0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Tìm hiểu các chính sách kế toán và các chu trình kinh doanh quan trọng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ (Trang 28 -30 )

KTV đánh giá các chu trình kinh doanh quan trọng của đơn vị. Đây là công việc bắt buộc mà KTV phải thực hiện cho dù kết quả của đánh gia chung về hệ thống KSNB là tốt hay không tốt. Mục tiêu của việc tìm hiểu này bao gồm:

+ Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình kinh doanh quan trọng.

+ Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của tưng chu trình kinh doanh.

+ Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB. + Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bả phù hợp và có hiệu quả.

Đối với những doanh nghiệp thuộc loại hình dịch vụ, thương mại thì các chu trình Bán hàng, phải thu và thu tiền; Mua hàng, phải trả và trả tiền; TSCĐ và XDCB là quan trọng. Còn đối với loại hình doanh nghiệp sản xuất thì ngoài 3 chu trình trên, các chu trình Hàng tồn kho, giá thành, giá vốn; Lương và phải trả người lao động cũng rất quan trọng. Nội dung tìm hiểu các chu trình này được lưu lại trên giấy tờ làm việc A410

đến A450.

Ở tất cả các phần hành, KTV sẽ tìm hiểu và thu thập các nội dung liên quan đến: + Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới từng chu trình + Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng

+ Mô tả chu trình bằng phương pháp trần thuật hoặc sơ đồ + Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính

Tuy nhiên, tùy từng phần hành cụ thể mà PDAC thiết kế thêm các thủ tục khác như:

Chu trình Bán hàng, phải thu và thu tiền: + Walk- through test (A411)

+ Khảo sát thực tế quy trình (A412)

+ Quy trình nghiệp vụ thể hiện qua chứng từ (A413)

Chu trình Mua hàng, phải trả và trả tiền

+ Khảo sát thực tế quy trình (A421)

+ Quy trình nghiệp vụ thể hiện qua chứng từ (A422)

Chu trình HTK, giá thành, giá vốn

+ Khảo sát thực tế quy trình (A431)

Chu trình Lương và phải trả người lao động

+ Khảo sát thực tế quy trình (A441)

2.2.2.4. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Sau khi có những đánh giá về mặt thiết kế và triển khai hệ thống KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch, nếu KTV kì vọng rằng hệ thống KSNB của từng chu trình hoạt động có hiệu quả, KTV sẽ tiến hành thiết kế và thực hiện các TNKS. Công việc giai đoạn mày được KTV lưu lại trên giấy tờ làm việc C110 đến C510

Cụ thể, các bước công việc trong giai đoạn này như sau: + Bước 1: Xác định các mục tiêu kiểm soát cụ thể.

+ Bước 2: Xác định các thủ tục kiểm soát chính đối với từng mục tiêu kiểm soát. + Bước 3: Thiết kế các TNKS

+ Bước 4: Tiến hành kiểm tra và ghi nhận các kết quả kiểm tra vào giấy tờ làm việc.

Khi tiến hành kiểm tra đối với các thủ tục liên quan đến chọn mẫu thì phương pháp chọn mẫu được KTV tại PDAC áp dụng là chọn mẫu phi thống kê. Các mẫu mà KTV chọn ra không đại diện cho toàn bộ tổng thể do không dựa theo một phương pháp khoa học nào cả, mà chỉ dựa trên sự xét đoán của KTV. Do đó, công việc này thường được giao cho các KTV có nhiều kinh nghiệm thực hiện.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ (Trang 28 -30 )

×