Các rủi ro thường gặp trong quá trình xây lắp...19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ21 2.1.. Tại các
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ
Lớp: K47C Kế toán – Kiểm toán
Khóa học: 2013 - 2017
Huế, tháng 05 năm 2017
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế Trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ từ rất nhiều phía.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các anh chị phòng
kế toán – tài vụ của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế đặc biệt là anh Nguyễn Văn Hậu và chị Phan Thị Hồng Vân đã tạo điều kiện
và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, thu thập thông tin, nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo – Thạc sỹ Nguyễn Trà Ngân đã tận tình, dành nhiều thời gian và công sức trong việc dẫn dắt và hướng dẫn tôi trong suốt quá tbrình làm đề tài từ lúc xây dựng đề cương cho đến lúc hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè – những người
đã luôn đồng hành, chia sẻ, động viên tôi để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã nỗ lực tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu để hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy cô giáo và những người quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn Kính chúc quý thầy cô cùng các anh chị cán bộ làm việc tại Công
ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
GTGT: Giá trị gia tăng
HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ
HTQT: Hệ thống quản trị
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2014-2016 30Bảng 2.2: Tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm 2014-2016 31Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2014-2016 32Bảng 2.4: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2014-2016 32
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất doanh nghiệp xây lắp 26
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 27
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý tại Xí nghiệp Xây dựng số 2 30
Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 33
Sơ đồ 2.5: Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp Xây dựng số 2 35
Sơ đồ 2.6: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán trên máy vi tính 40
Sơ đồ 2.7: Quy trình mua nguyên vật liệu khi Công ty cung cấp .43
Sơ đồ 2.8: Quy trình nhập kho vật liệu 47
Sơ đồ 2.9: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí nhân công trực tiếp 61
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ iii
MỤC LỤC iv
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Cấu trúc đề tài 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH CHI PHÍ XÂY LẮP 4
1.1 Khái quát chung về Hệ thống KSNB trong doanh nghiệp 4
1.1.1 Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ 4
1.1.2 Các bộ phận cấu thành Hệ thống KSNB 6
1.1.2.1 Môi trường kiểm soát 6
1.1.2.2 Hệ thống thông tin kế toán 8
1.1.2.3 Thủ tục kiểm soát 9
1.1.2.4 Bộ phận kiểm toán nội bộ 11
1.1.3 Những hạn chế tiềm tàng của Hệ thống KSNB 11
1.2 Những vấn đề cơ bản về chi phí xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng 12
1.2.1 Khái niệm 12
1.2.2 Phân loại chi phí xây lắp 12
1.2.3 Ý nghĩa chi phí xây lắp 13
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 71.3 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến công tác kiểm soát
chi phí xây lắp 13
1.4 Nội dung kiểm soát chi phí xây lắp 14
1.4.1 Mục tiêu của kiểm soát chi phí xây lắp 14
1.4.2 Các thủ tục kiểm soát chi phí xây lắp 15
1.4.2.1 Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15
1.4.2.2 Đối với chi phí nhân công trực tiếp 16
1.4.2.3 Đối với chi phí sử dụng máy thi công 17
1.4.2.4 Đối với chi phí sản xuất chung 18
1.4.3 Các rủi ro thường gặp trong quá trình xây lắp 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ21 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế .21
2.1.1 Quá trình hình thành công ty Cổ phần Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế 21 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty 22
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ 23
2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý tại Công ty 24
2.1.5 Tình hình về nguồn lực của Công ty trong giai đoạn 2014- 2016 30
2.1.5.1 Tình hình nguồn lao động 30
2.1.5.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn 31
2.1.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 32
2.1.6 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 33
2.2 Kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại Công ty CP Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế 36
2.2.1 Môi trường kiểm soát tại Công ty CP Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế 36
2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán tại Công ty Cổ phần Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế 39
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 82.2.3 Thực tế công tác kiểm soát chi phí xây lắp tại Xí nghiệp Xây dựng số 2 41
2.2.3.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 41
2.2.3.2 Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 56
2.2.3.3 Kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công 65
2.2.3.4 Kiểm soát chi phí sản xuất chung 73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ 79
3.1 Nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế 79
3.1.1 Môi trường kiểm soát tại Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế 79
3.1.2 Hệ thống thông tin kế toán tại Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế 80
3.1.2.1 Về bộ máy tổ chức 80
3.1.2.2 Về vệ thống tài tài khoản áp dụng tại Công ty: 80
3.1.3 Thủ tục kiểm soát chi phí xây lắp tại Xí nghiệp Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế 82
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại Công ty CP Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế 88
3.2.1 Về môi trường kiểm soát 88
3.2.2 Về hệ thống thông tin kế toán tại Công ty CP Xây dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế 89
3.2.3 Về thủ tục kiểm soát tại Công ty CP Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế .89
3.2.3.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 89
3.2.3.2 Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 90
3.2.3.3 Kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công 90
3.2.3.4 Kiểm soát chi phí sản xuất chung 91
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9PHẦN III: KẾT LUẬN 92
1 Kết luận 92
2 Kiến nghị 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Kiểm soát nội bộ là bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp, giúp cho nhà quản
lý kiểm tra, giám sát được quá trình hoạt động Trong đó kiểm soát chi phí là một vấn
đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý Tại các doanh nghiệp xây dựng, chi phíxây lắp và giá thành sản phẩm xây lắp là nhân tố quan trọng luôn được các nhà quản lýdoanh nghiệp quan tâm hàng đầu vì chi phí xây lắp là chỉ tiêu phản ánh chất lượnghoạt động của doanh nghiệp cũng như trình độ tổ chức quản lý Việc kiểm soát tốt chiphí không những sẽ hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, mà còn góp phần tănglợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, vấn
đề thất thoát trong xây dựng cơ bản, đặc biệt là xây dựng cầu đường là một bài toánkhó hiện nay Các nhà quản lý ở đơn vị thi công không kiểm soát được chi phí trongquá trình thi công nên buộc phải thay đổi thiết kế như giảm bớt khối lượng xi măng,sắt thép làm cho chất lượng công trình giảm sút Điều nay đặt ra mối quan tâm lớncho các nhà quản lý ở các đơn vị thi công như: làm thế nào để hạ thấp chi phí thi công
mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình
Qua nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông TT Huế đãtạo dựng một nền tảng tài chính đủ mạnh để công ty phát triển bền vững Công ty đãxây dựng và không ngừng hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ để phù hợp với xuhướng phát triển hiện nay Nhưng hoạt động Xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thờigian thi công kéo dài nên vấn đề đặt ra cho công ty là làm sao quản lý vốn tốt, có hiệuquả đồng thời khắc phục tình trạng thất thoát lãng phí trong quá trình sản xuất, giảmchi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh của công ty Chính vì vậy, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát vềchi phí xây lắp tại doanh nghiệp là công việc hữu ích, cần thiết nhằm tạo sức cạnhtranh cho các doanh nghiệp trong xu thế phát triển và hội nhập như hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng trên, với kiến thức đã học ở trường kết hợp vớithời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế cùngvới mong muốn đi sâu nghiên cứu các vấn đề về kiểm soát chi phí em quyết định chọn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11đề tài: “ Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình chi phí xây lắp tại Công ty Cổphần Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận chung về kiểm soát chi phí đặc biệt là kiểmsoát nội bộ về chi phí
- Tìm hiểu công tác kiểm soát nội bộ đối với chu trình chi phí xây lắp tạiCông ty Cổ phần Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế, từ đó có sự so sánh giữa lýthuyết đã học và thực tế tại Công ty
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể, khoa học nhằm hoàn thiện công tác kiểmsoát nội bộ đối với chu trình chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng- Giaothông Thừa Thiên Huế
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác kiểm soát nội bộ chu trình chi phí xây lắp tạiCông ty Cổ phần Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: tập trung nghiên cứu chi tiết về công tác kiểm soát nội bộ chutrình chi phí xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp 2 Công ty Cổ phần Xây dựng- Giao thôngThừa Thiên Huế
- Về không gian: đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Xây dựng Giaothông- Thừa Thiên Huế Địa chỉ Lô 77 đường Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ -Thành Phố Huế
- Về thời gian: đề tài được thực hiện từ 02/01/2017 đến 30/04/2017, số liệuđược sử dụng trong đề tài từ 8/2016 đến 12/2016
5 Phương pháp nghiên cứu
các hệ thống chứng từ, sổ sách liên quan đến khoản mục chi phí xây lắp Ngoài ra thuthập thông tin qua việc tìm kiếm trên các websites của Công ty về tình hình cơ cấu tổchức, các báo cáo tài chính của công ty…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12- Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp hỏi trực tiếp nhân viên kế toán,
những nhân viên trong công ty để thu thập thông tin Đây là phương pháp hiệu quảtrong quá trình thu thập thông tin
và ghi lại những vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêunghiên cứu nhằm mô tả, phân tích, nhận định, đánh giá
- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thực
hiện tính toán, xử lý và phân tích các số liệu trên báo cáo tài chính
- Phương pháp phân tích, đánh giá: từ các thông tin thu thập được tiến
hành phân tích đánh giá công tác kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp từ đó tìm ra một sốbiện pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại Công ty
6 Cấu trúc đề tài
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về Hệ thống Kiểm soát nội bộ chu trình chi phí xây lắp Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại Công ty cổ
phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chi phí xây
lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ CHU TRÌNH CHI PHÍ XÂY LẮP
1.1 Khái quát chung về Hệ thống KSNB trong doanh nghiệp
1.1.1 Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam định nghĩa: Hệ thống kiểm soát nội bộ làcác quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụngnhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định; để kiểm tra; kiểm soát;ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý;nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (The International Federation of Accountant IFAC) thì : “Hệ thống kiểm soát nội bộ là kế hoạch của đơn vị và toàn bộ các phươngpháp, các bước công việc mà các nhà quản lý doanh nghiệp tuân theo Hệ thống Kiểmsoát nội bộ trợ giúp cho các nhà quản lý đạt được mục tiêu một cách chắc chắn theotrình tự và kinh doanh có hiệu quả kể cả việc tôn trọng các quy chế quản lý; giữ antoàn tài sản, ngăn chặn, phát hiện sai phạm và gian lận; ghi chép kế toán đầy đủ, chínhxác, lập báo cáo tài chính kịp thời, đáng tin cậy”
-Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về KSNB nhưng có thể hiểu một cách chungnhất KSNB:
Thứ nhất Hệ thống KSNB trong một doanh nghiệp được hiểu là có hai phần:Phần thứ nhất là các cơ chế kiểm soát nội bộ bao gồm toàn bộ các cơ chế nghiệp vụ;các quy trình; các quy chế nghiệp vụ cộng với một cơ cấu tổ chức (gồm sắp xếp, phâncông phân nhiệm phân cấp, ủy quyền,…) nhằm làm cho hoạt động của doanh nghiệpđược hiệu quả và an toàn Phần thứ hai là các bộ phận kiểm tra và giám sát chuyêntrách, trong đó có kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo cho việc vận hành các cơ chế kiểmsoát nội bộ nói trên được thực hiện nghiêm và có hiệu quả
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Thứ hai, Hệ thống KSNB sẽ gắn liền với mọi bộ phận, mọi quy trình nghiệp vụ
và mọi nhân viên trong doanh nghiệp ít nhiều sẽ tham gia vào việc kiểm soát nội bộ vàkiểm soát lẫn nhau
Bao gồm 4 mục tiêu
(1) Mục tiêu hiệu quả:
KSNB phải hướng tới việc tối đa hóa hiệu quả trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp thông qua việc sử dụng hợp lý nhất tài sản và các nguồn lực khác đồngthời giúp doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro, thua lỗ Với mục tiêu này , hệ thống kiểmtra nội bộ phải được xây dựng sao cho toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp sẽ nổ lựcđạt được các mục tiêu của doanh nghiệp bằng các phương thức có hiệu quả nhất, hạnchế các chi phí vượt mức ngoài mong muốn và không đặt quyền lợi khác lên trên lợiích của doanh nghiệp
(2) Mục tiêu đánh giá, dự báo, ngăn ngừa rủi ro cho doanh nghiệp:
Một hệ thống KSNB phải đưa ra các biện pháp nhằm đánh giá các loại hình rủi
ro có khả năng gây ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp
Đồng thời, nó cũng phải đảm bảo sự tương xứng giữa những rủi ro với mức vốn,với phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp
Hệ thống KSNB cũng nhằm vào việc bảo vệ tài sản và các nguồn lực của doanhnghiệp trước những hành vi chiếm đoạt không hợp lệ, sử dụng trái phép hoặc chốngmất mát để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động an toàn, có hiệu quả
(3) Mục tiêu về thông tin:
Mục tiêu này có nghĩa là Hệ thống KSNB tốt phải đảm bảo cho hệ thống thôngtin báo cáo của doanh nghiệp phải được chính xác, cập nhật đầy đủ để doanh nghiệp
có thể đưa ra các quyết sách kịp thời, đúng và có hiệu quả Cụ thể hơn, Hệ thốngKSNB phải đảm bảo sự tin cậy, chính xác, kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh;các quyết toán năm; các hồ sơ, báo cáo tài chính, kế toán khác; các báo cáo giải trìnhtrước cổ đông, các cơ quan quản lý, các đối tác… để khi các thông tin này được gửi tớiHội đồng quản trị, Ban điều hành, cổ đông, cơ quan quản lý giám sát… thì nhữngngười nhận thông tin này có thể đưa ra các quyết định chính xác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15(4) Mục tiêu tuân thủ:
Tức là Hệ thống KSNB phải đảm bảo cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệptheo đúng pháp luật, phù hợp với yêu cầu của giám sát cũng như phù hợp với cácnguyên tắc, quy trình, quy định nội bộ của doanh nghiệp
- Giúp cho việc quản lý hoạt động kinh doanh của đơn vị hiệu quả hơn, giảmbớt các rủi ro tiềm tàng
- Bảo vệ tài sản của đơn vị khỏi bị hư hỏng,mất mát Ngăn ngừa các gian lận
và sai sót, đảm bảo tính chính xác và trung thực số liệu, báo cáo kế toán
- Ghi chép đầy đủ, chính xác và đúng các nghiệp vụ kinh tế về hoạt độngkinh doanh
- Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của
tổ chức cũng như các quy định của Pháp luật
- Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạtđược mục tiêu
- Đảm bảo việc lập báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ và tuân thủ các yêu cầupháp định có liên quan
1.1.2 Các bộ phận cấu thành Hệ thống KSNB
Theo quan điểm IFAC các bộ phận cấu thành HTKSNB gồm bốn bộ phận:
(1) Môi trường kiểm soát
(2) Hệ thống thông tin kế toán
(3) Thủ tục kiểm soát
(4) Bộ phận kiểm toán nội bộ
1.1.2.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, nó chi phối ý thứckiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ phận khác củakiểm soát nội bộ Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố bên trong vàbên ngoài đơn vị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16Các nhân tố bên ngoài bao gồm:
Các đặc thù về quản lý đề cập tới các quan điểm khác nhau trong điều hành hoạtđộng DN của các nhà quản lý Các quan điểm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chínhsách, chế độ, các quy định và cách thức tổ chức kiểm tra kiểm soát trong DN Nếu nhàquản lý có quan điểm kinh doanh lành mạnh, luôn tuân thủ nguyên tắc đạo đức trongkinh doanh, coi trọng tính trung thực của báo cáo tài chính và có những biện pháp đểhạn chế tối đa rủi ro kinh doanh làm cho môi trường kiểm soát lành mạnh, ngược lạithì HTKSNB sẽ không được vận hành một cách hiệu quả
Để thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp và có hiệu quả, các nhà quản lý phảituân thủ các nguyên tắc sau:
Thiết lập được sự điều hàbnh và sự kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của
DN, không bỏ sót lĩnh vực nào, đồng thời không có sự chồng chéo giữa các bộ phận
Thực hiện sự phân chia rành mạch 3 chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép
và bảo quản tài sản
Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận nhằm đạt được hiệu quảcao nhất trong hoạt động của các bộ phận chức năng
Nếu nhân viên có năng lực và tin cậy, nhiều quá trình kiểm soát có thể không cầnthực hiện mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu đề ra của kiểm soát nội bộ Bên cạnh đó,mặc dù DN có thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục kiểm soát chặt chẽ nhưngvới đội ngũ nhân viên kém năng lực trong công việc và thiếu trung thực về phẩm chấtđạo đức thì HTKSNB không thể phát huy hiệu quả
Vì vậy, DN cần có những chính sách cụ thể và rõ ràng về tuyển dụng, đào tạo,sắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhân viên Việc đào tạo, bố trí nhân viên phảiphù hợp với năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, đồng thời phải mang tính kếtục và liên tiếp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17d) Công tác kế hoạch
Hệ thống kế hoạch và dự toán, bao gồm các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, thu chiquỹ, kế hoạch hay dự án đầu tư, sữa chữa TSCĐ, đặc biệt là kế hoạch tài chính gồmnhững ước tính cân đối tài chính, kết quả hoạt động và sự luân chuyển tiền trong tươnglai là những nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát Nếu việc lập và thực hiện
kế hoạch được tiến hành khoa học và nghiêm túc thì hệ thống kế hoạch và dự toán đó
sẽ trở thành công cụ kiểm soát rất hữu hiệu Vì vậy trong thực tế các nhà quản lýthường quan tâm xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch, theo dõi nhân tố ảnh hưởng đến
kế hoạch đã lập nhằm phát hiện những vấn đề bất thường để xử lý, điều chỉnh
Các công ty cổ phần có quy mô lớn thường lập một ủy ban kiểm soát bao gồmnhững người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị như thành viên của HĐQTnhưng không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý và là những chuyên gia am hiểu về lĩnhvực kiểm soát
Các nhân tố bên trong
Ngoài các nhân tố bên trong nói trên, hoạt động của đơn vị còn chịu ảnh hưởngcủa môi trường bên ngoài như pháp luật, sự kiểm soát của các cơ quan chức năng nhànước, ảnh hưởng của các chủ nợ, môi trường pháp lý, đường lối phát triển của đấtnước…Tuy nhiên các nhân tố này không thuộc tầm kiểm soát của ban quản lý đơn vịtrong thiết kế và thực hiện HTKSNB Như vậy, môi trường kiểm soát bao gồm nhữngnhân tố có ảnh hưởng đến quy trình thiết kế, vận hành và xử lý dữ liệu của HTKSNBdoanh nghiệp, trong đó nhân tố chủ yếu và quan trọng là nhận thức về hoạt động kiểmtra, kiểm soát và điều hành hoạt động của các nhà quản lý DN
1.1.2.2 Hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống thông tin kế toán chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị bao gồm hệthống chứng từ, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổnghợp, cân đối kế toán Trong quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quantrọng trong công tác kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Một hệ thống kế toán hữuhiệu phải gồm:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18- Tính có thực: cơ cấu kiểm soát không cho phép ghi chép những nghiệp vụkhông có thực vào sổ sách của đơn vị.
- Sự phê chuẩn: bảo đảm mọi nghiệp vụ xảy ra phải được phê chuẩn hợp lý
- Tính đầy đủ: bảo đảm việc phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ kinh tế phátsinh
- Sự đánh giá: bảo đảm không có sai phạm trong việc tính toán khoán giá
- Sự phân loại: bảo đảm các nghiệp vụ được ghi chép đúng theo sơ đồ tàikhoản và ghi nhận đúng đắn ở các loại sổ sách kế toán
- Tính đúng kỳ: bảo đảm việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh được thực hiệnkịp thời theo quy định
- Quy trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác số liệu kế toán được ghi sổ phụphải được tổng cộng và chuyển sổ đúng đắn, tổng hợp chính xác trên các báo cáo tàichính của doanh nghiệp
1.1.2.3 Thủ tục kiểm soát
Thủ tục kiểm soát: là các quy chế và thủ tục do lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉđạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý
Các thủ tục kiểm soát chủ yếu bao gồm:
Lập, kiểm ra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan đến đơn vị
Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán
Kiểm tra chương trình ứng dụng và môi trường tin học
Kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
Kiểm tra và phê duyệt các chứng từ kế toán, tài liệu kế toán
Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài
So sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kế toán
Giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và tài liệu kế toán
Phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, kế hoạch
Các thủ tục kiểm soát do nhà quản lý xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản:
Nguyên tắc phân công phân nhiệm:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Theo nguyên tắc này, trách nhiệm và công việc cần được phân loại cụ thể chonhiều bộ phận và cho nhiều người trong bộ phận Mục đích là không để một cá nhânhay bộ phận nào có thể kiểm soát mọi mặt của một nghiệp vụ Khi đó, thông qua cơcấu tổ chức, công việc của một nhân viên này có thể được kiểm soát bởi công việc củamột nhân viên khác Phân chia trách nhiệm làm giảm rủi ro xảy ra các sai sót nhầm lẫncũng như các hành vi gian lận Mặt khác, nó có tác dụng tạo điều kiện nâng caochuyên môn, thúc đẩy nhau làm việc và khi phân chia phải phù hợp với năng lực củangười đó.
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm:
Nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về trách hiệm trong các nghiệp vụ
có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hạn
- Chức năng kế toán và chức năng bảo quản tài sản
- Chức năng xét duyệt nghiệp vụ và chức năng bảo quản tài sản
- Chức năng kế toán và chức năng thực hiện nghiệp vụ
Nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn
Theo sự ủy quyền của nhà quản lý, các cấp dưới được giao cho quyết định và giảiquyết một số công việc trong phạm vi nhất định Quy trình ủy quyền được tiếp tục mởrộng xuống cấp thấp hơn tạo nên một hệ thống phân chia trách nhiệm và quyền hạn màvẫn không làm mất tính tập trung của doanh nghiệp
Để tuân thủ tốt quy trình kiểm soát, mọi nghiệp vụ kinh tế phải được phê duyệtđúng đắn, gồm:
- Phê duyệt chuẩn chung: được thực hiện thông qua việc xây dựng các chínhsách chung về những mặt hoạt động cụ thể cho các cán bộ cấp dưới tuân thủ
- Phê chuẩn cụ thể được thực hiện theo từng nghiệp vụ kinh tế
Kiểm soát vật chất:
Hoạt động này được thực hiện cho các loại sổ sách và tài sản, kể cả những ấn chỉđánh số trước nhưng chưa sử dụng, cũng như cần hạn chế sự tiếp cận với các chươngtrình tin học và hồ sơ dữ liệu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 201.1.2.4 Bộ phận kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hànhcông việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị.Kiểm toán nội bộ là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống kiểm soát nội bộcủa doanh nghiệp, bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát đánh giáthường xuyên về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả củaviệc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về kiểm soát nội bộ Bộ phận kiểmtoán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có những thông tin kịp thời và xác thực
về các hoạt động trong doanh nghiệp Tuy nhiên bộ phận kiểm toán nội bộ chỉ pháthuy tác dụng nếu:
Về nhân sự
Tuyển chọn những nhân viên có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực chuyên môn
và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với các quy định hiện hành
- Khả năng đánh lừa, che giấu của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhauhay với các đối tượng bên ngoài đơn vị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21- Hoạt động kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp vụ thường xuyên phátsinh mà ít chú ý đến những nghiệp vụ không thường xuyên, do đó những sai phạmtrong các nghiệp vụ này thường bị bỏ qua.
- Yêu cầu thường xuyên và trên hết của người quản lý là chi phí bỏ ra cho hoạtđộng kiểm soát nhỏ hơn hay giá trị thiệt hại ước tính do nhầm lẫn hay gian lận gây ra
- Luôn có khả năng là các cá nhân có trách nhiệm kiểm soát đã lạm dụng quyềnhạn của mình nhằm phục vụ cho mưu đồ riêng
- Điều kiện hoạt động của đơn vị thay đổi nên dẫn tới những thủ tục kiểm soátkhông còn phù hợp
Những hạn chế nói trên của KSNB là nguyên nhân khiến cho KSNB không thểđảm bảo tuyệt đối, mà chỉ đảm bảo hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu của mình
1.2 Những vấn đề cơ bản về chi phí xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng
1.2.1 Khái niệm
Chi phí xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống, lao độngvật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sảnxuất xây lắp trong một thời kỳ nhất định
1.2.2 Phân loại chi phí xây lắp
Có nhiều tiêu chí phân loại chi phí khác nhau:
- Phân loại chi phí xây lắp theo tính chất kinh tế
- Phân loại chi phí xây lắp theo mục đích và công dụng của chi phí
- Phân loại chi phí xây lắp theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệvới đối tượng chịu chi phí
- Phân loại chi phí xây lắp theo nội dung cấu thành của chi phí
- Phân loại chi phí xây lắp theo mối quan hệ số lượng sản phẩm sản xuất.Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài nên tôi xin trình bày chi tiết cách phân loại phổbiến được các doanh nghiệp xây lắp áp dụng là phân loại theo mục đích và công dụngcủa chi phí, bao gồm:
- Chi phí NVL trực tiếp: là toàn bộ giá trị NVL sử dụng sản xuất kinh doanhtrong kỳ, bao gồm: NVL trực tiếp, NVL phụ, nhiên liệu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22- Chi phí nhân công trực tiếp: là bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ,các khoản trợ cấp, các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp thi công xây dựng.
- Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ,phụ cấp lương phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công, chi phí khấu hao máythi công, chi phí bảo trì, chi phí bảo dưỡng, chi phí bằng tiền khác
- Chi phí sản xuất chung: là bao gồm toàn bộ chi phí tổ chức và phục vụ xâylắp phát sinh trong phạm vi đội như: chi phí tiền công, tiền ăn ca của nhân quản lý đơn
vị, các khoản BHYT, BHXH và KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp, chi phí khấuhao máy móc, nhà xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt độngquản lý đơn vị, tiền điện, nước, điện thoại, chi phí tiếp khách, chi phí dịch vụ muangoài, chi phí bằng tiền khác
1.2.3 Ý nghĩa chi phí xây lắp
- Cung cấp thông tin về thực trạng, quy mô sản xuất của doanh nghiệp
- Cơ quan thuế dựa vào chi phí sản xuất, doanh thu để xác định mức thuế thunhập mà doanh nghiệp phải nộp, tránh tình trạng trốn thuế, gian lận…
- Ảnh hưởng trực tiếp đến các tài khoản trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh
- Cùng với các thông tin khác như: doanh thu, đối thủ cạnh tranh, thông tin về chiphí xây lắp ảnh hưởng đến việc ra quyết định các chiến lược kinh doanh mới hay dựtoán xây dựng công trình mới của doanh nghiệp
1.3 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi phí xây lắp
Xây lắp là một hoạt động xây dựng mới mở rộng, khôi phục, cải tạo lại hay hiệnđại hóa các công trình dân dụng, công nghiệp… nhằm phục vụ cho sản xuất và đờisống xã hội Cũng như mọi hoạt động khác, hoạt động kinh doanh xây lắp có nhữngđặc điểm riêng biệt ảnh hưởng đến quản lý và kiểm soát xây lắp có đặc thù riêng sovới sản phẩm công nghiệp khác như sau:
- Sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thicông công trình có nội dung và cơ cấu không đồng chất như các loại sản phẩm công
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23nghiệp Do đó việc theo dõi ghi nhận chi phí, tính giá thành và tính kết quả thi côngcho từng công trình xây lắp riêng biệt.
- Sản phẩm công trình là những công trình hoặc vật kiến trúc có quy mô lớn, cókết cấu phức tạp, mỗi sản phẩm được xây lắp theo thiết kế kỹ thuật và giá dự toánriêng Mỗi sản phẩm đòi hỏi rằng trước khi tiến hành sản xuất phải lập dự toán về thiết
kế thi công và ngay trong quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp phải tiến hành so sánhvới dự toán và lấy dự toán làm thước đo
Dự toán công trình là tổng mức chi phí cẩn thiết cho việc đầu tư và xây dựngcông trình thuộc dự án, được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật Việc lập dựtoán với mục đích là khống chế và quản lý các chi phí trong quá trình thực hiện dự án,
từ đó có mức khống chế giá khi giao thầu hoặc đấu thầu
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thanh toán với đơn vịchủ thầu, giá này thường được xác định trước khi tiến hành sản xuất xây lắp thông quahợp đồng giao nhận thầu Sản phẩm xây lắp không thuộc đối tượng lưu thông, nơi sảnxuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm nên đây là tính chất đặc biệt của sản phẩm xây lắp
- Thời gian sử dụng lâu dài và giá trị của sản phẩm xây lắp là rất lớn nên doanhnghiệp phải có sự kiểm tra chặc chẽ đến chất lượng công trình cũng như tuổi thọ củacông trình theo thiết kế
1.4 Nội dung kiểm soát chi phí xây lắp
1.4.1 Mục tiêu của kiểm soát chi phí xây lắp
- Trước tiên đảm bảo sự tuân thủ, hiệu quả và hiệu năng của tổ chức đối vớicác chính sách, các kế hoạch và dự án cũng như các quy quy định của các cơ quanchức năng về quản lý CPXL,
- Thứ hai là đảm bảo cho công tác kiểm soát CPXL được diễn ra theo cácmục tiêu của các nhà quản lý đã đặt ra
- Cuối cùng là đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực phục vụ cho côngtrình xây lắp được sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 241.4.2 Các thủ tục kiểm soát chi phí xây lắp
1.4.2.1 Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Như chúng ta biết, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng cao trong cáccông trình xây dựng, hạng mục công trình, nên nó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành vàquyết định hiệu quả hoạt động SXKD Vì vậy, nguyên vật liệu ngay từ khi lúc muacho đến khi sử dụng phải được kiểm soát chặt chẽ để có thể sử dụng vật tư một cáchhiệu quả nhất
Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là việc kiểm soát số lượng nguyên vậtliệu, chủng loại nguyên vật liệu, giá mua nguyên vật liệu và đối chiếu với bảng dự toán
đã được lập khi công ty trúng thầu công trình Qua đó giúp ban lãnh đạo công ty cóđược một cái nhìn cụ thể về việc sử dụng vật tư phục vụ trực tiếp cho từng công trình
Bộ phận có nhu cầu vật tư lập phiếu đề nghị cung ứng vật tư, các phiếu này phảiđược phê duyệt của cấp trên có thẩm quyền căn cứ vào yêu cầu công việc và khốilượng thi công Sau đó thủ kho sẽ xem xét lượng vật tư tồn kho có đáp ứng đủ haykhông, nếu không đủ thì bộ phận mua hàng sẽ lập phiếu đề nghị mua vật tư Khi phiếu
đề nghị mua vật tư được xét duyệt phải lập đơn đặt hàng Đơn đặt hàng phải ghi rõ loạivật tư, các thông tin liên quan đến vật tư cần mua và phải được đánh số nhất quán Cácchứng từ mua vật tư như hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn vận chuyển,… phải hợp lý,hợp lệ, hợp pháp Các chứng từ này phải được hạch toán và lưu trữ tại phòng kế toán.Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng xét duyệt và thực hiện nghiệp vụ muavật tư, chức năng mua vật tư, chức năng bảo quản kho và kế toán vật tư Mọi nghiệp
vụ mua vật tư đều được xét duyệt của bộ phận mua hàng và phải lập phiếu đề nghịmua vật tư
Khi nhận vật tư, đòi hỏi phải có quá trình kiểm soát thích hợp, đó là phải thựchiện kiểm tra số lượng, chủng loại, chất lượng, thời gian hàng đến,… có đúng như ghitrên hóa đơn trước sự chứng kiến của thủ kho và bộ phận thu mua Sau đó, kế toán vật
tư viết phiếu nhập kho có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan và cho nhập kho, thủ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25kho chịu trách nhiệm quản lý số vật tư trên, phiếu nhập kho được gửi tới phòng kếtoán 1 liên, tại kho 1 liên.
Xuất vật tư: Thủ kho chỉ được xuất vật tư khi nhận được giấy đề nghị xuất khovật tư (Giấy đề nghị cung ứng vật tư) có đầy đủ chữ ký phê duyệt của trưởng phòngvật tư và thủ trưởng đơn vị Thủ kho sẽ tiến hành xuất kho theo số lượng vật tư đượcduyệt và ghi vào phiếu xuất kho, sau đó gửi về phòng kế toán để hạch toán và lưu trữ.Căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán vật tư sẽ ghi vào sổ chi tiết nguyên vậtliệug cả số lượng và giá trị Cuối kỳ kế toán sẽ lênh báo cáo chi phí nguyên vật liệutrực tiếp Cần phải so sánh, đối chiếu số liệu trên phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vớibiên bản kiểm kê hàng tồn kho để xem xét lượng vật tư có có bị thất thoát hay không
và kịp thời xử lý
Khi một hạng mục công việc hoàn thành người quản lý so sánh kết quả giữa thựchiện với dự toán của các chi phí và xác định các nguyên nhân biến động trên hai mặtlượng và giá đã tác động như thế nào đến biến động chung
Vật tư ở doanh nghiệp xây lắp thường được bảo quản tại kho ở công trường thicông nên cần có những biện pháp bảo quản tốt hơn tránh việc vật tư không đảm bảochất lượng khi xuất kho thi công Thủ kho phải luôn theo dõi chặt chẽ số lượng tồnkho vật tư, báo cáo tình hình nhập- xuất- tồn vật tư cho phòng vật tư, lập hồ sơ cậpnhật cho các bộ phận vật tư dự trữ theo số lượng, chủng loại và giá trị, kiểm tra sựthừa thiếu của dự trữ, đảm bảo an toàn cho sản xuất với chi phí dự trữ thấp nhất
1.4.2.2 Đối với chi phí nhân công trực tiếp
Thuê và tuyển dụng công nhân: tất cả những trường hợp tuyển dụng và thuêphải được ký hợp đồng lao động, trong đó ghi rõ mức lương, trách nhiệm cũng nhưquyền lợi giữa hai bên Khi có biến động về lương, xóa tên hay sắp xếp lại nhân sự, bộphận nhân sự cũng phải gửi ngay văn bản cho bộ phận sử dụng lao động và bộ phậntính lương
Chức năng theo dõi lao động: chức năng này bao gồm việc xác định thờigian lao động (số giờ công, ngày công) hoặc số lượng hoàn thành (nếu trả lương theo
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26sản phẩm) để làm cơ sở tính lương Để nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ cóthể sử dụng các thủ tục sau:
- Người quản lý nhân công phải lập bảng chấm công
- Thường xuyên đối chiếu giữa bảng chấm công của người quản lý và báocáo sản lượng, khối lượng công việc hoàn thành với kết quả thẩm định công trình thicông
Tính và lập bảng lương: bộ phận tính lương có nhiệm vụ chính là tính toán
về số lượng tiền phải trả cho từng nhân viên Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệukhông cho phép bộ phận tính lương được thực hiện các chức năng về nhân sự, theo dõilao động hay trả lương Căn cứ vào các chứng từ theo dõi thời gian lao động và các kếtquả công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành, lập bảng thanh toán tiền lương chotừng cá nhân để làm cơ sở chi lương, trong đó phải ghi rõ tiền lương và các khoảnkhấu trừ
Thanh toán lương: chức năng này phải được thực hiện do một người độc lậpvới phòng nhân sự, theo dõi lao động tiền lương Nhân viên này sẽ căn cứ vào bảnglương để phát lương
Khi nhận được phiếu chi hoặc séc chi lương kèm theo bảng thanh toán tiềnlương, thưởng thì nhân viên phát lương kiểm tra, đối chiếu tên và số tiền nhận đượcgiữa phiếu chi hoặc séc chi lương với danh sách trên bảng thanh toán tiền lương,thưởng Các phiếu chi hoặc séc chi lương phải được ký duyệt bởi người không trựctiếp tính toán tiền lương hay sổ sách kế toán tiền lương
Sau khi kiểm tra xong phiếu chi hoặc séc chi lương thì tiến hành chi lương chonhân viên và yêu cầu người nhận ký vào phiếu chi hoặc séc chi lương, đồng thời nhânviên phát lương phải đóng dấu “ đã chi tiền” và ký vào các phiếu các phiếu chi hoặcséc chi lương phải được đánh số theo mỗi chu trình thanh toán
Việc sử dụng dịch vụ ngân hàng phát lương cho nhân viên sẽ giảm đáng kể côngviệc của phòng tài vụ và hạn chế khả năng sai phạm xảy ra
1.4.2.3 Đối với chi phí sử dụng máy thi công
Đối với chi phí nhiên liệu, năng lượng (xăng, dầu, điện, khí nén, dầu mỡ bôitrơn) phải tuân theo quy định kiểm soát chặt chẽ từ khi bộ phận có nhu cầu yêu cầu vật
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27tư đến khi phê duyệt, cung ứng, sử dụng và bảo quản Các chứng từ có liên quan như:Giấy đề nghị cung ứng vật tư, Phiếu xuất kho, Hóa đơn mua hàng, phải được phêduyệt ký nhận của người có thẩm quyền, được hạch toán và lưu trữ.
Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài: khi đơn vị có nhu cầu thuê máy thi công
về phục vụ quá trình xây lắp, chi phí thuê ngoài được xác định dựa trên đơn giá camáy Đơn giá ca máy bao gồm tất cả các khoản mục chi phí liên quan đến việc sửdụng máy thi công và sẽ nêu rõ trên hợp đồng thuê được ký kết giữa bên thuê và bêncho thuê, dựa trên bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình của UBNDtỉnh Thừa Thiên Huế kèm theo quyết định của Sở xây dựng Thừa Thiên Huế Kế toándựa trên hóa đơn GTGT, hợp đồng thuê máy theo dõi ghi nhận chi phí dịch vụ muangoài
1.4.2.4 Đối với chi phí sản xuất chung
Kiểm soát chi phí sản xuất chung nhằm hạn chế các sai sót và gian lận đối vớicác khoản chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của cácđội thi công xây lắp và các đội ở các công trường Bên cạnh đó, chi phí sản xuất chung
có liên quan đến nhiều loại chi phí khác nên trong quá trình kiểm soát các chi phí khácchặt chẽ, hiệu quả Vì thế nhà quản lý cần tăng cường kiểm soát thông qua một số thủtục sau:
Đối với các chi phí nhân viên phân xưởng: cần thiết lập các thủ tục kiểmsoát tương tự như kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm việc chấm công,theo dõi giờ làm của nhân viên ban quản lý đội xây lắp Việc chấm công phải côngkhai, chính xác, đảm bảo đúng nguyên tắc, quy định Phải tách biệt giữa các chức năngtheo dõi nhân sự, thời gian làm việc, khối lượng lao động với chức năng lập bảnglương, thanh toán lương và ghi chép về tiền lương của ban quản lý Các khoản tríchtheo lương hay các khoản khấu trừ như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn đều phải được tính dựa trên các quy định của Pháp luật hiện hành hoặc thỏathuận giữa người sử dụng lao động và người lao động
Đối với chi phí về nguyên vật liệu, cung cụ dụng cụ phải tuân thủ các thủtục tương tự như kiểm soát chi phí nguyên vật liệu từ khi yêu cầu vật tư cho đến khi sửdụng, hạch toán Khi có yêu cầu sử dụng vật tư, giấy đề nghị vật tư phải được phê
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28duyệt bởi người có thẩm quyền, căn cứ vào số lượng được duyệt và phiếu xuất kho,thủ kho sẽ xuất vật tư Các chứng từ như: Phiếu xuất kho, Hóa đơn phải được hạchtoán và bảo quản tại phòng kế toán Cần lưu ý đến công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần
Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác: được căn cứ dựatrên các chứng từ như: Hóa đơn tiền điện, Hóa đơn tiền nước, Phiếu chi, Giấy tạm ứngcông tác,… Các chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phải được phê duyệt, kýnhận của người có thẩm quyền
1.4.3 Các rủi ro thường gặp trong quá trình xây lắp
- Các rủi ro xuất phát từ điều kiện tự nhiên và môi trường rủi ro thời tiết, khíhậu, nhiệt độ, mưa, bão, lũ lụt, động đất và các rủi ro này thường không thể dự báođược, nên rất khó khăn quản lý và kiểm soát chúng;
- Các rủi ro có nguyên nhân từ xã hội con người như giao thông, khai thác tàinguyên, quy hoạch kiến trúc, giải pháp mặt bằng, cung cấp điện nước, tổ chức nhânlực, v.v Các rủi ro này có thể dự báo, thống kê phân tích và đánh giá được;
- Xây dựng không kịp tiến độ thi công do phát sinh thêm hạng mục côngtrình hoặc do hạng mục công trình không đúng yêu cầu phải phá bỏ làm lại;
- Lập dự toán không chính xác do người lập dự toán lập sai khối lượng côngviệc cần hoàn thành, lập sai khối lượng, chủng loại nguyên vật liệu cần sử dụng
- Xuất vật tư chưa được phê duyệt;
- Vật tư bị mất cắp, bị hoán đổi những vật tư kém chất lượng;
- Một số trường hợp nguyên vật liệu thừa không được nhập lại tại công trình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29- Có sự sai lệch, khai khống trong quá trình chấm công;
- Tổ trưởng khai khống nhân công, biển thủ lương của nhân công khaikhống;
- Không tách biệt nhiệm vụ tính lương và chi lương
- Thất thoát nhiên liệu: nhiên liệu bị mất cắp hoặc sử dụng không đúng quyđịnh;
- Tính số giờ công sử dụng máy không chính xác;
- Thuê những máy móc đã lạc hậu làm chậm tiến độ công việc
- Phân bổ chi phí không hợp lý;
- Các chi phí tiếp khách, công tác không có hóa đơn hợp lệ, hợp lý
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - GIAO
THÔNG THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế
2.1.1 Quá trình hình thành công ty Cổ phần Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế
- Công ty được thành lập theo quyết định sô 143 QĐ/UB ngày 05/02/1993 củaChủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công
ty công trình giao thông
- Theo quyết định số 564/QĐ-UB ngày 27/02/2002 của UBND tỉnh Thừa ThiênHuế “V/v sáp nhập Công ty xây dựng giao thông 3/2 TT Huế vào Công ty công trìnhgiao thông Thừa Thiên Huế” và đổi tên thành Công ty Xây dựng – Giao thông ThừaThiên Huế
- Chuyển đổi sở hữu thành Công ty cổ phần:Công ty chính thức chuyển đổi sangCông ty cổ phần theo quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 16/01/2006 của UBND tỉnh
TT Huế “Chuyển Công ty Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế thành Công ty cổphần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế”
- Theo quyết định số Quyết định số: 3565/QĐ-UB ngày 13/10/2004 của UBNDtỉnh Thừa Thiên Huế về việc xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước hạng I (Một) cho Công
ty Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế
- Công ty được chấp thuận giao dịch cổ phiếu phổ thông trên thị trường Upcomtại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số64/2009/GCNCP- VSD ngày 02/10/2009 của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội với
mã chứng khoán GTH
- Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
-GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ.
- Tên công ty viết bằng tiếng Anh: THUA THIEN HUE CONSTRUCTION TRANSPORTATION JOINT STOCK COMPANY.
- Tên công ty viết tắc: HCTC
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3300101011
- Vốn điều lệ: 24.000.000.000 đồng( Hai mươi bốn tỷ đồng)
- Vốn đầu tư chủ sở hữu tại ngày 31/12/2015: 24.000.000.000 đồng( Haimươi bốn tỷ đồng)
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô 77 đường Phạm Văn Đồng Phường Vỹ Dạ Thành Phố Huế
Mục tiêu của Công ty là “Chất lượng, tiến độ, mỹ thuật, phát triển bền
vững”, Công ty Cổ phần Xây dựng - Giao thông TT Huế sẵn sàng hợp tác liên doanh
liên kết với các đối tác trong khu vực và cả nước trên lĩnh vực xây dựng đầu tư và pháttriển với phương châm bình đẳng các bên cùng có lợi
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty
Xây dựng, sửa chữa, tư vấn, khảo sát và thiết kế các công trình giao thông
Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi
Khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản phi quặng, khai hoan đồngruộng - Gia công sửa chữa phương tiện vận tải, xe máy thi công
San lấp mặt bằng hạ tầng đô thị
Thi công lưới điện hạ thế và cấp nước sinh hoạt
Cung ứng phương tiện vật tư thiết bị, phụ tùng giao thông vận tải
Kinh doanh xăng dầu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32 Kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn
Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và theo tuyến cố định, đại lývận tải
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Sản xuất kinh doanh Gạch Tuynel các loại
Với kinh nghiệm và uy tín từ nhiều năm hoạt động trong ngành Xây dựng giaothông, thủy lợi, kết cấu hạ tầng, Các công trình Dân dụng và công nghiệp, phục vụ xâydựng của tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông TT Huếkhông ngừng vươn lên trong nền kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế, trở thành mộtCông ty phát triển ổn định, bền vững, đủ sức cạnh tranh trong tỉnh, khu vực và trêntoàn quốc, thỏa mãn yêu cầu cao nhất của khách hàng và thị trường
- Đa dạng hoá ngành nghề một cách có chiều sâu, hướng vào những lĩnh vực
mà thị trường có nhu cầu và thuộc thế mạnh của công ty Từ đó phấn đấu trở thànhmột doanh nghiệp mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong các lĩnh vực xây dựnggiao thông - dân dụng - công nghiệp - vật liệu xây dựng - thảm nhựa nóng và bê tông
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33thương phẩm Đáp ứng được tất cả các yêu cầu về chất lượng, quy mô, kỹ thuật, mỹthuật, tiến độ… ngày càng cao của thị trường.
2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý tại Công ty
a) Đặc điểm tổ chức sản xuất
Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm của công ty có kết cấu đa dạng và thường có giá trị lớn, sản phẩm đơnchiếc và đều có thiết kế riêng Do đó việc xây dựng thường được giao khoán cho cácđội nên đối tượng CPSX là từng hạng mục công trình hoàn thành
Trên cơ sở thiết kế kỹ thuật, dự án công trình, nội dung công việc được giao, banđiều hành công trình và đội trưởng tiến hành triển khai kế hoạch thi công dưới sự giámsát chặt chẽ của phòng ban chức năng có liên quan
Tại xí nghiệp thực hiện bàn giao thanh toán cho công ty theo từng giai đoạn hoànthành nên sản phẩm dở dang là các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành Thông thường,cuối mỗi quý công ty đều tiến hành nghiệm thu thanh toán cho xí nghiệp nên sản phẩm
dở dang là các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành tính từ đầu quý đến cuối quý
Thuyết minh quy trình sản xuất
- Ngay sau khi ký kết hợp đồng thi công xây lắp với chủ đầu tư, công ty tiếnhành ký hợp đồng giao khoán nội bộ cho các đơn vị trực thuộc và chuẩn bị phương ántriển khai thi công
- Đơn vị trực thuộc tiếp nhận mặt bằng và khảo sát công trường, thi công hàngrào, bãi tập kết vật liệu,… từ đó, thiết kế tổ chức, lập các kế hoạch thi công chi tiết đểlựa chọn kế hoạch tối ưu nhất Tùy thuộc vào quy mô công trình và yêu cầu của chủđầu tư mà áp dụng phù hợp các giai đoạn này
- Triển khai công việc thi công tại công trường theo kế hoạch thi công chi tiết đãđược vạch sẵn - bao gồm 3 giai đoạn cơ bản, mỗi giai đoạn đều có phần kiểm tra, giámsát và nghiệm thu hoàn thành từng giai đoạn, từng hạng mục,
- Sau khi hoàn thành thi công, chuẩn bị tổng hợp hồ sơ công trình
- Lập hồ sơ quyết toán trình với các chủ đầu tư
- Lập thủ tục bàn giao công trình đưa vào sử dụng
- Thanh lý hợp đồng thi công xây lắp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34- Cán bộ trực tiếp tham gia dự án đánh giá nội bộ về công việc đã thực hiện.
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ
- Thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định Hình thức sản xuất kinh doanh
mà công ty đang thực hiện gồm chủ yếu cả nhận chỉ định thầu và đấu thầu
Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế với chủ đầu từ ( Bên A), công ty tiến hành thựchiện hợp đồng xây lắp Căn cứ vào tính chất, đặc điểm từng loại công trình và từngloại công việc, công ty giao cho các đơn vị phù hợp với công trình.Việc kiểm tra, chỉđạo tiến độ, kỹ thuật, sử dụng vốn, tham gia nghiệm thu kỹ thuật,nghiệm thu thanhtoán khối lượng đều do các phòng chức năng đảm nhiệm Các phòng chức năng phảiphối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu vật tư, máy mócthiết bị thi công, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình như hợp đồng kinh tế đã kýkết với chủ đầu tư Tuy nhiên, tùy theo tính phức tạp và quy mô của công trình, giámđốc công ty có thể xem xét ủy quyền cho các trưởng đơn vị trực tiếp làm việc với cácbên liên quan trong quá trình triển khai thực hiện hợp đồng Các đơn vị trực thuộcnhận nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện hợp đồng giao khoán nội bộ giữa công ty vàđơn vị mình
Khi kết thúc hợp đồng xây lắp, công ty trực tiếp tổ chức quyết toán, thanh lý hợpđồng, bàn giao công trình, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả quá trình thựchiện hợp đồng Về công tác bảo hành, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ chịu tráchnhiệm trực tiếp thực hiện và chịu chi phí Công ty kiểm tra, giám sát công tác bảo hành
và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác này khi cần thiết
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35 Sơ đồ quy trình sản xuất
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất doanh nghiệp xây lắp
Tùythuộc vàoquy mô côngtrình và yêucầu của chủđầu tư mà ápdụng phùhợp các giaiđoạn này
Tiếp nhận vàKhảo sát công trường
Thiết kế tổ chức thi công
Chọn phương
án tối ưu
Thiết kế kỹ thuật thi công
Thực hiện thi công
Kiểm soát chấtlượng, tiến độ
Trang 36b) Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Công ty cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế đã thành lập, hoạt động
và phát triển bền vững qua nhiều năm, chính nhờ sự quản lý tốt các hoạt động củaCông ty. Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng vớiđặc trưng gọn nhẹ và ngày càng hoàn thiện
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Đại hội đồng cổ đông
Tổng giám đốc
Phó tổng giám
đốc kỹ thuật
Phó tổng giámđốc kế hoạch
Phó tổng giámđốc tổng hợp
Phó tổng giámđốc Quảng trị
Phòng kỹ
thuật
Chi nhánhQuảng trị
Phòng tổnghợp
Phòng tàivụ
Phòng kếhoạch
- Các xí nghiệp thi công cơ giới
- Các xí nghiệp xây lắp
- Các đội xây lắp
- Các đội liên kết xây dựng
- Xí nghiệp tư vấn khảo sát thiết kế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37 Đại hội đồng cổ đông: đây là cơ quan cao nhất của Công ty, cổ đông có thể
là pháp nhân hay thể nhân tham gia góp vốn đều là đồng sở hữu Công ty Cổ đôngchịu trách nhiệm về nợ và các nghiệp vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi sốvốn đã góp vào Công ty Đại hội đồng cổ đông bầu Hội đồng quản trị, bầu Ban kiểmsoát và có quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viênBan kiểm soát, xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soátgây thiệt hại cho Công ty và cổ đông, thông qua báo cáo tài chính hàng năm
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai nhiệm
kỳ, có toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết những vấn đề liên quan đến mụcđích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổđông, quyết định chiến lược phát triển của Công t, phương án đầu tư, bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Tổng giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác,… trình báo cáoquyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt độngkinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp trongquản lý, điều hành mọi hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báocáo tài chính, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề
Phó giám đốc: các phó giám đốc điều hành kinh doanh nghiệp theo sự phâncông và ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhiệm vụ đượcgiám đốc phân quyền và ủy quyền
Trang 38- Thực hiện công tác tiếp thị, đấu thầu, nhận thầu, hợp đồng với bên A, hợpđồng nội bộ.
- Kiểm tra hồ sơ dự thầu, tham mưu cho giám đốc quyết định giá đấu thầu
- Tham mưu cho lãnh đạo lập kế hoạch điều động các phương tiện, thiết bịđặc chủng do công ty quản lý, lập phương án mua sắm một số máy móc, thiết bị đặcchủng mà các đơn vị trực thuộc không thể mua sắm
- Đề xuất cho tổng giám đốc quyết định tỷ lệ phân cấp hạch toán đối với từngcông trình để làm cơ sở ký kết hợp đồng nội bộ
- Lập và tham gia thực hiện các dự án có liên quan
Phòng kỹ thuật
- Kiểm tra các biện pháp kỹ thuật thi công đối với từng công trình
- Tính toán chi phí theo phân cấp hạch toán của các đội đầy đủ, phối hợpphòng kế hoạch thu chi phí xe máy và vật tư thiết bị do các đội thuê của công ty
- Chủ trì nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu thanh toán
- Kiểm tra kế hoạch sản xuất của từng đơn vị trực thuộc
- Phối hợp với các đơn vị thực hiện bảo hành công trình
- Kiểm tra hướng dẫn các hoạt động tài chính, kế toán của đơn vị trực thuộc
- Kiểm tra, đôn đốc và trực tiếp tham gia cùng các đơn vị để đối chiếu thu hồicông nợ, thanh quyết toán công trình
- Lập và tổng hợp kế hoạch báo cáo tài chính năm với cấp trên
Các đội trực thuộc
1 chi nhánh, 1 nhà máy gạch, 1 cửa hàng và 16 đội, xí nghiệp trực thuộc Tất cảđơn vị này đều chịu sự quản lý của Công ty về tài chính, công tác hạch toán cũng nhưphải lập báo cáo chi tiết về tình hình thu chi của từng đội và thực hiện quyết toán vàocuối mỗi quý
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Sau đây là sơ đồ bộ máy Xí nghiệp Xây dựng số 2:
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý tại Xí nghiệp Xây dựng số 2
2.1.5 Tình hình về nguồn lực của Công ty trong giai đoạn 2014- 2016
2.1.5.1 Tình hình nguồn lao động
Lao động của công ty sử dụng bao gồm các ngành nghề phù hợp với các ngànhnghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trên cơ sở đảm bảo về cơ cấu, trình độ đượcđào tạo Sau khi được chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần Sốlượng lao động của công ty được tính giảm theo nghị định 41/1998/ NĐ - CP củachính phủ Tình hình lao động của công ty 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2014-2016
Tổng số lao động 298 100.00 293 100.00 221 100.00 -5 -1.68 -72 -24.57Theo tính chất công việc
Nhân viên gián tiếp 75 25.17 65 21.81 65 29.41 -10 -3.36 0 0.00 Nhân viên trực tiếp 223 74.83 228 76.51 156 70.59 5 1.68 -72 -24.57
Theo trình độ lao động
Đại học 55 18.46 58 19.46 62 28.05 3 1.01 4 1.37 Cao đẳng 10 3.36 12 4.03 12 5.43 2 0.67 0 0.00 Trung cấp 50 16.78 42 14.09 36 16.29 -8 -2.68 -6 -2.05 Công nhân phổ thông 183 61.41 181 60.74 111 50.23 -2 -0.67 -70 -23.89
2016/2015
Số lượng (người)
Chỉ tiêu
Tỷ lệ(%) Số lượng
(người) Tỷ lệ(%) Số lượng(người) Tỷ lệ(%)
So sánh Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
2015/2014
(Nguồn: Phòng nhân sự của Công ty)Qua bảng 2.1 ta thấy tổng số lao động qua các năm giảm dần, cụ thể năm 2015giảm 5 người tương ứng với 1.68%, năm 2016 giảm 72 người tương ứng giảm24.57% Việc giảm này là do công ty nhận thấy được một lượng lao động dư thừa, sửdụng lãng phí và không hợp lý như thế sẽ làm tăng chi phí cho công ty Tuy nhiên chất
Giám đốc xí nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40lượng lao động của công ty vẫn được nâng cao thể hiện ở chỗ các lao động có trình độđại học, cao đẳng có dấu hiệu tăng lên, còn trung cấp và lao động trình độ phổ thông
có xu hướng giảm Lao động phổ thông giảm xuống nhưng vẫn đảm bảo tỷ trọng đểphù hợp với đặc điểm ngành xây dựng của Công ty
2.1.5.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn
Bảng 2.2: Tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm 2014-2016
A Tài sản ngắn hạn 180,791,259,940 195,021,449,586 174,121,294,217 14,230,189,646 7.87 -20,900,155,369 -10.72
1 Tiền và các khoản tương đương tiền 14,940,464,012 12,906,376,270 7,022,188,073 -2,034,087,742 -13.61 -5,884,188,197 -45.59
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0.00 0 0.00
3 Các khoản phải thu ngắn hạn 89,723,924,727 98,117,848,493 110,885,332,498 8,393,923,766 9.36 12,767,484,005 13.01
4 Tài sản dở dang dài hạn 751,899,876 706,585,502 0 -45,314,374 -6.03 -706,585,502 -100.00
6 Tài sản dài hạn khác 2,052,642,385 3,877,065,722 2,500,118,184 1,824,423,337 88.88 -1,376,947,538 -35.52
Tổng tài sản 228,029,729,503 237,030,775,308 211,785,805,031 9,001,045,805 3.95 -25,244,970,277 -10.65
Năm 2016/2015
(Nguồn Bảng cân đối kế toán)Qua bảng 2.2 ta thấy Tổng tài sản năm 2015 so với năm 2014 tăng hơn 9 tỷ đồngtương ứng tăng 3.98% và năm 2016 giảm 10.65% tương ứng với 25,24 tỷ đồng so vớinăm 2015 Nguyên nhân do tài sản dài hạn giảm qua các năm từ 47,23 tỷ đồng năm
2014 giảm còn 37,66 tỷ đồng năm 2016 tương ứng giảm lần lược 11.07% năm 2015 và10.34% năm 2016 Lý do là một số TSCĐHH qua các năm đã được thanh lý hoặcnhượng bán Và tài sản ngắn hạn, mặc dù năm 2015 so với năm 2014 tăng 14,23 tỷđồng tương ứng tăng 7.78% nhưng năm 2016 so với năm 2015 giảm, cụ thể giảm10.72% tương ứng 20,90 tỷ đồng, trong đó khoản mục tiền và các khoản tương đươngtiền giảm dần qua 3 năm và giảm mạnh năm 2016 cụ thể giảm 45.59% tương ứnggiảm 5,88 tỷ đồng, đây có thể là lý do dẫn đến TSNH giảm cho thấy công tác quản lývốn của Công ty chưa tốt, ngoài ra còn do các khoản mục như: hàng tồn kho và tài sảnngắn hạn khác Bên cạnh đó, khoản mục phải thu lại tăng qua các năm có thể thấy rằngcông tác quản lý nợ của Công ty chưa tốt lắm, Công ty có thể bị chiếm dụng vốn hoặcxấu hơn nữa có thể không thu hồi được nợ
Trường Đại học Kinh tế Huế