Tiêu chí “Giảm thiểu tối đa chi phí và biến dạng thị trường”

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP.PDF (Trang 34)

Về vấn đề tuyển sinh ồ ạt vượt chỉ tiêu tại các trường đại học NCL, nhà nước đã cho ra đời Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT (TT 57) của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT “Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp” nhằm hợp lý hóa chỉ tiêu tuyển sinh cũng như trao quyền tự chủ cho các trường đại học. Tuy nhiên, quy định này làm cho hầu hết các trường ĐHTT không tìm ra được nguồn đầu vào. Việc không tuyển sinh được đặt các trường ĐHTT trước nguy cơ tan rã.

Bảng 3.3 Thực tế tuyển sinh tại một số trường đại học NCL

Trường đại học Tổng chỉ tiêu Thực tế tuyển sinh

Lương Thế Vinh 1000 0%

Phan Châu Trinh 800 4%

Công nghệ Đông Á 500 5.2%

Tân Tạo 500 5.8%

Yersin 700 19.5%

Cửu Long 1800 20.9%

Nguyễn Trãi 800 36.6%

Kinh tế Công nghiệp Long An 1300 50% Kiến trúc Đà Nẵng 1200 75%

Nguyên nhân dẫn đến là: Thứ nhất, trường công lập có cơ hội mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh nhiều hơn so với năm trước do có lợi thế về diện tích CSVC. Thực tế, kỳ tuyển sinh 2012, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của tất cả các trường công lập là 504,000, vượt tổng chỉ tiêu tuyển sinh của toàn ngành trước đó 3 năm là 502,000. Với tâm lý đánh giá cao các trường công lập và trường công lập có mức học phí thấp hơn trường ĐHTT, cộng với chỉ tiêu tuyển sinh được mở rộng, nguồn đầu vào cho các trường ĐHTT gần như cạn kiệt. Phần lớn các trường ĐHTT chỉ tuyển được 30-60% chỉ tiêu, một số trường chỉ tuyển được 20-30%, có trường chỉ tuyển được một lượng nhỏ không đáng kể (Tuệ Nguyễn & Vũ Thơ, 2013).

Thứ hai, quy định "điểm sàn" của Bộ GD&ĐT gây khó khăn cho các trường ĐHTT vì

lượng thí sinh bị giới hạn. “Điểm sàn” là một chính sách không hợp lý vì nó phụ thuộc nhiều vào đề thi tuyển sinh, trong khi đề thi không có tiêu chuẩn nào về độ khó và phổ điểm.

Về vấn đề giải quyết quyền sở hữu tại các trường tư ĐHTT, quy chế về trường ĐHTT chỉ nói đến quyền lực của người sở hữu mà không thấy được vị trí của các nhà khoa học, giáo dục, cộng thêm mâu thuẫn về quyền sở hữu, từ đó kéo theo sự bất phục, thậm chí là lôi kéo thành phe nhóm chống đối lẫn nhau giữa những người lãnh đạo nhà trường và các nhà đầu tư. Điều này hiển nhiên làm tăng chi phí cho trường, tăng chi phí quản lý nhà nước để giàn xếp, thanh tra, kiểm tra, cho học sinh sinh viên, cũng như chi phí chung cho toàn xã hội. Những trường mà quyền lực lãnh đạo và quyền sở hữu nằm ở hai đối tượng khác nhau còn phát sinh chi phí đại diện do mâu thuẫn quyền lợi gây ra.

Từ những điều trên cho thấy, chính sách này chưa đạt được tiêu chí giảm thiểu tối đa chi phí và biến dạng thị trường.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP.PDF (Trang 34)