cho đầu tư”
12 năm trước, dù các nước đang phát triển (chiếm đa số trong WTO) không tán thành, nhưng Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) vẫn được thông qua. Khác với cách nhìn chung của những người trong ngành giáo dục vốn coi giáo dục là một phúc lợi xã hội hoạt động theo nguyên tắc phi thương mại thì thông qua GATS, WTO có cách nhìn khác: giáo dục là một dịch vụ trong hoạt động thương mại và thương mại dịch vụ giáo dục cần được tự do hoá.
Sức ép cạnh tranh của các trường ĐHTT đến từ sự cạnh tranh lẫn nhau, cạnh tranh với các trường công lập và với các cơ sở giáo dục nước ngoài. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các trường đại học Việt Nam, chất lượng của hệ thống pháp luật là một yếu tố quan trọng, các rào cản không cần thiết và bất lợi cho sự phát triển các trường ĐHTT được dỡ bỏ. QĐ 63 phần nào đó góp phần hoàn thiện thể chế cho các trường ĐHTT tuy gặp phải không ít vướng mắc trong thực hiện.
Hiện nay, nếu thực hiện theo QĐ 63 về quyền sở hữu thì các trường đại học nước ngoài đang được ưu đãi hơn so với các trường ĐHTT trong nước. Khoảng cách giữa các trường ĐHTT trong nước càng ngày càng xa về chất lượng đào tạo cũng như CSVC vì chưa ổn định thu hút được đầu tư.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận
Thực tế phát triển hệ thống giáo dục NCL nói chung, phát triển các trường ĐHTT nói riêng chứng minh rằng để giáo dục phát triển phù hợp với nhu cầu học tập tự nhiên của con người thì giáo dục phải là sự nghiệp của nhân dân, phát triển theo nguyện vọng của người học. Các trường ĐHTT trong quá trình phát triển còn nhiều hạn chế nhưng đã thực sự là một bước tiến mới trong nền giáo dục nước ta, thân thiện với cộng đồng, thân thiện với sinh viên. Các trường ĐHTT đang phát triển và đóng góp rất nhiều cho xã hội về mặt giáo dục lẫn lợi ích kinh tế. Điều này phản ảnh một chính sách đúng đắn và phù hợp nhu cần học tập của xã hội.
Hiện nay, các trường đại học NCL ở Việt Nam đang phải đối đầu với rất nhiều thách thức và điều quan trọng là cần có một giải pháp rõ ràng cho các thách thức này. Các trường này ra đời và phát triển vì chiến lược giải quyết nhu cầu học tập trong xã hội chưa được đáp ứng một các đầy đủ bởi khu vực công lập. Khu vực NCL cũng có vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn lực đầu tư bên ngoài để tạo nên một nền giáo dục tốt hơn và lực lượng lao động có chất lượng hơn cho Việt Nam. Tuy nhiên, các trường này vẫn chưa thể là một đối trọng tương xứng với khu vực các trường công lập. Những chiến lược phát triển cũng như quản lý các trường Đại học NCL dường như chưa phát huy tác dụng đối với khu vực này, chẳng hạn như trong Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến 2020 cũng không nêu rõ ràng các trường này phải mở rộng và phát triển như thế nào. Sự phát triển của đại học NCL trở nên bị kềm chế khi các sinh viên đăng ký vào những trường này tiếp tục là những người rơi rớt từ khu vực công lập và không được nhà nước hỗ trợ chi phí, cũng như chính sách về quyền sở hữu không được sửa đổi một cách thỏa đáng, giải quyết tốt những tranh chấp hiện nay.
Bên cạnh đó, khu vực này cũng cần phải được quản lý chặt chẽ về chất lượng. Khi nhắc đến các trường này, hàng loạt thông tin báo chí và truyền thông đưa tin về mâu thuẫn giữa HĐQT nhà trường, tranh chấp về sở hữu, CSVC hạn chế, tình trạng thiếu thốn giảng viên cơ hữu và có có chất lượng… Thực sự thì những vấn đề của các trường NCL càng trở nên trầm trọng và gây ra một mối đe dọa thực sự cho chất lượng đào tạo của toàn bộ hệ thống GDĐH trên cả nước.
5.2 Kiến nghị chính sách
5.2.1 Nâng cao chất lượng đào tạo
Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề chung cho toàn hệ thống GDĐH Việt Nam, không riêng gì đối với các trường NCL. Đây là một vấn đề lớn, không thể giải quyết bằng những biện pháp riêng lẻ, mà cần có sự kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp, cũng như cần có quyết tâm cao độ của cơ quan quản lý, đặc biệt là Bộ GD&ĐT.
Đối với các cơ sở GDĐH: Cần cải thiện chính sách sử dụng giảng viên
Các trường đại học NCL cần xem xét tăng/giảm số lượng giảng viên đảm tỉ lệ giảng viên/sinh viên một cách hợp lý theo quy định, bên cạnh đó cũng cần xem xét kỹ lưỡng hơn nữa việc nâng cao chất lượng giảng viên. “Chất lượng” ở đây không chỉ là trình độ chuyên môn, mà phải là sự kết hợp của Trình độ chuyên môn, Năng lực giảng dạy và Khả năng nghiên cứu để thu hút được sinh viên đăng ký ghi danh như là nguyện vọng của họ chứ không phải do không còn khả năng vào các trường công lập.
Hình 5.1 Năng lực của một giảng viên đại học
Nguồn: Nguyễn Hữu Lam (2012)
Đối với các cơ quan nhà nước
Như đã đề cập, để nâng cao chất lượng đào tạo cần phải cải tổ một cách toàn diện trên mọi mặt. Tuy nhiên, việc trước tiên cần làm ngay là xây dựng lại hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng. Các tiêu chuẩn này cần được quy định càng cụ thể càng tốt. Bộ GD&ĐT cũng
cần tham khảo những tiêu chuẩn có tính quốc tế để nâng tầm tiêu chuẩn GDĐH lên một tầm cao hơn.
Theo những tiêu chuẩn đã xây dựng, những trường đại học cả công lập và NCL cần được đánh giá và xếp loại (chẳng hạn như A, B, C hay Xuất sắc, Tốt, Trung bình, Xấu,…) để những trường có thứ hạng thấp hơn có cơ sở để phấn đấu và đạt được vị trí tốt hơn để cạnh tranh với các trường khác. Sinh viên và phụ huynh cũng có cơ sở để quyết định lựa chọn của mình.
5.2.2 Nới lỏng nguồn tuyển sinh đầu vào cho các trường ĐHTT
Việc tự xác định chỉ tiêu của các trường đại học là một bước tiến mới trong việc giao quyền tự chủ, tự quyết định cho các trường này. Tuy nhiên, việc tự xác định chỉ tiêu, như đã phân tích, tạo điều kiện cho các trường công lập nhiều hơn là các trường NCL. Do đó, nhà nước cần tăng cường thanh tra kiểm soát, cần làm rõ trường có đặt chỉ tiêu đúng như năng lực của mình hay không. Việc này cần làm trước khi diễn ra kỳ thi tuyển sinh, không thể để sau đó mới phát hiện và xử phạt.
Bộ GD&ĐT cần phối hợp với các Bộ và Ban ngành khác để tiến hành thăm dò nhu cầu của thị trường lao động. Bộ không đặt chỉ tiêu cho các trường, mà nên kiểm soát chỉ tiêu theo ngành của từng trường. Các ngành đang thừa lao động cần hạn chế đào tạo một cách tràn lan, những ngành đang thiếu thì cần có sự khuyến khích trong cơ chế để các trường mở rộng đào tạo. Điều này góp phần làm cho sinh viên ra trường có cơ hội tìm được việc làm cao hơn, cũng như làm việc đúng ngành nghề đào tạo.
Một giải pháp cho vấn đề tuyển sinh đầu vào đó là tạo điều kiện cho các trường NCL được thực hiện tuyển sinh riêng, các trường sẽ đề ra tiêu chí tuyển sinh phù hợp nhất theo điều kiện của mình. Biện pháp này có thể được gọi là tuyển sinh đa tiêu chí, chứ không chỉ căn cứ vào một tiêu chí là kết quả thi đại học như trước đây. Có thể lấy ĐH Phan Chu Trinh là một ví dụ, trường tuyển sinh theo 5 tiêu chí: điểm thi đại học chiếm 20% tổng điểm tuyển; điểm thi tốt nghiệp: 20%; điểm tổng kết 3 năm học cấp 3: 20%; điểm kiểm tra năng lực tư duy: 20%; điểm phỏng vấn vào trường: 20%.
5.2.3 Vấn đề bảo toàn vốn khi chuyển từ loại hình dân lập sang loại hình tư thục
Những rắc rối liên quan đến vấn đề sở hữu của các trường ĐHTT là do nhà nước ta chưa phân biệt rõ ràng các loại hình của ĐHTT. Để giải quyết vấn đề này, trước tiên nhà nước cần quy định một cách rõ ràng bằng văn bản, cụ thể là quy định bằng Luật hoặc tại Quy chế hoạt động các trường ĐHTT về loại hình, chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của ĐHTT: trường đó đang hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Từ đó áp dụng từng trường hợp cụ thể trong vấn đề quyền sở hữu. Những trường có mục tiêu phi lợi nhuận sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước về thuế, CSVC, đào tạo giảng viên,…
Riêng đối với các trường vì mục tiêu lợi nhuận, việc bảo toàn vốn (Bộ GD&ĐT, 2012) khi chuyển từ trường đại học dân lập sang ĐHTT là một vấn đề cần thiết vì đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Khối tài sản tăng thêm cần được giải quyết một cách minh bạch để trường có thể ổn định và phát triển mạnh mẽ. Giải pháp cho vấn đề này là cổ phần hóa toàn bộ giá trị tài sản. Việc cổ phần hóa sẽ có một số lợi ích sau:
Thứ nhất, Luật Giáo dục 2005 quy định: “tài sản, tài chính của trường tư thục thuộc sở hữu
của các thành viên góp vốn.” Việc cổ phần hóa sẽ không đi ngược lại quy định này.
Thứ hai, khi phát hành cổ phần, giá bán của cổ phần có thể cao hơn mệnh giá, trường tận
dụng được nguồn vốn tăng thêm để đầu tư phát triển.
Thứ ba, những rắc rối về khối tài sản chung được giảm bớt hoặc triệt tiêu. Các cơ quan
quản lý nhà nước cũng tránh được những vấn đề phát sinh trong việc xử lý quyền sở hữu cho khối tài sản chung.
Thứ tư, tạo sự bảo đảm và yên tâm cho các nhà đầu tư, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa
giáo dục của nhà nước.
Khi thừa nhận đó là một trường hoạt động vì lợi nhuận, những điều khoản của Luật doanh nghiệp có thể được dùng để giải quyết vấn đề sở hữu, trao quyền tự chủ cho họ trong việc định đoạt tài sản, để dung hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và lãnh đạo trường.
5.3 Tính khả thi của kiến nghị chính sách
Với chính sách đề cao xã hội hóa giáo dục hiện nay, các kiến nghị trên đối với Bộ GD&ĐT, liên bộ GD&ĐT – Bộ Tài chính, UBND tỉnh, thành phố đều khả thi. Các kiến
nghị trên nhằm hỗ trợ tối đa cho các trường ĐHTT phát triển một cách tự chủ, bền vững và ổn định, tạo động lực cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước nhà. Nếu chính sách xã hội hóa được đặt lên hàng đầu và thực hiện kiên quyết thì các kiến nghị trên sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong dài hạn.
Tuy nhiên, để thực hiện những kiến nghị trên, các cơ quan ban ngành sẽ phải cần một quyết tâm từ phía nhà quản lý, đặc biệt là Bộ GD&ĐT để thay đổi cơ cấu tổ chức cũng như thể chế để có thể đạt được kết quả mong muốn.
5.4 Hạn chế và hướng phát triển của đề tài
Những thông tin thu thập được đa số là thông tin thứ cấp. Những thông tin từ bảng khảo sát của sinh viên cũng mang tính cảm quan và có thể không chính xác do e ngại những nhận xét sẽ bị công bố cho nhà trường. Bên cạnh đó, các kiến nghị chính sách là định tính và khó có thể tính toán dựa trên lợi ích – chi phí giữa các bên khi thực hiện các kiến nghị trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Tuệ Anh (2012), “Tước quyền tự chủ xác định chỉ tiêu của hàng loạt Đại học”, Báo
Tổ quốc – Báo điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, truy cập ngày
21/06/2013 tại địa chỉ:
http://toquoc.vn/Sites/vi-vn/details/38/thoi-su-giao-duc/113523/tuoc-quyen-tu-chu- xac-dinh-chi-tieu-cua-hang-loat-dai-hoc.aspx.
2. Bùi Chí Bình (2013), “Giáo dục và kinh tế thị trường ở Việt Nam: các vấn đề về quản trị công”, Khoa Giáo dục – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM), truy cập ngày 20/05/2013 tại địa chỉ:
https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja &ved=0CCcQFjAA&url=http%3A%2F%2Fedufac.edu.vn%2Fsites%2Fdefault%2 Ffiles%2FEducation%2520and%2520the%2520market.
3. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (2011), Quy định Về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình
độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
4. Bộ GD&ĐT (2010), Thông tư 20/2010/TT-BGDĐT quy định nội dung, trình tự, thủ
tục chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục.
5. Cambridge University Press (2005), Cambridge Dictionary.
6. Chiavo-Campo, Salvatore và Sundaram, Pachampet (2003), Phục vụ và duy trì: Cải
thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trị Quốc gia.
7. Chính phủ (1999), Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội
hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
8. Vũ Khắc Chương (2012), Những suy nghĩ về hệ thống giáo dục NCL.
9. Lê Văn Giang (2001), Những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia.
10. Phan Huy Hùng (2009), Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam.
11. Thu Hương (2013), “Không công nhận hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương”, Báo
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130618/khong-cong-nhan-hieu-truong- truong-dh-hung-vuong.aspx.
12. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục.
13. Nguyễn Hữu Lam (2012), “Phát triển năng lực giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đạo tạo trong các trường đại học, và cao đẳng trong điều kiện toàn cầu hóa và bùng nổ tri thức”, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quản trị,
truy cập ngày 15/07/2013 tại địa chỉ:
http://www.cemd.ueh.edu.vn/?q=article/ph%C3%A1ttri%E1%BB%83nn%C4%83 ng-l%E1%BB%B1c-gi%E1%BA%A3ng-
vi%C3%AAnnh%E1%BA%B1mn%C3%A2ng-cao-ch%E1%BA%A5tg.
14. Tùng Linh (2012), “Vì sao ông Đặng Thành Tâm bị đình chỉ chức vụ Chủ tịch HĐQT?”, Giáo dục Việt Nam, truy cập ngày 20/05/2013 tại địa chỉ:
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Vi-sao-ong-Dang-Thanh-Tam-bi-dinh-chi- chuc-vu-Chu-tich-HDQT/120074.gd.
15. Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật.
16. Phạm Duy Nghĩa (2012), “Đa dạng hóa loại hình đại học – một số góp ý xây dựng Luật Giáo dục Đại học”, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, truy cập ngày 20/05/2013 tại địa chỉ:
http://www.fetp.edu.vn/vn/tin-tuc-su-kien/giang-vien-fetp-tren-bao-chi/da-dang- hoa-loai-hinh-dai-hoc-mot-so-gop-y-xay-dung-luat-giao-duc-dai-hoc/.
17. Phạm Duy Nghĩa (2011), Giáo trình pháp luật đại cương, NXB Công an Nhân dân, tr. 156-157.
18. Tuệ Nguyễn – Vũ Thơ (2013), “Công bằng cho trường NCL”, Báo Thanh niên,
truy cập ngày 4/4/2013 tại địa chỉ:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130225/cong-bang-cho-truong-ngoai-cong- lap.aspx.
19. Pindyck, Robert S. và Rubinfeld, Daniel L. (1999), Kinh tế học vi mô, NXB Thống kê.
20. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục. 21. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp.
22. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục Đại học.
23. Nguyễn Bá Thái (2008), Thực trạng công tác quản lý nhà nước trong giáo dục phổ
thông NCL ở Việt Nam hiện nay.
24. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg về Quy chế tổ chức
và hoạt động của trường ĐHTT.
25. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 63/2011/QĐ-TTg Về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg.
26. Thủ thướng chính phủ (2000), Quyết định 86/2000/QĐ-TTg về việc ban hành quy
chế trường đại học dân lập.
27. Tổng cục Thống kê (2012), Thống kê số lượng các trường Đại học và Cao đẳng