Tiêu chí “Nền tảng pháp lý và kinh nghiệm hợp lý”

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP.PDF (Trang 30)

Bao trùm lên các quyết định trên là tinh thần và chính sách xã hội hóa của chính phủ, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Chính sách này được nêu rõ trong Nghị định 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Bên cạnh đó, Chính phủ cụ thể hóa chính sách bằng cách ban hành luật, văn bản dưới luật. Như vậy, một nền tảng pháp lý đã được chuẩn bị và có sẵn cho việc xác định và thực hiện quyền sở hữu tài sản của các trường ĐHTT.

Bảng 4.1 Hệ thống văn bản nhà nước quản lý các trường đại học NCL

Văn bản Ngày ban hành

Cơ quan ban hành Nội dung Quyết định số 240/QĐ-TTg 25/05/1993 Thủ tướng Chính phủ

Quy chế ĐHTT. Đây là quy chế về trường tư đầu tiên ở nước ta, vốn góp cổ phần và quyền điều hành của những người góp vốn được đề cập lần đầu tiên.

Nghị định 73/1999/NĐ-CP

1999 Chính phủ Chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế văn hóa, thể thao. Văn bản nêu rõ đặc trưng hình thức của các trường NCL, thể hiện chủ trương của Chính phủ sẽ tạo điều kiện ưu tiên cho việc phát triển cơ sở giáo dục NCL, khuyến khích một số trường công lập chuyển sang bán công (Chính phủ, 1999). Quyết định

86/2000/QĐ-TTg

2000 Thủ tướng Chính phủ

Quy chế trường đại học dân lập

Quyết định 39/2001/QĐ- BGD&ĐT

2001 Bộ GD&ĐT Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường NCL

Quyết định 14/2005/QĐ-TTg

17/01/2005 Thủ tướng Chính phủ

Quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐHTT, luật hóa một cách rõ ràng nhất những hoạt động cũng như quyền sở hữu của các trường NCL

Luật Giáo dục 2005 Quốc hội Thông tư 0/2010/

TT-BGDĐT

16/07/2010 Bộ GD&ĐT Quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường ĐHTT.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Trong giai đoạn hình thành các trường NCL, khái niệm “tư thục” chưa được sử dụng mà thay vào đó là từ “dân lập”. Theo Quy chế 86/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trường đại học dân lập phải do một tổ chức đứng ra thành lập. Nhưng quy định này chỉ mang tính hình thức. Trên thực tế, vốn là do các cá nhân bỏ ra, trong khi quyền sở hữu tài sản lại xác định: “tài sản của trường đại học dân lập sau khi trừ phần vốn góp của tập thể,

cá nhân và phần chi phí cho các hoạt động của trường kể cả phần trả lãi vốn vay, vốn góp là tài sản không chia thuộc sở hữu tập thể nhà trường” (Thủ tướng chính phủ, 2000). Sự

không tường minh về sở hữu tài sản cộng với sự không rõ ràng về tên gọi nên vào ngày 26/5/2006 Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ký quyết định 122/QĐ-TTg cho phép 19 trường đại học dân lập chuyển sang tư thục.

Để tháo gỡ vấn đề về quyền sở hữu tại các trường ĐHTT, điều đầu tiên cần thực hiện là xác định trường ĐHTT đó hoạt động vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận, từ đó có chính sách phân định rõ ràng. Tuy nhiên, các quy định hiện nay về loại hình của các trường ĐHTT lại quy định theo hướng công nhận các trường này đều hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Quy chế bao trùm hoạt động của ĐHTT vẫn là quy chế tổ chức và hoạt động của một doanh nghiệp, tất cả các ĐHTT hiện nay đều bắt buộc phải vận hành theo mô hình của một công ty vì mục tiêu lợi nhuận mà không có sự lựa chọn nào khác. So sánh sự tương đồng giữa công ty cổ phần và ĐHTT (Bảng 4.2) càng cho thấy rõ điều đó.

Bảng 4.2 So sánh sự tương đồng giữa công ty cổ phần và đại học NCL

Quy chế công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005

Quy chế trường ĐHTT theo QĐ 61 và QĐ 63 Góp vốn Là việc đưa tài sản vào công ty để trở

thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty (Điều 4.3)

Là việc đưa tài sản vào nhà trường để trở thành chủ sở hữu của nhà trường (Điều 3.1)

Vốn điều lệ Là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty (Điều 4.6).

Là tổng giá trị số vốn góp bằng đồng Việt Nam của tất cả các thành viên góp vốn, được ghi vào Quy chế tổ chức và hoạt động của trường (Điều 3.3).

Phần góp vốn Là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều lệ (Điều 4.5). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là tỷ lệ tính bằng phần trăm của phần vốn mà từng chủ sở hữu đóng góp so với vốn điều lệ (Điều 3.4).

Vốn có quyền biểu quyết

Là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông (Điều 4.8).

Là phần vốn góp, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông quyết định (Điều 3.8).

Cổ đông Là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần (Điều 4.11).

Là người sở hữu ít nhất một cổ phần (Điều 3.8).

Cơ cấu tổ chức - Đại hội đồng cổ đông; - HĐQT;

- Giám đốc/Tổng giám đốc. - Ban kiểm soát.

(Điều 95)

- Đại hội đồng cổ đông; - HĐQT;

- Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng; - Ban kiểm soát. (Điều 8, Điều 9)

Số lượng cổ

đông/thành viên tối

Quy chế công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005

Quy chế trường ĐHTT theo QĐ 61 và QĐ 63 thiểu

Chuyển nhượng phần vốn góp

Tự do Các cổ đông có quyền chuyển nhượng, rút vốn một phần hoặc toàn bộ số vốn góp theo quy định do Đại hội đồng cổ đông thông qua. Việc quy định cụ thể việc chuyển nhượng quyền sở hữu và rút vốn của trường dựa trên LuậtDoanh nghiệp (Điều 31.1)

Giải thể Theo quy định của giải thể doanh nghiệp Trong trường hợp nhà trường bị giải thể, việc xử lý về tài chính, tài sản được áp dụng theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp (Điều 31.3).

Sử dụng thu nhập Được quyền chi trả cổ tức sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế và tài chính (Điều 93.2).

Tổng thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí, được phân chia cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn (Điều 30.3).

Các chính sách của nhà nước liên quan tới quyền sở hữu tại các trường ĐHTT được đặt trên một nền tảng pháp lý tuy rõ ràng về hệ thống các văn bản nhưng lại không có sự hợp lý trong việc xác định mục tiêu hoạt động của các trường ĐHTT, gây ra những hệ quả trong thực hiện chính sách.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP.PDF (Trang 30)