1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan hóa sinh về bệnh răng miệng và thuốc điều trị

80 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

ĐẬT VẤN ĐỂ Răng là một bộ phận quan trọng của con người. Răng tham gia vào giai đoạn đầu tiên của quá trình tiêu hoá bằng việc nhai, xé nhỏ và nghiền nát thức ăn, trước khi thức ăn được chuyển xuống dạ dày, ruột và tại đây xảy ra quá trình nhào trộn, tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng. Nhờ quá trình đó mà con người mới tồn tại, khỏe mạnh, hoạt động bình thường, hơn thế nữa hàm răng là một phần trong vẻ đẹp của con người. Vì vậy mà bảo vệ răng miệng là bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mỗi chúng ta. Các bệnh về răng miệng là những bệnh phổ biến hay mắc phải ởViệt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh này rất cao và đáng chú ý hofn bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi với chi phí điều trị tốn kém. Tại nhiều quốc gia, ngưòi ta coi đây là một bệnh xã hội. Bệnh răng miệng không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây đau, làm mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm lý và sức lao động của con người. Vì vậy nghiên cứu phòng và điều trị bệnh răng miệng là nhiệm vụ hàng đầu của ngành răng hàm mặt. Tuy bệnh răng miệng có thể xảy ra với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, nhưng cũng rất dễ phòng chống, bởi vì bệnh gắn liền với nhận thức của con người. Vì vậy để phòng chống các bệnh răng miệng có hiệu quả trước hết phải nâng cao nhận thức của mỗi người đối với bệnh răng miệng. Xuất phát từ nhu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tổng quan hoá sinh về bệnh răng miệng và thuốc điều trị Bao gồm các nội dung sau: 1. Tìm hiểu tình hình, xu hướng phát triển trong nước và trên thế giới của các bệnh răng miệng thường gặp (sâu răng và quanh răng). Đi sâu tìm hiểu về mảng bám răng và cao răng, cấu tạo răng, nguyên nhân cơ chế gây bệnh của các bệnh răng miệng thường gặp cũng như mối liên quan giữa răng miệng với toàn thân. 2. Phân tích các thuốc chính dùng trong việc điều trị bệnh răng miệng (Thuốc hoá dược, đông dược và thuốc có nguồn gốc dược liệu). 3. Phân tích việc phòng các bệnh răng miệng và xây dựng phác đồ cho việc dự phòng và điều trị các bệnh răng miệng thường gặp.

BỘ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI NGUYỄN HỮU TRUNG TỔNG QUAN HOÁ SINH VỂ BỆNH RĂNG MIỆNG VÀ THUỐC ĐIỂU TRỊ (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ ĐẠI HỌC NĂM 2001 - 2006) Người hướng dẫn : GVC. Nguyễn Duy Thiệp Nơi thực hiện : Bộ môn Sinh hoá Trưòtig đại học Dược Hà Nội Thòi gian thực hiện : Tháng 02/2006 - 05/2006 Hà Nội, 05 - 2006 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp là một sự kiện quan trọng đối với bản thân em. Trong những dỏng đầu tiên này, em muốn bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến: GVC Nguyễn Duy Thiệp Bộ môn Sinh hoá - Trường Đại học Dược Hà Nội Là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho em trong quá trình thực hiện đề tài này. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Sinh hóa đã động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình tiến hành khoá luận. Cũng nhân dịp này em xin chân thành cẩm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Trường Đại Học Dược Hà Nội đã dạy dỗ em trong 5 năm học Đại Học. Em xỉn bày tỏ lòng biêt ơn đến gia đình và người thân của em đã luôn là nguồn động lực cho em trong quá trình học tập. Và em xin bày tỏ lời cảm ơn đến các bạn bè, những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Hà Nội, Ngày 18 tháng 5 năm 2006 Sinh viên NGUYỄN H ữ J TRUNG MỤC LỤC Trang Đặt vấn đề 1 1. BỆNH RĂNG MIỆNG 2 1.1 Tình hình bệnh răng miệng trên Thế giới và Việt Naiti 2 1.1.1 Tình hình bệnh sâu răng T ! 2 1.1.2 Tình hình bệnh quanh răng 4 1.2 Cấu trúc răng 6 1.2.1 Men răng 6 1.2.2 Ngà răng 7 1.2.3 Tuỷ răng 7 1 .2.4 Bộ phận nâng đỡ răng 8 1.3 Mảng bám răng và cao răng 10 1.3.1 Mảng bám răng . 10 1.3.2 Cao răng 12 1.4 Các bệnh răng miệng thường gặp 13 1.4.1 Bệnh sâu răng 13 1.4.2 Bệnh quanh răng 18 1.5 Liên quan giữa răng miệng và toàn thân 22 1.5.1 Liên quan giữa bệnh răng miệng vói toàn thân 22 1.5.2 Liên quan giữa bệnh toàn thân với răng miệng 24 2. THUỐC ĐIEU TRỊ BỆNH RÃNG MIỆNG 27 2.1 Đông dược điều trị bệnh răng miệng 27 2.1.1 Các vị thuốc 27 2.1.2 Các bài thuốc 31 2.2 Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu điều trị bệnh răng miệng 34 2.2.1 Tinh dầu và hoạt chất chính trong tinh dầu 34 2.2.2 Chế phẩm từ các dược liệu khác 35 2.3 Hoá dược điều trị bệnh răng miệng 36 2.3.1 Thuốc kháng sinh . 36 2.3.2 Các chất sát khuẩn 38 2.3.3 Thuốc giảm đau 42 2.3.4 Thuốc an thần gây ngủ 45 2.3.5 Thuốc mê 45 2.3.6 Thuốc tê 46 3. PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG 48 3.1 Phòng bệnh sâu răng 48 3.1.1 Dự phòng toàn thân 48 3.1.2 Dự phòng tại chỗ 49 3.1.3 Một số phương pháp phòng chống sâu răng khác 58 3.1.4 Phương hướng phòng bệnh sâu răng cho cộng đồng 58 3.2 Phòng bệnh quanh răng 58 3.3 Xây dựng phác đồ phòng và điều trị bệnh răng miệng 59 4.BÀNLƯẠ N ' ° LI. 60 4.1 Bệnh răng miệng 60 4.2 Thuốc điều trị 60 4.3 Phưoỉng hướng dự phòng bệnh răng miệng 63 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT Lĩ. 64 5.1 Kết luận 64 5.2 Đề xuât 65 Tài liệu tham khảo CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT AIDS ĐTĐ K OXH PTCS RHM S.CN SMT smt TDKMM TGĐNV TGĐTW TKTW Tr.CN VCNTB VDHBTB VDHNTB VNPB WHO Hội chứng suy giảm miễn dịch Đái tháo đường Ung thư Oxi hoá Phổ thông cơ sở Răng hàm mặt Sau Công nguyên Chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn Chỉ số sâu mất trám răng sữa Tác dụng không mong muốn. Thuốc giảm đau ngoại vi Thuốc giảm đau trung ương Thần kinh trung ương Trước Công nguyên : Vùng cao nguyên Trung Bộ : Vùng duyên hải Bắc trung bộ : Vùng duyên hải Nam trung bộ : Vùng núi phía Bắc : Tổ chức y tế Thế Giới ĐẬT VẤN ĐỂ Răng là một bộ phận quan trọng của con người. Răng tham gia vào giai đoạn đầu tiên của quá trình tiêu hoá bằng việc nhai, xé nhỏ và nghiền nát thức ăn, trước khi thức ăn được chuyển xuống dạ dày, ruột và tại đây xảy ra quá trình nhào trộn, tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng. Nhờ quá trình đó mà con người mới tồn tại, khỏe mạnh, hoạt động bình thường, hơn thế nữa hàm răng là một phần trong vẻ đẹp của con người. Vì vậy mà bảo vệ răng miệng là bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mỗi chúng ta. Các bệnh về răng miệng là những bệnh phổ biến hay mắc phải ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh này rất cao và đáng chú ý hofn bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi với chi phí điều trị tốn kém. Tại nhiều quốc gia, ngưòi ta coi đây là một bệnh xã hội. Bệnh răng miệng không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây đau, làm mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm lý và sức lao động của con người. Vì vậy nghiên cứu phòng và điều trị bệnh răng miệng là nhiệm vụ hàng đầu của ngành răng hàm mặt. Tuy bệnh răng miệng có thể xảy ra với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, nhưng cũng rất dễ phòng chống, bởi vì bệnh gắn liền với nhận thức của con người. Vì vậy để phòng chống các bệnh răng miệng có hiệu quả trước hết phải nâng cao nhận thức của mỗi người đối với bệnh răng miệng. Xuất phát từ nhu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tổng quan hoá sinh về bệnh răng miệng và thuốc điều trị Bao gồm các nội dung sau: 1. Tìm hiểu tình hình, xu hướng phát triển trong nước và trên thế giới của các bệnh răng miệng thường gặp (sâu răng và quanh răng). Đi sâu tìm hiểu về mảng bám răng và cao răng, cấu tạo răng, nguyên nhân cơ chế gây bệnh của các bệnh răng miệng thường gặp cũng như mối liên quan giữa răng miệng với toàn thân. 2. Phân tích các thuốc chính dùng trong việc điều trị bệnh răng miệng (Thuốc hoá dược, đông dược và thuốc có nguồn gốc dược liệu). 3. Phân tích việc phòng các bệnh răng miệng và xây dựng phác đồ cho việc dự phòng và điều trị các bệnh răng miệng thường gặp. 1. BỆNH RĂNG MIỆNG 1.1 Tình hình bệnh răng miệng trên Thê giới và Việt Nam Bệnh răng miệng là bệnh rất dễ mắc phải và ngày càng có xu hướng gia tăng. Trong đó bệnh sâu răng và viêm quanh răng là hai bệnh điển hình và phổ biến nhất trong các bệnh vễ răng miệng, vì vậy trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi xin điểm qua tình hình của hai bệnh này trên Thế giới và Việt Nam. 1.1.1 Tình hình bệnh sâu răng Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra 5 mức độ sâu răng phụ thuộc vào chỉ số SMT ở lứa tuổi 12 và lứa tuổi 35-44 như bảng 1 - Phụ lục bảng [76]. > Thời kỳ trước công nguyên: • 900-600 năm Tr.CN: Khoảng 5% dân số bị sâu răng. • 200 năm trước và S.CN: Khoảng 7% dân số bị sâu răng. • 1600-1700 năm S.CN: Khoảng 12% dân số bị sâu răng [30]. > Bệnh sáu răng liên quan đến xã hội hiện đại: Trên thê giói: Theo xác định của ngân hàng dữ liệu sức khoẻ răng miệng của WHO hiện nay có 2 xu hướng chính của sức khoẻ răng miệng [73]: • Xu hướng xấu đi cho phần lófn các nước nghèo và nước đang phát triển. Cụ thể: ở những nước đang phát triển (trong đó có nhiều nước trong khu vực) tình trạng sâu răng và chỉ số SMT ở trẻ em còn cao và có xu hướng gia tăng. Chỉ số SMT ở một số nước điển hình như: Iran từ 2,4 (1974) lên 4,9 (1976); Maroc từ 2,6 (1960) lên 4,5 (1980). Các nước như Lào, Campuchia, Triều Tiên, Bruney, Philipine chỉ số SMT tuổi 12 từ 2,4 (1980) đến 5,5 (1994) [75]. Đây là những nước nghèo không có chương trình Fluor hoá nước uống, thiếu sự giáo dục nha khoa, chế độ ăn uống không khoa học nên sâu răng ngày càng tăng. • Xu hướng cải thiện ở phần lớn các nước công nghiệp phát triển (SMT trung bình của trẻ 12 tuổi đã tụt từ 7 - 10 xuống còn khoảng 2-4). Cụ thể: ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Canada, Thuỵ Điển, Mỹ, Phần Lan và các nước Bắc Âu trong những năm 60 - 70 có tỷ lệ sâu răng cao trên 90% dân số, trung bình mỗi trẻ em 12 tuổi có chỉ số SMT từ 7,4 - 12 và tình hình sâu răng là rất nghiêm trọng. Tuy vậy từ những năm 80 - 90 cho đến nay chỉ số này đã giảm xuống. Năm 1997, SMT tuổi 12 của Canada, Nauy, Thuỵ Điển là 1, 2 - 2, 6, Mỹ là 1, 2, Phần Lan và Australia <1,2 [77]. Đây là ở nhưng nước công nghiệp tiên tiến, nhà nước coi chương trình Fluor hoá nước uống, thuốc chải răng, giáo dục nha khoa là quốc sách nên bệnh sâu răng giảm nhiều. Tại Singapore chương trình chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ răng miệng được chú ý: Những năm của thập kỷ 60 chỉ số SMT trẻ 12 tuổi là > 3 thì đến tháng 4 năm 1999 chỉ số này <0,4 [64]. Tại Malaysia đã có nhiều dự án trong việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng, như đưa nguồn Fluor vào nguồn nước ăn cho cộng đồng, xây dựng các phòng chăm sóc răng miệng cố định tại các trường tiểu học [68]. Tại Úc, 50% thời gian làm việc của bác sĩ răng miệng dành cho công tác phòng bệnh [5]. Tại Việt Nam: Từ những năm của thập kỷ 60 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu tình trạng sâu răng ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Dương Hồng (1977): 77% trẻ em 6 tuổi ở Hà Nội và nông thôn bị sâu răng sữa; 30% trẻ em 13 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn [3]. Năm 1978 bộ môn RHM Đại học Y Hà Nội thông báo tỷ lệ sâu răng của trẻ em trên 6 tuổi khoảng 39%; sâu răng sữa của trẻ từ 1 - 5 tuổi là 31,33% [44]. Năm 1981 Hoàng Tử Hùng đưa ra tỷ lệ sâu răng sữa ở một số tỉnh miền Nam là 70,49% [22]. Theo kết quả điều tra toàn quốc do hai viện RHM Hà nội và Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện năm 1990 cho thấy bệnh sâu răng và viêm lợi là những bệnh rất phổ biến ở lứa tuổi học sinh PTCS. Tỷ lệ mắc bệnh sâu răng trung bình ở lứa tuổi này trên 50% thậm chí có những địa phương trên 90% (Xem bảng 2 - Phụ lục bảng) [29], Viện RHM Hà Nội phối hợp với viện Nghiên cứu và thống kê sức khoẻ răng miệng Australia tiến hành điều tra bệnh răng miệng ở Việt Nam trong 3 năm (1999- 2001), thu được một số kết quả bệnh sâu răng như trong bảng 3, 4 - Phụ lục bảng [70]. Theo cuộc khảo sát trên 2000 học sinh tiểu học trong cả nước từ 6 - 11 tuổi thì thấy tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị sâu răng sữa rất cao, ở mức 84,9%. Trung bình mỗi trẻ em lứa tuổi này có 5,07 răng sữa bị sâu, đặc biệt ở 4 vùng là VNPB, VDHBTB, VDHNTB và VCNTB hầu như răng sữa sâu đều không được điều trị [19]. Tại tỉnh Bắc Cạn tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh lóíp 3 tại 5 trường tiểu học thị xã Bắc Cạn là 64% và tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 12,3% [34]. ở thành phố Hải Dương tình trạng sâu răng ờ học sinh 12 tuổi khá cao, vào khoảng 67% [37], ở người trưởng thành tỷ lệ sâu răng cũng cao, ở VDHBTB có từ 93,2% - 96,3% người trưởng thành bị sâu răng và VDHNTB tỷ lệ này cũng đạt tới 94,6% - 97,8%. ở các tỉnh Đồng bằng và ven biển miền Bắc tỷ lệ sâu răng thấp hcm ở Thành thị và Trung du ở miền Nam cao hơn miền Bắc [16]. Từ kết quả trên cho thấy tình trạng sâu răng có thể gặp ỏ mọi lứa tuổi từ trẻ em cho đến người lớn ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn, gặp ở mọi miền, mọi vùng trong cả nước nhưng đáng chú ý hơn cả vẫn là với trẻ em vì lứa tuổi này trẻ em thường không có ý thức về vệ sinh răng miệng, nhận thức về sâu răng còn hạn chế, lại thường xuyên tiếp xúc với các chất có khả năng gây sâu răng như đường Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, từ khi có chương trình Nha học đường, trẻ em được chăm sóc răng miệng tốt hơn. Cho tới năm 2000, cả nước có trên 1700 điểm Nha học đường cố định tại trường học để chăm sóc răng miệng thường xuyên cho các cháu. Tuy vậy, nhìn chung trong cả nước mới chỉ có khoảng 25% trẻ em được chăm sóc răng miệng, còn lại khoảng 13 triệu trẻ em chưa được chăm sóc răng miệng [42]. 1.1.2 Tình hình bệnh quanh răng Bệnh quanh răng là bệnh phổ biến thứ hai trong các bệnh về răng miệng chỉ sau sâu răng. Nếu như sâu răng có thể gây mất răng thì bệnh quanh răng mà điển hình là viêm quanh răng có thể gây rụng răng và để lại biến chứng rất nguy hiểm. Theo số liệu thu được từ ngân hàng dữ liệu răng miệng toàn cầu của WHO thì lứa tuổi 35 - 44 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất với triệu chứng rất điển hình và mức độ trầm trọng hơn so với lứa tuổi trẻ. Có trên 70% thanh thiếu niên ở các nưóc mắc bệnh quanh răng và cũng không có sự khác nhau về tỉ lệ viêm quanh răng giữa các nước phát triển và đang phát triển [73]. Tại Việt Nam; Tại Việt Nam bệnh quanh răng là bệnh rất phổ biến đứng ỏ hàng thứ 2 trong các bệnh về răng miệng chỉ sau sâu răng, ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh quanh răng từ mức độ nhẹ cho đến nặng. Viện RHM Hà Nội phối hợp với viện nghiên cứu và thống kê sức khoẻ răng miệng Australia tiến hành điều tra bệnh răng miệng ở Việt Nam trong 3 năm (1999- 2001) thu được một số kết quả tình hình bệnh quanh răng như trong bảng 5, 6 - Phụ lục bảng [70]. Theo cuộc điều tra bệnh viêm lợi và viêm quanh răng ở các tỉnh VDHBTB và VDHNTB thu được kết quả như trong bảng 7 - Phụ lục bảng [16]. Theo điều tra năm 1990 của 2 viện RHM Hà Nội và Thành Phố HCM đối với trẻ em 12 tuổi thì có 98,33% bị viêm lợi trên toàn quốc, ở miền Nam có 6,36% chảy máu lợi, 91,5% có cao răng [30]. Trong cuộc đánh giá bệnh răng miệng người trưởng thành ở các tỉnh VDHTB của Trần Đình Hải, tỷ lệ người trưởng thành có tổ chức quanh răng lành mạnh là rất thấp, chỉ ở mức dưới 2,2% [16]. Qua nghiên cứu đánh giá tình trạng quanh răng và mất răng ở người cao tuổi tại khoa RHM bệnh viện Hữu Nghị thì thấy tình trạng vệ sinh răng miệng còn kém, bệnh quanh răng còn chiếm tỷ lệ cao [24]: ■ Viêm lợi vừa và nặng chiếm 75,5% và tăng dần theo tuổi. ■ Tmh trạng mất răng: 94% người mất răng từ 1 - 30 chiếc, số răng mất trung bình ở mỗi người là 7,7 chiếc. ■ Tình trạng tổ chức quanh răng; Không có người có tổ chức quanh răng lành mạnh hoàn toàn, 54,2% người có cao răng bị viêm lợi, 45,8% người bị viêm Trên thế giới: [...]... kênh, nhổ các răng và chân răng sâu đã mất chức năng ■ Điều trị phẫu thuật: Điều trị viêm lợi, túi mủ quanh răng bằng bảo tồn , phẫu thuật và phục hồi lại những răng đã mất ■ Điều trị duy trì; Gồm có: Vệ sinh răng miệng tốt và thường xuyên Khám định kỳ răng miệng, lấy cao răng, mảng bám răng (nếu có), đồng thời kiểm soát các yếu tố gây bệnh ^ Kháng sinh liệu pháp: Viêm quanh răng là một bệnh nhiễm trùng... kém Nếu không điều trị hoặc tuỷ không thể điều trị được chỉ còn cách nhổ bỏ răng Nếu tiếp tục để phát triển không điều trị thì tuỷ chết và từ bệnh sâu răng sẽ bước sang giai đọan viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương răng Nên không thể coi thường bệnh sâu răng [13], [52] > Điều trị Nếu được phát hiện sóm khi lỗ sâu chưa xuất hiện hoặc sâu răng chưa vào tới ngà răng thì bệnh sâu răng có thể ngăn... khác chủ yếu là điều trị chỗ lấy cao răng, mảng bám răng, vệ sinh răng miệng, dùng nước súc miệng có tính chất sát khuẩn và đánh răng Toàn thân; Kháng sinh liệu pháp, Vitamin liệu pháp 1.4.2.3 Bệnh viêm quanh răng Đặc điểm: Viêm lợi mạn tính có túi quanh răng, có tiêu xương ổ răng và bệnh phát triển mạn tính với những đợt cấp hay bán cấp, thường gặp ở người lớn > Nguyên nhân: WHO về răng miệng (FDI) đã... thích bệnh sinh sâu răng người ta chú ý nhiều đến chất đường và vi khuẩn streptococcus Mutans và giải thích bệnh sinh sâu răng bằng sơ đồ KEY như hình 6 - Phụ lục hình Theo sơ đồ KEY việc phòng bệnh sâu răng tập trung vào 14 chế độ ăn hạn chế đường và tiến hành vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, song kết quả phòng bệnh sâu răng vẫn bị hạn chế [18] Sau năm 1975 người ta làm sáng tỏ căn nguyên bệnh sâu răng và. .. xương ổ răng ■ Răng lung lay và di chuyển [5], [47] > Biến Chứng: Nếu bệnh không được điều trị sẽ biến chứng và gây mất răng hàng loạt Nếu được điều trị kịp thời bệnh sẽ ổn định và phục hồi chức năng 21 ăn nhai Nhưng ở những người viêm quanh răng nặng , kèm theo bệnh toàn thân (như ĐTĐ) thì tiên lượng xấu, khó giữ răng, cụ thể: ■ Túi mủ phát triển thành áp xe quanh răng, có thể khu trú ở quanh răng một... và kỵ khí Được hình thành dần trong suốt quá trình thay đổi môi trường ờ vùng răng miệng Acid và những độc tố do vi khuẩn tạo ra trong mảng bám răng là nguyên nhâri đầu tiên của hai bệnh răng miệng phổ biến nhất: Bệnh sâu răng và bệnh quanh răng Một mảng bám răng già có thể dày từ 50 - 2000 (fxm) và gồm 70% vi khuẩn và 30% chất trung gian (chất tựa hữu cơ) Mảng bám răng thường tập trung ở cổ răng và. .. giai đoạn muộn của bệnh sâu răng tlỊiì cách phổ biến nhất là hàn răng Trong một số trường hợp sâu răng nặng không hàn được phải nhổ răng [52] 1.4.2 Bệnh quanh răng Bệnh quanh răng là bệnh của tổ chức qucỊnh răng, có nguyên nhân và cơ chế phức tạp Bệnh có tính chất xã hội với tỷ lệ mắc bệnh rất cao Đây là một bệnh mãn tính thường tái phát thành đợt Bệnh gồm 2 q^á trình: Tổn thương viêm và tổn thương thoái... một hoặc nhiều răng, cần phải dẫn lưu ống mủ ■ Viêm tuỷ ngược dòng do nhiễm trùng từ túi quanh răng lan tói cuống răng và vào tuỷ răng ■ Viêm mô tế bào, viêm xoang hàm [5] > Điều trị: Là một phức hợp các biện pháp điều trị không có biện pháp điều trị đặc hiệu nào gồm; ■ Điều trị khởi đầu: Loại trừ kích thích tại chỗ như; Lấy cao răng, mảng bám răng, chỉnh sửa các sai sót trong điều trị phục hình như... bám chắc vào răng, có thể nhìn thấy qua lợi do mầu xám ánh ra Yếu tố gây bệnh của cao răng trong bệnh nha chu là do mảng vi khuẩn trên các bề mặt cao răng Cũng như mảng bám răng dưới lọi, cao răng dưới lợi là nguy hiểm trong sự phá huỷ tổ chức quanh răng 1.4 Các bệnh răng miệng thưòtig gặp 1.4.1 Bệnh sâu răng Sâu răng là một quá trình bệnh lý, xuất hiện sau khi răng đã mọc, tổ chức cứng của răng bị... cần điều trị bằng thuốc kháng sinh [41] 1.5 Liên quan giữa răng miệng và toàn thân Cơ thể là một khối thống nhất Giữa các cơ quan trong cơ thể khi hoạt động đều có sự phối hợp qua lại với nhau Khi bệnh lý xuất hiện ở một số cơ quan thì ít nhiều ảnh hưởng tới một số cơ quan khác Bệnh răng miệng cũng như bệnh lý ở các cơ quan khác đều không tách rời qui luật trên [31], [54], [78] 1.5.1 Liên quan giữa bệnh . bệnh quanh răng Bệnh quanh răng là bệnh phổ biến thứ hai trong các bệnh về răng miệng chỉ sau sâu răng. Nếu như sâu răng có thể gây mất răng thì bệnh quanh răng mà điển hình là viêm quanh răng. cho việc dự phòng và điều trị các bệnh răng miệng thường gặp. 1. BỆNH RĂNG MIỆNG 1.1 Tình hình bệnh răng miệng trên Thê giới và Việt Nam Bệnh răng miệng là bệnh rất dễ mắc phải và ngày càng có. Các bệnh răng miệng thường gặp 13 1.4.1 Bệnh sâu răng 13 1.4.2 Bệnh quanh răng 18 1.5 Liên quan giữa răng miệng và toàn thân 22 1.5.1 Liên quan giữa bệnh răng miệng vói toàn thân 22 1.5.2 Liên quan

Ngày đăng: 07/08/2015, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w