Các bài thuốc

Một phần của tài liệu Tổng quan hóa sinh về bệnh răng miệng và thuốc điều trị (Trang 36)

2. THUỐC ĐIEU TRỊ BỆNH RÃNG MIỆNG

2.1.2Các bài thuốc

2.1.2.1 Đại thừa khí thang

> Thành phần: Đại hoàng 12g, Hậu phác 15g, Chỉ thực 12g, Mang tiêu 9g > Công năng: Hạ mạnh nhiệt kết.

> Chủ trị: Đại tiện không thông, đầy bụng, ấn bụng thấy đau, sốt cao, đổ mồ hôi nhiều chân tay, miệng khát.

> Giải thích bài thuốc: Chủ yếu là để hàn hạ, bài thuốc phối hợp có tác dụng mạnh mẽ tống hết nhiệt kết ra ngoài.

> Bàn luận: Ngày nay bài thuốc được dùng để điều trị chứng: Tắc ruột, sỏi đường tiết niệu, viêm quanh răng cấp, loét miệng, viêm amydal...

> Cách dùng: sắc lấy nước uống [15].

2.1.2.2 Đại hoàng phụ tử thang

> Thành phần: Đại hoàng 9g, Phụ tử 12g, Tế tân 3g. > Công năng: ô n dương tán hàn, tả kết hành trệ.

> Chủ trị: Hàn tích lý thực, bụng đau tiện bí, đau nửa dưới sưòỉn, sốt, tay chân buốt lạnh, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch khẩn huyền.

> Giải thích bài thuốc: Bài thuốc sử dụng cái cay nóng của phụ tử, ôn dưoỉng để đuổi hàn, trợ giúp tế tân trừ hàn để tàn kết. Đại hoàng; Tẩy rửa tràng vị, tả trừ tích trệ. Tính vị của đại hoàng tuy thuộc khổ hàn, nhưng phối hợp với các vị đại nhiệt cay tán là Phụ tử, Tế tấn, ắt chế ngự được tính hàn mà vẫn có tính tẩu mã. Ba vị thuốc trên phối ngũ, làm ấm dương, đuổi lạnh để tán kết, thông tiện để trừ tích.

> Bàn luận: Ngày nay bài thuốc được dùng để trị tắc ruột viêm ruột thừa, sỏi mật, tinh hoàn sưng đau, giun chui ống mật nhỏ, đau răng.

> Cách dùng: sắc để lấy nước uống [15].

2.1.2.3 Điều vỊ thừa khí thang

> Thành phần: Đại hoàng 12g, Mang tiêu 12g, Chích cam thảo 6g. > Công năng: Hoãn hạ nhiệt kết.

> Chủ trị: Bệnh vị tràng táo nhiệt, sốt cao, miệng khát, bứt dứt, răng miệng hầu họng sưng đau, miệng lưỡi lở loét, hôi miệng.

> Giải thích bài thuốc:

■ Đại hoàng: Khổ, hàn, tả nhiệt thông tiện, dọn sạch tràng vị, làm quân. ■ Mang tiêu; Mặn, lạnh, làm mềm thức cứng, nhuận tràng, ích khí

dưỡng vị, làm tá.

■ Cam thảo chích: Điều vị, làm sứ.

> Bàn luận: Ngày nay bài thuốc được dùng để điều trị viêm tuyến tuỵ cấp, sốt cao không rõ nguyên nhân, viêm quanh răng, chảy máu cam...

> Cách dùng: sắc lấy nước uống [15].

2.1.2.4 Ngưu bàng giải cơ thang

> Thành phần:

Ngưu bàng tử: lOg Bạc hà: 6g Kinh giới: 6g Liên kiều: lOg Thạch hộc: 12g Huyền sâm; lOg Hạ khô thảo: 12g

> Công năng: Sơ phong thanh nhiệt, mát huyết tiêu thũng.

> Chủ trịĩ Phong nhiệt đau răng, đầu mặt phong nhiệt, chứng biểu nhiệt, ung nhọt bên ngoài, đau sưng tấy đỏ cục bộ, tiểu vàng miệng khát.

> Giải thích bài thuốc: Chủ dược là Ngưu bàng tử: Cay, tán phong nhiệt ở đầu mặt; Bạc hà, Kinh giới phát hãn giải biểu; Liên kiều thanh nhiệt giải độc tán kết tiêu ung; Đan bì, Sơn chi, Hạ khô thảo tả hỏa mát huyết, tán huyết; Huyền sâm tả hoả giải độc; phối với Thạch hộc, tư âm thanh nhiệt.

> Bàn luận: Ngày nay bài thuốc được dùng để điều trị chứng quai bị, tiết thũng vùng đầu mặt, đau răng...

2.1.2.5 Băng bằng tán

> Thành phần: Băng phiến l,5g, Chu sa l ,8g, Huyền minh phấn 15g, Bằng sa 15g.

> Công năng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, khỏi đau, khử chỗ hoại tử, sinh cơ. > Chủ trị: Yết hầu, răng miệng đau mới hoặc đã lâu ngày, họng đau nóng. > Giải thích bài thuốc: Bài thuốc có:

■ Bằng sa: Mát không độc, vị ngọt có thể thanh nhiệt tán kết tiêu sưng sát trùng, trừ gét bẩn, hút chất ẩm.

■ Huyền minh phấn: Tính hàn, không độc, thanh nhiệt tán kết, làm mềm chỗ rắn, tiêu sưng, vẫn dùng làm thuốc sạch miệng.

■ Tá dược là Băng phiến giải trừ uất nhiệt hoả độc, sát trùng hết đau; Chu sa thanh hoả nhiệt độc, lại khử chỗ thối, loét.

Các thuốc phối hợp: Giải hoả độc, tiêu sưng đau có mục đích làm giảm đau loét.

> Bàn luận: Ngày nay bài thuốc này hay dùng để điều trị các bệnh viêm niêm mạc xoang miệng, viêm Amydal cấp, viêm họng cấp, viêm quanh răng, sưng mủ vùng lợi, lở miệng tái phát, loét xoang miệng.

> Cách dùng: Tất cả nghiền bột cực mịn, xoa chỗ bệnh, có thể xoa 5 - 6 lần/ngày [15].

2.1.2.6 Các bài thuốc khác

Tên bài thuốc Thành phần-Dạng thuốc Chủ tri

Bạch chỉ thang 1 [33] - Bạch chỉ, thạch cao, tri mẫu. - Trị đau răng.

Bach chỉ vi phong thang [33]

- Bạch chỉ, cương tằm, mạn kinh, chích thảo, đương quy, sài hồ, ma hoàng, cát cánh, khương hoạt, thăng ma, cao bản, thương truật.

- Dạng nước sắc.

- Tri đau răng. - Trị khí hư. - Trị phong nhiệt. - Trị mặt bị tê mất cảm giác.

Cát căn thang 4 [33] - Cam thảo, xích phục linh, cát căn, xích thược.

- Dạng nước sắc.

- Trị đau răng.

Đào hach thừa khí thang [15]

- Đào nhân, đại hoàng, quế chi, chích thảo, mang tiêu.

- Dạng nước sắc.

- Trị đau răng. - chảy máu cam. - Viêm tắc ruôt

Độc hoạt tán [33]

- Bạc hà, tế tân, phòng phong, khương hoạt, kinh giới, độc hoạt, xuyên khung, sinh địa

- Trị đau răng. - Mắt mờ.

Đương quy tán [33]

- Cam thảo sống, đương quy, xuyên khung, đại hoàng, xích thược.

- Dạng bột.

- Trị đau răng, chân răng sưng.

- Miệng lưỡi lở loét. - Đai tiên bón.

Sài cát giải cơ thang [15]

- Sài hồ, cam thảo, cát căn, hoang cầm, bạch chỉ, thược dược, cát cánh, sinh khưoỉng, đại táo, thạch cao, chi mẫu, tế tân, hoàng liên.

- Dạng nước sắc.

- Chứng cảm mạo, cúm.

- Đau lợi, răng do phong hoả.

- Nhức đầu.

Thang gia vi đia hoàng [10]

- Cốt toái bổ, thục địa, sơn dược, bạch linh, đơn bì, trạch tả,tế tân

- Dạng nước sắc

- Trong trường hợp thận hư gây đau răng,chảy máu chân răng, răng lung lay.

Thăng ma cát căn thang thang [15]

- Đào nhân, đại hoàng, quế chi, chích thảo, mang tiêu.

-Dạng nước sắc hoặc bột.

- Trị đau răng. - Lị trực khuẩn. - Sởi mới phát.

Một phần của tài liệu Tổng quan hóa sinh về bệnh răng miệng và thuốc điều trị (Trang 36)