áp dụng chuẩn bị chu đáo triển khai các đợt tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm… thu hút được nhiều lượng khách hàng đến gửi tiền tại Chi nhánh. Cụ thể sau thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán, Chi nhánh đã triển khai chương trình khuyến mãi “ Tháng tri ân khách hàng” đã thu được kết quả hơn mong muốn là trong vòng 1 tháng Chi nhánh đã huy động được hơn 100 tỷ đồng. - Tốc độ tăng trưởng năm 2008 có chậm lại do trong khủng hoảng KT trong năm nên tình hình hoạt động SXKD của các cá nhân, DN không đạt hiệu quả, lợi SVTH: Lê Thị Vân Anh Trang 9 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: T.S. Hà Thanh Việt nhuận ít hoặc không có. Thu nhập người dân không cao do đó lượng tiền nhàn rỗi không nhiều. Tuy nhiên, vốn huy động của Chi nhánh vẫn tăng có thể thấy được sự nổ lực không ngừng của lãnh đạo và nhân viên trong toàn Chi nhánh. - Bứơc sang năm 2009, khi tình hình kinh tế của đất nước dần bước qua khủng hoảng, thu nhập của người dân đang dần ổn định trở lại, họ có xu hướng tiết kiệm nên gửi tiền vào ngân hàng để thu được lãi suất mà không còn rủi ro nữa. 2.1.2. Sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn của NHTM nói chung và của Chi nhánh nói riêng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất. Là hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ cấp tín dụng cho các cá nhân, đơn vị, tổ chức kinh tế theo các tiêu chuẩn như: cho vay trực tiếp, chiết khấu, thấu chi, bảo lãnh… Chi nhánh đi vào hoạt động chưa lâu nên các hoạt động chưa thực sự phát triển toàn diện. Do đó, khi phân tích kết quả sử dụng vốn ở đây chỉ đề cập đến hoạt động tín dụng ( chủ yếu là hoạt động cho vay).Trên cơ sở vốn huy động được, Chi nhánh đã sử dụng vốn có hiệu quả mang lại lợi nhuận tương đối ổn định. Đối với số vốn huy động Chi nhánh tiến hành cho các DN trong và ngoài nước, các hộ kinh doanh cá thể vay để SXKD, một phần Chi nhánh chuyển vào dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Đây là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho Chi nhánh, hoạt động cho vay này hoàn toàn phụ thuộcc vào nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được. Có thể nói hoạt động chủ yếu của Chi nhánh là “ đi vay để cho vay”, cung ứng vốn theo quan hệ cung- cầu trên thị trường vốn. Vấn đề đặt ra cho Chi nhánh là làm thế nào để hoạt động này có hiệu quả cao nhất, góp phần mang lại thu nhập cho Chi nhánh hàng năm. Trước hết, ta nắm sơ qua tình hình số lượng khách hàng có quan hệ cho vay với Chi nhánh. Từ lúc có mặt trên địa bàn Bình Định cho đến nay, số lượng khách hàng đến giao dịch cũng như vay vốn của Chi nhánh ngày càng tăng. Biểu hiện cụ thể: - Năm 2007 số lượng khách hàng vay vốn ở Chi nhánh là 2000 khách hàng, đến năm 2008, số lượng khách hàng đến vay vốn là 2145 khách hàng tăng 7,25% so với năm 2007. Đến năm 2009; số lượng là 2315 khách hàng, tăng 170 khách hàng tương ứng 7,92% so với năm 2008. - Về cơ cấu khách hàng: khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách hàng đến vay vốn của Chi nhánh, lần lượt với tỷ trọng 62,2% (năm 2007); 63,8% (năm 2008); 65,8% (năm 2009). Khách hàng DN cũng có xu hướng tăng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008 tăng 2,5% so với năm 2007; năm 2009 tăng 1,9% so với năm 2008. Đối tượng khách hàng DN vay vốn của SVTH: Lê Thị Vân Anh Trang 10 [...]... SVTH: Lê Thị Vân Anh 11 Trang Báo cáo thực tập tổng hợp Việt Chỉ tiêu SVTH: Lê Thị Vân Anh 12 So sánh năm 2008/2007 GVHD: T.S Hà Thanh So sánh năm 2009/2008 Trang Báo cáo thực tập tổng hợp Việt 1.DSCV - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 2.DSTN - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 3.DNCV - Ngắn hạn - Trung, dài hạn Tuyệt đối - 294.380 -1 91.218 -1 03.162 - 45.605 -2 6.088 -1 9.157 - 10.618 + 17.466 -2 8.084 GVHD: T.S Hà Thanh... nợ quá hạn ngắn hạn đã bị thu hồi toàn bộ chỉ còn lại nợ quá hạn trung, dài hạn là 869 triệu đồng (chiếm 100% trên tổng nợ quá hạn) - Năm 2008, nợ quá hạn ngắn hạn là 312 triệu đồng (chiếm 26,897% trên tổng nợ quá hạn) ; nợ quá hạn trung, dài hạn là 848 triệu đồng (chiếm 73,103% trên tổng nợ quá hạn) - Năm 2009, nợ quá hạn ngắn hạn là 305 triệu đồng (chiêm 24,918% trên tổng nợ quá hạn) ; nợ quá hạn trung,... các năm, chủ yếu là cho vay ngắn hạn Trong tổng DSDN cho vay ngày càng tăng cao qua từng năm phản ánh hoạt động cho vay ngắn hạn tại Chi SVTH: Lê Thị Vân Anh 25 Trang Báo cáo thực tập tổng hợp Việt GVHD: T.S Hà Thanh nhánh ngày cành an toàn, ít rủi ro, chất lượng cho vay ngắn hạn ngày càng được nâng cao -Nhìn chung hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh trong năm 2007 là rất tốt, thu nhập không ngừng tăng... Trang Báo cáo thực tập tổng hợp Việt GVHD: T.S Hà Thanh hàng Từ đó, có thể thu dần nợ vay khi hoạt động kinh doanh của khách hàng không hiệu quả - Rà soát tất cả các hồ sơ đã cho vay, đánh giá lại chất lượng để có kế hoạch loại dần những khách hàng không uy tín trong việc nộp lãi và có trả lãi nợ vay -Tập trung giải quyết dứt điểm những hồ sơ xấu để giảm nợ quá hạn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng b) Nâng. .. trung, dài hạn giảm nhiều (18,476%) trong khi đó DNCV ngắn hạn tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn (6,597%) Đến năm 2009, DNCV tăng nhanh so với năm 2008 (60,225%) là do cả DNCV ngắn hạn và DNCV trung, dài hạn đều tăng cao Tuy nhiên, tốc độ tăng của DNCV ngắn hạn vẫn cao hơn so với tốc độ tăng của DNCV trung, dài hạn khoảng gấp 2 lần 2.1.2.2 Tín dụng tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng dành... tại bất kì đâu mà không cần phải trực tiếp đến Chi nhánh 3.2.2 Nâng cao chất lượng tín dụng - giảm tỷ lệ và các khoản nợ quá hạn a) Tăng cường công tác thu nợ - Cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên theo dõi thời hạn nợ của từng món vay theo từng ngày để có sự nhắc nhở, đôn đốc và gửi giấy báo nợ đến hạn cho khách hàng trước ngày đến hạn nợ - Lãnh đạo các cấp của Chi nhánh thường xuyên đến trực tiếp gặp... là huy động ngắn hạn dưới 12 tháng Dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn sẽ mang SVTH: Lê Thị Vân Anh 26 Trang Báo cáo thực tập tổng hợp Việt GVHD: T.S Hà Thanh lại rủi ro rất lớn Chính điều này đã làm hạn chế tỷ trọng cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh - Chưa thiết lập được hệ thống thông tin chính xác và đa chiều làm công cụ để quản lí và kiểm soát hoạt động tín dụng - Công nghệ... dụng vốn tại Chi nhánh 3.2.1 Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh, nâng cao tính tiện ích của các sản phẩm, dịch vụ a) Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng áp dụng tại Chi nhánh  Đa dạng hoá sản phẩm cho vay - Để giữ chân khách hàng hiện tại, thu hút thêm khách hàng mới, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi Chi nhánh phải áp dụng các sản phẩm mới, có nét khác biệt và phù hợp với... tăng cao trở lại Nhìn chung dù có tăng giảm nhưng có thể nói tỷ trong DNCV từ hoạt động TDTD là khá cao 2.1.2.3 Tín dụng xuất khẩu Tín dụng xuất khẩu được hiểu là khoản tín dụng người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu (còn được coi là tín dụng thương mại) hoặc khoản cho vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa Tín dụng xuất khẩu bao gồm tín dụng. .. Trong cơ cấu nợ quá hạn thì nợ quá hạn dài hạn có xu hướng ngày càng tăng cao Năm 2008, nợ quá hạn dài hạn chiếm 73,103% tổng nợ quá hạn nhưng đến năm 2009 thì tỷ lệ này đã giảm xuống chiếm 75,082% tổng nợ quá hạn - Quy trình thẩm định, quy trình cấp tín dụng còn rườm rà, gây khó khăn trong việc phán quyết tín dụng - Hình thức đảm bảo món vay ở Chi nhánh chưa linh hoạt, đa dạng chủ yếu tập trung vào giấy . xuất cấp tín dụng, cơ cấu lại các hồ sơ tín dụng. - Báo cáo, đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng tại Sacombank  Phòng hỗ trợ: a) Bộ phận Quản lí tín dụng: - Hỗ trợ công tác tín dụng: thực hiện. % 1.DSCV - 294.380 67,661 + 510.456 362,787 - Ngắn hạn -1 91.218 68,671 + 388.124 444,913 - Trung, dài hạn -1 03.162 65,863 + 122.332 228,795 2.DSTN - 45.605 23,158 + 255.245 168,677 - Ngắn hạn -2 6.088. bảo. - Kiểm soát tín dụng: hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng và lập kế hoạch giải ngân, thu phí, kiểm soát hồ sơ tín dụng tại đơn vị. - Quản lí nợ: quản lí danh mục cho vay, bảo lãnh theo chính sách tín

Ngày đăng: 12/08/2014, 21:42

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w