---PHẠM KIM LOAN HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM LUẬN VĂN
Trang 1-PHẠM KIM LOAN
HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh - Năm 2013
Trang 2-PHẠM KIM LOAN
HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh
TP Hồ Chí Minh - Năm 2013
Trang 3Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâusắc nhất đến PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh, người đã tận tình hướng dẫntôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả thầy cô trong chương trình đào tạoThạc sĩ của Khoa Kế Toán-Kiểm Toán trường đại học kinh tế TP.HCM
đã nhiệt tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
Tôi xin cảm ơn Khoa Kế Toán-Kiểm Toán, Viện đào tạo sau đạihọc trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trongquá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin cảm ơn các Anh/Chị trong các Công ty kiểm toán vàcác bạn bè đã đóng góp ý kiến và giúp tôi thu thập tài liệu cho luận vănnày
TP Hồ Chí Minh - Năm 2013
Tác Giả
Phạm Kim Loan
Trang 4Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Các phân tích, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và cónguồn gốc rõ ràng.
Tác giả
Phạm Kim Loan
Trang 5Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ
RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6
1.1 Khái quát chung về hệ thống kiểm soát nội bộ 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ 7
1.1.2.1 Môi trường kiểm soát 7
1.1.2.2 Đánh giá rủi ro 9
1.1.2.3 Hoạt động kiểm soát 10
1.1.2.4 Thông tin và truyền thông 12
1.1.2.5 Giám sát 12
1.1.3 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ 13
1.2 Chất lượng kiểm toán và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán 14
1.2.1 Khái niệm về chất lượng kiểm toán 14
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán 14
1.2.2.1 Quy mô công ty kiểm toán 14
1.2.2.2 Mức độ chuyên sâu từng lĩnh vực, ngành nghề thực hiện kiểm toán 15
1.2.2.3 Nhiệm kỳ của kiểm toán viên 15
1.2.2.4 Giá phí kiểm toán 16
1.2.2.5 Phạm vi của dịch vụ phi kiểm toán cung cấp 16
1.2.2.6 Phương pháp luận kiểm toán và tính cách của kiểm toán viên 17
1.2.2.7 Kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp 17
1.3 Yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế trong việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán BCTC 18
1.3.1 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) 18
1.3.1.1 VSA 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh 18
Trang 61.3.2 Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) 19
1.3.2.1 ISA 315 – Hiểu biết về đơn vị, môi trường và đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu 19
1.3.2.1.1 Hiểu biết về đơn vị và môi trường, bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ 19
1.3.2.1.2 Đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu 19
1.3.2.1.3 Thông tin cho người quản lý cao cấp 20 1.3.2.2 ISA 330 - Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá 20
1.3.3 So sánh VSA 310, VSA 400 và ISA 315 21
1.4 Trình tự tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát 23
1.4.1 Vị trí và vai trò của việc tìm hiểu và đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính 23
1.4.2 Trình tự tìm hiểu và đánh giá HTKSNB của kiểm toán viên 23
1.4.2.1 Bước 1: Khảo sát HTKSNB để lập kế hoạch kiểm toán 23
1.4.2.2 Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 27
1.4.2.3 Bước 3:Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong chương trình kiểm toán 29
1.4.2.4 Bước 4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản đã dự kiến 30
1.4.3 Thông báo các hạn chế phát hiện được 31
Kết luận chương 1 33
Trang 7Ở CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM HIỆN
NAY 34
2.1 Lược sử hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập ở Việt Nam 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển kiểm toán độc lập ở Việt Nam 34
2.1.2 Tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán 35
2.1.3 Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam 38
2.1.4 Những thành công, tồn tại và định hướng trong thời gian sắp tới của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam 41
2.2 Thực trạng các quy định hiện hành liên quan đến việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán BCTC 42
2.3 Thực trạng việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán BCTC ở các công ty kiểm toán vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay 43 2.3.1 Mục đích khảo sát 43
2.3.2 Phương pháp và đối tượng khảo sát 43
2.4 Đánh giá chung 44
2.4.1 Tại các Công ty kiểm toán được kiểm toán các Doanh nghiệp niêm yết 44
2.4.1.1 Tình hình chung 44
2.4.1.2 Tổng hợp kết quả khảo sát: Khảo sát 09 Công ty kiểm toán thuộc nhóm này 45
2.4.1.3 Quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán được kiểm toán doanh nghiệp niêm yết 51
2.4.1.4 Nhận xét ưu điểm và khuyết điểm 56
Trang 82.4.2.1 Tình hình chung 60
2.4.2.2 Tổng hợp kết quả khảo sát: Khảo sát 15 công ty kiểm toán thuộc nhóm này 60
2.4.2.3 Quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán không được kiểm toán doanh nghiệp niêm yết 65
2.4.2.4 Đánh giá chung việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát của khách hàng trong kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ không được kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết 67
2.4.3 Theo kết quả kiểm tra tình hình hoạt động của 30 công ty kiểm toán năm 2011 do VACPA thực hiện 68
2.4.3.1 Các tồn tại, hạn chế sau kiểm tra 30 công ty kiểm toán 68
2.4.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế trên 69
Kết Luận Chương 2 70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BCTC Ở CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM 71
3.1 Quan điểm xác lập giải pháp 71
3.1.1 Từng bước hội nhập quốc tế 71
3.1.2 Phù hợp đặc điểm, điều kiện của Việt Nam 72
3.1.3 Phù hợp định hướng đổi mới, phát triển của ngành kiểm toán 72
Trang 9kiểm toán vừa và nhỏ Việt Nam 73
3.2.1 Quy định bằng văn bản hướng dẫn cụ thể việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính (cập nhật theo hướng dẫn của Chuẩn mực Kiểm toán mới, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014)
3.2.1.1 Đánh giá rủi ro trong giai đoạn tiền kế hoạch
3.2.1.2 Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
3.2.1.3 Đánh giá rủi ro trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
3.2.1.4 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
3.2.2 Tham khảo mô hình Top - Down (M.Ramos, 2009) và kinh nghiệm thực tế
3.3 Các kiến nghị cụ thể để hoàn thiện việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán BCTC tại các Công ty kiểm toán vừa và nhỏ Việt Nam 90
3.3.1 Kiến nghị đối với các công ty kiểm toán vừa và nhỏ Việt Nam 90
3.3.1.1 Trở thành thành viên của hãng kiểm toán quốc tế 90
3.3.1.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp 90
3.3.1.3 Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng 91
3.3.1.4 Trang bị phương tiện làm việc cho các KTV và trợ lý kiểm toán 92
3.4 Kiến nghị đối với Nhà nước 92
3.4.1 Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về kiểm toán độc lập, xây dựng và ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam
3.4.2 Đẩy mạnh sự phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong nước trở thành tổ chức tự quản
Trang 103.5 Kiến nghị đối với Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) 94
3.5.1 Tiếp tục đổi mới về tổ chức, phương thức hoạt động và nội dung hoạt động của Hội nghề nghiệp 96
3.5.2 Tăng cường kiểm soát chất lượng trong đó có kiểm soát về việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu 96
3.5.3 Cần yêu cầu các công ty kiểm toán vừa và nhỏ (chưa là thành viên của Hãng kiểm toán quốc tế hoặc đã là thành viên nhưng chưa được Hãng đào tạo, chuyển tải các thủ tục kiểm toán) tuân thủ chương trình kiểm toán mẫu do VACPA xây dựng 97
3.5.4 Các kiến nghị khác: 98
Kết Luận Chương 3 99
KẾT LUẬN 100
Trang 11Ủy ban Tổ chức Tài trợ
Hệ thống kiểm soát nội bộLiên đoàn Kế toán Quốc tếChuẩn mực kiểm toán quốc tế
Tổ chức Quốc Tế về tiêu chuẩn hóaKiểm soát nội bộ
Kiểm toán viênGiám sát, quản lý, bảo hành chất lượng) / Kiểm tra và kiểmsoát chất lượng
Quản lý chất lượng toàn diệnHội kiểm toán viên hành nghề Việt NamChuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Trang 12Mô hình 1.1: Mô hình Hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 13
Sơ đồ 1.1: Trình tự nghiên cứu Hệ thống kiểm soát nội bộ 32
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổng quát tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán 89
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ minh họa quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 98
Trang 13Biểu đồ 2.1: Chi tiết doanh thu cơ cấu theo đối tượng khách hàng 36
Biểu đồ 2.2: Chi tiết tỷ trọng doanh thu theo từng loại dịch vụ năm 2011 và 2012 37
Bảng 1.1: Thống kê tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua 30
Bảng 2.1: Thống kê kết quả kinh doanh gần nhất qua 2 năm 2011, 2012 38
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả khảo sát 09 Công ty kiểm toán được kiểm toán các Doanh nghiệp niêm yết 45
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả khảo sát 15 công ty kiểm toán không được kiểm toán các Doanh nghiệp niêm yết 60
Trang 14PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài:
Hoạt động kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết, trước hết vì lợi ích của bảnthân doanh nghiệp, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữuvốn, các chủ nợ, lợi ích và yêu cầu của Nhà nước Người sử dụng kết quả kiểm toánphải được đảm bảo rằng những thông tin họ được cung cấp là trung thực, khách quan,
có độ tin cậy cao để làm căn cứ cho các quyết định kinh tế hoặc thực thi trách nhiệmquản lý, giám sát của mình Có thể thấy vai trò ngày càng quan trọng của ngành nghềkiểm toán trong sự phát triển kinh tế Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củadịch vụ cung cấp, các công ty kiểm toán ngày càng phải hoàn thiện các quy trình hoạtđộng, luôn đảm bảo sự tuân thủ, cập nhật chuẩn mực kiểm toán cũng như các chuẩnmực nghề nghiệp Đó là vấn đề luôn được sự quan tâm lớn của những nhà xây dựngchuẩn mực, toàn thể các kiểm toán viên và công ty kiểm toán
Kiểm soát luôn là khâu quan trọng trong mọi quy trình quản trị, do đó các nhàquản lý thường chú tâm đến việc hình thành và duy trì các hoạt động kiểm soát để đạtđược các mục tiêu của tổ chức Khái niệm kiểm soát nội bộ đã dần hình thành và pháttriển để trở thành hệ thống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức Hệ thống kiểmsoát nội bộ là một hệ thống các chính sách và thủ tục nhằm bảo vệ tài sản của đơn vị,bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện chế độ, chính sách củaNhà nước, bảo đảm hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Vì vậy, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trongkiểm toán báo cáo tài chính là một bước hết sức quan trọng trong quy trình kiểm toán.Dựa vào những hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ của kháchhàng, công ty sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện thiết kế và thực tế ápdụng Từ đó sẽ đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối hợp đồng kiểm toán Kết quảcủa quá trình này cũng ảnh hưởng đến bước tiếp theo của cuộc kiểm toán Đây là cơ
sở để kiểm toán viên thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản cần thiết nhằm thuthập các bằng chứng kiểm toán một cách thích
Trang 15hợp và đầy đủ nhất Do đó, quá trình này không chỉ thể hiện sự tuân thủ chuẩn mựckiểm toán mà còn góp phần làm cho công cuộc kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả hơn.
Với các lý do nêu trên, việc “Hoàn thiện việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát
nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công
ty kiểm toán vừa và nhỏ Việt Nam” là một vấn đề cần thiết, nhằm góp phần
phát triển và hoàn thiện dịch vụ kiểm toán trong tiến trình hội nhập khu vực và thếgiới
kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các Công ty kiểm toán Việt Nam
Đã có nhiều bài viết (đăng trên các trang tạp chí và báo chuyên ngành, cácluận văn…) nói về các vấn đề có liên quan đến kiểm soát nội bộ hay đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính Điển hình như sau:
- Tiểu luận với đề tài “Các phương pháp mô tả Hệ thống kiểm soát nội bộtrong kiểm toán báo cáo tài chính” (Nguyễn Thị Lương, 2008): Nội dung chủ yếu của bài viếtnày chỉ tập trung vào việc đánh giá ưu và nhược điểm của các phương pháp mô tả hệ thốngKSNB, đây là một trong các bước của việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi rokiểm soát trong kiểm toán BCTC
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán BCTC tại chi nhánhCông ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán Sài Gòn (AFC) (Lưu Thị Ngọc Tú, 2009 - Luậnvăn tốt nghiệp Đại Học); Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểmtoán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trần Thị Minh Hà –Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7 Đại Học Đà Nẵng năm2010); Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công
ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện (Nguyễn Hồng Hạnh, Luận văn tốt nghiệp Đại Học, 2010)
… Các bài viết này tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu, mô tả, phân tích ưu và nhược điểm đốivới việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Trang 16thực tế đang áp dụng ở từng công ty kiểm toán độc lập riêng lẻ như AAC, AFC,KPMG Từ đó, nêu ra các nhận xét, kiến nghị để hoàn thiện quy trình này đối vớitừng Công ty kiểm toán được nghiên cứu.
- Bài viết “Hệ thống kiểm soát nội bộ - chìa khóa vàng của quản trị doanhnghiệp hiệu quả” (Ths Dương Đình Ngọc- Giám đốc điều hành Công ty TNHH kiểm toánAPEC, 2011): Bài viết này nêu bật lên các yếu tố cơ bản, quan trọng hợp thành một Hệ thốngkiểm soát và cách thức vận hành nó một cách hiệu quả
- Bài viết “Những điều cần chú ý khi kiểm toán BCTC trong điều kiện kinh
tế khủng hoảng” (Chuyên đề dịch vụ kế toán, website Công ty TNHH TM DV Linh San đăngngày 08/06/2011): Bài viết đề cập đến những rủi ro nổi trội mà kiểm toán viên sẽ phải chú ý hơnkhi kiểm toán BCTC, từ khâu xem xét chấp nhận khách hàng đến lập kế hoạch kiểm toán (tìmhiểu và đánh giá tính hữu hiệu của HT KSNB của KH, xác định mức trọng yếu, xây dựngchương trình kiểm toán, nhân lực, vật lực) và kết thúc kiểm toán nhằm trợ giúp các KTV trongđiều kiện kinh tế khủng hoảng Tuy nhiên, bài viết này chỉ điểm qua và nhấn mạnh những điểmcần lưu ý trong công cuộc kiểm toán
III Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế vàChuẩn mực kiểm toán Việt Nam liên quan đến việc tìm hiểu Hệ thống kiểm soát nội
bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát khi kiểm toán BCTC sẽ đánh giá thực trạng áp dụngnhững yêu cầu trên tại các Công ty Kiểm toán vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay Qua đó
sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá và kiến nghị những giải pháp góp phần hoàn thiện hơnquá trình này được áp dụng ở các công ty kiểm toán vừa và nhỏ Việt Nam
IV Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi rokiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập vừa
Trang 17và nhỏ Việt Nam thực hiện, không đề cập đến các loại hình kiểm toán khác như kiểmtoán nhà nước, kiểm toán nội bộ.
Đề tài cũng chỉ tập trung nghiên cứu việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
và đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán BCTC được áp dụng tại các công tykiểm toán vừa và nhỏ Việt Nam Cụ thể là một số công ty kiểm toán được kiểm toáncác Công ty niêm yết và các Công ty kiểm toán chưa được kiểm toán các công tyniêm yết năm 2013 Đặc biệt phân tích ưu điểm và nhược điểm của từng nhóm công
ty trong việc áp dụng việc tìm hiểu và đánh giá trên vào thực tế kiểm toán, từ đó đềxuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn việc tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủi rokiểm soát
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Người viết nghiên cứu dựa trên các Chuẩn mựckiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và các văn bản pháp lý khác cóliên quan còn hiệu lực đến thời điểm khảo sát
V Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, người viết đã sử dụng kếthợp phương pháp định lượng và phương pháp định tính, trong đó phương pháp địnhtính là chủ yếu Cụ thể, các phương pháp như sau:
Phương pháp phỏng vấn và gửi bảng câu hỏi để khảo sát thực tiễn nhằm mụcđích thu thập thông tin và đánh giá thực trạng nghiên cứu
Phương pháp phân tích: Trên cơ sở thông tin và tài liệu thu thập được tiếnhành phân tích
Phương pháp thống kê, tổng hợp: Kết quả phân tích được tổng hợp theo từngnhóm đối tượng nghiên cứu, đánh giá tổng thể và thực trạng
Phương pháp so sánh và đối chiếu: Đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn
Phương pháp suy luận logic
VI Điểm mới của luận văn:
Trang 18Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài rộng hơn so với các nghiên cứutrước đây Đồng thời, các giải pháp, kiến nghị mà người viết đưa ra dựa trên cơ sởChuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới ban hành theo Thông tư 214/2012/TT-BTCngày 06/12/2012 của Bộ Tài Chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
VII Kết cấu đề tài
Luận văn có kết cấu như sau:
- Chương 1: Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm
soát trong kiểm toán báo cáo tài chính
- Chương 2: Thực trạng việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá
rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính ở các Công ty Kiểm toán vừa và nhỏ ViệtNam hiện nay
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và
đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính ở các công ty kiểm toán vừa và nhỏViệt Nam
Trang 19CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Khái quát chung về hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1.1 Khái niệm
Qua các chặng đường tìm hiểu về lịch sử phát triển kiểm soát nội bộ (trải quacác giai đoạn từ giai đoạn sơ khai, hình thành, phát triển đến giai đoạn hiện đại) đãdẫn đến các định nghĩa khác nhau từ giản đơn đến phức tạp về khái niệm này như:(i) KSNB là công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng caohiệu quả hoạt động (Công bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, 1929); (ii) KSNB là các biệnpháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tàisản khác (AICPA, 1936); (iii) KSNB là cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quanđược chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đángtin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chínhsách của người quản lý (Công trình nghiên cứu của AICPA, 1949); (iv) Kiểm soát nội bộ về kếtoán ảnh hưởng trực tiếp đến thông tin tài chính nên đòi hỏi kiểm toán viên cần đánh giá kiểmsoát nội bộ Bên cạnh đó, kiểm soát nội bộ về quản lý liên quan gián tiếp đến thông tin tài chínhnên kiểm toán viên không bắt buộc phải đánh giá chúng (SAP 33, 1962)… Đến nay, định nghĩađược chấp nhận khá rộng rãi là:
“HTKSNB là một quá trình do Ban giám đốc, HĐQT và các nhân viên khác triểnkhai thực hiện, được thiết kế nhằm đưa ra mức độ đảm bảo hợp lý về việc đạt đượcmục tiêu trong các khía cạnh sau đây:
- Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động
- Sự tin cậy của Báo cáo tài chính
Trang 20- Tuân thủ các luật lệ, quy định áp dụng” 1
Theo VSA 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” định nghĩa “Hệ
thống kiểm soát nội bộ: Là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểmtoán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quiđịnh, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáotài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sảncủa đơn vị.”
Tóm lại, HTKSNB bộ thực chất là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp,
kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức
để đảm bảo tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý
Có thể hiểu đơn giản, HTKSNB là hệ thống của tất cả những gì mà một tổ chức cầnlàm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh Cũng trênnguyên tắc này, các hệ thống quản lý khác nhau có chuẩn mực quốc tế như ISO,TQM, QA/QC đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của một tổ chức đã được xây dựng
1.1.2 Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ: Theo quan điểm phổ
biến hiện nay2, kiểm soát nội bộ bao gồm các bộ phận sau: Môi trường kiểm soát,Đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát
1.1.2.1 Môi trường kiểm soát: Phản ánh sắc thái chung của đơn vị và được thể
hiện qua nhận thức, quan điểm và thái độ của người quản lý về vấn đề kiểm soáttrong Doanh nghiệp
1 Định nghĩa này được đưa ra vào năm 1992 bởi COSO (Committee of Sponsoring Organization) COSO là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính (The National Commission on Fraudulent Financial Reporting hay còn được gọi là Treadway Commission).
Báo cáo của COSO được công bố dưới tiêu đề: Internal Control – Integrated Framework
2 Cách phân chia này do COSO đưa ra năm 1992 và được thừa nhận bởi nhiều tổ chức nghề nghiệp trên thế giới như IFAC, AICA…
Trang 21Theo VSA 400 “Kiểm toán viên phải hiểu biết về môi trường kiểm soát củađơn vị để đánh giá nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của thành viênHội đồng quản trị và Ban giám đốc đối với HTKSNB”.
Các nhân tố chủ yếu để đánh giá môi trường kiểm soát:
a) Tính chính trực và các giá trị đạo đức: Sự hữu hiệu của HTKSNB trước tiên
phụ thuộc vào tính chính trực và việc tôn trọng các giá trị đạo đức của các thành viên trong tổchức Do đó, đơn vị cần thiết phải xây dựng các chuẩn mực về đạo đức và cư xử đúng đắn đểloại trừ hoặc giảm thiểu những sức ép hay điều kiện có thể dẫn đến nhân viên có những hành vithiếu trung thực hoặc phạm pháp Muốn hiệu quả hơn, nhà quản lý phải làm gương cho cấp dưới
về việc tuân thủ các chuẩn mực và cần phải phổ biến đến mọi nhân viên bằng những cách thứcthích hợp
b) Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý: Triết lý quản lý
thể hiện quan điểm và nhận thức của người quản lý; phong cách điều hành lại thể hiện qua cátính, tư cách và thái độ của họ khi điều hành đơn vị Một số nhà quản lý rất quan tâm đến việclập báo cáo tài chính, hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch Họ hài lòng với những hoạt độngkinh doanh có mức rủi ro cao nhưng có thể thu được lợi nhuận nhiều Một số nhà quản lý kháclại rất bảo thủ và rất thận trọng với rủi ro…Sự khác biệt này có thể ảnh hưởng lớn đến môitrường kiểm soát và thực hiện mục tiêu của đơn vị
c) Cơ cấu tổ chức: Là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận
trong đơn vị (chủ yếu là xác định quan hệ về mặt báo cáo), nó góp phần rất lớn trong việc đạtmục tiêu Cơ cấu phù hợp sẽ là cơ sở cho việc lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát và giám sát cáchoạt động
d) Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm: Là phần mở rộng của cơ
cấu tổ chức, cụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm của từng nhân viên trong các hoạt động củađơn vị và mỗi người phải tự hiểu rằng mỗi hoạt động của họ sẽ ảnh hưởng đến người khác nhưthế nào trong việc góp phần hoàn thiện mục tiêu của đơn vị và họ sẽ phụ trách cụ thể công việc
gì Do đó, khi mô tả công việc cần diễn giải
Trang 22bằng những nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên và quan hệ về mặt báo cáo củanhững thành viên này Khi phân chia phải hạn chế việc chồng chéo hoặc bỏ sót côngviệc.
e) Năng lực của đội ngũ nhân viên: Một tổ chức chỉ có thể đạt được các mục
tiêu của mình nếu cán bộ, nhân viên ở mọi cấp đều đảm bảo về kiến thức và kỹ năng cần thiết
Do đó, nhà quản lý chỉ nên tuyển dụng các nhân viên có trình độ đào tạo và kinh nghiệm phùhợp với nhiệm vụ được giao, phải giám sát và huấn luyện họ thật đầy đủ và thường xuyên
f) Chính sách nhân lực: Là các chính sách và thủ tục của nhà quản lý về việc
tuyển dụng, huấn luyện, bổ nhiệm, đánh giá, sa thải, đề bạt và khen thưởng cho các nhân viên.Chính sách nhân sự có ảnh hưởng đáng kể đến sự hữu hiệu của môi trường kiểm soát Một chínhsách nhân sự đúng đắn sẽ bù đắp cho những yếu kém của môi trường kiểm soát
g) Hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toán: Sự tham gia của Hội đồng quản trị
và Ủy ban Kiểm Toán sẽ làm cho môi trường kiểm soát được tốt hơn do sự kiểm soát của nó đếncác hoạt động của người quản lý
1.1.2.2 Đánh giá rủi ro: Dưới một góc độ nào đó, kiểm soát bao gồm việc nhận
dạng, đánh giá và quản lý các rủi ro có thể phát sinh Kinh doanh là chấp nhận rủiro.Trong thực tế, không biện pháp nào có thể giảm rủi ro xuống bằng không Vì vậy,các nhà quản lý phải thận trọng khi xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởngđến rủi ro làm cho những mục tiêu – kể cả mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể chotừng hoạt động - của đơn vị có thể không được thực hiện, và phải cố gắng kiểm soátđược những rủi ro này Phân tích và đánh giá rủi ro là công việc khá phức tạp, cónhiều phương pháp khác nhau vì rủi ro rất khó định lượng Thông thường quy trìnhphân tích và đánh giá rủi ro thường bao gồm:
các mục tiêu chiến lược cũng như những chỉ tiêu phải đạt được trong ngắn hạn, trung hoặc dàihạn Việc xác định mục tiêu là điều kiện tiên quyết để đánh giá
Trang 23rủi ro Bởi lẽ một sự kiện có trở thành một rủi ro quan trọng đối với tổ chức hay
không sẽ phụ thuộc vào mức độ tác động tiêu cực của nó đến mục tiêu của đơn vị
Rủi ro có thể tác động đến tổ chức ở mức độ toàn đơn vị (sự đổi mới kỹ thuật, nhu cầu của khách
hàng thay đổi, sự cải tiến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi trong chính sách của Nhànước…) hay chỉ ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể (bán hàng, mua hàng…) Rủi ro có thểphát sinh và tác động đến bản thân từng hoạt động trước khi gây ảnh hưởng dây chuyền đến toànđơn vị Để nhận dạng rủi ro, người quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, từ việc
sử dụng các phương tiện dự báo, phân tích các dữ liệu quá khứ, cho đến việc rà soát các hoạtđộng…
khó định lượng nên đây là công việc khá phức tạp và có nhiều phương pháp khác nhau Trướctiên phải tìm nguyên nhân làm phát sinh rủi ro, ước lượng tầm cỡ của rủi ro qua ảnh hưởng cóthể có của nó đến mục tiêu của đơn vị
hiểm, tăng tốc độ thu hồi vốn…
1.1.2.3 Hoạt động kiểm soát: Toàn bộ các chính sách và thủ tục được thực hiện
nhằm trợ giúp ban giám đốc công ty phát hiện và ngăn ngừa rủi ro để đạt được mụctiêu kinh doanh Những hoạt động kiểm soát chủ yếu gồm:
soát lẫn nhau, nếu có sai sót xảy ra sẽ được phát hiện một cách nhanh chóng, đồng thời giảm cơhội cho bất kỳ thành viên nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể gây ra và giấu diếmnhững sai phạm của mình Hoạt động kiểm soát này dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắcphân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm
thực hiện nhiều hoạt động kiểm soát nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và việc
Trang 24phê chuẩn các nghiệp vụ Khi kiểm soát quá trình xử lý thông tin cần đảm bảo: Kiểmsoát chặt chẽ hệ thống chứng từ, sổ sách; Việc phê chuẩn các loại nghiệp vụ phảiđúng đắn.
- Hạn chế tiếp cận tài sản: Tài sản có thể được kiểm soát bằng cách sửdụng tủ sắt, khóa, tường rào, lực lượng bảo vệ… và chỉ những người được ủy quyền mới đượcphép tiếp cận với tài sản của đơn vị
- Kiểm kê tài sản: Việc so sánh, đối chiếu giữa sổ sách kế toán và tài sảnhiện có trên thực tế bắt buộc phải thực hiện định kỳ Khi có bất kỳ chênh lệch nào cũng phải điềutra và xem xét nguyên nhân, nhờ đó sẽ phát hiện được những yếu kém về các thủ tục bảo vệ tàisản và sổ sách có liên quan Nếu không thực hiện công việc này thì tài sản có thể bị bỏ phế, mấtmát hoặc có thể không phát hiện được những hành vi đánh cắp
cá nhân (hoặc bộ phận) khác với cá nhân (bộ phận) đang thực hiện nghiệp vụ Nhu cầu này xuấtphát từ HTKSNB thường có khuynh hướng bị giảm sút tính hữu hiệu trừ khi có một cơ chếthường kiểm tra soát xét lại Hơn nữa, ngay cả khi chất lượng kiểm soát tốt vẫn có khả năng xảy
ra những hành vi tham ô hay cố tình sai phạm Vì thế hoạt động này vẫn rất cần thiết Tuy nhiên,
sự hữu hiệu của hoạt động sẽ mất đi nếu người thực hiện thẩm tra lại là nhân viên cấp dưới củangười đã thực hiện nghiệp vụ hoặc không độc lập vì bất kỳ lý do nào
- Mục đích: Phát hiện các biến động bất thường, xác định nguyên nhân, xử
lý kịp thời
- Phương pháp: Đối chiếu định kỳ tổng hợp và chi tiết, thực tế và kế hoạch,
kỳ này và kỳ trước
Trang 251.1.2.4 Thông tin và truyền thông: Là hệ thống trợ giúp việc trao đổi thông tin,
mệnh lệnh và chuyển giao kết quả trong công ty, nó cho phép từng nhân viên cũngnhưng từng cấp quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Thông tin và truyền thôngchính là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì và nâng cao năng lựckiểm soát trong đơn vị thông qua việc hình thành các báo cáo để cung cấp thông tin
về hoạt động, tài chính và sự tuân thủ, bao gồm cả nội bộ và bên ngoài
Hệ thống thông tin kế toán là một phân hệ quan trọng trong hệ thống thôngtin của đơn vị Đầu vào của hệ thống là các sự kiện kinh tế được biểu hiện dưới dạngcác nghiệp vụ kế toán, đầu ra là báo cáo kế toán Quá trình vận hành của hệ thống làquá trình ghi nhận, phân loại, tính toán, xử lý và tổng hợp
- Có thật: Xác định và ghi chép tất cả các nghiệp vụ có thật
- Đầy đủ: Không bỏ sót bất kỳ một nghiệp vụ nào
- Đánh giá: Đo lường giá trị của các nghiệp vụ để ghi chép đúng giá trị
- Đúng kỳ: Xác định đúng kỳ hạn của các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra để ghi chép đúng kỳ
- Trình bày & công bố: Đúng đắn và đầy đủ thông tin cần thiết trên Báo cáo tàichính
tài khoản, phương pháp và sơ đồ hạch toán
Việc truyền thông đúng đắn cũng đem đến cho các nhân viên hiểu biết về vaitrò và trách nhiệm của họ có liên quan đến quá trình lập báo cáo tài chính Các nhânviên xử lý thông tin sẽ hiểu rằng công việc của họ có liên quan như thế nào đến ngườikhác và yêu cầu phải báo cáo những tình huống bất thường cho cấp trên
1.1.2.5 Giám sát: Là quá trình theo dõi và đánh giá chất lượng thực hiện việc
kiểm soát nội bộ để đảm bảo nó được triển khai, được điều chỉnh khi môi trường thayđổi, được cải thiện khi có khiếm khuyết Giám sát có một vai trò quan trọng
Trang 26trong kiểm so át nội bộ vì nó giúp cho kiểm soát nội bộ luôn duy trì được sự hữu hiệucủa mình thông qua những thờ i kì khác nh au.Có 2 loại giám sát:
a) Giám sát thườ ng xuyên: Đạt được thông qua việc tiếp n hận các ý kiến gó p
ý của khách hàng, n hà cung cấ p… hoặc x em xét các báo cáo hoạt động và phát hiệncác biến động bất thường
b) Giám sát định kỳ: Thường thực hiệ n thông qua các chức năng kiểm toán nội
bộ trong đơn vị, qua đó phát hiện kịp thời những yếu kém trong hệ thống để đưa ra biện pháp cảithiện
Mô hình 1.1: Mô hình H ệ thống kiểm soát nội bộ theo C OSO
1.1.3 Nh ững hạn ch ế tiềm tàng của hệ t hống kiểm soát nội b ộ:
Ở bất kỳ đơn vị nào, dù đã đầu tư rất nhiều trong việc thiết kế và vận hành hệthống như ng HTKSNB vẫn khô ng thể hoàn toàn hữu hiệu Bởi lẽ , HTKSNB chỉ có thể giúp hạ
n chế tối đa những sai phạm mà bản thân n ó lại chứa đ ựng những hạn ch ế tiềm tàng xuất phát
từ những nguyên nhân sau:
- Những hạn chế xuất phát từ bản thân con người như sự vô ý, bất cẩn, đãng tr
í, đánh giá hay ước lư ợng sai, hiểu sai chỉ d ẫn của cấp trên hoặc các báo cáo của cấp dưới…
- Khả năng đánh lừa, lẩn tránh của nhân viên thô ng qua sự thông đồng với nhau hay với các bộ phận bên ngoài đơn vị
Trang 27- Hoạt động kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp vụ thường xuyên phátsinh mà ít chú ý đến nghiệp vụ không thường xuyên, do đó những sai phạm trong các nghiệp vụnày thường hay bị bỏ qua.
- Yêu cầu thường xuyên và trên hết của nhà quản lý là chi phí bỏ ra cho hoạtđộng kiểm soát phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ước tính do sai sót hay gian lận gây ra
- Luôn có khả năng là các cá nhân có trách nhiệm kiểm soát đã lạm dụng quyền hạn của mình nhằm phục vụ cho mưu đồ riêng
- Điều kiện hoạt động của đơn vị thay đổi nên dẫn đến những thủ tục kiểm soátkhông còn phù hợp…
Chính những hạn chế trên là nguyên nhân làm cho kiểm soát nội bộ khôngthể đảm bảo tuyệt đối mà chỉ đảm bảo hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu củamình
1.2 Chất lượng kiểm toán và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán: 1.2.1 Khái niệm về chất lượng kiểm toán: Chất lượng kiểm toán được định
nghĩa theo nhiều cách khác nhau Tuy nhiên, định nghĩa của DeAngelo được xem làđầy đủ nhất Theo DeAngelo (1981), chất lượng kiểm toán được xem xét dựa vào khảnăng mà kiểm toán viên sẽ: (i) phát hiện ra khiếm khuyết của hệ thống kế toán kháchhàng và (ii) báo cáo các khiếm khuyết này Khả năng phát hiện và báo cáo của kiểmtoán viên phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và tính độc lập của Kiểm toán viên
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán: Lược thảo các yếu tố
chính ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán 3
1.2.2.1 Quy mô công ty kiểm toán: Là một trong những chỉ tiêu thường được
sử dụng như là chỉ tiêu tiêu biểu nhất cho chất lượng kiểm toán DeAngelo (1981) làmột trong những tác giả tiên phong trong việc nghiên cứu các biến số đo
3 Tham khảo Luận án Tiến Sĩ Kinh Tế “Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam” của NCS Trần Khánh Lâm- Tháng 06/2010: Chương 1 “Tổng quan về chất lượng kiểm toán và các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán”
Trang 28lường chất lượng kiểm toán trong đó có đề cập đến quy mô công ty kiểm toán (sốlượng khách hàng là một biến số để đánh giá quy mô của Công ty) DeAngelo đã tiếnhành phân tích về sự ảnh hưởng của quy mô kiểm toán đến chất lượng kiểm toán vàkết luận rằng các Công ty kiểm toán quy mô lớn ít ra có chất lượng được đánh giá caohơn các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ.
1.2.2.2 Mức độ chuyên sâu từng lĩnh vực, ngành nghề thực hiện kiểm
toán: Ngoài chỉ tiêu quy mô công ty kiểm toán, mức độ chuyên sâu ngành cũng được
sử dụng là một thang đo chất lượng dịch vụ kiểm toán, bởi vì: Nếu các kiểm toán viêncàng am hiểu, chuyên sâu trong lĩnh vực ngành nghề mình kiểm toán sẽ có khả năngđánh giá được tính hợp lý trong ước tính kế toán và trình bày và công bố thông tin và
do vậy sẽ làm tăng áp lực lên khách hàng phải tuân thủ nguyên tắc kế toán Ngoài ra,
để nâng cao tính chuyên môn trong lĩnh vực ngành nghề cụ thể thì các công ty kiểmtoán thường đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật, phương tiện vật chất, nhân sự và hệthống kiểm soát chất lượng để nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành mà mìnhchuyên sâu (Simunic và Stein, 1987) Maletta và Wright (1996) cho rằng trong từngngành sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ khác nhau luôn có những vấn đề rủi ro kiểmtoán đặc trưng ẩn chứa trong nó Đa số các nghiên cứu về mức độ chuyên sâu tronglĩnh vực chuyên môn đều sử dụng tỷ số giữa tổng giá phí kiểm toán của các dịch vụchuyên sâu mà kiểm toán viên thực hiện trong lĩnh vực này so với tổng phí kiểm toáncủa tất cả công ty kiểm toán trong cùng một lĩnh vực như là một thang đo về chấtlượng kiểm toán theo từng lĩnh vực (Zeff và Fossum, 1967; Dopuch và Simunic,
1980, 1982)
1.2.2.3 Nhiệm kỳ của kiểm toán viên: Với các vụ gian lận lớn và phá sản gần
đây của các doanh nghiệp trong đó có lỗi của Công ty kiểm toán thì vấn đề mối quan
hệ giữa khách hàng và công ty kiểm toán ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn Cácnhà chính sách bày tỏ sự quan tâm đến áp lực duy trì khách hàng kiểm toán và “mức
độ thân thiện” giữa kiểm toán viên với ban lãnh đạo doanh nghiệp (trong trường hợpkiểm toán viên thực hiện kiểm toán nhiều năm liền) tạo ảnh hưởng ngược đến chấtlượng kiểm toán (GAO, 2003) Từ đó đưa ra quy định bắt
Trang 29buộc luân phiên thay đổi công ty kiểm toán như là một biện pháp để nâng cao chấtlượng kiểm toán (AICPA, 1978; Berton, 1991; SEC, 1994) Quy định này nhằm giớihạn nhiệm kỳ kiểm toán viên vì mối quan hệ giữa kiểm toán viên và khách hàng càngmật thiết thì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng kiểm toán”.
1.2.2.4 Giá phí kiểm toán: Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc hạ thấp chi phí
(đặc biệt giá phí của cuộc kiểm toán năm đầu tiên thấp hơn mức chi phí bỏ ra) sẽ ảnhhưởng đến chất lượng kiểm toán (AICPA, 1978) Hạ thấp chi phí có thể dẫn đến quỹthời gian và chi phí dự trù cho cuộc kiểm toán bị hạ thấp và điều này tạo nên áp lực
và khó khăn cho kiểm toán viên trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu do sợ bịmất khách hàng DeAngelo (1981) đã thiết lập mô hình phí kiểm toán năm đầu tiênvới chi phí phát sinh liên quan đến việc thay đổi công ty kiểm toán của doanh nghiệpđược kiểm toán, cụ thể: Mô hình đã chỉ ra được một công ty kiểm toán đương nhiệm
có thể định ra giá phí kiểm toán dưới mức chi phí thực tế bỏ ra trong năm đầu tiên và
sẽ thu được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai do thực hiện hợp đồng kiểm toán này
và từ đó lại tạo ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khách hàng Mối quan hệ kinh tếnày có thể làm giảm tính độc lập của kiểm toán viên và một khi giảm tính độc lập sẽlàm suy giảm chất lượng kiểm toán
1.2.2.5 Phạm vi của dịch vụ phi kiểm toán cung cấp: Tương tự như nhiệm kỳ
kiểm toán, phạm vi của dịch vụ phi kiểm toán cung cấp cho khách hàng có quan hệ tỷ
lệ nghịch với chất lượng kiểm toán Goldman và Barlev (1974) cho rằng việc cungcấp dịch vụ phi kiểm toán một cách chuyên nghiệp (dịch vụ tư vấn quản lý và tư vấnthuế…) làm gia tăng tổng giá trị của gói dịch vụ mà công ty kiểm toán cung cấp chođối tượng được kiểm toán Tuy nhiên, giá trị gia tăng này lại làm giảm sự cân bằngđối trọng trong mối quan hệ giữa công ty kiểm toán và khách hàng Theo Simunic(1984), mối quan hệ kinh tế giữa công ty kiểm toán và khách hàng có thể gia tăng do
sự kết hợp cung cấp dịch vụ phi kiểm toán với dịch vụ kiểm toán Và điều này khiếncho công ty kiểm toán nhượng bộ khách hàng khi có sự bất đồng ý kiến xảy ra nhằmmục đích giữ chân khách hàng Tương tự, DeAngelo cũng cho rằng công ty kiểm toáncàng sợ mất khách hàng thì khả năng phát hiện các sai phạm
Trang 30trọng yếu trên báo cáo tài chính càng giảm Tóm lại, xét về mặt lý thuyết, Công tykiểm toán phải độc lập cả về hình thức lẫn tư tưởng Do dịch vụ phi kiểm toán làmgiảm tính độc lập nên sẽ làm giảm chất lượng kiểm toán và chất lượng của báo cáo tàichính.
1.2.2.6 Phương pháp luận kiểm toán và tính cách của kiểm toán viên: Kết
quả một số công trình nghiên cứu cho thấy: Các công ty kiểm toán có thể sử dụngtoàn bộ nguồn lực để tuyển dụng và đào tạo người giỏi nhất và sau đó trang bị cho họphương pháp luận kiểm toán tiên tiến nhất, phương pháp mà có thể phát hiện saiphạm trọng yếu trên báo cáo tài chính Tuy nhiên, kiểm toán viên nào có tính cáchkhát khao tìm tòi thì thường có khuynh hướng cung cấp chất lượng cao hơn trongviệc phát hiện các sai sót (Wooten, 2003)
- Xét trên phương diện phương pháp luận kiểm toán và quá trình kiểm soátchất lượng từ bên trong (nội bộ): Nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp luận kiểm toán tốtthường đi đôi với chất lượng cao hơn
- Xét trên phương diện tính cách của kiểm toán viên: Wooten (2003) cho rằngviệc kiểm soát của chủ phần hùn và chủ nhiệm kiểm toán, kinh nghiệm của kiểm toán viên vềngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng, tính chuyên nghiệp của kiểm toán viên, sựkiên trì và thái độ hoài nghi nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán Theo Kelley vàMargheim (1990), nếu một kiểm toán viên có xu hướng thực hiện hành vi làm giảm chất lượngkiểm toán thì đó có thể là do tính cách cá nhân của mỗi kiểm toán viên
1.2.2.7 Kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp: Giống như các thủ tục quản lý
rủi ro kinh doanh, việc thực hiện kiểm soát chất lượng (được thực hiện bởi nhữngnhân viên hoặc nhóm kiểm toán viên độc lập) là sự hoạt động kiểm tra cần thiết đểduy trì và nâng cao chất lượng kiểm toán Lợi ích của việc kiểm tra và giám sát là cóthể giúp công ty kiểm toán phát triển được những quy trình mới và củng cố, cải thiệnnhững quy trình cũ trong công ty Thậm chí tạo áp lực cho công ty kiểm toán
Trang 31phải suy nghĩ, thiết kế các quy trình, công cụ hỗ trợ kiểm toán mới để duy trì và nângcao chất lượng kiểm toán.
1.3 Yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế trong việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán BCTC
1.3.1 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA)
1.3.1.1 VSA 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh
Chuẩn mực này yêu cầu kiểm toán viên phải có sự hiểu biết đầy đủ và cầnthiết về tổng quan nền kinh tế; lĩnh vực, ngành nghề hoạt động, … của khách hàng
và sử dụng các hiểu biết này để đánh giá và phân tích các sự kiện, nghiệp vụ và thựctiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởngtrọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báocáo tài chính Việc thu thập các thông tin cần thiết về tình hình kinh doanh của đơn
vị là một quá trình tích luỹ liên tục, bao gồm việc thu thập, đánh giá và đối chiếuthông tin thu thập được với các bằng chứng kiểm toán ở tất cả các giai đoạn của quátrình kiểm toán Đây là cơ sở quan trọng để kiểm toán viên đưa ra các xét đoánchuyên môn như: đánh giá rủi ro và xác định các vấn đề cần chú ý, xác định mứctrọng yếu, lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả, đánhgiá bằng chứng kiểm toán và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho đơn vị được kiểm toán…
1.3.1.2 VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ
Chuẩn mực này yêu cầu kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kếtoán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổngthể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả Đồng thời sử dụng khả năngxét đoán nghề nghiệp của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tụckiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống thấp tới mức có thể chấp nhậnđược
1.3.1.3 VSA 401- Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học:
Trang 32Chuẩn mực này yêu cầu kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải có hiểubiết đầy đủ về môi trường tin học để lập kế hoạch, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra côngviệc kiểm toán đã thực hiện Trong mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, kiểm toán viên vàcông ty kiểm toán phải đánh giá sự cần thiết phải có những kỹ năng chuyên sâu về hệthống máy tính để phục vụ cho cuộc kiểm toán như: Có được hiểu biết đầy đủ về hệthống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ chịu ảnh hưởng của môi trường tin học;Xác định ảnh hưởng của môi trường tin học đến việc đánh giá chung về rủi ro, rủi ro
số dư tài khoản hoặc rủi ro từng loại giao dịch, Xây dựng và thực hiện các thửnghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản phù hợp
1.3.2 Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA):
1.3.2.1 ISA 315 – Hiểu biết về đơn vị, môi trường và đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu
1.3.2.1.1 Hiểu biết về đơn vị và môi trường, bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ: Phần này yêu cầu kiểm toán viên hiểu biết về các khía cạnh trọng yếu
của doanh nghiệp và môi trường hoạt động, các thành phần của hệ thống kiểm soátnội bộ để nhận định và đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu Các thông tin cần tìmhiểu là:
+ Các nhân tố bên ngoài: ngành nghề kinh doanh, quy định pháp lý, cơ cấu báo cáo tài chính được sử dụng và các nhân tố bên ngoài khác
+ Tính chất và đặc điểm của đơn vị
+ Mục tiêu, chiến lược và các rủi ro kinh doanh có liên quan có thể gây ra sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính
+ Đo lường và soát xét kết quả hoạt động
1.3.2.1.2 Đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu:
Phần này yêu cầu kiểm toán viên phải nhận diện và đánh giá những rủi ro cósai lệch trọng yếu ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính và cơ sở dẫn liệu của các loạinghiệp vụ, số dư tài khoản Để đánh giá, kiểm toán viên cần:
Trang 33+ Nhận diện những rủi ro bằng cách xem xét tình hình của đơn vị và môitrường hoạt động, bao gồm hệ thống kiểm soát, và xem xét loại nghiệp vụ, số dư tài khoản vàviệc trình bày trên báo cáo tài chính.
+ Liên hệ những rủi ro đã nhận diện với những sai sót có thể xảy ra với các cơ
sở dẫn liệu
+ Phần này cũng yêu cầu kiểm toán viên xác định xem những rủi ro đã đánhgiá có phải là những rủi ro cần có những cân nhắc đặc biệt hay không, hoặc đó có phải là nhữngrủi ro mà khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản cũng không đủ cung cấp bằng chứng hữu hiệu
1.3.2.1.3 Thông tin cho người quản lý cao cấp:
Phần này yêu cầu kiểm toán viên phải thông báo cho cấp quản lý thích hợpngay khi có thể các yếu kém trong thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nộibộ
1.3.2.2 ISA 330 – Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá:
Là một phần của ISA 400 được tách ra và bổ sung các yêu cầu và hướng dẫncủa thử nghiệm kiểm toán Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm củakiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc thiết kế và thực hiện các biệnpháp xử lý đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu mà kiểm toán đã xác định và đánhgiá khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
Các thủ tục ứng phó với rủi ro bao gồm: Xem xét thời gian, nội dung và phạm
vi của thử nghiệm bổ sung, thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản, xem xét sự đầy
đủ của việc trình bày và công bố
Kiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát để thu thậpđầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát cóliên quan nếu:
Trang 34- Khi đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, KTV kỳvọng rằng các kiểm soát hoạt động hiệu quả (nghĩa là KTV có ý định dựa vào tính hữu hiệu củahoạt động kiểm soát để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản);hoặc
- Nếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản thì không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp ở cấp độ cơ sở dẫn liệu
Khi thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV càng tin tưởng vào tínhhữu hiệu của hoạt động kiểm soát thì càng phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toánthuyết phục hơn
Đối với rủi ro phát hiện được ở cấp độ cơ sở dẫn liệu thì: Chỉ cần thực hiệnthử nghiệm kiểm soát, KTV cũng có thể đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả đối với rủi
ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá cho một cơ sở dẫn liệu cụ thể; Chỉ cần thựchiện các thử nghiệm cơ bản là phù hợp đối với các cơ sở dẫn liệu cụ thể, do đó KTV
bỏ qua ảnh hưởng của các kiểm soát khi đánh giá rủi ro liên quan Tuy nhiên, phươngpháp kết hợp thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản là một phương pháp hữuhiệu
1.3.3 So sánh VSA 310, VSA 400 và ISA 315
Cuối năm 2004, chuẩn mực kiểm toán quốc tế 315 – Hiểu biết về doanhnghiệp, môi trường và đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu ra đời thay thế cho bachuẩn mực ISA 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh, ISA 400 – Đánh giá rủi ro
và kiểm soát nội bộ và ISA 401 – Kiểm toán trong môi trường tin học Chuẩn mựcmới này đã đề ra việc sử dụng mô hình rủi ro kinh doanh trong đánh giá rủi ro khitiến hành công việc kiểm toán, một cách tiếp cận rủi ro mới mà hiện này chưa có mộtchuẩn mực kiểm toán nào ở Việt Nam tiếp cận tới Điều này ít nhiều đã ảnh hưởngđến chất lượng hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán Việt Nam đặc biệt làkhi nền kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Sựkhác biệt này là do hiện nay chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, đặc biệt là VSA 400vẫn đi theo hướng tiếp cận rủi ro kiểm toán thông qua việc đánh giá từng
Trang 35bộ phận của rủi ro bao gồm: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện dựatheo ISA 400 đã bị hủy bỏ Trong khi đó, ISA 315 đã có những thay đổi tích cựcnhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thông qua việc thay đổi quan điểm cũng nhưcách thức tiếp cận hệ thống kiểm soát nội bộ, mở rộng quan điểm về môi trường kinhdoanh và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong quá trình thuthập thông tin nhằm giúp cho kiểm toán viên sớm nhận định những rủi ro có khả năngtồn tại trên các báo cáo tài chính ISA 315 đòi hỏi kiểm toán viên phải chú trọngnhiều hơn vào giai đoạn tìm hiểu khách hàng để có sự hiểu biết sâu rộng về bản chấtcông việc, ngành nghề, chiến lược kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng khác cũngnhư những công cụ quản lý tài chính và cách áp dụng các công cụ đó vào thực tế quản
lý hay nói cách khác là cần phải có sự tập trung vào kiểm soát của doanh nghiệp đốivới các hoạt động tài chính nhằm đánh giá các rủi ro kinh doanh có thể xảy ra đối vớidoanh nghiệp Từ các đánh giá ban đầu này, kiểm toán viên sẽ cân nhắc xem liệu cácrủi ro kinh doanh này có gia tăng khả năng có sai lệch trọng yếu trên báo cáo tàichính hay không, nếu có, kiểm toán viên sẽ liên hệ để xác định rằng các cơ sở dẫnliệu của báo cáo tài chính có còn phù hợp hay không Đây được xem là một trongnhững phương pháp, kỹ thuật tiên tiến được đánh giá cao về tính hiệu quả trong kiểmtoán báo cáo tài chính Vừa qua, Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của
Bộ Tài Chính đã ban hành hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới (trong đó
có VSA 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết vềđơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” có hiệu lực thi hành kể từ ngày01/01/2014, thay thế cho các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành theo cácQuyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27/9/1999, Quyết định số 219/2000/QĐ-BTCngày 29/12/2000, Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001, Quyết định số28/2003/QĐ-BTC ngày 14/3/2003, Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày28/11/2003, Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005, Quyết định số101/2005/QĐ-BTC ngày 29/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Với việc ban hành
Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán mới này sẽ tạo hành lang pháp lý ngày càng vữngchắc cho ngành nghề Kiểm toán Việt Nam phát triển
Trang 361.4 Trình tự tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
1.4.1 Vị trí và vai trò của việc tìm hiểu và đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ
trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính
Việc nghiên cứu HTKSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát là rất quan trọng đốivới kiểm toán viên, đồng thời cũng thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp của
họ khi tiến hành kiểm toán.Vì thế VSA 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” yêucầu: “Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và HTKSNB của kháchhàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệuquả…”
Kiểm soát nội bộ tuy là công cụ quan trọng trong quản lý đơn vị, nhưng nólại có ảnh hưởng rất lớn đối với công việc của kiểm toán viên, cụ thể:
- Thông qua tìm hiểu HTKSNB và các bộ phận, kiểm toán viên (KTV) đánhgiá được những điểm mạnh và điểm yếu của kiểm soát nội bộ nói chung cũng như trong từng bộphận, từng khoản mục…
- Trên cơ sở hiểu biết về kiểm soát nội bộ, giúp KTV:
+ Xác định được phạm vi kiểm toán cần thiết đối với những sai sót trọng yếu có thể tồn tại trong báo cáo tài chính
+ Xem xét những nhân tố có khả năng gây ra sai sót trọng yếu
+ Xây dựng thủ tục kiểm toán thích hợp
1.4.2 Trình tự tìm hiểu và đánh giá HTKSNB của kiểm toán viên
1.4.2.1 Bước 1: Khảo sát HTKSNB để lập kế hoạch kiểm toán
Theo VSA 400 thì KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chươngtrình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả Trong đó, hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồmmôi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát: Tìm hiểu
Trang 37xem HTKSNB có được thiết kế phù hợp không và chúng có được đơn vị thực hiệntrên thực tế hay không Việc tìm hiểu này giúp KTV xác định được các loại sai sóttiềm tàng, xem xét các yếu tố ảnh hưởng có thể dẫn đến rủi ro có các sai sót trọng yếutrên báo cáo tài chính, thiết kế các thử nghiệm cơ bản…
- Môi trường kiểm soát: KTV phải hiểu biết về môi trường kiểm soát củađơn vị để đánh giá nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của nhà quản lý đối với hệthống kiểm soát nội bộ
- Thông tin và truyền thông (chú trọng nhiều đến hệ thống kế toán): KTV cần khảo sát theo trình tự sau:
Tìm hiểu các loại nghiệp vụ chính trong đơn vị
Xem xét việc xử lý các nghiệp vụ: Chúng được ghi nhận như thế nào?
Sổ sách có liên quan? Các phương pháp xử lý nghiệp vụ?
Tìm hiểu tiến trình lập báo cáo tài chính bao gồm chính sách kế toán
và phương pháp xác định các ước tính kế toán
Đặc biệt, KTV cần tìm hiểu kiểm soát nội bộ cho từng chu trình nghiệp vụ(các chính sách, thủ tục có liên quan đến quá trình xử lý một loại nghiệp vụ cụ thể)
Có nhiều chu trình nghiệp vụ:
Chu trình bán hàng - thu tiền: Gồm các thủ tục và chính sách liên quan
đến việc nhận đơn đặt hàng, xét duyệt, xuất kho, lập hóa đơn, ghi chép doanh thu và
nợ phải thu, thu tiền và ghi chép vào tải khoản tiền…
Chu trình mua hàng – thanh toán: lập phiếu yêu cầu mua hàng, đơn đặt
hàng, hợp đồng kinh tế, nhận hàng, lập biên bản kiểm nhận, phiếu nhập kho, ghi sổ kếtoán, theo dõi công nợ, phê chuẩn việc trả tiền, trả tiền và ghi chép số tiền đã thanhtoán…
Chu trình sản xuất: Gồm thủ tục và chính sách liên quan đến việc dự trữ
nguyên vật liệu, đưa nguyên liệu vào sản xuất, phân bổ chi phí sản xuất cho sảnphẩm…
Trang 38Ngoài ra, còn có các chu trình khác: Chu trình tiền lương, chu trình tài chính, chu trình đầu tư…
- Thủ tục kiểm soát: Trước hết, kiểm toán viên phải cân nhắc kết quả đạtđược trong quá trình tìm hiểu về những bộ phận khác của kiểm soát nội bộ (môi trường kiểmsoát, hệ thống kế toán) để xem liệu có cần phải tìm hiểu thêm về các hoạt động kiểm soát haykhông, bởi vì kiểm toán viên có thể đã có những hiểu biết về các hoạt động kiểm soát thông quaquá trình tìm hiểu các bộ phận
Bên cạnh đó, theo VSA 401 “Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học”quy định: Khi lập kế hoạch về những công việc của cuộc kiểm toán chịu ảnh hưởngcủa môi trường tin học, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải hiểu biết tầm quantrọng và tính phức tạp của sự vận hành hệ thống máy tính và khả năng trong việccung cấp thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán Từ việc hiểu biết về môi trường tinhọc để xác định xem môi trường này có ảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro tiềm tàng
và rủi ro kiểm soát hay không
Bản chất của rủi ro và đặc điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ trong môitrường tin học, bao gồm: Thiếu dấu vết của các giao dịch; Quy trình xử lý thống nhấtcác giao dịch; Sự phân chia các chức năng bị hạn chế; Khả năng của sai sót và khôngtuân thủ; Tự tạo và thực hiện các giao dịch; Sự phụ thuộc của các bước kiểm soátkhác đối với quá trình xử lý thông tin bằng máy tính; Tăng khả năng giám sát củaBan Giám đốc; Tăng khả năng sử dụng kỹ thuật kiểm toán được máy tính trợ giúp
Phạm vi tìm hiểu: Theo VSA 400 thì nội dung, lịch trình và phạm vi củacác thủ tục tìm hiểu hệ thống kế toán và HTKSNB có thể thay đổi tùy theo các điều kiện sau:Quy mô, tính chất phức tạp của đơn vị và của hệ thống tin học của đơn vị; Mức độ trọng yếutheo xác định của KTV và công ty kiểm toán; Các loại kiểm soát nội bộ (VD: Kiểm soát hàngmua, hàng bán, kiểm soát tiền mặt…); Nội dung các qui định của đơn vị đối với những thủ tụckiểm soát cụ thể (VD: Quy trình mua hàng, quy trình bán hàng, quy trình nhập – xuất kho…);Mức độ phát sinh các
Trang 39nghiệp vụ kinh tế nhiều hay ít, việc lưu giữ các tài liệu KSNB của khách hàng; Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng là cao hay thấp.
- Kinh nghiệm kiểm toán trước đây tại đơn vị (nếu có): Vì trong hồ sơ kiểmtoán của năm trước sẽ có những thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán năm hiện hành (VD:Những kết luận của năm trước về điểm yếu, điểm mạnh của HTKSNB chính là xuất phát điểm
để KTV thực hiện phỏng vấn về những thay đổi của hệ thống trong năm hiện hành…)
- Phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên giám sát và những nhân viên
khác
- Kiểm tra, xem xét các tài liệu, các thông tin do hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ cung cấp: Sơ đồ tổ chức, sổ tay chính sách, sổ nhật ký, sổ cái, các báocáo trình bày những dữ liệu thực tế và kế hoạch… Sau khi nghiên cứu, KTV cần tiến hành phỏngvấn về những hoạt động kiểm soát đặc biệt và những thay đổi về điều kiện kiểm soát
- Quan sát các hoạt động kiểm soát và sự vận hành của chúng trong thực
tiễn
- Bảng tường thuật: Là sự mô tả bằng văn bản về HTKSNB của khách
hàng, nó có thể sử dụng duy nhất để ghi nhận đối với những hệ thống giản đơn.Tuy nhiên, công
cụ này thường được dùng phối hợp với các công cụ khác
- Bảng câu hỏi: Bảng liệt kê nhiều câu hỏi đã chuẩn bị trước về các quá
trình kiểm soát, thường được thiết kế dưới dạng trả lời “Có”, “không” hoặc “không áp dụng”.Câu trả lời “Có” thường được quy ước là biểu thị tình trạng kiểm soát tốt, “không” sẽ cho thấy
sự yếu kém của KSNB
- Lưu đồ: Biểu thị hệ thống thông tin kế toán, các hoạt động kiểm soát bằng
những ký hiệu đã được quy ước Kiểm toán viên nên trình bày lưu đồ theo
Trang 40hướng tổng quát từ phải sang trái, từ trên xuống dưới và trình bày theo cột để mô tả những công việc diễn ra ở từng bộ phận chức năng, từng nhân viên.
- Phép thử Walk-through: Được dùng để kiểm tra lại xem đã mô tả đúng
hiện trạng của từng chu trình nghiệp vụ hay chưa? Nếu có sự khác biệt, KTV sẽ điều chỉnh lạicác bảng mô tả cho đúng
1.4.2.2 Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Đồng thời, theo VSA 401 có đề cập: Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trongmôi trường tin học có thể có tác động rộng hoặc hẹp đến khả năng có sai sót trọngyếu trên số dư một tài khoản hoặc giao dịch trong các tình huống sau: Rủi ro có thể làkết quả của sự yếu kém trong các hoạt động của hệ thống máy tính có thể ảnh hưởngđến tất cả các ứng dụng được xử lý trên máy tính; Rủi ro làm tăng khả năng phát sinhsai sót và gian lận trong những chương trình ứng dụng cụ thể, trong những cơ sở dữliệu, hoặc trong những hoạt động xử lý thông tin cụ thể Đơn vị được kiểm toánthường ứng dụng những công nghệ thông tin mới vào hệ thống máy tính bao gồm cáckết nối mạng nội bộ, cơ sở dữ liệu phân tán; sự lưu chuyển thông tin từ hệ thống quảntrị sang hệ thống kế toán Các hệ thống này làm tăng độ tinh xảo của hệ thống thôngtin máy tính và tính phức tạp của các ứng dụng cụ thể, làm tăng rủi ro và cần đượcchú ý đặc biệt
các khoản mục trên báo cáo tài chính Theo VSA 500 “Bằng chứng kiểm toán” thì xác định cơ sởdẫn liệu của báo cáo tài chính gồm: