Bổ sung tìm hiểu chu trình tài chính tại công ty khách hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ (Trang 43 - 45)

Tại công ty XYZ, KTV đã thực hiện việc tìm hiểu và đánh giá RRKS sơ bộ đối với 5 chu trình kinh doanh quan trọng. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế năng động và phức tạp, nhiều công ty sẽ có các chu trình kinh doanh khác quan trọng không kém, đặc biệt là chu trình tài chính. Vì vây, giải pháp đưa ra là PDAC nên thiết kế thêm các GTLV và thủ tục liên quan tới việc tìm hiểu và đánh giá RRKS đối với chu trình này.

Tìm hiểu chu trình tài chính tức là tìm hiểu các hoạt động liên quan tới Vay, Quản lý tiền và các khoản đầu tư, hoặc quản lý các nghiệp vụ phái sinh của DN…Tại công ty XYZ, khi phân tích sơ bộ BCTC có thể nhận thấy rằng trong năm, DN thực hiện huy động vốn và có các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài chính trên thị trường vốn. Vì vậy, việc tìm hiểu chu trình tài chính là cần thiết để giúp KTV có những hiểu biết về các luồng tiền vào, ra hoặc nhu cầu về tài chính của đơn vị.

Tương tự như các chu trình khác, khi tìm hiểu chu trình tài chính, KTV cũng thực hiện theo 4 bước cơ bản: (1) Hiểu biết các khía cạnh kinh doanh chủ yêu liên quan đến chu trình tào chính; (2) Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng; (3) Mô tả chu trình tài chính thông qua lưu đồ hoặc trần thuật; (4) Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính.

Sau đây là ví dụ minh họa việc thiết kế GTLV tìm hiểu chu trình tài chính

1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới chu trình tài chính

Các thông tin khía cạnh kinh doanh chủ yêu liên quan đến tài chính bao gồm: Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn (Các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, các đơn vị phụ thuộc…); Bản chất của vòng quay các dòng tiền quan trọng; Cơ cấu nợ: cam kết, hạn mức, bảo lãnh và các thỏa thuận tài chính khác, thực trạng quản lý tài chính của DN; Các chính sách và thủ tục đầu tư của DN; Các nguồn vốn hiện tại và kế hoạch huy động vốn (chào bán cổ phiếu ra công chúng, lựa chọn đầu từ chứng khoán…); các công cụ tài chính phái sinh; các mối quan hệ chính với ngân hàng; rủi ro liên quan tới hoạt động tài chính.

1. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng

Chính sách kế toán áp dụng đối với chu trình tài chính: thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí tài chính; cơ sở cho việc ghi nhận các ước tính kế toán và xét đoán; chính sách đối với việc đánh giá các khoản vay có gốc ngoại tệ; phân loại các khoản vay thành ngắn hạn và dài hạn; so sánh chính sách kế toán áp dụng có phù hợp so với quy định

của chuẩn mực, chế độ kế toán; chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán; các thay đổi về các ước tính và chính sách kế toán có được trình bày phù hợp…

2. Mô tả chu trình tài chính

Khi mô ta chu trình, cần lưu ý các thông tin sau cần phải được trình bày: (1) các loại nghiệp vụ trọng yếu của chu trình từ giai đoạn thực hiện nghiệp vụ, ghi chép nghiệp vụ và bảo vệ các tài sản liên quan; (2) các thủ tục kiểm soát chính của DN đối với chu trình này; (3) thẩm quyền phê duyệt của các phòng ban, bộ phận đối với các khâu tring chu trình; (4) các tài liệu và báo cáo chính được sử dụng cho mục đích kiểm soát trong chu trình; (5) lưu ý về việc phân công công nhiệm trong chu trình, đảm bảo nhận ra việc một người đảm nhận nhiều khâu trong cùng 1 chu trình.

3. Soát xét và triển khai các thủ tục kiểm soát chính

Nội dung Có/ Không Trọng số Điểm Tích Sự tồn tại, phát sinh Sự đầy đủ Sự ghi chép chính xác Sự đánh giá Quyền nghĩa vụ Sự trình bày, khai báo 1.Đối chiếu các chứng từ phát sinh, hợp đồng với sổ kế toán 3 1 3  2.Định kỳ, đối chiếu số liệu vay, đầu tư tài chính với các bên liên quan

Không 2 -1 -2  3.Các khoản tính lãi

phải được đối chiếu với hợp đồng và kiểm tra lại.

Có 2 1 2 

4.Các thay đổi về lãi suất và thời hạn phải được người có thẩm quyền phê chuẩn

Có 3 1 3 

5.Có theo dõi các khoản tiền lãi phải trả cho người cho vay hay không

Có 2 1 2 

6.Khi tiến hành đi vay nợ, có tính đến hiệu quả đồng vốn đi vay hay không?

Không 3 -1 -3 

7.Có theo dõi thời hạn trả nợ của từng khoản vay không?

Có 1 1 1  

8.Các hợp đồng vay có

được theo dõi đầy đủ. Có 1 1 1  9.Việc hách toán các

khoản đi vay có đúng kì?

Điểm trung bình (tương ứng với RRKS) (6/18) 33% (2/2) 100% (4/7) 57% (3/10) 30%

Như vậy, giả sử các câu trả lời đối với các TTKS chu trình tài chính là như trên, ta có thể đánh giá được RRKS đối với chu trình này là trung bình. Tuy nhiên, nếu KTV quyết định thực hiện các TNKS thì phải thiết kế các thử nghiệm tập trung vào việc kiểm tra CSDL Sự tồn tài phát sinh và Sự đầy đủ nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w