Cơ sở pháp lý quản lý các trường ĐHTT

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP.PDF (Trang 26)

Quản lý nhà nước đối với các trường ĐHTT hiện nay được thực hiện theo nhiều chính sách khác nhau thông qua các văn bản sau:

- Luật Giáo dục 2005, quy định “tài sản, tài chính của trường tư thục thuộc sở hữu của các thành viên góp vốn” (điều 67) và các quy định khác liên quan đến hoạt động của các cơ sở ĐHTT

- Luật Giáo dục Đại học 2012;

- Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg (QĐ 61) ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐHTT đưa thêm một số khái niệm liên quan đến vấn đề sở hữu: “Chủ sở hữu chung”, “Cổ phần”, “Cổ đông”.

- Quyết định số 63/2011/QĐ-TTg (QĐ 63) ngày 10/11//2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 61;

- Nghị định số 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục

- Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT “Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp”. Đây là văn bản Bộ GD&ĐT thể hiện xu hướng giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học

- Thông tư 20/2010/TT-BGDĐT Quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường ĐHTT.

- Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế Thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP.PDF (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)