1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP.PDF

52 534 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 781,54 KB

Nội dung

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả luận văn Lê Hồng Vân Nhi ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng dạy tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong 2 năm học tập tại Trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị nhân viên, quản lý của Trường đã cung cấp cho tôi một môi trường học tập tốt nhất và sẵn sàng giúp đỡ tôi khi cần thiết. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn; và Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị thành viên lớp MPP4, đặc biệt là Châu, Triết, Nghĩa, Dung đã luôn là những người bạn thân thiết, giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn yêu thương và ủng hộ tôi. Lê Hồng Vân Nhi iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIỂU vii DANH MỤC HỘP vii DANH MỤC HÌNH VẼ vii CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1 1.1 Bối cảnh chính sách 1 1.2 Lý do chọn đề tài 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 1.5 Câu hỏi nghiên cứu 3 1.6 Phương pháp nghiên cứu 3 1.7 Nguồn thông tin 3 1.8 Kết cấu đề tài và khung phân tích 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5 2.1 Một số khái niệm 5 2.1.1 Đại học tư thục 5 2.1.2 Quản lý nhà nước về giáo dục đại học 6 2.2 Cơ sở để nhà nước can thiệp vào hoạt động của các trường đại học NCL 6 2.3 Các hình thức can thiệp của nhà nước 8 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP 10 3.1 Sự hình thành và phát triển của các trường đại học NCL 10 3.2 Những vấn đề các trường đại học NCL đang phải đối mặt 13 3.2.1 Số lượng tăng nhanh chưa tương xứng với nguồn lực 13 3.2.2 Chất lượng đào tạo chưa cao 15 iv 3.2.3 Tình hình tuyển sinh tại các trường NCL 16 3.2.4 Vấn đề về quyền sở hữu khi chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục 17 3.3 Cơ sở pháp lý quản lý các trường ĐHTT 19 3.4 Mô hình quản lý nhà nước đối với các trường ĐHTT 20 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC 21 4.1 Cơ sở can thiệp của nhà nước 21 4.2 Các tiêu chí đánh giá chính sách theo OECD 22 4.3 Tiêu chí “Phục vụ các mục tiêu chính sách” 23 4.4 Tiêu chí “Nền tảng pháp lý và kinh nghiệm hợp lý” 23 4.5 Tiêu chí “Lợi ích – chi phí và phân bổ tác động” 26 4.6 Tiêu chí “Giảm thiểu tối đa chi phí và biến dạng thị trường” 27 4.7 Tiêu chí “Rõ ràng, đơn giản và thực tế với người sử dụng” 28 4.8 Tiêu chí “Khuyến khích đổi mới” 30 4.9 Tiêu chí “Phù hợp với các quy định và chính sách khác” 31 4.10 Tiêu chí “Tương thích với các nguyên lý cạnh tranh, thương mại và thuận lợi cho đầu tư” 32 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 33 5.1 Kết luận 33 5.2 Kiến nghị chính sách 34 5.2.1 Nâng cao chất lượng đào tạo 34 5.2.2 Nới lỏng nguồn tuyển sinh đầu vào cho các trường ĐHTT 35 5.2.3 Vấn đề bảo toàn vốn khi chuyển từ loại hình dân lập sang loại hình tư thục 36 5.3 Tính khả thi của kiến nghị chính sách 36 5.4 Hạn chế và hướng phát triển của đề tài 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 PHỤ LỤC 41 v TÓM TẮT Chính sách xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa đang được nhà nước thực hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Trong xu hướng đó, các trường đại học ngoài công lập đã liên tục hình thành, tạo nên một đối trọng với các trường đại học công lập trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của các trường đại học ngoài công lập, đặc biệt là các trường đại học tư thục hiện nay gặp phải những trở ngại lớn. Công tác quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan ban ngành liên quan, bằng Luật, quy định, quy chế, quyết định đã gây ra những rào cản trong hoạt động của các trường đại học tư thục. Đề tài khái quát những vấn đề tồn tại mà các trường đại học tư thục gặp phải, cũng như thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục này. Đó là những vấn đề về chất lượng đào tạo, năng lực giảng viên, nguy cơ tan rã do không tìm được nguồn tuyển sinh đầu vào cũng như vấn đề về quyền sở hữu tài sản khi chuyển từ loại hình dân lập sang tư thục. Quyền sở hữu trong quá trình chuyển đổi từ trường đại học dân lập sang loại hình đại học tư thục nổi lên như một vấn đề chính khi Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 63/2011/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo quyết định số 61/2009/QĐ-TTg. Trước những khó khăn của các trường đại học ngoài công lập, nhà nước có cơ sở và đã can thiệp vào hoạt động của những trường này. Tuy nhiên, chính sách nhà nước cần được đánh giá một cách khách quan. Luận văn đi sâu phân tích đánh giá chính sách can thiệp này dựa vào 8 tiêu chí của OECD. Từ những thực tế đó, đề tài đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm cải thiện thực trang quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Các kiến nghị bao gồm nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống trường đại học tư thông qua chính sách sử dụng giảng viên của trường, cụ thể hóa các tiêu chuẩn về chất lượng đào tạo; nới lỏng nguồn tuyển sinh đầu bằng cách giao quyền tự chủ cho các trường và giải quyết vấn đề sở hữu thông qua xác định rõ mục tiêu vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận và cổ phần hóa khi chuyển từ loại hình dân lập sang tư thục. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt CNTT CSVC Công nghệ thông tin Cơ sở vật chất ĐHTT Đại học tư thục GD&ĐT GDĐH Giáo dục và đào tạo Giáo dục đại học HĐQT Hội đồng quản trị OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế QĐ QTKD Quyết định Quản trị kinh doanh TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Danh sách các trường Đại học NCL năm 1995 10 Bảng 3.2 Các trường đại học NCL ở Việt Nam năm 2001 12 Bảng 3.3 Thực tế tuyển sinh tại một số trường đại học NCL 17 Bảng 4.1 Hệ thống văn bản nhà nước quản lý các trường đại học NCL 25 Bảng 4.2 So sánh sự tương đồng giữa công ty cổ phần và đại học NCL 26 DANH MỤC HỘP Hộp 4.1 Mười tiêu chuẩn giáo dục đại học (theo Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học 65/2007/QĐ-BGDĐT) 30 Hộp 4.2 Mâu thuẫn nội bộ tại trường Đại học Hùng Vương 31 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.2 Cây quyết định sự can thiệp của nhà nước 8 Hình 3.1 Số lượng các trường đại học, cao đẳng và sinh viên các cơ sở GDĐH 14 Hình 3.2 Tỉ lệ sinh viên/giảng viên ở các trường đại học 15 Hình 5.1 Năng lực của một giảng viên 35 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Bối cảnh chính sách Giáo dục đại học (GDĐH) có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội, mở ra cánh cửa hiểu biết cho con người. Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định “giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển.” Đó là một sự khẳng định hết sức đúng đắn xuất phát từ lợi ích của nhân dân ta, đồng thời phù hợp với chân lý phổ biến của lịch sử thế giới. Vì vậy đầu tư vào giáo dục sẽ tích luỹ vốn con người, là chìa khoá để cho sự tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập. Từ quan điểm trên có thể thấy sự nghiệp giáo dục đào tạo có vị trí và vai trò hết sức to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi đất nước. Những năm 80 thế kỷ trước, giáo dục, y tế được xem là lĩnh vực mà nhà nước phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và phải đầu tư phát triển và quản lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường như nước ta hiện nay, vai trò chủ thể của nhà nước trong hoạt động kinh tế - xã hội đã thay đổi, khu vực tư nhân dần có những đóng góp vào sự phát triển của đất nước; và cũng theo xu hướng tất yếu của xã hội, nhà nước cũng đã chuyển giao một số lĩnh vực cho tư nhân. Đó là nền tảng của “xã hội hóa”, thuật ngữ được sử dụng gần đây ở Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế. Gần 25 năm xây dựng và phát triển, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập (NCL) đã đóng góp đáng kể cho nền giáo dục. Hiện nay, hệ thống trường NCL đã chiếm 1/5 số trường, chiếm 1/7 số sinh viên cả nước, trong khi đó Nhà nước lại không tốn ngân sách cho việc đào tạo. Một số chính sách của Nhà nước trong những năm gần đây liên quan đến xã hội hóa GDĐH và lưu ý nhiều đến loại hình các trường tư thục. “Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao” cũng đã đưa ra những biện pháp khuyến khích các loại hình nhà trường NCL. Tuy nhiên, sự phát triển về số lượng của các trường đại học NCL lại không đi kèm với chất lượng đào tạo. Lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học tư thục (ĐHTT) không có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường việc làm, tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp là một hiện tượng đáng báo động. Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông báo chí hiện nay thường xuyên đưa tin về sự bất ổn 2 trong quản lý và sở hữu tại các trường ĐHTT, cũng như nguy cơ tan rã của các trường này. Bên cạnh những thành tựu không thể chối cãi trong những năm trước đây, các trường đại học NCL hiện nay đang đứng trước những thách thức to lớn. Nhìn chung, chất lượng của hệ thống trường NCL còn thấp, cơ sở vật chất (CSVC) chưa được đầu tư thích đáng, đội ngũ giảng dạy và cán bộ quản lý thiếu và yếu, sinh viên đầu vào có chất lượng thấp hơn so với các trường công lập… Các trường đại học NCL được xem là một tổ chức tư nhân hoạt động không theo ngân sách nhà nước. Nhưng lĩnh vực GDĐH, ở bất cứ nước nào, đều mang một vị thế hết sức quan trọng và thị trường giáo dục không phải là thị trường hoàn hảo, luôn gặp phải những thất bại… Điều này chứng tỏ sự can thiệp của nhà nước trong việc quản lý các trường này là một chính sách đúng đắn. Tuy nhiên đến nay về mặt luật pháp và cơ chế chính sách cho loại hình này còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, gây ra tình trạng khó kiểm soát và thanh kiểm tra cho cơ quan quản lý, cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đối với hoạt động của những trường này. 1.2 Lý do chọn đề tài Hàng loạt những bất cập của GDĐH hiện nay như mở trường, mở ngành ồ ạt, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, CSVC, đội ngũ giảng viên không đáp ứng yêu cầu… được chỉ ra không chỉ trên các phương tiện truyền thông mà còn là đề tài bàn thảo của Quốc hội. Do đó việc tìm hiểu cơ sở can thiệp của nhà nước, đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động của các trường đại học là cần thiết để tìm hiểu rõ hơn những vấn đề còn tồn tại, từ đó có những kiến nghị chính sách phù hợp nhằm phần nào tháo gỡ những vướng mắc, giúp các trường đại học NCL phát triển tốt hơn, góp phần vào sự nghiệp chung của cả nước. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các trường NCL nhằm mục tiêu xác định những ưu điểm, khuyết điểm của công tác quản lý nhà nước đối với các trường đại học NCL nói chung, và các trường ĐHTT nói riêng, rút ra nguyên nhân của ưu khuyết điểm đó đồng thời đề xuất những cơ sở khoa học để đổi mới công tác quản lý nhà nước, thúc đẩy các trường ĐHTT phát triển ổn định, bền vững. 1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trường đại học NCL, bao gồm các trường ĐHTT, dân lập, không bao gồm các trường quốc tế, có vốn đầu tư 100% nước ngoài, thông qua 3 đánh giá và phân tích các văn bản Luật, Thông tư, Quy chế, Quyết định… liên quan đến hệ thống giáo dục NCL. Đề tài chỉ nghiên cứu quản lý của nhà nước đối với hoạt động của các trường ĐHTT, dân lập không đi sâu nghiên cứu quá trình thành lập trường. 1.5 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài nhằm trả lời hai câu hỏi sau: Thứ nhất, những khó khăn, vấn đề nổi cộm của hệ thống đại học NCL hiện nay là gì? Thứ hai, vai trò của nhà nước trong việc sửa chữa, khắc phục khó khăn của hệ thống giáo dục tư thục? Thứ ba, những chính sách nào cần áp dụng để nhà nước giải quyết những khó khăn đó? 1.6 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính. Tác giả phân tích các Chính sách và Luật, Thông tư, Quy định, Quyết định của Chính phủ, Bộ, UBND đối với các trường đại học NCL, trong điều kiện tương quan so sánh với các trường đại học công lập. Trong quá trình thực hiện, tác giả cũng phỏng vấn ý kiến của một số chuyên gia đang công tác tại lĩnh vực này. 1.7 Nguồn thông tin Nghiên cứu dựa trên các nguồn thông tin có sẵn như: Luật Giáo dục Đại học 2012, Luật Giáo dục 2005, Luật doanh nghiệp 2005; các Thông tư, Quyết định của Chính phủ, UBND trong lĩnh vực giáo dục. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng một số thông tin từ phỏng vấn chuyên gia. 1.8 Kết cấu đề tài và khung phân tích Ngoài phần Tổng quan (Chương 1), đề tài gồm 4 chương chính. Chương 2 nêu lên cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin. Chương 3 khái quát thực trạng hoạt động của các trường ĐHTT ở Việt Nam hiện nay. Chương 4 tập trung phân tích đánh giá chính sách của nhà nước đối với các trường ĐHTT thông qua các văn bản quy phạm [...]... 6 2.1.2 Quản lý nhà nước về giáo dục đại học Quản lý nhà nước về GDĐH là việc nhà nước sử dụng quyền lực công để điều tiết hoạt động GDĐH theo mục tiêu của mình Đó là việc quyết định các chủ trương quản lý; tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ và chủ trương quản lý; lựa chọn, sắp xếp cán bộ và bộ máy; giáo dục, bồi dưỡng và ra chính sách khích lệ; kiểm tra và đánh giá kết quả của việc quản lý (Lê Văn... việc quản lý (Lê Văn Giang, 2001) Quản lý nhà nước về GDĐH là những tác động tự giác của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển GDĐH (Trần Kiểm, 2006) 2.2 Cơ sở để nhà nước can thiệp vào hoạt động của các trường đại học NCL Nhà nước sẽ can thiệp vào thị trường khi thị trường xuất hiện một trong các thất bại về phân bổ nguồn lực... hình trường đại học dân lập sang loại hình trường ĐHTT - Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế Thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân 3.4 Mô hình quản lý nhà nước đối với các trường ĐHTT Đặc điểm của Việt Nam là đặt toàn bộ nền giáo dục dưới sự quản lý trực tiếp của hệ thống chính trị mang tính chỉ huy từ trên xuống, từ các. .. trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến các chính sách của Quốc hội, Chính phủ các cấp, đến ngành giáo dục và các trường ĐHTT.1 Theo quy chế hoạt động của trường ĐHTT, trường ĐHTT chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD&ĐT; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở.” (Thủ tướng chính phủ, 2009) Việc cho phép thành lập, hoạt động giáo... hiện nay để đánh giá chính sách là tốt hay chưa tốt, trong đó OECD đã phát triển và công bố bộ tiêu chí đánh giá chất lượng văn bản pháp luật Trong nghiên cứu này, bộ tiêu chí của OECD có thể được xem là thích hợp nhất để đánh giá chính sách của nhà nước bằng các văn bản pháp luật đối với các trường đại học NCL nhằm đánh giá chính sách về truyền đạt mục tiêu, lợi ích của cải cách đối với công chúng,... HĐQT) và tự chủ tài chính (vẫn phải nộp thuế và thực thi các quy định về quản lý tài chính như các trường công lập) 1 Phụ lục 1 21 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC 4.1 Cơ sở can thiệp của nhà nước GDĐH là một dịch vụ tư thuần túy Về mặt lý thuyết kinh tế học, nếu là những hàng hóa, dịch vụ tư, mà thị trường tự do có thể hoàn toàn cung cấp thì nền... chung của toàn trường Điều này gây ra sự nhập nhằng, không tường minh vì nhiều người cho rằng khối tài sản tư nhân được cho không các trường tư 3.3 Cơ sở pháp lý quản lý các trường ĐHTT Quản lý nhà nước đối với các trường ĐHTT hiện nay được thực hiện theo nhiều chính sách khác nhau thông qua các văn bản sau: - Luật Giáo dục 2005, quy định “tài sản, tài chính của trường tư thục thuộc sở hữu của các thành... viên cả nước Cùng với chính sách xã hội hóa, trong 10 năm trở lại đây (2001-2011), quy mô của các cơ sở GDĐH NCL tăng từ 23 trường lên 82 trường, trong khi các cơ sở công 14 lập tăng từ 168 trường lên 337 trường Trong 10 năm, số lượng các trường công lập tăng 201%, trong khi các trường NCL tăng 357%, cao gấp rưỡi các trường công lập Hình 3.1 Số lượng các trường đại học, cao đẳng và sinh viên các cơ... và hiện nay đã chuyển đổi thành trường bán công Những trường này hoạt động dưới sự quản lý của Bộ GD&ĐT Sau vài năm hoạt động, một số trường đã mở thêm nhiều ngành mới Bảng 3.2 Các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam năm 2001 STT Trường đại học Địa điểm Khoa ngành đào tạo 1 Thăng Long Hà Nội Toán và khoa học máy tính, Quản trị, Ngoại ngữ 2 Phương Đông Hà Nội Tin học, QTKD, Luật, Kế toán, Ngân hàng,... hành nhà trường Bên cạnh đó, việc các trường đại học không thể tuyển sinh trong vài năm gần đây gây ra chi phí không nhỏ cho các trường ĐHTT Xét trên quan điểm học sinh, sinh viên và phụ huynh, chính sách này ảnh hưởng đến uy tín của trường cũng như lòng tin của phụ huynh đối với chất lượng đào tạo tại các ĐHTT Người học có xu hướng theo học tại các trường quốc tế 100% vốn nước ngoài hoặc bỏ học Việc . dân lập sang tư thục 17 3.3 Cơ sở pháp lý quản lý các trường ĐHTT 19 3.4 Mô hình quản lý nhà nước đối với các trường ĐHTT 20 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TRƯỜNG. trường đại học NCL 6 2.3 Các hình thức can thiệp của nhà nước 8 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP 10 3.1 Sự hình thành và phát triển của các trường đại học NCL. đối trọng với các trường đại học công lập trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của các trường đại học ngoài công lập, đặc biệt là các trường

Ngày đăng: 08/08/2015, 18:19

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w