Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống KSNB DN trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ (Trang 41 - 43)

tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng (PDAC)

3.2.1 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Như đã phân tích ở trên, một trong những hạn chế lớn của PDAC trong việc đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát là chưa lượng hóa được rủi ro kiểm soát ban đầu thông qua việc trả lời Có/Không trên Bảng câu hỏi về Soát xét và triển khai các TTKS chính. Vì vậy, giải pháp được đưa ra là thiết kế lại Bảng câu hỏi một cách chi tiết hơn để lượng hóa được những câu trả lời của KTV, giúp KTV đưa ra được những đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát một cách chính xác và đáng tin cậy nhất.

Nội dung mới cần đưa vào Bảng câu hỏi như sau:

 Thiết lập trọng số đối với các câu hỏi:

+ Các câu hỏi liên quan tới thủ tục kiểm soát của đơn vị được quy định thành văn bản, có ảnh hưởng tới nhiều CSDL hoặc các thủ tục kiểm soát liên quan đến các nguyên tắc phân công phân nhiệm; bất kiêm nhiệm; ủy quyền và phê duyệt được xem là có ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá sơ bộ RRKS của KTV. Vì vây, đối với các câu hỏi này sẽ quy ước có trọng số là 3.

+ Các câu hỏi liên quan tới các TTKS của đơn vị mà không được quy định thành văn bản sẽ có trọng số là 1 hoặc 2 tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến các CSDL đối với BCTC.

 Thiết lập điểm đánh giá đối với từng câu trả lời:

+ Mỗi câu trả lời là Có sẽ được quy đổi là +1 điểm. + Mỗi câu trả lời là Không sẽ được quy đổi là -1 điểm.

 Thiết lập rủi ro kiểm soát cho toàn bộ bảng câu hỏi và cho từng CSDL RRKS = Tổng số điểm âm/ Tổng điểm tuyệt đối.

RRKS < 20%: Thấp; 20% < RRKS < 50%: Trung bình; RRKS > 50%: Cao Dựa trên các nguyên tắc trên, có thể đánh giá lại RRKS đối với Bảng câu hỏi mà KTV đã thực hiện đối với công ty XYZ như sau

Câu hỏi Có/ Không Trọng số Điểm Tích điểm Sự tồn tại và phát sinh Sự đầy đủ Sự chính xác Sự đánh giá Quyền và nghĩa vụ Sự trình bày và khai báo 1.Đối chiều PXK với

Hóa đơn để đảm bảo một

khoản doanh thu không bị xuất hóa đơn và ghi sổ

kế toán nhiều lần 2.Cuối tháng, lễ tân đối chiều với Buồng phòng về số lượng và thời gian

đặt phòng.

Có 3 1 3 

3.Gía bán trên hóa đơn được kiểm tra, đối chiếu

với Bảng giá trước khi chuyển cho khách hàng.

Có 1 1 1  

4.Các thay đổi về giá bán phải được người có thẩm

quyền phê duyệt.

Có 3 1 3  

5.Chỉ có người có thẩm quyền mới được thay đổi giá cả, hạn mức tín dụng.

Có 3 1 3  

6.Bộ phận nhận tiền bán hàng bằng tiền mặt phải độc lập với kế toán Phải

thu

Có 3 1 3 

7.Bảng đới chiếu số dư TGNH hàng tháng được

lập bởi 1 người độc lập với kế toán TGNH.

Có 3 1 3 

8.Định kỳ, tiến hành đối chiếu công nợ với khách

hàng.

Có 2 1 2 

9.PXK bộ phận Bếp được đưa đến kịp thời

cho lễ tân trước khi khách trả phòng.

Có 3 1 3 

10.Lễ tân giữ lại CMND của khách và chỉ trả lại khi khách thanh toàn tiền

phòng.

Có 3 1 3 

11.Sử dụng Sổ quỹ ghi

chép tiền thu bán hàng. Có 1 1 1  12.KH được khuyến

khích đòi hóa đơn từ nhân viên bán hàng.

Không 1 -1 -1 

13.Các nghiệp vụ bán hàng thu tiền mặt, chuyển khoản được giám

sát chặt chẽ.

Có 2 1 2 

14.Chính sách bán hàng và hạn mức tín dụng được thiết lập bởi nhà

quản lý.

Có 3 1 3 

15.Báo cáo tuổi nợ phải

được lập hàng tháng Không 3 -1 -3  Điểm trung bình (RRKS) (4/37) 10.8% (0/16) 0% (1/10) 10% (0/15) 0% (3/6) 50%

Như vậy, RRKS của chu trình Bán hàng, phải thu và thu tiền được đánh giá là thấp. Tuy nhiên , rủi ro đối với CSDL Sự đánh giá là cao nên khi thiết kế và thực hiện các TNKS ở giai đoạn tiếp theo, KTV nên tập trung thiêt kế các thử nghiệm liên quan đến CSDL này nhiều hơn.

Dựa theo cách làm tương tự, KTV có thể đánh giá RRKS của 4 chu trình còn lại tại công ty XYZ một cách chính xác và đáng tin cậy. (Phụ lục).

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w