Tiêu chí “Khuyến khích đổi mới”

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP.PDF (Trang 37)

Các trường ĐHTT chưa thu hút được sự đầu tư từ các nhà đầu tư bên ngoài ngành giáo dục. Khi các nhà đầu tư quyết định góp vốn vào lĩnh vực giáo dục, điều họ quan tâm là sự đóng góp của mình cho cộng đồng thông qua hệ thống giáo dục đại học và/hoặc lợi nhuận thu được từ hoạt đồng đầu tư. Hiện nay, chất lượng đào tạo của các trường ĐHTT chưa cao

Hộp 4.1. Mười tiêu chuẩn GDĐH (theo Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học 65/2007/QĐ- BGDĐT)

1. Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học 2. Tổ chức và quản lý

3. Chương trình giáo dục 4. Hoạt động đào tạo

5. Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên 6. Người học

7. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ

8. Hoạt động hợp tác quốc tế

9. Thư viện, trang thiết bị học tập và CSVC khác 10. Tài chính và quản lý tài chính

như các trường công lập, do đó các nhà đầu tư chưa nhận thấy được lợi ích rõ ràng khi quyết định đầu tư vào các trường đại học tư trong cả hai khía cạnh trên.

Sự mâu thuẫn về quyền sở hữu và quyền lãnh đạo, làm cho nội bộ của các ĐHTT chưa tìm ra được hướng đi để cải cách, đổi mới công tác quản lý cho tổ chức. Điều cần giải quyết trước mắt đối với hầu hết trường đại học là mâu thuẫn nội tại, chưa bàn tới việc đổi mới.

Hộp 4.2 Mâu thuẫn nội bộ tại trường ĐH Hùng Vương

[…] Chủ tịch Tập đoàn đầu tư Sài Gòn Đặng Thành Tâm được Thành ủy TPHCM mời làm nhà bảo trợ cho trường Đại học Hùng Vương từ năm 2004. Từ khi trường chuyển từ dân lập sang tư thục, tổng số tiền góp vốn bất vụ lợi (tiền lãi phát sinh sẽ dùng để tái đầu tư) của ông Tâm cùng bạn bè là 50 tỷ đồng. Với sự hỗ trợ này, trường đã nhiều lần vượt qua khó khăn.

Tuy nhiên, sự đồng thuận giữa các thành viên Hội đồng quản trị duy trì không bao lâu đã phát sinh mâu thuẫn, đặc biệt từ khi trường chuyển sang tư thục, cơ chế quản lý, điều hành cũng khác biệt so với khi còn là dân lập.

Đỉnh điểm của những bất ổn là vụ tranh chấp con dấu. Ông Đặng Thành Tâm cho rằng Hội đồng quản trị đang bị hiệu trưởng Lê Văn Lý vô hiệu hóa và đại hội cổ đông tới nay chưa thể triệu tập là do không có con dấu để đóng vào hồ sơ.

[…] Trong khi đó, Hiệu trưởng trường Đại học Hùng Vương TPHCM Lê Văn Lý lại cho rằng mình bị ép đóng dấu vào những văn bản sai quy định. […]

Nguồn: Tùng Linh (2012)

Nhìn chung, QĐ 63 chưa thỏa mãn tiêu chí “khuyến khích đổi mới” theo yêu cầu của OECD.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP.PDF (Trang 37)