Áp dụng chọn mẫu thuộc tính trong việc tiến hành thực hiện các TNKS

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ (Trang 45 - 50)

Tại PDAC, việc chọn mẫu (cỡ mẫu và đánh giá sai phạm) trong thực hiện các TNKS trong giai đoạn thực hiện kiểm toán hoàn toàn phụ thuộc vào xét đoán chủ quan của KTV (chọn mẫu phi thống kê). Việc xét đoán này đôi khi có thể không chính xác nên không đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểm toán. Vì vậy, giải pháp được đưa ra đó là sử dụng phương pháp chọn mẫu thuộc tính được xây dựng dựa trên lý thuyết xác suất thông kê sẽ giúp KTV giảm thiểu được rủi ro cho cuộc kiểm toán.

Phương pháp chọn mẫu này chỉ có thể áp dụng để kiểm tra các TTKS có để lại “dấu vết” và tổng thể là quá lớn. Các bước thực hiện chọn mẫu thuộc tính trong TNKS như sau:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu của thử nghiệm.

Mục tiêu của TNKS là thu thập các bằng chứng về thiết kế và hoạt động hữu hiệu của các thủ tục KSNB để khẳng định lại mức RRKS được đánh giá ban đầu trong giai đoạn lập kế hoạch.

+ Bước 2: Lựa chọn thuộc tính và định nghĩa sai phạm.

KTV lựa chọn các thuộc tính của các TTKS sao cho phù hợp với mục tiêu kiểm soát đã xác định. Dựa vào thuộc tính, KTV sẽ định nghĩa sai phạm tương ứng, là thiếu soát của một thuộc tính có ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá kết quả mẫu của kiểm toán. + Bước 3: Xác định tổng thể được chọn mẫu.

Tổng thể được chọn phải phù hợp với mục tiêu kiểm soát cụ thể. + Bước 4: Xác định phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu.

Thường thì KTV sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bằng cách sử dụng bảng số ngẫu nhiên.

+ Bước 5: Xác định cỡ mẫu.

Đây là bước thực hiện vô cùng quan trọng trong chọn mẫu cho TNKS. Cỡ mẫu phụ thuộc vào 4 yếu tố, đó là Rủi ro về độ tin cậy cao (ROR); Mức sai phạm có thể bỏ qua (TDR); Tỉ lệ sai phạm kỳ vọng của tổng thể (EDR); và kích thước của tổng thể nếu tổng thể là nhỏ.

• ROR thường được xác định ở mức thấp (5%-10%). ROR càng thấp đòi hỏi cỡ mẫu càng lớn.

• TDR thường được xác định dựa vào tầm quan trọng của TTKS hoặc mức CR

ban đầu như bảng sau

Mức CR ban đầu TDR

Thấp 2-7%

Cao 11-20%

Tối đa Không thực hiện

• EDR thường được ước lượng bằng cách dựa vào kết quả lấy mẫu năm trước;

dựa vào kinh nghiệm đối với loại TNKS tương tự thực hiện ở các cuộc kiểm toán khác hoặc kiểm tra thử một mẫu nhỏ.

+ Bước 6: Lựa chọn và kiểm tra các phần tử của mẫu.

Lựa chọn các phần tử của mẫu theo phương pháp đã xác định ở bước 4 và kiểm tra các thuộc tính đã xác định ở bước 2. KTV sử dụng các kỹ thuật như đối chiếu hoặc tính toán lại.

+ Bước 7: Đánh giá kết quả mẫu.

Xác định tỷ lệ sai phạm tối đa của tổng thể (AUDR) và so sánh với TDR

• Nếu AUDR < TDR và không tìm thấy sai phạm nào có dấu hiện gian lận thì kết luận mức CR ban đầu là phù hợp.

• Nếu AUDR >= TDR và không tìm thấy một sai phạm nào có dấu hiệu gian lận thì cần giảm độ tin cậy vào các TTKS của khách hàng bằng cách gia tăng cỡ mẫu để giảm AUDR hoặc gia tăng các TNCB đối với các khoản mục liên quan trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

• Nếu phát hiện 1 hoặc một vài sai phạm có dấu hiệu gian lận, KTV cần phải

đánh giá ảnh hưởng của sai phạm đến BCTC và thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp để thu thập bằng chứng về loại sai phạm này.

Sau đây là ví dụ minh họa áp dụng chọn mẫu thuộc tính trong thực hiện TNKS đối với chu trình Mua hàng, phải trả và trả tiền có thể áp dụng tại công ty XYZ.

Mục tiêu của thử nghiệm: kiểm tra CSDL Sự phát sinh đối với các nghiệp vụ Mua hàng/Phải trả người bán

Định nghĩa sai phạm: Chọn các thuộc tính cùng các sai phạm tương ứng đối với khoản mục

Thuộc tính Sai phạm

1. Giấy đề nghị mua hàng của các bộ phận phải có sự ký duyệt của quản lý.

Giấy đề nghị mua hàng của các bộ phận không có sự ký duyệt của quản lý.

2. Hóa đơn mua hàng phải đính kèm Đơn đặt hàng và phiếu nhập kho.

Hóa đơn mua hàng không đính kèm với Đơn đặt hàng và Phiếu nhập kho

Xác đinh tổng thể được chọn mẫu: Dựa vào các thuộc tính và sai phạm tương ứng, KTV xác định tổng thể đối với thuộc tính 1 là toàn bộ giấy đề nghị mua hàng và đối với thuộc tính 2 là toàn bộ các hóa đơn mua hàng trong khoảng thời gian từ 01/01/2012 đến 31/12/2012.

Xác định phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu: KTV quyết định lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên dựa vào bảng số ngẫu nhiên.

Xác định cỡ mẫu: để xác định cỡ mẫu ban đầu, ta phải xây dựng được các chỉ tiêu TDR, EDR, ROR

+ Xác định rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống KSNB (ROR): ROR được xác định đối với công ty X là 10%. KTV căn cứ vào nhận định nghề nghiệp để xác định hệ số này. Đối với công ty XYZ hệ số ROR được xác định là 10% là do ở giai đoạn lập kế hoạch KTV đã tìm hiểu sơ bộ về hệ thống KSNB đối với chu trình Mua hàng, phải trả và trả tiền và đánh giá hệ thống KSNB dù được thiết kế và hoạt động có hiệu quả nhưng vẫn còn một số nhược điểm.

+ Xác định tỉ số sai phạm có thể bỏ qua (TDR): KTV đánh giá mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục phải trả người bán là thấp nên TDR của các thuộc tính sẽ nằm trong khoảng 2 – 7%. Theo đó, TDR đối với từng thuộc tính được xác định cụ thể kết hợp với phán xét KTV về tầm quan trọng của thủ tục kiểm soát đối với từng thuộc tính.

Khoản mục

Thuộc tính

Đánh giá về tầm quan trọng của thủ

tục kiểm soát Xác định mức TDR Phải trả người bán 1 TTKS rất quan trọng 3% 2 TTKS rất quan trọng 3%

+ Xác định tỷ lệ sai phạm dự kiến của tổng thể (EDR): KTV có thể sử dụng kết quả mẫu của năm trước hoặc KTV có thể ước đoán tỉ lệ này dựa vào kinh nghiệm của mình với các thử nghiệm tương tự đã thực hiện với cuộc kiểm toán khác, hoặc bằng kiểm tra mẫu nhỏ. Tại công ty XYZ, giả sử KTV chọn thử mẫu và xác định tỷ lệ sai phạm đối với từng thuộc tính như sau

Khoản mục Thuộc tính Tỷ lệ sai phạm dự kiến

Phải trả người bán

1 0.75%

2 1%

+ Xác định cỡ mẫu ban đầu: Dung lượng mẫu ban đầu được xác định dựa vào phụ lục 2 căn cứ vào những suy xét trên.

Thuộc tính EDR TDR ROR Cỡ mẫu ban đầu

(phụ lục 2)

1 0.75 3 5 129

2 1 3 5 176

Lựa chọn và kiểm tra các phần tử của mẫu

Đối với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, KTV có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống và chọn mẫu bằng máy tính.

KTV quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống có sự kết hợp công cụ Excel trong máy tính. Tiện ích này có thể giúp KTV tiết kiệm được thời gian trong việc chọn lựa các phần tử của mẫu.

Ta có : Ni: tổng thể, ni : cỡ mẫu ban đầu cần chọn, k : khoảng cách mẫu (làm tròn xuống)

Trong năm 2012 (từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012) đơn vị khách hàng có 779 giấy đề nghị mua hàng và 1527 nghiệp vụ mua hàng được ghi sổ

Khoản mục STT thuộc tính Cỡ mẫu Khoảng cách mẫu k = Ni/ni Phần tử

đầu tiên Các phần tử tiếp theo

Phải trả người bán

1 129 6 3 9, 15, 21, 27…

2 176 8 5 13, 21, 29, 37…

Đánh giá kết quả mẫu và suy ra tổng thể

KTV sẽ tiến hành kiểm tra các phần tử của mẫu về các thuộc tính đã được xác định.

Kết quả kiểm tra mẫu được tổng hợp và căn cứ vào phụ lục để xác định AUDR:

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, KTV nhận thấy thuộc tính 1 là có thể tin tưởng được. Đối với thuộc tính thứ 2 cần phân tích sai sót như sau:

Thuộc tính

Số lượng

các sai sót Bản chất của các sai sót

Ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán và nhận xét khác

2 6

Các trường hợp này là hóa đơn mua hàng không đính kèm với Đơn đặt hàng và Phiếu nhập kho.

Cần mở rộng các TNCB để kiểm tra CSDL Sự phát sinh đối với các nghiệp vụ mua hàng.

KẾT LUẬN

Chất lượng kiểm toán luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi cuộc kiểm toán. Để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán thì quá trình tìm hiểu khách hàng và hệ thống KSNB của khách hàng là cực kì quan trọng. Chính vì lý do đó việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng việc đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán Báo cáo tài chính là cần thiết.

Mô tả các thuộc tính EDR (%) TDR (%) ROR (%) Cỡ mẫu Số sai phạm AUDR (%)

1. Giấy đề nghị mua hàng của các bộ phận phải có sự ký duyệt của quản lý.

0.75 3 10 129 0 1,9

2. Hóa đơn mua hàng phải đính kèm Đơn đặt hàng và Phiếu nhập kho hợp lệ.

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng (PDAC) và vận dụng những kiến thức đã được vào tình hình thực tế tại công ty, cùng với sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Hoài Hương cũng như của các anh, chị trong công ty đã giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng”. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn và kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên em rất mong nhận được sự đóng góp các ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Phạm Hoài Hương, Ban lãnh đạo và các anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2013 Nguyễn Hải Yến

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w