Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
463,51 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THN TƯỜNG VI ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ SỞ HỮU NỘI BỘ ĐẾN GIÁ TRN CÔNG TY - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THN TƯỜNG VI ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ SỞ HỮU NỘI BỘ ĐẾN GIÁ TRN CÔNG TY - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ THN LANH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là PGS TS. Lê Thị Lanh. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng dữ liệu, thông tin được đăng tải trên các tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo. TP.HCM, ngày tháng năm 2014 Tác giả Phạm Thị Tường Vi MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1 1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu: 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu: 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu : 3 1.5 Ý nghĩa của bài nghiên cứu : 3 1.6 Cấu trúc bài nghiên cứu : 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 5 2.1 Giá trị công ty và phương pháp đo lường……………………………………5 2.2 Tỷ lệ sở hữu nội bộ …………………………………………………… 7 2.3 Lý thuyết đại diện.…………………….… 8 2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây…… 9 2.2.1 Nhóm các nghiên cứu với những phát hiện về tỷ lệ sở hữu nội bộ và giá trị công ty có tương quan thuận với nhau 9. 2.2.2 Nhóm các nghiên cứu có kết luận rằng tỷ lệ sở hữu nội bộ và giá trị công ty có tương quan nghịch với nhau …………………………………………… 11. 2.2.3 Nhóm các nghiên cứu với phát hiện mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ lệ sở hữu nội bộ và giá trị công ty …………………………………………… 12 2.2.4 Nhóm các nghiên cứu có kết luận rằng tỷ lệ sở hữu nội bộ và giá trị công ty không có liên quan với nhau ……………………………………………… 15 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 18 3.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu…………………………………………… 19 3.2 Mô tả biến và thu thập dữ liệu …………………………………… 21 3.2.1Mô tả biến ……………………………………………………………… 21 3.2.2 Thu thập dữ liệu …………………………………………………………26 3.3 Phương pháp ước lượng ……………………………………………………27 CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 4.1 Thống kê mô tả: 28 4.2 Phân tích tương quan giữa các biến: 30 4.3 Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu nội bộ đến giá trị công ty khi sử dụng kỹ thuật ước lượng OLS: 31 4.3.1Kết quả ảnh hưởng tỷ lệ sở hữu nội bộ đến giá trị công ty được đo lường bằng Tobin’s q khi sử dụng kỹ thuật ước lượng OLS: 31 4.3.2Kết quả ảnh hưởng tỷ lệ sở hữu nội bộ đến giá trị công ty được đo lường bằng MB khi sử dụng kỹ thuật ước lượng OLS: 34 4.3.3Kết quả ảnh hưởng tỷ lệ sở hữu nội bộ đến giá trị công ty được đo lường bằng ROE khi sử dụng kỹ thuật ước lượng OLS 36 4.3.4 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi ……………………………… 40 4.4 Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu nội bộ đến giá trị công ty khi sử dụng kỹ thuật ước lượng 2SLS 41 4.4.1Kết quả ảnh hưởng tỷ lệ sở hữu nội bộ đến giá trị công ty được đo lường bằng Tobin’s q khi sử dụng kỹ thuật ước lượng 2SLS 42 4.4.2 Kết quả ảnh hưởng tỷ lệ sở hữu nội bộ đến giá trị công ty được đo lường bằng MB khi sử dụng kỹ thuật ước lượng 2SLS:………………………………45 4.4.3 Kết quả ảnh hưởng tỷ lệ sở hữu nội bộ đến giá trị công ty được đo lường bằng ROE khi sử dụng kỹ thuật ước lượng 2SLS ……………… 47 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 53 5.1 Kết luận: 53 5.2 Hạn chế bài nghiên cứu: 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Mô tả biến. 24 Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập, các biến kiểm soát và biến phụ thuộc. 28 Bảng 4.2: Hệ số tương quan cặp giữa các biến. 30 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy OLS với giá trị công ty được đo lường bằng Tobin’s q. 31 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy OLS với giá trị công ty được đo lường bẳng MB: 34 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy OLS với giá trị công ty được đo lường bằng ROE 36 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi ………………………… 40 Bảng 4.7 Kết quả hồi quy hệ hai phương trình sử dụng 2SLS với giá trị công ty được đo lường bằng Tobin’s q. 42 Bảng 4.8. Kết quả hồi quy hệ hai phương trình sử dụng 2SLS với giá trị công ty được đo lường bằng MB. 46 Bảng 4.9. Kết quả hồi quy hệ hai phương trình sử dụng 2SLS với giá trị công ty được đo lường bằng ROE. 48 TÓM TẮT Mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc và giá trị công ty được nghiên cứu trên một mẫu gồm 130 công ty phi tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 đến 2013. Kết quả của nghiên cứu này củng cố thêm kết quả của các nghiên cứu trước đó về mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ lệ sở hữu nội bộ và giá trị công ty nghiên cứu trên những thị trường lớn hơn. Theo đó, khi giá trị công ty được đo lường bằng hệ số Tobin’s Q thì tỷ lệ sở hữu nội bộ và giá trị công ty tỷ lệ nghịch với nhau khi tỷ lệ sở hữu dưới 17% hoặc trên 54% và tỷ lệ thuận với nhau khi tỷ lệ sở hữu nằm trong khoảng từ 17% đến 54%. Những kết quả này là khá mạnh mẽ đối với những kỹ thuật ước lượng khác nhau như bình phương bé nhất (OLS), hồi quy tác động cố định (Fixed Effects), bình phương bé nhất hai giai đoạn (2SLS). Các phát hiện trong nghiên cứu này đóng góp cho các bằng chứng quốc tế ngày càng gia tăng về mối quan hệ bậc ba phi tuyến giữa tỷ lệ sở hữu nội bộ và giá trị công ty. 1 Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Lý thuyết về quyền sở hữu khẳng định rằng cổ đông là chủ sở hữu hợp pháp của công ty, trong khi đó lý thuyết đại diện thừa nhận rằng nhà quản trị là người đại diện cho các cổ đông để vận hành công ty vì lợi ích của cổ đông. Nhà quản trị công ty thường được bổ nhiệm dựa vào danh tiếng và hiệu quả hoạt động trong quá khứ của họ với mục đích để tăng giá trị cổ đông và lợi nhuận công ty. Tuy nhiên, trong thực tế có một vấn đề cơ bản tồn tại là sự bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị công ty và các cổ đông tạo ra rủi ro đạo đức, vì cổ đông không thể xác minh xem hiệu quả hoạt động tốt là do may mắn hay do chăm chỉ làm việc. Sự xung đột về lợi ích giữa nhà quản trị và các cổ đông phát sinh khi quyền sở hữu được tách biệt khỏi quyền quản lý công ty là một vấn đề lớn trong tài chính doanh nghiệp hiện đại và đã tạo ra một nền tảng lý thuyết về ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu nội bộ đến giá trị công ty (ví dụ, Jensen và Meckling (1976), Morck, Shleifer và Vishny (1988), Stulz (1988), Stiglitz và Edlin (1995)). Mặc dù nền tảng lý thuyết về vấn đề này khá vững chắc, nhưng các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ của hai yếu tố này vẫn còn yếu và chưa có kết luận thống nhất. Demsetz và Lehn (1985), là người có một loạt các nghiên cứu về vấn đề này, sử dụng mô hình tuyến tính trên các dữ liệu và nhận thấy rằng lợi nhuận của công ty độc lập với tỷ lệ sở hữu nội bộ. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng để điều chỉnh các ảnh hưởng đến giá trị công ty, Himmelberg và các công sự (1999) đã báo cáo những kết quả tương tự cho mẫu ngẫu nhiên gồm 600 công ty của Mỹ từ năm 1982 đến 1984. Ngược lại, Morck (1988) và gần đây hơn là Short và Keasey (1999), dẫn chứng một mối quan hệ đường cong. Các nghiên cứu này kết luận ban đầu giá trị công ty sẽ tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ sở hữu nội 2 bộ thấp, sau đó giảm ở mức có tỷ lệ sở hữu nội bộ trung bình, và cuối cùng là tăng ở mức có tỷ lệ sở hữu nội bộ cao. Tuy nhiên, những nghiên cứu này khác nhau về phạm vi của tỷ lệ sở hữu mà tại đó nhà quản trị và các cổ đông có cùng lợi ích. Trong khi những kết quả của Morck (1988) đối với mẫu gồm những công ty lớn S&P 500, đề nghị đồng lợi ích ở các mức tỷ lệ sở hữu nội bộ dưới 5% và trên 25%, các mức tương tự được báo cáo trong Short và Keasey (1999) cho các công ty được niêm yết ở Anh, tương ứng là 12% và 40%. Sự khác biệt trong hệ thống chính trị và trong văn hóa quản trị doanh nghiệp giữa Anh và Mỹ phần nào giải thích cho sự khác biệt trong mối quan hệ giữa giá trị công ty và sở hữu nội bộ khi nghiên cứu tại hai nước này. Trái ngược với những kết quả của Morck (1988), mặc dù cũng thực hiện nghiên cứu trên thị trường Mỹ nhưng McConnell và Servaes (1990) báo cáo một hình thức bậc hai và không phát hiện bất kỳ mối quan hệ nghịch biến nào, đặc biệt là trong phạm vi tỷ lệ sở hữu 5% – 25%. Hơn nữa, những phát hiện gần đây của Davies và các cộng sự (2005) đối với các công ty Anh thậm chí còn đáng lo ngại hơn. Bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trong việc kiểm định động cơ xung đột trong quản trị, Davies và các cộng sự (2005) báo cáo rằng mối quan hệ giữa sở hữu nội bộ và giá trị công ty chủ yếu là bậc 5 (double-humped) và không chỉ là bậc 3 như đã được báo cáo trong nghiên cứu Short và Keasey (1999). Miguel và các cộng sự (2004) kiểm định một số nước (Mỹ, Anh, Úc, Nhật bản, Đức và tây ban nha) với cấu trúc quản trị doanh nghiệp đa dạng và kết luận rằng mối quan hệ này bị ảnh hưởng đáng kể bởi bản chất của hệ thống quản trị hiện hành. Điều này, cùng với những kết luận trái ngược nhau của các nghiên cứu (đặc biệt đối với thị trường lớn như Anh và Mỹ) cho thấy một cái nhìn mới về việc sử dụng dữ liệu được lấy theo nhiều cách khác nhau từ một nước có thể làm tăng thêm sự hiểu biết trong việc kiểm định mối quan hệ này. Trong nghiên cứu này, với mục đích hiểu rõ hơn về sự tác động của tỷ lệ sở hữu nội [...]... hưởng đến giá trị của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh hay không? - Nếu có ảnh hưởng thì mối quan hệ thể hiện sự ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu nội bộ đến giá trị công ty là mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến tính? 1.3 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là mối tương quan giữa tỷ lệ sở hữu nội bộ với giá trị công ty của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành...3 bộ đến giá trị doanh nghiệp, tác giả kiểm định mẫu gồm các công ty được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2009 đến 2013 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nội bộ và giá trị công ty đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Từ đó đi vào trả lời cho các câu hỏi: - Tỷ lệ sở hữu nội bộ có ảnh hưởng đến. .. quan hệ giữa sở hữu nội bộ và giá trị công ty bằng cách sử dụng dữ liệu gồm các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 18 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu Giả thuyết chính mà tác giả muốn kiểm định là tỷ lệ sở hữu cổ phần được nắm giữ bởi những nhà quản trị công ty có ảnh hưởng đến giá trị của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành... động của cơ cấu sở hữu đến giá trị công ty Nghiên cứu thực hiện dựa vào những thông tin của nền kinh tế Ấn độ, kết quả của nghiên cứu cho thấy giá trị công ty có tương quan thuận với sở hữu nội bộ khi tỷ lệ sở hữu nội bộ dưới 30% và khi tỷ lệ sở hữu nội bộ trên 60% Và mối quan hệ này trở nên tương quan nghịch khi tỷ lệ sở hữu nội bộ vượt mức 30% và chưa đạt đến mức 60% Điều này được thể hiện khi tỷ lệ. .. tính từng phần Trong đó, biến tỷ lệ sở hữu nội bộ được tính bằng tỷ lệ sở hữu của nhân viên và giám đốc công ty, biến hiệu quả hoạt động công ty được tính bằng hệ số Tobin’q Họ tìm thấy một bằng chứng mạnh mẽ của mối quan hệ đường cong giữa sở hữu nội bộ và hệ số Tobin’q, với kết quả nghiên cứu là mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nội bộ và hiệu quả hoạt động công ty tương quan thuận khi tỷ lệ sở hữu nội bộ. .. giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu chia cho giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được tính là thu nhập ròng chia cho tổng số vốn chủ sở hữu Nếu mối quan hệ giữa giá trị công ty và sở hữu nội bộ là phi tuyến tính hệ số cho mo và (mo)3 sẽ là âm, cho thấy giá trị công ty và tỷ lệ sở hữu nội bộ tỷ lệ nghịch ở mức tỷ lệ sở hữu nội bộ thấp và cao Hệ số (mo)2 được... công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Bombay trong giai đoạn 2000-01 đến 2003-04 Mẫu có được bao gồm 1833 công ty Nghiên cứu kết luận rằng, ban đầu mối quan hệ giữa giá trị công ty và sở hữu nội bộ là tương quan thuận, nhưng khi tỷ lệ sở hữu nội bộ vượt qua mức 20% thì tác động của sở hữu nội bộ đến giá trị công ty là tương quan nghịch Nghiên cứu cũng báo cáo rằng khi tỷ lệ sở hữu nội bộ vượt quá... quan hệ giữa VOF và sở hữu nội bộ thông quan mẫu các công ty Bangladesh Trong nghiên 11 cứu của mình, họ chứng minh rằng sở hữu nội bộ là biến phụ thuộc, nó phụ thuộc vào các biến khác như giá trị công ty, hiệu quả hoạt động công ty Họ tìm thấy rằng cơ cấu sở hữu không có tác động đáng kể đến giá trị công ty nhưng giá trị công ty (Tobin’q) có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch đối với cơ cấu sở hữu Sau khi kiểm định... giữa giá trị công ty và sở hữu nội bộ không phải là 1 chiều Mối quan hệ này là tương quan thuận tại mức có tỷ lệ sở hữu nội bộ thấp và tại mức có tỷ lệ sở hữu nội bộ cao, nhưng tương quan nghịch tại mức có tỷ lệ sở hữu nội bộ là vừa phải Torre, Hidaldovà Pindado (2003) đã thực hiện nghiên cứu dựa vào giả thuyết “đầu tiên, giá trị công ty tăng, sau đó giảm xuống và cuối cùng tăng trở lại khi tỷ lệ sở hữu. .. sở hữu, sở hữu nội bộ và hiệu quả hoạt động của công ty, sở hữu nội bộ và hiệu quả hoạt động công ty có tương quan thuận với nhau 2.4.2 Nhóm các nghiên cứu có kết luận rằng tỷ lệ sở hữu nội bộ và giá trị công ty có tương quan nghịch với nhau Lins và Lemon (2001) nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu nội bộ và giá trị công ty trong thời kỳ khủng hoảng của thị trường châu Á năm 1997 với mẫu nghiên cứu từ . giữa tỷ lệ sở hữu nội bộ và giá trị công ty đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đi vào trả lời cho các câu hỏi: - Tỷ lệ sở hữu nội bộ có ảnh hưởng đến. 4.4 Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu nội bộ đến giá trị công ty khi sử dụng kỹ thuật ước lượng 2SLS 41 4.4.1Kết quả ảnh hưởng tỷ lệ sở hữu nội bộ đến giá trị công ty được đo lường bằng Tobin’s. hưởng đến giá trị của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh hay không? - Nếu có ảnh hưởng thì mối quan hệ thể hiện sự ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu nội bộ đến giá trị công ty là mối