Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu điều trị bệnh răng miệng

Một phần của tài liệu Tổng quan hóa sinh về bệnh răng miệng và thuốc điều trị (Trang 39)

2. THUỐC ĐIEU TRỊ BỆNH RÃNG MIỆNG

2.2 Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu điều trị bệnh răng miệng

2.2.1 Tinh dầu và hoạt chất chính trong tinh dầu

Tinh dầu là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong Y học dân gian.Tính chất của tinh dầu: Dễ bay hơi, đặc biệt là khi có hơi nước. Hoạt tính của tinh dầu cũng rất thay đổi [43];

■ Tác dụng trên TKTW.

■ Kích thích sự tiết dịch tiêu hoá. ■ Có tính kháng khuẩn.

■ Tác dụng tẩy uế.

Do đó tinh dầu được sử dụng trong Y học làm thuốc sát trùng ngoài da, thuốc xông giải cảm, thuốc giảm đau điều trị đau răng và nhiều bệnh khác.

Theo cuộc điều tra tại Pháp thì trong tổng số thuốc kháng sinh và sát trùng, tinh dầu chiếm tới 20%. Dược điển Việt Nam I có 9 chuyên luận về tinh dầu (không kể các chế phẩm có tinh dầu). Tinh dầu có mặt trong hầu hết các dạng chế phẩm làm thuốc để làm chất thom hoặc có tác dụng chữa bệnh.

2.2.1.1 Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà (Mentha sp) được chiết xuất từ cây bạc hà (Mentha arvensis Lamiaceae), có tính kháng khuẩn. Menthol là thành phần chính của tinh dầu bạc hà. Menthol có tác dụng kích thích ngọn dây thần kinh gây cảm gác, làm lạnh, gây tê tại chỗ, có tác dụng sát trùng, giảm đau tại chỗ, dùng nhiều trong chế phẩm chữa bệnh răng miệng, thuốc đánh răng và cả trong công nghiệp thuốc lá, kẹo... [26], [35].

2.2.1.2 Eugenol

> Nguồn gốc: Được điều chế từ tinh dầu đinh hương (Aỉtheroỉeum caryophylli)

được chiết xuất từ cây đinh hương ịsyzygium aromatỉcum Myrtaceae) và tinh dầu hương nhu trắng (Aetherolum actmi) được chiết xuất từ cây hương nhu trắng ịodmum gratissi mum lamiaceae).

> Thành phần: Trong tinh dầu đinh hương có đến 80 - 85% là eugenol và trong tinh dầu hương nhu trắng có đến 30 -45% eugenol.

> Tác dụng: Sát khuẩn, giảm đau. > Công dụng và Liều dùng:

■ Trộn với bột oxyd kẽm để tạo thành bột nhão eugenat là một xi măng hàn tạm lỗ sâu hay hàn lót lỗ hàn, có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau, bột nhão eugenat còn được sử dụng để chụp tủy răng.

■ Eugenol trộn với bột kẽm oxyd dạng sền sệt, được dùng làm chất hàn ống tuỷ và trong thành phần của nhiều loại bột nhão hàn ống tuỷ khác. ■ Eugenol trộn với bột kẽm oxyd và colophan (tùng hương) để làm bột

dẻo đắp sau phẫu thuật lợi.

■ Dung dịch Eugenol: Có thể dùng chấm tại chỗ trong điều trị viêm huyệt răng và viêm lợi [6], [26], [32], [58].

2.2.2. Chê phẩm từ các dược liệu khác

2.2.2.1 Nước sắc vỏ cây đại

> Công dụng: Nước sắc vỏ cây đại ịplumeria accutiỷolia Apocynaceae) dùng để điều trị bệnh viêm quanh răng [25].

> Cách dùng: Ngậm một ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 10-15 phút trong 4 - 5 ngày.

1.2.2.2 Eupolin -12

Là dạng cao đặc 7:1 chế từ lá cỏ lào (Eupatorium - Odotarumlin). Đây là dạng bào chế có tác dụng tốt nhất trong trong số các dạng bào chế từ lá cỏ lào nên nó được đặt tên là Eupolin - 12 (E - 12).

> Công dụng:

■ E - 12 có tác dụng khá tốt trong điều trị viêm lợi cấp không đặc hiệu do nguyên nhân tại chỗ.

■ E- 1 2 có tác dụng giảm đau, giảm viêm tốt.

■ Đối với đợt cấp viêm quanh răng, ngoài dùng thuốc E-12 cần phải phối hợp với các biện pháp điều trị khác nữa.

> Cách dùng: Bôi E-12 trực tiếp lên nơi tổn thương [25].

2.2.2.3 Dịch chiết vỏ cây sao đen

> Dịch chiết bằng ethanol của vỏ cây sao đen (Hopea odorata), có hoạt tính ức chế mạnh sự sản xuất acid của streptococus Mutans, nên làm giảm sâu răng. > Dịch chiết có tác dụng giết chết vi khuẩn Steptocccus Mutans, trong đó tác

dụng ỏ pH acid là cao hơn rõ rệt so với ở pH trung tính và tác dụng này tăng lên khi có mặt của hydro peroxyd (H2O2) [23].

2.3 Hóa dược điều trị bệnh răng miệng

2.3.1 Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, được bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học với liều thấp có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn.

Khi bệnh răng miệng có căn nguyên nhiễm khuẩn thì kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị bệnh răng miệng.

2.3.1.1 Rodogyl

> Thành phần: cho 1 viên Spiramycinbase ; 750.000 U.I Metronidazol : 125mg

> Dược động học:

■ Spiramycin: Hấp thu nhanh nhưng không hoàn toàn qua đường tiêu hóa; thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc. Thuốc phân phối nhiều vào dịch phế quản, phổi, mô mềm, nước bọt, các xoang, xương, khóỉp và sữa mẹ nhưng không vào dịch não tuỷ. Chuyển hóa ở Gan và thải trừ qua phân, khoảng 8 giờ.

■ Metronidazole: Được hấp thu, nồng độ hiệu nghiệm trong huyết thanh đạt sau 2-3 giờ và kéo dài hơn 12 giờ sau 1 liều uống duy nhất.

■ Sự khuy ếch tán vào các mô vùng răng miệng: Hai hoạt chất thành phần của Rodogyl tập trung trong nước b ọ t, lợi và xương ổ răng. > Chỉ định:

■ Nhiễm trùng răng miệng cấp tính, mạn tính hoặc tái phát, đặc biệt là áp xe răng, viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêm nứu, viêm miệng, viêm nha chu, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm.

■ Phòng ngừa nhiễm khuẩn miệng hậu phẫu. > Liều dùng:

■ Người lớn: 4-6 viên/ngày. Chia 2-3 lần uống trong bữa ăn. Trưòỉng hợp nặng (Điều trị tấn công) có thể tới 8 viên/ngày.

■ Trẻ em: 6-10 tuổi: 2 viên/ngày; 10-15 tuổi: 3 viên/ ngày [45].

2.3.1.2 Các kháng sinh khác

> Nhiễm khuẩn răng lọi:

■ Khi nhiễm khuẩn răng lợi có các triệu chứng toàn thân hăy dùng: Penicilin V: Uống 500mg/ lần, 6 giờ một lần, dùng trong 5 ngày Hoặc Procain Penicillin Ig tiêm bắp một lần trong 24h, dùng trong 5 ngày. ■ Nếu viêm loét hoại tử lợi cấp, nên phối hợp thêm: Metronidazole uống

mỗi lần 400 mg, cách nhau 8h; dùng trong 5 ngày. Nếu không có metronidazole, có thể uống clindamycin 150 mg/ lần, cứ 6h uống 1

lần. Nếu nặng có thể phối hợp procain-penicilin (tiêm bắp) với uống clindamycin (hoặc metronidazole) [8].

> Viêm quanh thân răng hay áp-xe răng:

■ Khi viêm quanh thân răng hay áp xe răng, mà có kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân, hãy dùng: Penicilin V 500mg, uống 6h một lần; dùng trong 3-5 ngày.

■ Nếu nặng hơn, nên dùng: Procain-penicilin Ig, tiêm bắp 1 lần trong 24h, dùng trong 3-5 ngày.

■ Nếu không đáp ứng hoặc không nhạy cảm với Penicilin cần uống: Clindamycin 150 mg, 6h một lần; dùng trong 3 ngày.

■ Nếu dị ứng với Penicilin, nhiễm khuẩn răng miệng nặng hoặc trên người bệnh suy giảm miễn dịch, hãy dùng: Cephalothin tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 2-12g/24h, mỗi lần tiêm cách nhau 4-6h, hoặc Cefazolin 2-6g/24h, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 6-8h/lần, hoặc: Cefoxitin 3-6g/24h, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 8h/lần [8]. Cũng hay dùng Augmentin cho nhiễm khuẩn nặng ở miệng như: Áp xe, viêm mô, viêm quanh răng: Dưới dạng uống [14].

■ Kháng sinh khác (carbenicilin, ticarcilin) cũng tác dụng vói vi khuẩn ưa khí G(-) và kị khí sản xuất ra beta-lactamase ở miệng, nên cũng dùng trong những ca nặng. Các thuốc khác ít tác dụng.

2.3.2 Các chất sát khuẩn

2.3.2.1 Thuốc súc miệng sát trùng

Thuốc súc miệng là dạng thuốc lỏng, thưcmg pha chế theo đơn dùng để rửa miệng và họng. Tá dược thưcmg dùng là nưóc, các thành phần khác có tác dụng làm săn niêm mạc hoặc làm dịu hay kích thích. Người ta thường ngậm thuốc trong miệng, súc vài phút trong miệng sau đó nhổ đi, không n u ố t.

Mòt sô thuốc súc miẽng sát trùng và diẽt khuẩn hay đươc dùng [281, [391. [451 Tên thuốc súc miệng T hành phần Công dụng Thuốc súc miệng B .B M

Natri hydrocarbonat, Natri borat, Menthol

Dùng để súc miệng, sát trùng

Thuốc súc miêng sát trùng

Acidsalysilic, saccharin, tinhdầu bạc hà, cồn 60°, Glycerin

Dùng để súc miệng sát trùng

Nước thơm súc miệng

Acidboric, Natrifluorid, menthol, Tinh dầu bạc hà

Chống viêm, sát khuẩn Ngừng chảy máu chân răng, phòng sâu răng. Khử mùi hôi của miệng

Nước thơm súc miệng dạng đậm đặc

Acidboric, menthol, Borneol, Tinh dầuquế, tinh dầu đinh hương, tinh dầu hồi

Chống viêm, sát khuẩn Ngừng chảy máu chân răng, phòng sâu răng. Khử mùi hôi của miệng

Thuốc súc miệng natrì borat

Natri borat, Siro đơn. Sát trùng bề mặt răng miệng

Thuốc súc miệng nước oxy già

Hydroperoxyd Điều trị viêm lợi, miệng loét, hoại tử.

Thuốc súc miệng Salysỉlỉc

Acid salicylic, Cồn 90" Điều trị viêm lợi, đau răng.

Meta-cufrol Đồng sulfat.SHsO, acid boric, acid citric khan, carbonat monosodic.

Sát khuẩn.

Thuốc rà miệng Rezocin

Rezocin, Natriborat, nước bạc hà, Glycerin.

Chữa viêm lơi, loét miệng.

Nước súc miệng diệt khuẩn Listerìn

Thymol, menthol, Eucalyptol, Methyl salysilat

Diệt vi khuẩn trong miệng, ngăn sự hình thành mảng bám, giảm sự phát triển viêm lợi...

Nước súc miệng Lỉxusỉne

Thymol, menthol, Eucalyptol, tế tân.

Diệt vi khuẩn trong miệng, ngăn sự tạo thành mảng bám, phòng và điều trị sâu răng...

2.3.2.2 Nước oxy già (H2O2)

> Tên khác: Hydroperoxyd (H2O2).

> Tác dụng: Nước oxy già có tác dụng sát trùng do phân giải O2, oxy hóa các hệ enzym trong nguyên sinh chất của vi khuẩn, [0 ] bốc ra có tác dụng đẩy mủ, máu cục và tế bào chết ra ngoài, giúp cho việc gỡ băng gạc, rửa vết thương dễ hơn. Các men catalase trong máu, mủ lại xúc tác cho H2O2 phân giải nhanh hơn. Ngoài ra do tạo được nồng độ oxy cao nên nó kìm hãm vi khuẩn yếm khí ở răng miệng.

> Công dụng:

■ Sát khuẩn lỗ hàn, sát khuẩn ống tuỷ. ■ Sát khuẩn trong điều trị tuỷ hoại tử.

■ Tẩy màu những răng biến màu do tuỷ chết. ■ Điều trị chảy máu nhẹ ở chân răng.

■ Dùng súc miệng trong viêm xoang, viêm lọi, miệng loét, hoại tử [6], [58].

2.3.2.3 Natrihypoclorid (NaClO)

Là thuốc sát khuẩn ống tuỷ.

> Tác dụng: Làm thay đổi pH, tan các chất đạm, xà phòng hóa mỡ, làm trơn và sạch các thành ống tuỷ, đẩy các chất bẩn ở trong tuỷ ra do quá trình bốc hơi của nó, làm mất mùi hôi, do làm tan các tổ chức hoại tử và những độc tố. > Chỉ định: Rửa ống tuỷ trong tuỷ hoại tử, đã có gây tổn thưoỉng ít nhiều tổ

chức quanh cuống răng.

> Liều dùng: NaClO trong điều trị tuỷ có nồng độ từ 0,5% - 5% [6], [58].

2.3.2.4 Bạc nitrat (AgNOj)

> Tính chất: sát khuẩn làm se niêm mạc, bạc nitrat kết tủa clorua và protein tổ chức.

Tác dụng và liều dùng

■ Dung dịch 0,2%; Súc miệng trong viêm miệng để sát khuẩn, làm se và sát khuẩn lỗ hàn.

■ Dung dịch 0,5 - 1%: Dùng như một chất làm se niêm mạc trong điều trị viêm lợi, viêm họng.

■ Dung dịch 10-25%: Dùng để điều trị ngà viêm và mủ chân răng. ■ Dung dịch bạc nitrat bôi vào chỗ ngà răng bị hở, bị ê buốt sẽ làm giảm

hoặc mất cảm giác ê buốt [6].

> Chú ý: Dung dịch bạc nitrat làm đen răng nên tránh dùng ở răng nanh và răng cửa.

2.3.2.S Clohexidine

Là chất kháng khuẩn hữu cơ, là dung dịch sát trùng da và niêm mạc có tác dụng tốt trên nhiều loại vi khuẩn hiếu khí G(-) và G(+) nhất là nhiễm trùng răng miệng.

> Cơ chế tác dụng: Clohexidin liên kết với các glycoprotein và phosphoprotein anion hóa trong niêm mạc miệng. Tác dụng diệt khuẩn nhờ kết dính tế bào vi khuẩn, tăng tính thấm gây rò rỉ màng tế bào, kết tủa các thành phần nội bào. > Công dụng: Clohexidine có hiệu quả tốt chống mảng bám răng, giúp phòng

ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng [65].

2.3.2.Ổ Một số chất sát khuẩn khác Tên chất sát

khuẩn [3], [6], [58]

Tác dụng-Chỉ định

Tricresol formalin Sát khuẩn ống tuỷ trong tuỷ hoại tử.

Para formaldehyd Là chất sát khuẩn mạnh, thường tham gia vào thành phần các dung dịch sát khuẩn răng, trong bột nhão để hàn và sát khuẩn

ống tuỷ răng.

Phenol ít dùng, thường dùng cùng với anhydưid aseniơ AS2O3 để diệt tuỷ răng.

Crezol (octo,

meta, para)

Tác dụng sàt khuẩn mạnh gấp ba lần phenol, lại ít độc.

Cloro phenol Sát khuẩn mạnh, làm hại tổ chức, hay dùng dưới dạng Clorophenol - Camphor. Thuốc này sát khuẩn mạnh hơn phenol và có tác dụng sâu hơn vì không làm đông albumin và không ảnh hưởng tới tổ chức quanh răng. Camphor ít tác dụng nhưng làm giảm tính chất kích thích của phenol.

Menthol, thymol Là những chất sát khuẩn mạnh, ít hại tổ chức hữu cơ nên hay được dùng điều trị răng miệng.

2.3.3 Thuốc giảm đau

2.3.3.1 Phân loại thuốc giảm đau

Có hai cách phân loại: Phân loại theo cơ chế tác dụng và phân loại theo tác dụng giảm đau nhiều hay ít, gồm có 2 loại:

> Thuốc giảm đau ngoại vi (Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi Steroid). > Thuốc giảm đau trung ương: Morphin và dẫn xuất (nhóm opiat) [11], [59].

2J.3.2 Thuốc giảm đau ngoại vi

> Tác dụng giảm đau: Các thuốc đều có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến vừa, vị trí tác dụng là các receptor cảm giác ngoại vi. Những loại thuốc này chỉ có tác dụng với chứng đau nhẹ, đau khu trú. Tác dụng tốt với các chứng đau do viêm. Khác với các TGDTW (nhóm opiat), TGĐNV không tác dụng giảm đau mạnh, không giảm đau sâu trong nội tạng, không ức chế hô hấp và đặc biệt không gây lệ thuộc thuốc khi dùng kéo dài.

Cơ chế giảm đau: Thuốc làm giảm tổng hợp Prostaglandin F2; Làm giảm tính cảm thụ của ngọn dây TK cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như Serotonin, Bradykinin... Có tác giả cho rằng Prostaglandin F2 có:

■ Tác dụng nhạy cảm hoá các đầu tận cùng thần kinh tự do của các sợi A delta và c đối với các thông tin đau.

■ Làm tăng hiệu lực của những chất gây đau : Bradikinnin, Histamin... > Tác dụng chống viêm:

Cơ chế chống viêm; Các TGĐNV đều ức chế enzym xyclooxygenasa, ngăn cản tổng hợp Prostaglandin là chất trung gian hoá học gây viêm , do đó làm giảm quá trình viêm (đây là cơ chế quan trọng nhất). Ngoài ra các thuốc này còn đối kháng với enzym phân huỷ protein, ngăn cản quá trình biến đổi protein làm vững bền màng lysosom và đối kháng tác dụng của các chất trung gian hoá học gây viêm như: Bradykinin, serotonin..., ức chế hoá ứng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển bạch cầu tới ổ viêm [1], [11], [36], [59].

> Đặc điểm dược lí của các thuốc giảm đau ngoại vi thường dùng trong răng miệng

Paracetamol: Ngày nay Paracetamol đã trở thành loại thuốc hàng đầu của TGĐNV vì có rất ít tác dụng phụ, thuốc có tác dụng giảm đau như aspirin, có tác dụng hạ nhiệt nhưng không có tác dụng chống viêm . So với aspirin thì Paraetamol có tác dụng giảm đau êm dịu hơn và kéo dài hơn nên thích hợp cho người dùng đặc biệt là người già và trẻ em. Vì những lí do trên, nên Paracetamol được WHO khuyến cáo là thuốc giảm đau bậc 1 (nhẹ và trung bình) nên được dùng rộng rãi trong đau răng nhức răng do nhiều nguyên nhân, và cả những thể đau khác nữa [11], [59].

Liều dùng: Người lớn Và trẻ em trên 11 tuổi từ 0.5 - 3,0g/24h. Trẻ em dưới 11 tuổi từ 80-500mg [1]. Thuốc chỉ có một hiệu quả điều trị tối đa, nghĩa là nếu vượt quá một liều lượng nhất định (3g/ 24h) thì không còn tác dụng điều trị nữa [11], [59].

Tác dụng phụ: Paracetamol ít gây tai biến: Dị ứng như nổi mày đay hoặc hạn hữu là giảm tiểu cầu, không ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Biến chứng chính là hoại tử gan nếu dùng thuốc quá liều (>10g/ 24h) [1], [11].

Acid Acetyl Salicylic (Aspirin)

■ Có tác dụng giảm đau nếu dùng liều dưới 3g/ 24h và có tác dụng chống viêm với liều 4-6g/ 24h.

■ Tuy vậy cần phải sử dụng thận trọng vì thuốc có nhiều tác dụng phụ như: chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, thời gian chảy máu kéo dài, phát ban, phù thanh quản, hen; Với người mẹ mang thai: ức chế co bóp tử cung, tăng nguy cơ chảy máu cả mẹ lẫn con... [1 1], [58], [59].

Các loại TGĐNV khác

Các thuốc này ngoài tác dụng chống viêm còn có tác dụng giảm đau. Tác dụng phụ giống loại Salicylic, liều lượng giảm đau thường thấp hơn liều lượng chống viêm. Các thuốc này được dùng cho trường hợp đau răng do viêm [4], [11].

> s ử dụng thuốc giảm đau ngoại vi trong điều trị bệnh răng miệng

Trong đau răng hiện nay đã định hình được hai cách sử dụng TGĐNV

■ Thuốc được dùng đơn độc không phối hợp để chữa những chứng đau nhẹ hoặc trung bình.

■ Thuốc được phối hợp với những loại khác như morphin, codein... để

Một phần của tài liệu Tổng quan hóa sinh về bệnh răng miệng và thuốc điều trị (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)