Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp - nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại sacombank (Trang 26)

a) Nợ quá hạn:

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

2.2.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì Chi nhánh vẫn còn hạn chế sau:

- Cho vay DN chưa đa dạng về loại hình, ngành nghề sản xuất. Chủ yếu là các DNTN, công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất nhỏ…. Đồng thời trong DSCV, cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp, mà phần lớn thu nhập của Chi nhánh là cho vay, chủ yếu là cho vay ngắn hạn, trong khi lãi suất cho vay trung và dài hạn cao sẽ mang lại thu nhập cao cho Chi nhánh thì lại thấp.

- Nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng: Từ năm 2007-2008, các khoản nợ quá hạn của Chi nhánh đã tăng. Năm 2008, nợ quá hạn tăng 33,487%, so với năm 2007. Năm 2009, nợ quá hạn tăng 5,517%, so với năm 2008. Trong cơ cấu nợ quá hạn thì nợ quá hạn dài hạn có xu hướng ngày càng tăng cao. Năm 2008, nợ quá hạn dài hạn chiếm 73,103% tổng nợ quá hạn nhưng đến năm 2009 thì tỷ lệ này đã giảm xuống chiếm 75,082% tổng nợ quá hạn

- Quy trình thẩm định, quy trình cấp tín dụng còn rườm rà, gây khó khăn trong việc phán quyết tín dụng

- Hình thức đảm bảo món vay ở Chi nhánh chưa linh hoạt, đa dạng chủ yếu tập trung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà. Tỷ lệ cho vay so với tài sản đảm bảo còn thấp.

- Công tác Marketing ngân hàng trong thời gian qua ít được chú trọng. Bên cạnh đó, ngân hàng chưa kịp thời phát triển công nghệ ngân hàng, cải thiện môi trường làm việc.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp - nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại sacombank (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w