Vấn đề bảo toàn vốn khi chuyển từ loại hình dân lập sang loại hình tư thục

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP.PDF (Trang 43)

Những rắc rối liên quan đến vấn đề sở hữu của các trường ĐHTT là do nhà nước ta chưa phân biệt rõ ràng các loại hình của ĐHTT. Để giải quyết vấn đề này, trước tiên nhà nước cần quy định một cách rõ ràng bằng văn bản, cụ thể là quy định bằng Luật hoặc tại Quy chế hoạt động các trường ĐHTT về loại hình, chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của ĐHTT: trường đó đang hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Từ đó áp dụng từng trường hợp cụ thể trong vấn đề quyền sở hữu. Những trường có mục tiêu phi lợi nhuận sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước về thuế, CSVC, đào tạo giảng viên,…

Riêng đối với các trường vì mục tiêu lợi nhuận, việc bảo toàn vốn (Bộ GD&ĐT, 2012) khi chuyển từ trường đại học dân lập sang ĐHTT là một vấn đề cần thiết vì đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Khối tài sản tăng thêm cần được giải quyết một cách minh bạch để trường có thể ổn định và phát triển mạnh mẽ. Giải pháp cho vấn đề này là cổ phần hóa toàn bộ giá trị tài sản. Việc cổ phần hóa sẽ có một số lợi ích sau:

Thứ nhất, Luật Giáo dục 2005 quy định: “tài sản, tài chính của trường tư thục thuộc sở hữu

của các thành viên góp vốn.” Việc cổ phần hóa sẽ không đi ngược lại quy định này.

Thứ hai, khi phát hành cổ phần, giá bán của cổ phần có thể cao hơn mệnh giá, trường tận

dụng được nguồn vốn tăng thêm để đầu tư phát triển.

Thứ ba, những rắc rối về khối tài sản chung được giảm bớt hoặc triệt tiêu. Các cơ quan

quản lý nhà nước cũng tránh được những vấn đề phát sinh trong việc xử lý quyền sở hữu cho khối tài sản chung.

Thứ tư, tạo sự bảo đảm và yên tâm cho các nhà đầu tư, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa

giáo dục của nhà nước.

Khi thừa nhận đó là một trường hoạt động vì lợi nhuận, những điều khoản của Luật doanh nghiệp có thể được dùng để giải quyết vấn đề sở hữu, trao quyền tự chủ cho họ trong việc định đoạt tài sản, để dung hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và lãnh đạo trường.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP.PDF (Trang 43)