Nâng cao chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP.PDF (Trang 41)

Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề chung cho toàn hệ thống GDĐH Việt Nam, không riêng gì đối với các trường NCL. Đây là một vấn đề lớn, không thể giải quyết bằng những biện pháp riêng lẻ, mà cần có sự kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp, cũng như cần có quyết tâm cao độ của cơ quan quản lý, đặc biệt là Bộ GD&ĐT.

Đối với các cơ sở GDĐH: Cần cải thiện chính sách sử dụng giảng viên

Các trường đại học NCL cần xem xét tăng/giảm số lượng giảng viên đảm tỉ lệ giảng viên/sinh viên một cách hợp lý theo quy định, bên cạnh đó cũng cần xem xét kỹ lưỡng hơn nữa việc nâng cao chất lượng giảng viên. “Chất lượng” ở đây không chỉ là trình độ chuyên môn, mà phải là sự kết hợp của Trình độ chuyên môn, Năng lực giảng dạy và Khả năng nghiên cứu để thu hút được sinh viên đăng ký ghi danh như là nguyện vọng của họ chứ không phải do không còn khả năng vào các trường công lập.

Hình 5.1 Năng lực của một giảng viên đại học

Nguồn: Nguyễn Hữu Lam (2012)

Đối với các cơ quan nhà nước

Như đã đề cập, để nâng cao chất lượng đào tạo cần phải cải tổ một cách toàn diện trên mọi mặt. Tuy nhiên, việc trước tiên cần làm ngay là xây dựng lại hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng. Các tiêu chuẩn này cần được quy định càng cụ thể càng tốt. Bộ GD&ĐT cũng

cần tham khảo những tiêu chuẩn có tính quốc tế để nâng tầm tiêu chuẩn GDĐH lên một tầm cao hơn.

Theo những tiêu chuẩn đã xây dựng, những trường đại học cả công lập và NCL cần được đánh giá và xếp loại (chẳng hạn như A, B, C hay Xuất sắc, Tốt, Trung bình, Xấu,…) để những trường có thứ hạng thấp hơn có cơ sở để phấn đấu và đạt được vị trí tốt hơn để cạnh tranh với các trường khác. Sinh viên và phụ huynh cũng có cơ sở để quyết định lựa chọn của mình.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP.PDF (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)