1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ

50 3,7K 68
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 662,5 KB

Nội dung

Đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BCTC DN 5

1.1 Khái quát chung về hệ thống KSNB 5

1.1.1.Một số khái niệm về hệ thống KSNB 6

1.1.1.1.Khái niệm KSNB theo COSO 6

1.1.2.Các bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB 6

1.1.2.1.Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 6

1.1.2.2.Các bộ phận cấu thành KSNB theo VSA 400 7

1.1.3 Ưu, nhược điểm của hệ thống KSNB 8

1.1.3.1 Ưu điểm 8

1.1.3.2 Nhược điểm 8

1.2 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB DN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 9

1.2.1 Mục tiêu đánh giá hệ thống KSNB DN trong kiểm toán BCTC 9

1.2.2 Đánh giá hệ thống KSNB DN trong kiểm toán BCTC 9

1.2.2.1 Tìm hiểu hệ thống KSNB DN 10

1.2.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 11

1.2.2.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 12

1.2.2.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh những TNCB đã dự kiến 13

1.2.3 Đánh giá hệ thống KSNB trong môi trường xử lý thông tin bằng máy tính 14

1.2.3.1 Ảnh hưởng của môi trường xử lý thông tin bằng máy tính đến hệ thống KSNB 14

1.2.3.3 Đánh giá hệ thống KSNB trong môi trường xử lý thông tin bằng máy tính 18

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB KHI THỰC HIỆN KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN PHAN DŨNG (PDAC) THỰC HIỆN 20

2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp 20

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng 20

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lí tại doanh nghiệp: 21

Trang 2

2.1.2.1 Cơ cấu công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng (PDAC) 21

2.1.2.2 Đội ngũ nhân viên: 22

2.1.3 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: 22

2.1.4 Khái quát về quy tình kiểm toán BCTC của công ty PDAC 22

2.1.4.1 Cơ sở xây dựng quy tình kiểm toán BCTC của PDAC 22

2.1.4.2 Phương pháp tiếp cận kiểm toán chung và các nguyên tăc cơ bản khác 22

2.1.4.3 Quy trình kiểm toán BCTC do công ty PDAC thực hiện 22

2.1.4.4 Các nội dung cơ bản trong quy trình kiểm toán BCTC tại PDAC 24

2.2 Qui trình đánh giá hệ thống KSNB do công ty PDAC thực hiện 26

2.2.1 Tổng quan về quy trình đánh giá hệ thống KSNB do PDAC thực hiện 26

2.2.2.1 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 27

2.2.2.2 Đánh giá chung về hệ thống KSNB và rủi ro gian lận 28

2.2.2.3 Tìm hiểu các chính sách kế toán và các chu trình kinh doanh quan trọng 28

2.2.2.4 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 29

2.2.2.5 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát 30

2.3 Thực trạng qui trình đánh giá hệ thống KSNB do PDAC thực hiện đối với khách hàng XYZ 30

2.3.1 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 31

2.3.2 Đánh giá chung về hệ thống KSNB của công ty XYZ 31

2.3.3 Tìm hiểu chính sách kế toán và các chu trình kinh doanh quan trọng 32

2.3.3.1 Chu trình Bán hàng, phải thu và thu tiền tại công ty XYZ 32

2.3.3.2 Chu trình Mua hàng, phải trả và thanh toán 33

2.3.3.3 Tìm hiểu chu trình HTK, giá thành và giá vốn 34

2.3.3.4 Chu trình Lương và phải trả người lao động 35

2.3.3.5 Tìm hiểu chu trình TSCĐ và XDCB 35

2.3.4 Thiết kế và thực hiện các TNKS 36

2.3.4.1 Thực hiện TNKS chu trình Bán hàng, phải thu và thu tiền 36

2.3.4.2 Thực hiện TNKS đối với chu trình Mua hàng, phải trả và trả tiền 38

Trang 3

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM

TOÁN & TƯ VẤN PHAN DŨNG (PDAC) 40

3.1 Nhận xét về công tác đánh giá hệ thống KSNB DN trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng (PDAC) 40

3.1.1 Ưu điểm: 40

3.1.2 Nhược điểm 40

3.2 Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống KSNB DN trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng (PDAC) 41

3.2.1 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 41

2.3.2 Bổ sung tìm hiểu chu trình tài chính tại công ty khách hàng 43

2.3.3 Áp dụng chọn mẫu thuộc tính trong việc tiến hành thực hiện các TNKS 45

KẾT LUẬN 48

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Namngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điềukiện cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp Đi đôi với sự phát triển củadoanh nghiệp là sự gia tăng nhu cầu sử dụng thông tin tài chính Vì vậy vấn đề trungthực hợp lí của thông tin trên báo cáo tài chính ngày càng trở nên cấp thiết, hoạt độngkiểm toán trở thành nhu cầu tất yếu của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ Kiểmtoán góp phần củng cố nề nếp hoạt động tài chính, nâng cao hiệu quả và hiệu năng củahoạt động quản lí, tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp Kiểm toán báo cáo tài chính với mục tiêu giúp cho kiểm toán viên vàcông ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sởchuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánhtrung thực, hợp lí trên các khía cạnh trọng yếu hay không Để có đủ căn cứ nhằm đưa ra

ý kiến về báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần thiết phải thu thập các bằng chứng cóhiệu lực Trong khi đó với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, các đơn vị có quy môtài sản và hoạt động tài chính ngày càng mở rộng nên quy mô của đối tượng kiểm toánngày càng lớn Cùng với việc giới hạn về thời gian, kinh phí cũngnhư nhân sự cho mộtcuộc kiểm toán không cho phép kiểm toán viên kiểm tra toàn bộ dữ liệu kế toán Vấn

đề đặt ra là làm thế nào để có một chương trình kiểm toán hợp lí vừa đảm bảo chấtlượng vừa đảm bảo tính hiệu quả của cuộc kiểm toán Để giải quyết vấn đề đó tất yếuphải tiến hành chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính

Đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC được quy định tại VSA 400

“Đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống KSNB” trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán

Trang 5

Việt Nam và hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế Tuy nhiên, các công ty kiểm toánkhác nhau sẽ có những kĩ thuật đánh giá hệ thống KSNB khác nhau.

Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tàichính cộng với mong muốn được đi sâu tìm hiểu thực tế về vấn đề này tại công tyAAC, em đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống ksnv trongkiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng” làm đề tài nghiêncứu cho mình

Đề tài gồm có 3 phần:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC DN.Chương 2: Quy trình đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC DN do công

ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng thực hiện

Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống KSNBtrong kiểm toán BCTC DN tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BCTC DN.

1.1 Khái quát chung về hệ thống KSNB

Xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu để kiểm soát được các mục tiêu đề ra làyêu cầu tất yếu khách quan của mọi DN trong nền kinh tế Kiểm soát là một khâu quan

Trang 6

trọng trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh của DN Việc kiểm soát sẽ giúp nhàquản lý đánh giá và điều hành các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả.

1.1.1.Một số khái niệm về hệ thống KSNB

1.1.1.1.Khái niệm KSNB theo COSO

Qúa trình nhận thức và nghiên cứu hệ thống KSNB đã dẫn đến các định nghĩakhác nhau về hệ thống KSNB Cho đến nay, định nghĩa về hệ thống KSNB của COSO(Committee of Sponsoring Ozganization) phát hành năm 1992 được chấp nhận khá rộngrãi Theo đó, “KSNB là một quá trình bị chi phối bới người quản lý, hội đồng quản trị

và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lýnhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

(1) Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động

(2) Sự tin cậy của BCTC

(3) Sự tuân thủ pháp luật của các quy định.”

1.1.1.2.Khái niệm KSNB theo VSA 400

Theo VSA số 400 về “Đánh giá rủi ro và KSNB” thì khái niệm về KSNB đượchiểu là “các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và

áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra,kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót để lập BCTC trung thực, hợp lý;nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.”

1.1.2.Các bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB

1.1.2.1.Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo COSO

Theo Báo cáo của COSO (1992), hệ thống KSNB bao gồm 5 bộ phận có mốiliên hệ chặt chẽ với nhau, đó là:

(1) Môi trường kiểm soát

(2) Đánh giá rủi ro

(3) Hoạt động kiểm soát

(4) Thông tin và truyền thông

(5) Giám sát

Mô hình hệ thống KSNB của COSO được minh họa qua hình vẽ sau

 Môi trường kiểm soát (Control Environment): là nền tảng ý thức, là văn hóa tổ

chức tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức Nó là nềntảng cho 4 bộ phận còn lại của hệ thống KSNB nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơcấu hoạt động phù hợp

Trang 7

 Đánh giá rủi ro kiểm soát (Risk Assessment): là việc nhận dạng, quản lý, phân tích

các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức

 Hoạt động kiểm soát (Control Activities): là những chính sách và thủ tục kiểm soát

để giúp nhà quản lý phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro

 Thông tin và truyền thông (Information and Comunication): là hệ thống giúp các

thông tin cần thiết được nhận dạng, thu thập và trao đổi trong tổ chức dưới các hìnhthức và thời gian thích hợp, sao cho nó giúp mọi thành viên trong tổ chức thực hiệnđược nhiệm vụ của mình

 Giám sát (Monitoring): là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo

thời gian, trợ giúp, xem xét hệ thống KSNB có được vận hành một cách hiệu quả

1.1.2.2.Các bộ phận cấu thành KSNB theo VSA 400

Theo VSA 400 về “Đánh giá rủi ro và KSNB” thì khi nghiên cứu về hệ thốngKSNB, KTV cần đánh giá 3 yếu tố của hệ thống KSNB là: môi trường kiểm soát, hệthống kế toán và các thủ tục kiểm soát

 Môi trường kiểm soát: KTV phải hiểu biết về môi trường kiểm soát của đơn vị để

đánh giá nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của thành viên Hội đồngquản trị và Ban Giám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ

Các nhân tố chủ yếu để đánh giá môi trường kiểm soát

+ Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng của đơn vị;

+ Tư duy quản lý, phong cách điều hành của thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc;

+ Cơ cấu tổ chức và quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong cơ cấu đó;+ Hệ thống kiểm soát của Ban quản lý bao gồm tất cả các bộ phận quản lý, kiểm soát, chức năng của kiểm toán nội bộ, chính sách và thủ tục liên quan đến nhân sự và sựphân định trách nhiệm;

+ Ảnh hưởng từ bên ngoài đơn vị như chính sách của Nhà nước, chỉ đạo của cấptrên hoặc cơ quan quản lý chuyên môn;

 Hệ thống kế toán: là các quy định về kế toán và các thủ tục kế toán mà đơn vị được

kiểm toán áp dụng để thực hiện ghi chép kế toán và lập BCTC

KTV phải hiểu biết về hệ thống kế toán và việc thực hiện công việc kế toán của đơn vị để xác định được:

+ Các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu;

+ Nguồn gốc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu;

+ Tổ chức bộ máy kế toán;

+ Tổ chức công việc kế toán, gồm: Hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán,

sổ kế toán và hệ thống báo cáo tài chính;

+ Quy trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và các sự kiện từ khi phát sinhđến khi lập và trình bày báo cáo tài chính

 Thủ tục kiểm soát: là các quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ

đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể

KTV phải hiểu biết các thủ tục kiểm soát của đơn vị để xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán KTV dựa vào hiểu biết của mình về môi

Trang 8

trường kiểm soát để xác định những thủ tục kiểm soát đã được đơn vị thiết lập và những thủ tục còn thiếu, cần thiết phải bổ sung thêm.

Các thủ tục kiểm soát chủ yếu bao gồm:

+ Lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan đến đơn vị;+ Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán;

+ Kiểm tra chương trình ứng dụng và môi trường tin học;

+ Kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết;

+ Kiểm tra và phê duyệt các chứng từ kế toán, tài liệu kế toán;

+ Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài;

+ So sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kế toán;

+ Giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và tài liệu kế toán;

+ Phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, kế hoạch

Khi xem xét các thủ tục kiểm soát, phải xem các thủ tục này có được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc cơ bản, như: chế độ thủ trưởng, nguyên tắc phân công, phân nhiệm, nguyên tắc tách biệt về trách nhiệm, nguyên tắc phân cấp, uỷ quyền,

1.1.3 Ưu, nhược điểm của hệ thống KSNB

1.1.3.1 Ưu điểm

 Bảo vệ tài sản của đơn vị: Hệ thống KSNB sẽ bảo vệ các tài sản của đơn vị (bao gồmtài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình) và cả các tài sản phi vật chất như sổsách kế toán, các tài liệu quan trọng…khỏi bị đánh cắp, hư hại hoặc bị lạm dụng vàonhững mục đích khác nhau

 Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin: Thông tin kinh tế tài chính do bộ máy kế toán

xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết định của nhà quản

lý vì vậy các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác

và độ tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh đầy đủ khách quan các nội dung kinh

tế chủ yếu của mọi hoạt động

 Bảo đảm việc thực hiện các chế đọ pháp lý: Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kếtrong doanh nghiệp phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được tuân thủ đúng mức

 Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý: Các quá trình kiểm soát trongmột đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây

ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực

1.1.3.2 Nhược điểm

Khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng thì các KTV cần nhận thức rằngmột hệ thống KSNB dù có được thiết kế hoàn hảo đến đâu thì cũng không thể nào ngănngừa phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra, đó là hạn chế cố hữu của hệ thống KSNB:

 Hệ thống kiểm soát nội bộ thường bị xem xét trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ravới lợi ích đem lại;

 Các thủ tục kiểm soát này thường tác động đến những nghiệp vụ xảy ra thườngxuyên mà ít có tác động với những nghiệp vụ bất thường;

 Sai sót bởi con người thiếu chú ý, đãng trí khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, hoặc

do không hiểu rõ yêu cầu công việc;

 Khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện được sự thông đồng của thànhviên trong Ban quản lý hoặc nhân viên với những người khác trong hay ngoài đơn vị;

Trang 9

 Hệ thống kiểm soát nội bộ thường dễ bị vô hiệu hóa bởi những nhà quản lý;

 Các thủ tục kiểm soát thường dễ bị lạc hậu theo thời gian vì có sự đối phó của người

bị kiểm soát

Chính những hạn chế nói trên khiến cho hệ thống KSNB không thể đảm bảotuyệt đối mà chỉ đảm bảo hợp lý trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị Hệ thốngKSNB chỉ có thể ngăn ngừa và phát hiện những sai sót, gian lận chứ không thể đảm bảochúng không xảy ra Chính vì vây, một hệ thống KSNB dù hữu hiệu đến đâu cũng tồntại những rủi ro nhất định

1.2 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB DN TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.2.1 Mục tiêu đánh giá hệ thống KSNB DN trong kiểm toán BCTC

Theo VSA 400 về “Đánh giá rủi ro và KSNB”: KTV phải có đủ hiểu biết về hệ

thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả KTV phải sử dụng khả năng xét đoán

chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toánnhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống thấp tới mức có thể chấp nhận được

Hệ thống KSNB tuy là một công cụ quản lý của đơn vị nhưng lại có ảnh hưởngrất lớn đến công việc của KTV Trong phạm vi kiểm toán BCTC, KTV chủ yếu quantâm đến các chính sách, thủ tục của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB có liên quanđến các CSDL của BCTC Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kế toán và hệ thốngKSNB của đơn vị được kiểm toán sẽ giúp cho KTV:

 Xác định được phạm vi kiểm toán cần thiết đối với những sai sót trọng yếu có thể tồntại trong BCTC;

 Xem xét những nhân tố có khả năng gây ra những sai phạm trọng yếu;

 Thiết kế những thủ tục kiểm toán thích hợp, dự kiến thời gian và lực lượng nhân sựcần thiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán thích hợp Lập kế hoạch kiểm toán phù

Lượng bằng thu thập sẽ ít hơn,

và KTV sẽ lập kế hoạch về thờigian,chi phí kiểm toán và xácđịnh giá phí kiểm toán tươngứng

kế hoạch về thời gian, chí phíkiểm toán cũng như giá phíkiểm toán sẽ thay đổi tươngứng

1.2.2 Đánh giá hệ thống KSNB DN trong kiểm toán BCTC

Trong kiểm toán BCTC, để tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB DN, KTV tiếnhành các bước sau:

Trang 10

 Bước 1: Tìm hiểu hệ thống KSNB DN;

 Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát, thiết kế các thử nghiệm kiểm soát;

 Bước 3: Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong chương trình kiểm toán;

 Bước 4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh các TNCB đã dự kiến

 Tìm hiểu hệ thống kế toán: KTV phải tìm hiểu về hệ thống kế toán và việc thực hiệncông việc kế toán của khách hàng thông qua việc thực hiện các công việc sau:

+ Tìm hiểu các loại nghiệp vụ chính trong đơn vị

+ Xem xét việc xử lý các nghiệp vụ

+ Tìm hiểu tiến trình lập BCTC

 Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát: KTV cần phải xác định những thủ tục kiểm soát đãđược khách hàng thiết lập và những thủ tục còn thiếu, cần bổ sung thêm

b Tìm hiểu hệ thống KSNB qua các chu trình

Chu trình nghiệp vụ là khái niệm dùng để chỉ các chính sách và thủ tục liên quanđến một nghiệp vụ, bắt đầu từ khi được phê chuẩn cho đến lúc thực hiện và phản ánhlên sổ kế toán Việc đánh giá hệ thống KSNB theo các chu trình nghiệp vụ chủ yếu chophép Kiểm toán viên hệ thống lại các thủ tục kiểm soát của đơn vị đối với từng chutrình và khoản mục chủ yếu trên Báo cáo tài chính, từ đó nhận định tính hiệu lực của hệthống KSNB trong việc ngăn ngừa các sai phạm Về cơ bản, một doanh nghiệp bất kì cóthể có các chu trình sau:

+ Chu trình bán hàng và thu tiền: gồm các thủ tục và chính sách liên quan đến

việc nhận đơn đặt hàng, xét duyệt bán chịu, giao hàng hoặc vận chuyển hàng, lập hóađơn bán hàng, ghi chép doanh thu và nợ phải thu, thu tiền và ghi chép vào các tàikhoản…

+ Chu trình mua hàng và thanh toán: gồm các thủ tục và chính sách liên quan

đến việc đặt hàng, mua hàng và thanh toán như đơn đặt hàng, kiểm tra hàng khi tiếpnhận, lập báo cáo mua hàng, ghi chép nợ phải trả, phê chuẩn việc thanh toán, trả tiền vàghi chép số tiền đã trả…

+ Chu trình sản xuất: gồm các thủ tục và chính sách liên quan đến việc bảo quản

nguyên vật liệu, đưa nguyên vật liệu vào sản xuất, phân bổ chi phí sản xuất và tính giáthành cho sản phẩm…

+ Chu trình tiền lương: gồm các thủ tục và chính sách liên quan đến việc tuyển

dụng, sa thải, xây dựng định mức tiền lương, chấm công, tính lương, tính thuế thu nhập

cá nhân, trả lương, ghi chép tiền lương phải trả…

+ Chu trình tài chính: gồm các thủ tục và chính sách liên quan đến việc phê

chuẩn, thi hành và ghi chép về các nghiệp vụ vay tiền, góp vốn, phát hành cổ phiếu, tráiphiếu…

Trang 11

+ Chu trình đầu tư: gồm các thủ tục và chính sách liên quan đến việc phê chuẩn,

thực hiện và ghi chép các nghiệp vụ đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn…

c Phương pháp tìm hiểu hệ thống KSNB

KTV có thể tìm hiểu hệ thống KSNB bằng các phương pháp:

 Dựa vào kinh nghiệm kiểm toán trước đây của đơn vị

 Phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên giám sát và những nhân viên khác

 Kiểm tra các loại tài liệu và sổ sách

 Quan sát các hoạt động kiểm soát trong thực tiễn

d Lập hồ sơ kiểm toán

Sau khi đã tìm hiểu hệ thống KSNB, KTV phải lập hồ sơ về những thông tin đãthu thập để chứng minh đã tìm hiểu về hệ thống KSNB Hình thức và phạm vi của các

hồ sơ này phụ thuộc vào quy mô và sự phức tạp của những nghiệp vụ, cũng như loạithủ tục kiểm soát mà khách hàng đang áp dụng Hồ sơ thường được thực hiện và hoànthành dưới dạng bảng tường thuật, bảng câu hỏi về hệ thống KSNB hoặc lưu đồ

 Bảng tường thuật: là mô tả bằng văn bản về hệ thống KSNB của khách hàng Đối vớinhững hệ thống đơn giản, KTV có thể sử dụng duy nhất bảng tường thuật để ghi nhận

sự hiểu biết về hệ thống KSNB

 Bảng câu hỏi: là bảng liệt kê gồm nhiều câu hỏi đã được chuẩn bị trước về các quátrình kiểm soát trong các lĩnh vực, kể cả môi trường kiểm soát Trong hầu hết trườnghợp, Bảng câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu trả lời “Có”, “Không” hoặc “Không ápdụng”

 Lưu đồ: là những hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động kiểmsoát có liên quan bằng những kí hiệu đã được quy ước KTV có thể sử dụng các kí hiệuchuẩn để mô ta công việc theo từng chức năng một cách đơn giản, rõ ràng đối với từngloại nghiệp vụ…

Sau khi mô tả hệ thống KSNB bằng các công cụ trên, KTV thường sử dụng phép

thử walk-through để kiểm tra lại xem đơn vị đã thực hiện đúng hiện trạng của từng

nghiệp vụ hay chưa Cụ thể là KTV chọn một vài nghiệp vụ và đi theo từng bước thựchiện xem có diễn ra phù hợp với các bảng mô tả hay không? Nếu có sự khác biệt, KTV

sẽ điều chỉnh lại các bảng mô tả sao cho phù hợp với thực tế

1.2.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNBtrong việc ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm Theo VSA 400: “Dựa trên sự hiểu biết

hệ thống kế toán và hệ thống KSNB, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu

về rủi ro kiểm soát đối với CSDL cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh

tế chủ yếu.”

Như vậy, sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB, KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm soáttheo từng cơ sở dẫn liệu Để đánh giá, KTV có thể thực hiện các bước sau:

+ Nghiên cứu thông tin thu thập được qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB;

+ Xác định các sai sót tiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủ yếu;

+ Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát;

+ Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát

a Nghiên cứu thông tin thu thập được qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB

Sau khi lập hồ sơ kiểm toán về KSNB, KTV sẽ tiến hành nghiên cứu các hồ sơnày Lúc này, KTV phải xác định những sai sót tiềm tàng, những nhân tố rủi ro gây racác sai phạm trọng yếu Đối với những hoạt động kiểm soát liên quan tới từng CSDL,

Trang 12

KTV cần nghiên cứu cẩn thận các câu trả lời trên Bảng câu hỏi và những điểm mạnh,điêm yếu thể hiện trên lưu đồ.

b Xác định những sai sót tiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủ yếu

Khi nghiên cứu các bảng mô tả, KTV có thể nhận biết các sai sót tiềm tàng vànhững thủ tục kiểm soát chủ yếu Tiếp theo, để hệ thống hóa, KTV thường sử dụng mộtbảng kiểm tra, trong đó trình bày các sai sót tiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủyếu để có thể ngăn chặn hoặc phát hiện các sai phạm tiềm tàng cụ thể

c Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Cuối cùng, việc đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát cho từng CSDL của BCTC phảidựa trên những bằng chứng thu thập được qua bước tìm hiểu hệ thống KSNB và tử thủtục walk-through

Rủi ro kiểm soát được xác định là cao nếu như các chính sách và thủ tục kiểmsoát: + Yếu kém;

+ Không liên quan đến CSDL;

+ Các chính sách, thủ tục kiểm soát hiệu quả nhưng việc thực hiện các thửnghiệm kiểm soát mất nhiều thời gian và chi phí

Nếu KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp hoặc trung bình thì cần phải:+ Xác định những thủ tục tại công ty khách hàng có thể ngăn chặn hoặc pháthiện sai phạm trọng yếu đối với CSDL cụ thể;

+ Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng về hiệu quả của cácchính sách và thủ tục được sử dụng

1.2.2.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

a Thiết kế thử nghiệm kiểm soát

Các TNKS dung để cung cấp cho KTV các bằng chứng về khả năng đảm bảongăn chặn và phát hiện được các sai sót trọng yếu của hệ thống KSNB

 Mục đích: Thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của quy chế, thủ tục kiểm soát đểgiảm thử nghiệm cơ bản

 Đối tượng: Là các thủ tục kiểm soát mà các KTV có dự định dựa vào

 Điều kiện áp dụng:

+ Mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp hơn mức tối đa;

+ Cân nhắc giữa lợi ích và chi phí của các thử nghiệm

 Các thử nghiệm kiểm soát của KTV bao gồm:

+ Đối với các thủ tục có để lại dấu viết trên chứng từ: Kiểm tra tài liệu, chứngtừ; Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát; Kĩ thuật walk-through

+ Đối với các thủ tục không để lại dấu vết trên tài liệu: KTV có thể phỏng vấn,quan sát thực tế

b Thực hiện các TNKS

Dựa vào phần thiết kế ở trên, KTV sẽ tiến hành thực hiện các TNKS

 Các nguyên tắc mà KTV cần tuân thủ khi thực hiện các TNKS:

+ Thực hiện đồng bộ các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

+ Lựa chọn các kỹ thuật thu thập bằng chứng phải phù hợp với mục tiêu kiểm soát cụ thể

+ Kế thừa và phát triển các kỹ thuật kiểm tra hệ thống KSNB

 Một số phương pháp mà KTV thường được sử dụng khi thực hiện các TNKS là

+ Phỏng vấn nhân viên thích hợp,

+ Kiểm tra tài liệu,

Trang 13

+ Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát được áp dụng như các thủ tục để lại dấu vết trực tiếp trên tài liệu: các chữ kí phê duyệt, quy trình nhận hàng…

+ Quan sát việc chấp hành các thủ tục và chính sách của đơn vị, lưu ý thái độcủa nhân viên thực hiện,

+ Các phần mềm đánh giá hệ thống KSNB trong trường hợp đơn vị được kiểmtoán sử dụng máy tính trong hệ thống kế toán và hệ thống KSNB…

Để thực hiện các TNKS một cách có hiệu quả, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể

mà KTV có thể áp dụng các phương pháp thử nghiệm thích hợp Tuy nhiên, mỗiphương pháp đều có những nhược điểm vốn có của nó nên cần phải kết hợp nhiều biệnpháp khác nhau để đảm bảo kết luận kiểm toán đạt được một cách khách quan nhất.Cần lưu ý rằng, kết quả của TNKS chỉ cho biết về thiết kế và vận hành của hệ thốngKSNB chứ không cho biết về tính xác thực của các số liệu trên BCTC

1.2.2.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh những TNCB đã dự kiến

Sau khi đã hoàn thành các TNKS, KTV phải đánh giá lại rủi ro kiểm soát Khinghiên cưu bằng chứng sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá lại rủi ro kiểm soát, kiểmtoán viên phải xem xét cả về số lượng và chất lượng của bằng chứng Để đưa ra kếtluận về sự hữu hiệu của KSNB, KTV thường sử dụng bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm

có thể bỏ qua (thường dùng theo tỷ lệ phần trăm) trong việc thực hiện thủ tục kiểm soát.Thông thường tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua được xác định ở mức từ 2% đến 20% nhưsau:

Mức độ tin cậy dự kiến

vào kiểm soát nội bộ

Mức độ sai lệch có thể bỏ qua

Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép KTV kết luận tỷ lệ sai phạm thấp hơnhoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát được xem xét là hữu hiệu.Ngược lại nếu tỷ lệ sai phạm cao hơn mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát là khônghữu hiệu Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, KTV cũng cần xem xét nguyên nhân củasai phạm Kết quả của thử nghiệm kiểm soát giúp kiểm toán viên biết được mức rủi rokiểm soát thực tế có giống như đánh giá sơ bộ ban đầu hay không? Qua đó, KTV sẽđiều chỉnh thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản đã dự kiến trong chươngtrình kiểm toán Thí dụ, kết quả của các TNKS cho thấy rủi ro kiểm soát thấp như mứcđánh giá sơ bộ, kiểm toán viên có quyền giữ nguyên kế hoạch ban đầu của mình về cácTNCB Còn ngược lại, khi rủi ro kiểm soát cao hơn, kiểm toán viên cần tăng các TNCBhoặc mở rộng phạm vi thực hiện chúng

Trong tiến trình trên, KTV luôn phải ghi chép trên các tờ giấy làm việc, và cuốicùng phải hoàn tất tài liệu về đánh giá rủi ro kiểm soát Vì theo VSA 400, KTV cầnphải lưu hồ sơ kiểm toán về đánh giá của mình đối với rủi ro kiểm soát Riêng với

Trang 14

trường hợp đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, kiểm toán viên cần phải lưu

hồ sơ về cơ sở đánh giá, nghĩa là lưu trữ nội dung và kết quả của cá TNKS

Trên thực tế, trong hồ sơ kiểm soát cần có bảng tóm tắt về đánh giá rủi ro kiểmsoát và những thay đổi về TNCB Cần chú ý rằng, phạm vi và giới hạn của các thủ tụckiểm toán phải được mô tả chi tiết và thuận tiện khi soạn thảo chương trình kiểm toán

1.2.3 Đánh giá hệ thống KSNB trong môi trường xử lý thông tin bằng máy tính

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, internet… đãảnh hưởng đáng kể đến quá trình xử lý thông tin nói chung và thông tin tài chính nóiriêng trong DN Hoạt động kiểm toán đối với những khách hàng có sử dụng hệ thống

xử lý dữ liệu điện tử cũng có sự thay đổi đáng kể cả về nội dung, kĩ thuật và cách thức

tiếp cận trong kiểm toán Khác với kiểm toán trong môi trường xử lý dữ liệu truyền thống, KTV phải thay đổi cách tiếp cận kiểm toán theo hướng riêng Thông thường,

KTV sẽ tập trung kiểm tra quá trình xử lý dữ liệu để thu thập bằng chứng kiểm toán kịpthời về tính đúng đắn của quá trình xử lý cũng như tính chính xác của số liệu được hìnhthành từ quá trình xử lý này

1.2.3.1 Ảnh hưởng của môi trường xử lý thông tin bằng máy tính đến hệ thống

 Xử lý hành loạt các nghiệp vụ: các chương trình máy tính xử lý hàng loạt các nghiệp

vụ cùng loại theo cùng một phương pháp xư lý dữ liệu Vì vây, nếu có một khiếmkhuyết trong chương trình sẽ làm tất cả các nghiệp vụ cùng xử lý bị sai lệch

 Thiếu sự phân chia trách nhiệm đầy đủ: trong hệ thống máy tính, nhiều thủ tục kiểmsoát được tập trung thay vì phân chia cho nhiều người thực hiện Do đó, nếu một cánhân có thể truy cập vào chương trình thì họ có thể tiếp cận các chức năng khác mà lẽ

ra không được kiêm nhiệm

 Khả năng xảy ra gian lận và sai sót: Do sự phức tạp của hệ thống máy tính nên khảnăng xảy ra sai sót do con người gây ra trong việc duy trì, vận hành và phát triển hệthống máy tính là rất lớn Các sai phạm trong thiết kế và sử dụng chương trình có thểđược duy trì một thời gian dài trước khi bị phát hiện

 Xét duyệt và thực hiện các nghiệp vụ: trong nhiều hệ thống máy tính, một số nghiệp

vụ có thể được thực hiện tự động Trong trường hợp này, cần hiểu rằng người quản lý

đã ngầm định sự phê duyệt khi chấp nhận thiết kế của chương trình

 Sự phụ thuộc của các thủ tục kiểm soát vào quá trình xử lý trên máy

 Tăng cường giám sát hoạt động của DN: môi trương tin học có thể cung cấp cho BanGiám đốc các công cụ phân tích thích hợp, cho phép kiểm tra và tăng cường giám sátcác hoạt động của DN

a Đặc điểm của môi trường xư lý thông tin bằng máy tính có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB

Tính phức tạp của quá trình xử lý thông tin bằng máy tính ảnh hưởng đến hệthống KSNB Tính phức tạp thể hiện qua các yếu tố:

Trang 15

 Số lượng nghiệp vụ lớn mà người sử dụng khó có thể xác định và sửa chữa các lỗitrong quá trình xử lý thông tin;

 Máy tính tự động xử lý các giao dịch hoặc nghiệp vụ quan trọng, hoặc tự độngchuyển bút toán sang phần hành khác;

 Máy tính có thể thực hiện các bút toán phức tạp và tự động xử lý các nghiệp vụ quantrọng mà không được hoặc không thể kiểm tra lại;

 Các giao dịch điện tử với các đơn vị khác thiếu việc kiểm tra bằng phương pháp thủcông

b Rủi ro trong môi trường xử lý thông tin bằng máy tính

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường phải đối mặt vớinhiều loại rủi ro khác nhau, xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả bên trong và bên ngoài.Rủi ro có thể phát sinh khách quan từ môi trường kinh doanh hoặc từ các chính sáchchủ quan của doanh nghiệp Các rủi ro có nguồn gốc phát sinh từ nội bộ doanh nghiệpbao gồm rủi ro kinh doanh, rủi ro vê thông tin Đối với môi trường xử lý bằng máy tính,rủi ro được chia thành hai bộ phận là rủi ro trong xử lý thông tin và rủi ro liên quan đến

hệ thống:

 Rủi ro trong xử lý thông tin: là những rủi ro liên quan đến việc ghi nhận, xử lý dữ

liệu và lập báo cáo Gồm các loại sau đây:

+ Đầu vào: Ghi nhận sai dữ liệu, không chính xác, không đầy đủ và không hợp

+ Rủi ro liên quan đến việc quy trình phát triển hệ thống: Hệ thống được phát

triển không đúng quy trình (phân tích, thiết kế, thực hiện, bảo dưỡng hệ thống), khôngđáp ứng nhu cầu người sử dụng

+ Rủi ro liên quan đến nhân sự: nhân viên thiếu năng lực, thiếu kiến thức dẫn

đến ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống

+ Rủi ro liên quan đến thiết bị: sự hư hỏng máy tính, phần cứng.

+ Rủi ro liên quan đến dữ liệu hệ thống: Hệ thống dữ liệu bị phá hủy do phá

hoại, do vô tình sử dụng không đúng kỹ thuật hoặc bị thâm nhập để lấy cắp thông tinhoặc chỉnh sửa số liệu Ngoài ra dữ liệu còn có thể bị mất do máy hư hổng hoặc thiết bịlưu trữ bị đánh cắp Ví dụ: virus, sâu máy tính (sworm), thư rác (spamming), lỗi hệthống (logic time bomb) …

c Khả năng sẵn có, chính sách truy cập và bảo mật dữ liệu

 Khả năng sẵn có của dữ liệu: các tài liệu kế toán và bằng chứng khác được KTV yêucầu có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn hoặc dưới dạng chỉ có thể đọc được trên máy

Hệ thống thông tin máy tính của khách hàng có thể đưa ra được các báo cáo nội bộ hữadụng trong việc thực hiện các TNCB

 Chính sách truy cập và bảo mật dữ liệu: các nhà quản lý cần phải làm cho mọi thànhviên của tổ chức hiểu tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin vì thông tin cũng làmột tài sản quan trọng của tổ chức Mục đích của chính sách này là thiết lập nên những

Trang 16

nguyên tắc điều hành thông tin liên quan đến tổ chức, nhân viên trong môi trường tinhọc nhằm đạt được lợi ích cao nhất cho tổ chức

1.2.3.2 Công tác kiểm soát hệ thống KSNB trong môi trường xử lý thông tin bằng máy tính

Các hoạt động kiểm soát trong môi trường tin học thường được phân thành hoạtđộng kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng Hoạt động kiểm soát chung thường được

áp dụng cho tất cả các phần hành trong môi trường tin học Hoạt động kiểm soát ứngdụng chỉ liên quan đến từng chu trình cụ thể

a Kiểm soát chung

Với mục tiêu là đảm bảo môi trường kiểm soát của tổ chức được ổn định, vữngmạnh, tăng tính hữu hiệu cho kiểm soát ứng dụng trong môi trường máy tính, hoạt độngkiểm soát chung sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Xác lập kế hoạch an ninh

Trong điều kiện việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến, tài sảncủa doanh nghiệp là máy tính, hệ thống chương trình và mạng máy tính ngày càng trở

nên quan trọng

Chính vì vậy, bảo vệ an ninh cho những tài sản này chính là bảo vệ an ninh cho

hệ thống thông tin nói chung và hệ thống thông tin kế toán nói riêng trong doanhnghiệp Để làm được điều đó, cần xác lập kế hoạch an ninh phù hợp bao gồm việc xácđịnh những thông tin cần cung cấp, cung cấp cho ai, vào thời gian nào và lưu trữ ở hệthống nào Từ đó, xác định được những rủi ro, gian lận đối với hệ thống thông tin vàlựa chọn phương thức bảo đảm an ninh cho hệ thống hiệu quả nhất Kế hoạch an ninhcần được các cấp lãnh đạo doanh nghiệp xác lập, sau đó tuyên truyền triển khai rộng rãiđến toàn thể nhân viên đồng thời thường xuyên giám sát kế hoạch an ninh đã lập ra

Phân chia trách nhiệm các chức năng trong hệ thống

Trong môi trường tin học hóa kế toán, mối quan hệ giữa các chức năng trong hệthống thông tin kế toán rất chặt chẽ, đặc biệt khi sự tích hợp giữa các chức năng ngàycàng cao Khi đó có những thủ tục trước đây được thực hiện những cá nhân, bộ phậnriêng biệt thì trong hệ thống thông tin bằng máy nhiều khi lại được kết hợp trong chức

năng của một cá nhân Chính vì thế, nguyên tắc phân công phân nhiệm và bất kiêm nhiệm càng phải được tăng cường, theo đó các bộ phận chức năng nhất định cần được

tổ chức độc lập với nhau

Kiểm soát dự án phát triển hệ thống

Phát triển hệ thống thông tin nói chung và hệ thống thông tin kế toán nói riêngrất quan trọng ngay từ khi hình thành dự án phát triển hệ thống Bất kì một sự sai sót,thiếu thận trọng, thiếu kế hoạch, thiếu tầm nhìn trong việc phát triển hệ thống sẽ gâykhó khăn trong việc ứng dụng hệ thống về sau, làm tăng chi phí vận hành, giảm tínhhữu hiệu cũng như hiệu quả của việc áp dụng hệ thống trong tương lai Trên quan điểm

“Làm đúng ngay từ đầu”, doanh nghiệp cần phải kiểm soát chặt chẽ dự án phát triển hệthống bằng những thủ tục kiểm soát thích hợp

Kiểm soát thâm nhập về mặt vật lý

Việc thâm nhập bất hợp pháp đối với máy tính hay các trang thiết bị phần cứngkhác để ăn cắp, thay thế linh kiện máy tính có thể làm tổn hại vật chất cho doanh nghiệp

và làm cho hệ thống kế toán máy của doanh nghiệp không thể vận hành theo thiết kế

Để hạn chế nguy cơ mất thiết bị máy tính, hay bị tiết lộ hoặc phá hoại thông tin thì việckiểm soát sự truy cập vật chất vào hệ thống máy tính của doanh nghiệp là cần thiết

Trang 17

Kiểm soát truy cập hệ thống

Kiểm soát truy cập hệ thống là giới hạn quyền truy cập vào hệ thống đối vớitừng người sử dụng Đó là việc ngăn chặn truy cập tất cả dữ liệu và thông tin đối vớingười không được phép và giới hạn truy cập của những người được phép đối với những

dữ liệu, thông tin nhất định Nói cách khác, người sử dụng chỉ được phép truy cập đếncác hệ thống, các dữ liệu, các thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được phânquyền

Kiểm soát lưu trữ dữ liệu

Kiểm soát lưu trữ dữ liệu bao gồm việc kiểm soát đối với các thiết bị lưu trữ dữliệu (như đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa nén, đĩa CD hay bang từ) và kiểm soát sao lưu dựphòng dữ liệu để tránh sự mất mát dữ liệu

Kiểm soát việc truyền tải dữ liệu

Việc truyền tải dữ liệu cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro có thể làm dữ liệu bị mất, bịphá hủy, sửa đổi, thay thế hoặc chuyển đến những đối tượng không được phép Chính

vì vậy doanh nghiệp phải coi trọng việc kiểm soát quá trình truyền dữ liệu nhằm:

+ Giảm sai sót và mất cắp dữ liệu trong quá trình truyền tải

+ Đảm bảo nội dung nhận được là của đúng người gửi

+ Đảm bảo nội dung được chuyển đến đúng người nhận

Các kế hoạch phục hổi và xây dựng lại dữ liệu đã mất

Mặc dù doanh nghiệp có thể đã áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ dữ liệu nhưngthảm họa bất ngờ như cháy nổ, lũ lụt, hoặc sự hư hỏng bất ngờ của phần cứng có thểlàm dữ liệu sẽ bị mất

Việc phục hồi và xây dựng lại dữ liệu bị mất đôi khi là cả sự sống còn của công

ty Do đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch ngăn ngừa và phục hồi dữ liệu bằng việc thựchiện sao lưu dự phòng dữ liệu Đối với những dữ liệu đặc biệt quan trọng cần cất giữ ởmột nơi an toàn, ngoài phạm vi doanh nghiệp càng tốt Đồng thời, doanh nghiệp cần càiđặt những phần mềm ứng dụng cho phép phục hồi nhanh nhất những dữ liệu đã mất

b Kiêm soát ứng dụng

Kiểm soát ứng dụng là sự kiểm soát có liên quan trực tiếp tới hệ thống xử lý cácnghiệp vụ trong từng chu trình kinh doanh riêng lẻ Mục đích toàn diện của kiểm soátứng dụng là giúp đảm bảo rằng tất cả các giao dịch hợp lệ được ghi nhận, phân cấp, xử

lý và báo cáo chính xác Như vậy, kiểm soát ứng dụng là các chính sách, thủ tục thựchiện liên quan đến một chu trình, một phần hành ứng dụng cụ thể Nội dụng cụ thể củakiểm soát ứng dụng của chu trình mua hàng và thanh toán, đại diện cho các chu trìnhkhác sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau Trong phần này chỉ trình bày khái quát thủtục kiểm soát ứng dụng có thể áp dụng chung cho tất cả các chu trình Các thủ tục kiểmsoát đối với mỗi chu trình có thể khác nhau nhưng đều gồm ba nội dung, đó là kiểmsoát đầu vào, kiểm soát quá trình xử lý và kiểm soát đầu ra

Kiểm soát đầu vào

Kiểm soát đầu vào liên quan đến kiểm soát nguồn dữ liệu đầu vào và kiểm soátquá trình nhập liệu

+ Kiểm soát nguồn dữ liệu đầu vào: là việc kiểm tra các chứng từ bao gồm kiểm

tra về nội dung (sự chính xác về số liệu, sự phê chuẩn hợp lí của nghiệp vụ trên chứngtừ) và kiểm tra về hình thức (có dấu hiệu tẩy xóa, sửa chữa số liệu hay không, có đầy đủcác yếu tố của chứng từ hay không…) Đối với các doanh nghiệp thực hiện việc tíchhợp nhiều chức năng của các bộ phận khác nhau trong cùng một hệ thống thông tin,

Trang 18

nguồn dữ liệu đầu vào của kế toán đôi khi là các kết xuất được chuyển đến từ bộ phậnchức năng khác Khi đó, việc kiểm soát nguồn dữ liệu đầu vào của hệ thống kế toánchính là kiểm soát dữ liệu đầu ra của hệ thống thông tin khác

+ Kiểm soát quá trình nhập liệu: nhằm đảm bảo việc nhập liệu là chính xác và

đầy đủ Nhập liệu đầu vào là công việc đặc biệt quan trọng trong hệ thống thông tinmáy tính trực tuyến bởi lẽ các lỗi trong dữ liệu đầu vào nhanh chóng lan rộng ratrong hệ thống và có thể gây khó khăn trong việc ngăn chặn sau khi đã thực hiệnnhập liệu

Kiểm soát xử lí

Sau khi các dữ liệu đầu vào được chấp nhận, việc kiểm soát tiến trình xử lý dữ liệuđược thực hiện nhằm đảm bảo tính tin cậy và chính xác của hoạt động xư lý

Kiểm soát đầu ra

Quá trình này được thiết kế nhằm thử nghiệm tính đáng tin cậy của các nghiệp

vụ đã được hệ thống máy tính xử lý Trong một số hệ thống, nhằm gia tăng tính đángtin cậy của, các phòng ban sử dụng có thể thực hiện thêm các xem xét và thử nghiệmbao quát Quá trình kiểm soát thông tin đầu ra thường bao gồm:

+ Kiểm soát qua chứng từ: thực hiện bằng cách đối chiếu số tổng cộng của mộttrường thông tin của tất cả các loại trong trường này đã được máy tính xử lý với số tổngcộng của các chứng từ nhập

+ Kiểm soát dữ liệu lưu trữ: Các dữ liệu lưu trữ trong những tập tin chủ hay hồ

sơ lưu trữ, chúng cần được kiểm soát

Mặt khác, các hoạt động như tải dữ liệu vào hay ra khỏi hệ thống đều phải tuântheo đúng mọi thủ tục và thường xuyên được giám sát nhằm ngăn chặn việc phá hoại

dữ liệu Ngoài ra, còn một hoạt động kiểm soát ứng dụng khác là theo dõi bằng thủcông đối với các báo cáo lỗi do máy tính in ra, phân tích và có những điều chỉnh thíchhợp Sự hữu hiệu của thủ tục này trước hết phụ thuộc vào việc chương trình có đượcthiết kế để ghi nhận và báo cáo đúng đắn, kịp thời các lỗi trong quá trình vận hành haykhông

1.2.3.3 Đánh giá hệ thống KSNB trong môi trường xử lý thông tin bằng máy tính

Theo VSA 401 “Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học” quy định: “KTVphải đánh giá ảnh hưởng của môi trường tin học đối với cuộc kiểm toán” Vì vậy, KTVcần có sự hiểu biết về môi trường tin học nhằm có sự xem xét thích hợp về hệ thốngmáy tính thích hợp của đơn vị trước khi thực hiện kế hoạch kiểm toán

a Tìm hiểu hệ thống KSNB trong môi trường xử lý thông tin bằng máy tính

Trong môi trường xử lý thông tin bằng máy tính, để tìm hiểu hệ thống KSNBcủa đơn vị, KTV thường sử dụng lưu đồ hoặc bảng câu hỏi hơn là sử dụng bảng tườngthuật

 Lưu đồ: trong môi trường tin học, lưu đồ được xem như là một tài liệu được chuẩn

bị bởi bộ phận Quản trị hệ thống thông tin của đơn vị

 Lập bảng câu hỏi về hệ thống máy tính: Khi có sự thay đổi về các lưu đồ của hệ

thống, KTV có thể cập nhập thông tin của DN qua việc lập các Bảng câu hỏi

b Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Sau khi thực hiện tìm hiểu hệ thống KSNB DN trong môi trường tin học, KTV

sẽ đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát Sự đánh giá này sẽ ảnh hưởng đến nội dung, thờigian và phạm vi các TNKS và TNCB của KTV

c Thiết kế các TNKS

Trang 19

Theo VAS 400 “Mục tiêu TNKS không thay đổi nhưng thủ tục kiểm toán có thểthay đổi khi công việc kế toán và KSNB thực hiện trong môi trường tin học hoặc thủcông.”

Các bước tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB trong môi trường tin học tương

tự như trong môi trường thủ công Trong môi trường tin học, KTV cần tìm hiểu cáchoạt động kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng nhằm đánh giá rủi ro kiểm soát vàxác định bản chất, phạm vi và thời gian thực hiện các TNCB Có 2 phương pháp đểđánh giá rủi ro kiểm soát: phương pháp không dựa vào hệ thống máy tính và phươngpháp dựa vào hệ thống máy tính

 Phương pháp không dựa vào hệ thống máy tính (around the computer): KTV sẽ

tập trung vào các dữ liệu đầu vào và đầu ra và không kiểm tra quy trình xử lý dữ liệucủa hệ thống máy tính Để thực hiện phương pháp này cần có 2 điều kiện cần thiết là:

+ Đơn vị có đầy đủ chứng từ gốc và Sổ sách được lưu trữ

+ Những nghiệp vụ kinh tế có thể lần theo số liệu từ chứng từ gốc đến Báo cáokiểm toán và ngược lại

 Phương pháp sử dụng hệ thống máy tính (through the computer): KTV tập trung

vào các thử nghiệm đối với hoạt động kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng nhằmxác định tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát Đối với hoạt động kiểm soát chung,KTV thường thu thập bằng chứng dựa vào Bảng điều tra, phỏng vấn, tài liệu Đối vớihoạt động kiểm soát ứng dụng, KTV thường sử dụng những kĩ thuật kiểm toán máytính

+ TNKS đối với hoạt động kiểm soát chung: các TNKS đối với hoạt động

kiểm soát chung tương tự như trong môi trường xử lý thủ công như phỏng vấn, quansát, kiểm tra tài liệu, thực hiện lại

• Đối với việc thiết lập và phát triển các chương trình hệ thống: Phỏng vấnnhân viên, xem xét các biên bản họp giữa bộ phận sử dụng và chuyên viênmáy tính, trao đổi với người sư dụng

• Đối với các thay đổi của chương trình: Xem xét tài liệu về những thay đổicủa chương trình

• Đối với việc truy cập chương trình và dữ liệu: quan sát thực hiện nguyên tắcbất kiêm nhiệm; Kiểm tra bản liệt kê về truy cập trái phép do hệ thống máytính cung cấp

• Đối với hoạt động vận hành máy tính: phỏng vấn nhán viên vận hành

+ TNKS đối với hoạt động kiểm soát ứng dụng

• Kiểm tra dữ liệu (test data): KTV sử dụng dữ liệu thử nghiệm để đối chiềukết quả do máy tính xuất ra với kết quả do KTV tự tính toán thủ công HoặcKTV cũng có thể nhập những nghiệp vụ thiếu dữ liệu, sai sót hoặc khônghợp lý vào chương trình xử lý để kiểm tra phản ứng của hệ thống

• Kiểm tra tính logic của chương trình: vẽ lưu đồ của đơn vị, phân tích và đốichiếu với lưu đồ do đơn vị cung cấp

KTV thường xem xét các hoạt động kiểm soát hệ thống máy tính bắt đầu từnhững thử nghiệm đối với hoạt động kiểm soát chung bởi vì sự hữu hiểu của kiểm soátứng dụng thường phụ thuộc vào sự hữu hiệu của kiểm soát chung Các yếu kém tronghoạt động kiểm soát chung sẽ dẫn đến những yếu kém trong hoạt động kiểm soát ứngdụng Nếu kiểm soát chung của đơn vị thiếu tin cậy, KTV sẽ ít tin cậy vào kiểm soát

Trang 20

ứng dụng và sẽ mở rộng các TNCB Ngược lại, nếu kiểm soát chung của đơn vị là tốtthì KTV sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ kiểm soát ứng dụng và mở rộng các TNKS.

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB KHI THỰC HIỆN KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN PHAN DŨNG (PDAC) THỰC HIỆN

2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp

Tên công ty : Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng

Tên giao dịch: Phan Dung Auditing & Consulting Company Limited

Tên viết tắt : PDAC Co, Ltd

Ngày thành lập: 01/10/2006

Địa chỉ : 108-E7 Cộng Hòa – Phường 4 – Quận Tân Bình – TP Hồ Chí Minh

VP giao dịch : Tòa nhà PDAC – 67 Phổ Quang – P.2 – Q Tân Bình – TP HCM

+ Dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư

+ Tư vấn thuế, tư vấn tài chính

+ Dịch vụ đính giá tài sản

+ Dịch vụ bồ dưỡng kiến thức tài chính kế toán, thuế

+ Dịch vụ kế toán và thuế

Giới thiệu chi nhánh công ty tại thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ : 89 Phạm Văn Bạch – Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng

Trang 21

Nguyên tắc hoạt động và cam kết của PDAC:

+ PDAC hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi

và bí mật kinh doanh của khách hàng cũng như quyền lợi của chính mình dụa trên cơ sởtuân thủ pháp luật;

+ Không ngừng đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, tích cực ứng dụng công nghệ tiên tiến để phục vụ khách hàng trong tiến trình phát triển và hội nhập toàn cầu;

+ Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chất lượng cao thao phong cách chuyên nghiệp;+ Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng trong mội trường làm việc

chuyên nghiệp, thân thiện và chuẩn mực;

+ Hỗ trợ tối đa để khách hàng gặt hái thành công trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam;

+ Không ngừng đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và toàn

xã hội

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lí tại doanh nghiệp:

2.1.2.1 Cơ cấu công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng (PDAC)

Trang 22

Chi nhánh công ty TNHH Kiêm toán & Tư vấn Phan Dũng tại Đà Nẵng

2.1.2.2 Đội ngũ nhân viên:

Trình độ năng lức nhân viên là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty

+ PDAC có đội ngũ hơn 20 nhân viên chuyên nghiệp được đào tào ở nhiều trường đại học ở Việt Nam và 10 Chứng chỉ KTV cấp Nhà Nước (CPA)

+ Chất lượng dịch vụ, đạo đức nghề nghiệp và uy tín công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên PDAC luôn luôn tuân thủ

+ Công ty PDAC hiểu biết thấu đáo về đát nước, con người và luật pháp Việt Nam và

có akhả năng phối hớp với các cơ quan quản lý của Việt Nam để giải quyết hiệu quả nhu cầu về dịch vụ khách hàng

2.1.3 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:

Các dịch vụ mà công ty kiểm toán PDAC cung cấp:

PDAC chuyên cung cấp các dịch vụ Kiểm toán, tư vấn thuộc lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp, tài chính kế toán, thuế, đầu tư, xây dung cơ bản… và dịch vụ ghi sổ kế toán Trong đó dịch vụ Kiểm toán BCTC là hoạt động chủ yếu của công ty

Việc kiểm toán hằng năm sẽ được tiến hành bằng các đợt kiểm toán sơ bộ và kiểm toán kết thúc theo lịch trình thỏa thuận với khách hàng

Quy trình kiểm toán BCTC được xây dựng trên cơ sở:

+ Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành

+ Tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp

+ Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán: độc lập, chính trực, khách quan, thậntrọng, bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán

+ Phù hợp với thực tiễn kinh doanh và pháp luật Việt Nam

2.1.4 Khái quát về quy tình kiểm toán BCTC của công ty PDAC

2.1.4.1 Cơ sở xây dựng quy tình kiểm toán BCTC của PDAC

PDAC đã xây dựng quy trình kiểm toán dựa trên những lý luận chung về kiểmtoán, Chuẩn mực kiểm toán, Quy chế kiểm toán độc lập, Chế độ kế toán Việt Nam hiệnhành, Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu vàvận dụng các Chuẩn mực kiểm toán và thông lệ được chấp nhận chung của quốc tế

2.1.4.2 Phương pháp tiếp cận kiểm toán chung và các nguyên tăc cơ bản khác

PDAC vận dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên trên rủi ro Theo đó, việc xác định, đánh giá và thiết kế các thủ tục để xử lý rủi ro được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán

2.1.4.3 Quy trình kiểm toán BCTC do công ty PDAC thực hiện

GIÁM ĐỐC

Trang 23

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Sơ đồ: Quy trình Kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán PDAC

Bước 1: Khảo sát hoạt động và tìm hiểu hệ thống KSNB

Ở bước này, công ty sẽ gặp gỡ Ban Giám đốc hoặc kế toán trưởng Công ty khách hàng nhằm:

+ Thu thập thông tin chung về công ty

+ Tìm hiểu sơ bộ về hệ thống KSNB, hệ thống sổ sách, chứng từ và Báo cáo Tài chính công ty

+ Xác định mục tiêu, phạm vi và phương thức tiến hành

+ Lựa chọn nhân viên kiểm toán, phân công công việc trong nhóm kiểm toán với Ban Giám đốc

Bước 2: Kiểm toán sơ bộ

+ Thu thập tất cả hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng+ Kiểm tra hệ thống KSNB và hệ thống kế toán

+ Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

+ Lập chương trình kiểm toán chi tiết

Bước 3: Thực hiện kiểm toán kết thúc năm tài chính

+ Kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản góp vốn, mua sắm máy móc thiết bị, chi phí xây dựng cơ bản, hàng tồn kho, công nợ, doanh thu

và chi phí

+ Kiểm tra các thủ tục mua hành và thanh toán với các nhà cung cấp

+ Kiểm tra các thủ tục bán hàng và thu tiền khách hàng

+ Xác nhận số dư tài khoản vay, tiền gửi ngân hàng, công nợ phải thu, phải trả

+ Phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu liên quan đến tình hình tài sản, tỷ suất lợi nhuận, khả năng thanh toán của công ty khách hàng

Bước 4: Trao đổi, tổng hợp và soạn thảo Báo cáo Kiểm toán

+ Trao đổi với Ban Giám đốc công ty khách hàng những vấn đề cần xem xét và các bút toán cần bổ sung hoặc điều chỉnh

+ Tổng hợp và lập Báo cáo Kiểm toán dự thảo, trình bày ý kiến của KTV về mức độ trung thực, hợp lý của BCTC tổng hợp gửi Ban Giám đốc

Khảo sát hoạt động và tìm hiểu hệ thống KSNB

Kiểm toán sơ bộ

Thực hiện kiểm toán kết thúc năm tài chính

Trao đổi, tổng hợp và soạn thảo Báo cáo Kiểm toán

Trang 24

+ Phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức sau khi nhận được phúc đáp của Ban Giám đốc về dự thảo Báo cáo kiểm toán.

+ Phát hành thư quản lý ghi nhận các vấn đề còn tồn tại của khách hàng về hệ thống kiểm soát và quản lý mà khách hàng quan tâm

Các báo cáo phát hành:

Khi kết thúc cung cấp dịch vụ, công ty sẽ cung cấp cho khách hàng:

+ Báo cáo kiểm toán về BCTC của công ty khách hàng

+ Thư quản lý (nếu có)

2.1.4.4 Các nội dung cơ bản trong quy trình kiểm toán BCTC tại PDAC

Quy trình kiểm toán BCTC tại PDAC chia thành 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểmtoán; Thực hiện kiểm toán; Tổng hợp, kết luận và lập Báo cáo kiểm toán

 Giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán (Phần A)

Kế hoạch kiểm toán được lập nhằm đảm bảo cho cuộc kiểm toán bao quát hết tất

cả các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và các vấn đềtiềm ẩn, đảm bảo cuộc ky hoàn thành đúng thời hạn Giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toántại PDAC được tiến hành qua các bước:

+ A100 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

• A110 Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng

• A120 Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng+ A200 Hợp đồng kiểm toán, kế hoạch kiểm toán và nhóm kiểm toán

• A210 Hợp đồng kiểm toán

• A220 Các thư từ giao dịch trước kiểm toán

• A230 Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán

• A240 Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp

• A250 Phân công nhiệm vụ thành viên nhóm kiểm toán

• A260 Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán

• A270 Xoát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV

• A280 Biện pháp đảm bảo tính độc lập thành viên nhóm kiểm toán

+ A300 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

• A310 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

+ A400 Tìm hiểu các chính sách kế toán và các chu trình kinh doanh quan trọng

• A410 Tìm hiểu chu trình Bán hàng, Phải thu và Thu tiền

• A420 Tìm hiểu chu trình Mua hàng, Phải trả và Trả tiền

• A430 Tìm hiểu chu trình Hàng tồn kho, Gía thành và Gía vốn

• A440 Tìm hiểu chu trình Lương và Phải trả người lao động

• A450 Tìm hiểu chu trình TSCĐ và XDCB

+ A500 Phân tích sơ bộ BCTC

• A510 Phân tích sơ bộ BCTC

+ A600 Đánh giá chung về hệ thống KSNB và rủi ro gian lận

• A610 Đánh gia chung về hệ thống KSNB của đơn vị

• A620 Trao đổi với Ban giám đốc về gian lận

+ A700 Xác định mức trọng yếu

• A710 Xác định mức trọng yếu kế hoạch – Thực hiện

+ A800 Xác định phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu

Trang 25

• A810 Xác định phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu

+ A900 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

• A910 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

 Giai đoạn thực hiện kiểm toán (Phần C, D, E, F, G, H)

Trong giai đoạn này, dựa trên những hiểu biết về hệ thống KSNB của DN tronggiai đoạn lập kế hoạch, KTV sẽ tiến hành kiểm tra hệ thống KSNB Sau đó, dựa vào kếtluận của việc có tin tưởng vào hệ thống KSNB có thể ngăn ngừa, phát hiện được các saisót trọng yếu: nếu không tin tưởng vào hệ thống KSNB thì KTV sẽ thực hiện TNCB ởmức độ cao; còn ngược lại, nếu tin tưởng vào hệ thống KSNB thì TNCB có thể chỉđược thực hiện ở mức độ thấp hoặc trung bình

+ Phần C Kiểm tra hệ thống KSNB

• C100 Chu trình Bán hàng, Phải thu và Thu tiền

• C200 Chu trình Mua hàng, Phải trả và Trả tiền

• C300 Chu trình Hàng tồn kho, Gía thành và Gía vốn

• C400 Chu trình Lương và Phải trả người lao động

• C500 Chu trình TCSĐ và XDCB

+ Phần D Kiểm tra cơ bản Tài sản

• D100 Tiền và các khoản tương đương tiền

• D200 Đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn

• D300 Phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn

• D400 Phải thu nội bộ và phải thu khác dài hạn và ngắn hạn

• D500 Hàng tồn kho

• D600 Chi phí trả trước và Tài sản khác ngắn hạn, dài hạn

• D700 TSCĐ hữu hình, vô hình, xdcb dở dang và BĐS đầu tư

• D800 TSCĐ thuê tài chính

+ Phần E Kiểm tra cơ bản Nợ phải trả

• E100 Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn

• E200 Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn

• E300 Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước

• E400 Phải trả Người lao động, các khoản trích theo lương và dự phòngtrợ cấp mất việc làm

• E500 Chi phí phải trả ngắn hạn và dài hạn

• E600 Phải trả nội bộ và phải trả khác ngắn hạn và dài hạn

+ Phần F Kiểm tra cơ bản Nguồn vốn chủ sở hữu và Tài khoản ngoại bảng

• F100 Vốn chủ sở hữu

• F200 Cổ phiếu quỹ

• F300 Nguồn kinh phí và quỹ khác

• F400 Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán

+ Phần G Kiểm tra cơ bản Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh

• G100 Doanh thu

• G200 Gía vốn hàng bán

• G300 Chi phí bán hàng

• G400 Chi phí quản lý doanh nghiệp

• G500 Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính

Ngày đăng: 15/04/2013, 09:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mô hình hệ thống KSNB của COSO được minh họa qua hình vẽ sau - Đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ
h ình hệ thống KSNB của COSO được minh họa qua hình vẽ sau (Trang 6)
+ Phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu liên quan đến tình hình tài sản, tỷ suất lợi nhuận, khả năng thanh toán của công ty khách hàng. - Đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ
h ân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu liên quan đến tình hình tài sản, tỷ suất lợi nhuận, khả năng thanh toán của công ty khách hàng (Trang 23)
Thứ ba, PDAC chưa xây dựng được một mô hình cho việc chọn mẫu trong thực hiện TNKS. Việc xác định cỡ mẫu cũng như đánh giá rủi ro kiểm soát dựa trên số lượng sai phạm phát hiện được hoàn toàn dựa trên xét đoán nghề nghiệp của KTV - Đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ
h ứ ba, PDAC chưa xây dựng được một mô hình cho việc chọn mẫu trong thực hiện TNKS. Việc xác định cỡ mẫu cũng như đánh giá rủi ro kiểm soát dựa trên số lượng sai phạm phát hiện được hoàn toàn dựa trên xét đoán nghề nghiệp của KTV (Trang 41)
với Bảng giá trước khi chuyển cho khách hàng. - Đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ
v ới Bảng giá trước khi chuyển cho khách hàng (Trang 42)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w