Thực hiện TNKS đối với chu trình Mua hàng, phải trả và trả tiền

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ (Trang 38 - 40)

KTV xác định 2 CSDL chính đối với chu trình này là sự phát sinh và sự đầy đủ. Khi đó, KTV sẽ thiết kế và thực hiện các TNKS liên quan tới các CSDL này.

Đảm bảo các nghiệp vụ mua hàng/phải trả là có thật (Sự phát sinh): KTV chọn mẫu các nghiệp vụ mua hàng từ Sổ chi tiết và đối chiếu với các chứng từ liên quan như bảng báo giá, hợp đồng, hóa đơn, phiếu nhập kho, đơn đặt hàng. Khi kiểm tra các chứng từ này, KTV lưu ý kiểm tra các dấu hiệu phê duyệt và sự phù hợp số liệu và thông tin giữa các chứng từ.

KTV đã chọn mẫu 10 nghiệp vụ mua hàng trên Sổ chi tiết và thực hiện kiểm tra được các kết quả sau:

Số chứng từ

Nội dung Nợ Số tiền Ghi chú

PN17 Nhập chả,

jombon

1521 331 10 600 000 Đơn đặt hàng, bảng báo giá hóa

đơn, phiếu nhập kho

PN25 Nhập bia

Sài Gòn

1561 331 6 317 539 Đơn đặt hàng, Bảng báo giá, hóa đơn, phiếu nhập kho

PN 56 Nhập trái

cây các loại

1521 331 12 471 200 Đơn đặt hàng, Bảng báo giá hóa

đơn, phiếu nhập kho

Qua kiểm tra các mẫu trên, KTV nhận thấy các nghiệp vụ mua hàng đều có đầy đủ chứng từ gốc phù hợp đính kèm. Các thông tin trên chứng từ được ghi chép chính xác, đúng đắn về số liệu, được hạch toán đúng kỳ và có dấu hiệu kiểm tra và phê duyệt trên các chứng từ. Kết quả kiểm tra này là cơ sở cho quyết định phạm vi thử nghiệm cơ bản ở phần đánh giá lại rủi ro kiểm soát sẽ được thể hiện trên GTLV C210.

Đảm bảo các nghiệp vụ mua hàng/phải trả được ghi chép đầy đủ: KTV tiến hành chọn mẫu các hoá đơn mua hàng tiến hành đối chiếu với sổ sách để xem các nghiệp vụ mua hàng đó có được ghi vào sổ đầy đủ không.

KTV chọn 10 mẫu hoá đơn mua hàng trong năm 2011, tiến hành kiểm tra việc ghi sổ, kết quả được tổng hợp ở bảng sau:

Số chứng từ

Nội dung Nợ Số tiền Sổ chi tiết

mua hàng

PN 10 Nhập tôm các loại 1521 331 10 500 000 Khớp với Sổ

chi tiết

PN 26 Nhập Cocacola 1561 331 15 300 000 Khớp với Sổ

chi tiết

PN 47 Nhập trái cây các loại 1521 331 4 500 000 Khớp với Sổ

chi tiết …

Qua kiểm tra, KTV nhận thấy các nghiệp vụ mua hàng đều được ghi sổ đầy đủ, trình tự mua hàng được thực hiện đúng theo thủ tục, hoá đơn mua hàng đều kèm các chứng từ liên quan theo từng nghiệp vụ và có dầu hiệu phê duyệt.

Sau khi thực hiện các TNKS, KTV tổng hợp kết quả TNKS để đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh phạm vị TNCB. Tại công ty XYZ, KTV đánh giá tin tưởng vào hệ thống KSNB đối với chu trình này và kết luận rủi ro kiểm soát ở giai đoạn lập kế hoạch là phù hợp.Vì vậy, KTV quyết định thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức độ trung bình. Nội dung công việc này được KTV lưu lại trên GTLV C210. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng hợp các kết luận về hệ thống KSNB các chu trình của đơn vị

Đối với chu trình Bán hàng, phải thu và thu tiền; Mua hàng, phải trả và trả tiền: sau khi thực hiện các TNKS, KTV xác định hệ thống KSNB 2 chu trình này được thiết kế và hoạt động hữu hiệu nên vẫn giữ nguyên mức RRKS ban đầu và sẽ thực hiện các TNCB ở mức độ trung bình.

Đối với chu trình HTK, giá thành và giá vốn; Lương và phải trả người lao động; TSCĐ và XDCB, qua đánh giá sơ bộ KTV xác định tồn tại những rủi ro trọng yếu liên quan đến chu trình hoặc tần suất các nghiệp vụ phát sinh quá ít. Vì vậy, KTV quyết định thực hiện các TNCB ở mức độ cao mà không thực hiện đánh giá lại RRKS để đảm bảo chất lượng cho cuộc kiểm toán.

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN PHAN DŨNG (PDAC)

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ (Trang 38 - 40)