2. THUỐC ĐIEU TRỊ BỆNH RÃNG MIỆNG
2.1 Đông dược điều trị bệnh răng miệng
2.1.1 Các vị thuốc
2.1.1.1 Bạch chỉ
> Tên khoa học: Rađix Angelica dahurica. Rễ phơi hay sấy khô của cây bạch chỉ {Angelica dahurica benth et Hook), họ Hoa tán (Apiaceae).
> Thành phần hóa học chính: Tinh dầu, coumarin. > Công dụng theo y học cổ truyền:
■ Trừ phong giảm đau: Trị chứng đầu phong thống (gặp gió thì đau), thiên đầu thống (đau đầu do thần kinh), đau răng.
■ Dùng làm thuốc cầm máu: Chữa chảy máu chân răng.
> Liều dùng: 5-lOg dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, chia làm nhiều lần uống, mỗi lần l-2g [10], [27].
2.1.1.2 Bồ kết
> Tên khoa học: Pructus Gleditschia australis. Quả chín, phoi khô của cây bổ kết {Gleditsia australis Hemsl), họ Đậu ịpabaceae).
> Thành phần hóa học chính: Saponintriterpen và Aavonoid. > Công dụng theo y học cổ truyền:
■ Chữa nhức răng, sâu răng, chốc đầu, rụng tóc.
■ Thông khiếu, sát trùng làm cho hắt hơi để chữa trúng phong, cấm khẩu, phong tê, sáng mắt.
■ Tiêu đờm, chữa ho. ■ Chữa lỵ, bí đại tiện.
> Liều dùng và cách dùng: 1,0 - l,5g dưới dạng thuốc bột, sao vàng để dùng hoặc thuốc sắc [27].
2.1.1.3 Cốt toái bổ
> Tên khoa học: Zhyzoma Drynaria íortunei. Thân rễ khô của cây cốt toái bổ
{Drynaria fortunei J.Sm), họ Dương xỉ ( Polypodiaceae).
> Thành phần hóa học: Có hesperidin và tinh bột. ^ Công dụng theo y học cổ truyền:
■ Bổ thận, trị đau xương, dập xương, bong gân. ■ Hành huyết, phá huyết ứ.
> Liều dùng cách dùng: 6-12g/ngày: Thuốc sắc hay ngâm rượu.
■ Để chữa răng đau do thận hư thì cốt toái bổ tán nhỏ, cho vào bầu dục lợn, nướng chín mà ăn.
■ Để chữa chảy máu chân răng: Dùng bột cốt toái bổ xát nhẹ vào chân răng.
■ Để chữa sâu răng: cốt toái bổ và nhũ tương hai vị bằng nhau tán nhỏ nhét vào khe răng.
■ Để chống viêm giảm đau do sưng lợi răng: Bạch chỉ, kinh giới, phòng phong, thạch cao sống: sắc uống [10], [27].
2.1.1.4 Muối ăn
> Tên khoa học: Natrium chloridum Crudum.
> Thành phần hóa học chính: Natri clorua, muối calci, Magie Sulfat, sắt. > Công dụng theo y học cổ truyền:
■ Chữa nhiệt kết trong ruột và dạ dày, táo bón, đau răng, răng lung lay, lợi lở, đau mắt đỏ.
■ Cổ họng sưng đỏ, chữa ho cảm. > Liều dùng: 1 - 3g/ngày [27].
2.1.1.5 Ong đen
> Tên khoa học: Xylocopa dissiniles thuộc họ Ong (Apidae).
> Thành phần hóa học: Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
> Công dụng theo y học cổ truyền: Thanh nhiệt, tả hỏa khử phong chữa sâu răng, miệng lở loét, đau cổ họng, trẻ con kinh phong.
2.1.1.6 Tê tân
> Tên khoa học: Ascarum Sieboldii Arỉstolochiaceae (họ Mộc thông) > Thành phần hóa học chính: Tinh dầu
> Công dụng theo y học cổ truyền:
■ Tán phong hàn, hành thuỷ khí, thông khiếu dùng trong trường hợp phong hàn, phong thấp, đau đầu, đau tê.
■ Chữa đau răng, hôi miệng, lở mồm, lở lưỡi, gây tê tại chỗ. ■ Chữa cảm lạnh, ngạt mũi, bí mồ hôi, huyết ứ.
> Liều dùng: 1 - 4g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu, thuốc bột hoặc viên thường phối hợp với các vị thuốc khác.
■ Trị đau răng: Tế tân lOg và thạch cao: lOg ngâm trong lOOml rượu, dùng rượu này ngậm mỏi miệng thì nhổ đi.
■ Chữa hôi miệng: Ngậm tế tân [10], [27], [43].
2.1.1.7 Xương rồng
> Tên khoa học: Euphobia antiquarum Euphobiaceae (họ Thầu dầu). > Thành phần hóa học chính: Saponin, acid hữu cơ.
> Công dụng theo y học cổ truyền:
■ Nhựa xương rồng: Chữa đau bụng, tẩy, tháo nước. ■ Dùng ngoài: Chữa đau răng, thuốc sát trùng diệt sâu bọ. > Cách dùng chữa đau răng: giã nát và ngậm [27].
Chú ý: Cây có chất độc trong nhựa xương rồng, nên không để bắn vào mắt.
2.1.1.8 Long não hương
> Tên khoa học: Borneol - Camphor còn gọi là Băng phiến, Mai hoa băng phiến, Mai phiến, Từ bi..., được chế từ gỗ cây Long não hương (Duỵoba lanops arimatica Dỉptexro carpaceae), cây Đại bi hay Từ bi, ịblumea balsamiỷera Asteraceae). Họ cúc, hoặc bằng phương pháp tổng hợp hóa học. > Thành phần hóa học chính: Chủ yếu là chất borneol.
> Công dụng theo y học cổ truyền: Thông khiếu, tan uất hỏa, tan màng mắt, sáng mắt, chữa đau bụng, đau ngực, ho lâu ngày, ngạt mũi, đau cổ họng, cấm
khẩu, đau răng.
> Liều dùng: 0,1 - 0,2g/ngày, chia làm nhiều lần, dưới dạng thuốc bột [27], [43].
2.1.1.9 Các vỊ thuốc khác
Tên vị thuốc Liều dùng - cách dùng Công dụng (Trong bệnh răng miệng)
Cải xoang Ngày uống 60-100g rau tươi ép nước Chữa cam răng
Cát cánh Cát cánh, hổi hương tán nhỏ trộn đều bôi vào nơi cam răng đã rửa sạch
Chữa cam răng Chữa hôi miệng
Cóc Chữa cam răng
Độc hoạt 3-6g/ ngày, thuốc sắc hay ngâm rượu Chữa đau răng
Quỷ trâm thảo Lấy hoa ngâm rượu (1/5) rồi ngậm Chữa đau răng
Húng quế Nấu nước xúc miệng và ngậm Chữa sâu răng
Hồ tiêu Bột hay thuốc viên Chữa đau răng
Hùng hoàng Cho vào quả táo đen bỏ nhân nướng cháy thành than, tán, bôi chỗ vào đau
Chữa cam răng
Bạch lựu Vỏ rễ và vỏ thân làm thuốc ngậm Chữa đau răng
Ngô thù du Ngâm rượu ngậm một lúc Chữa đau răng
Phèn chua Chế luyện thành thuốc Chữa đau răng
Sa nhân Ngậm sa nhân Chữa đau răng
Thanh đại Thanh đại, phèn chua, hồng hoàng, long não hương, tán nhỏ, tất cả tán nhỏ, rửa sạch chỗ lợi viêm, bôi vào
Chữa viêm lợi Chảy máu lợi, răng
Thăng ma Sắc với nước ngậm trong miệng Chữa đau răng
Hành Sắc nước hoặc ép lấy nước uống Chữa đau răng
Ké đầu ngựa Sắc nước quả ké rồi ngậm Chữa đau răng
2.1.2 Các bài thuốc
2.1.2.1 Đại thừa khí thang
> Thành phần: Đại hoàng 12g, Hậu phác 15g, Chỉ thực 12g, Mang tiêu 9g > Công năng: Hạ mạnh nhiệt kết.
> Chủ trị: Đại tiện không thông, đầy bụng, ấn bụng thấy đau, sốt cao, đổ mồ hôi nhiều ở chân tay, miệng khát.
> Giải thích bài thuốc: Chủ yếu là để hàn hạ, bài thuốc phối hợp có tác dụng mạnh mẽ tống hết nhiệt kết ra ngoài.
> Bàn luận: Ngày nay bài thuốc được dùng để điều trị chứng: Tắc ruột, sỏi đường tiết niệu, viêm quanh răng cấp, loét miệng, viêm amydal...
> Cách dùng: sắc lấy nước uống [15].
2.1.2.2 Đại hoàng phụ tử thang
> Thành phần: Đại hoàng 9g, Phụ tử 12g, Tế tân 3g. > Công năng: ô n dương tán hàn, tả kết hành trệ.
> Chủ trị: Hàn tích lý thực, bụng đau tiện bí, đau nửa dưới sưòỉn, sốt, tay chân buốt lạnh, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch khẩn huyền.
> Giải thích bài thuốc: Bài thuốc sử dụng cái cay nóng của phụ tử, ôn dưoỉng để đuổi hàn, trợ giúp tế tân trừ hàn để tàn kết. Đại hoàng; Tẩy rửa tràng vị, tả trừ tích trệ. Tính vị của đại hoàng tuy thuộc khổ hàn, nhưng phối hợp với các vị đại nhiệt cay tán là Phụ tử, Tế tấn, ắt chế ngự được tính hàn mà vẫn có tính tẩu mã. Ba vị thuốc trên phối ngũ, làm ấm dương, đuổi lạnh để tán kết, thông tiện để trừ tích.
> Bàn luận: Ngày nay bài thuốc được dùng để trị tắc ruột viêm ruột thừa, sỏi mật, tinh hoàn sưng đau, giun chui ống mật nhỏ, đau răng.
> Cách dùng: sắc để lấy nước uống [15].
2.1.2.3 Điều vỊ thừa khí thang
> Thành phần: Đại hoàng 12g, Mang tiêu 12g, Chích cam thảo 6g. > Công năng: Hoãn hạ nhiệt kết.
> Chủ trị: Bệnh vị tràng táo nhiệt, sốt cao, miệng khát, bứt dứt, răng miệng hầu họng sưng đau, miệng lưỡi lở loét, hôi miệng.
> Giải thích bài thuốc:
■ Đại hoàng: Khổ, hàn, tả nhiệt thông tiện, dọn sạch tràng vị, làm quân. ■ Mang tiêu; Mặn, lạnh, làm mềm thức cứng, nhuận tràng, ích khí
dưỡng vị, làm tá.
■ Cam thảo chích: Điều vị, làm sứ.
> Bàn luận: Ngày nay bài thuốc được dùng để điều trị viêm tuyến tuỵ cấp, sốt cao không rõ nguyên nhân, viêm quanh răng, chảy máu cam...
> Cách dùng: sắc lấy nước uống [15].
2.1.2.4 Ngưu bàng giải cơ thang
> Thành phần:
Ngưu bàng tử: lOg Bạc hà: 6g Kinh giới: 6g Liên kiều: lOg Thạch hộc: 12g Huyền sâm; lOg Hạ khô thảo: 12g
> Công năng: Sơ phong thanh nhiệt, mát huyết tiêu thũng.
> Chủ trịĩ Phong nhiệt đau răng, đầu mặt phong nhiệt, chứng biểu nhiệt, ung nhọt bên ngoài, đau sưng tấy đỏ cục bộ, tiểu vàng miệng khát.
> Giải thích bài thuốc: Chủ dược là Ngưu bàng tử: Cay, tán phong nhiệt ở đầu mặt; Bạc hà, Kinh giới phát hãn giải biểu; Liên kiều thanh nhiệt giải độc tán kết tiêu ung; Đan bì, Sơn chi, Hạ khô thảo tả hỏa mát huyết, tán huyết; Huyền sâm tả hoả giải độc; phối với Thạch hộc, tư âm thanh nhiệt.
> Bàn luận: Ngày nay bài thuốc được dùng để điều trị chứng quai bị, tiết thũng vùng đầu mặt, đau răng...
2.1.2.5 Băng bằng tán
> Thành phần: Băng phiến l,5g, Chu sa l ,8g, Huyền minh phấn 15g, Bằng sa 15g.
> Công năng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, khỏi đau, khử chỗ hoại tử, sinh cơ. > Chủ trị: Yết hầu, răng miệng đau mới hoặc đã lâu ngày, họng đau nóng. > Giải thích bài thuốc: Bài thuốc có:
■ Bằng sa: Mát không độc, vị ngọt có thể thanh nhiệt tán kết tiêu sưng sát trùng, trừ gét bẩn, hút chất ẩm.
■ Huyền minh phấn: Tính hàn, không độc, thanh nhiệt tán kết, làm mềm chỗ rắn, tiêu sưng, vẫn dùng làm thuốc sạch miệng.
■ Tá dược là Băng phiến giải trừ uất nhiệt hoả độc, sát trùng hết đau; Chu sa thanh hoả nhiệt độc, lại khử chỗ thối, loét.
Các thuốc phối hợp: Giải hoả độc, tiêu sưng đau có mục đích làm giảm đau loét.
> Bàn luận: Ngày nay bài thuốc này hay dùng để điều trị các bệnh viêm niêm mạc xoang miệng, viêm Amydal cấp, viêm họng cấp, viêm quanh răng, sưng mủ vùng lợi, lở miệng tái phát, loét xoang miệng.
> Cách dùng: Tất cả nghiền bột cực mịn, xoa chỗ bệnh, có thể xoa 5 - 6 lần/ngày [15].
2.1.2.6 Các bài thuốc khác
Tên bài thuốc Thành phần-Dạng thuốc Chủ tri
Bạch chỉ thang 1 [33] - Bạch chỉ, thạch cao, tri mẫu. - Trị đau răng.
Bach chỉ vi phong thang [33]
- Bạch chỉ, cương tằm, mạn kinh, chích thảo, đương quy, sài hồ, ma hoàng, cát cánh, khương hoạt, thăng ma, cao bản, thương truật.
- Dạng nước sắc.
- Tri đau răng. - Trị khí hư. - Trị phong nhiệt. - Trị mặt bị tê mất cảm giác.
Cát căn thang 4 [33] - Cam thảo, xích phục linh, cát căn, xích thược.
- Dạng nước sắc.
- Trị đau răng.
Đào hach thừa khí thang [15]
- Đào nhân, đại hoàng, quế chi, chích thảo, mang tiêu.
- Dạng nước sắc.
- Trị đau răng. - chảy máu cam. - Viêm tắc ruôt
Độc hoạt tán [33]
- Bạc hà, tế tân, phòng phong, khương hoạt, kinh giới, độc hoạt, xuyên khung, sinh địa
- Trị đau răng. - Mắt mờ.
Đương quy tán [33]
- Cam thảo sống, đương quy, xuyên khung, đại hoàng, xích thược.
- Dạng bột.
- Trị đau răng, chân răng sưng.
- Miệng lưỡi lở loét. - Đai tiên bón.
Sài cát giải cơ thang [15]
- Sài hồ, cam thảo, cát căn, hoang cầm, bạch chỉ, thược dược, cát cánh, sinh khưoỉng, đại táo, thạch cao, chi mẫu, tế tân, hoàng liên.
- Dạng nước sắc.
- Chứng cảm mạo, cúm.
- Đau lợi, răng do phong hoả.
- Nhức đầu.
Thang gia vi đia hoàng [10]
- Cốt toái bổ, thục địa, sơn dược, bạch linh, đơn bì, trạch tả,tế tân
- Dạng nước sắc
- Trong trường hợp thận hư gây đau răng,chảy máu chân răng, răng lung lay.
Thăng ma cát căn thang thang [15]
- Đào nhân, đại hoàng, quế chi, chích thảo, mang tiêu.
-Dạng nước sắc hoặc bột.
- Trị đau răng. - Lị trực khuẩn. - Sởi mới phát.
2.2 Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu điều trị bệnh răng miệng
2.2.1 Tinh dầu và hoạt chất chính trong tinh dầu
Tinh dầu là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong Y học dân gian.Tính chất của tinh dầu: Dễ bay hơi, đặc biệt là khi có hơi nước. Hoạt tính của tinh dầu cũng rất thay đổi [43];
■ Tác dụng trên TKTW.
■ Kích thích sự tiết dịch tiêu hoá. ■ Có tính kháng khuẩn.
■ Tác dụng tẩy uế.
Do đó tinh dầu được sử dụng trong Y học làm thuốc sát trùng ngoài da, thuốc xông giải cảm, thuốc giảm đau điều trị đau răng và nhiều bệnh khác.
Theo cuộc điều tra tại Pháp thì trong tổng số thuốc kháng sinh và sát trùng, tinh dầu chiếm tới 20%. Dược điển Việt Nam I có 9 chuyên luận về tinh dầu (không kể các chế phẩm có tinh dầu). Tinh dầu có mặt trong hầu hết các dạng chế phẩm làm thuốc để làm chất thom hoặc có tác dụng chữa bệnh.
2.2.1.1 Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà (Mentha sp) được chiết xuất từ cây bạc hà (Mentha arvensis Lamiaceae), có tính kháng khuẩn. Menthol là thành phần chính của tinh dầu bạc hà. Menthol có tác dụng kích thích ngọn dây thần kinh gây cảm gác, làm lạnh, gây tê tại chỗ, có tác dụng sát trùng, giảm đau tại chỗ, dùng nhiều trong chế phẩm chữa bệnh răng miệng, thuốc đánh răng và cả trong công nghiệp thuốc lá, kẹo... [26], [35].
2.2.1.2 Eugenol
> Nguồn gốc: Được điều chế từ tinh dầu đinh hương (Aỉtheroỉeum caryophylli)
được chiết xuất từ cây đinh hương ịsyzygium aromatỉcum Myrtaceae) và tinh dầu hương nhu trắng (Aetherolum actmi) được chiết xuất từ cây hương nhu trắng ịodmum gratissi mum lamiaceae).
> Thành phần: Trong tinh dầu đinh hương có đến 80 - 85% là eugenol và trong tinh dầu hương nhu trắng có đến 30 -45% eugenol.
> Tác dụng: Sát khuẩn, giảm đau. > Công dụng và Liều dùng:
■ Trộn với bột oxyd kẽm để tạo thành bột nhão eugenat là một xi măng hàn tạm lỗ sâu hay hàn lót lỗ hàn, có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau, bột nhão eugenat còn được sử dụng để chụp tủy răng.
■ Eugenol trộn với bột kẽm oxyd dạng sền sệt, được dùng làm chất hàn ống tuỷ và trong thành phần của nhiều loại bột nhão hàn ống tuỷ khác. ■ Eugenol trộn với bột kẽm oxyd và colophan (tùng hương) để làm bột
dẻo đắp sau phẫu thuật lợi.
■ Dung dịch Eugenol: Có thể dùng chấm tại chỗ trong điều trị viêm huyệt răng và viêm lợi [6], [26], [32], [58].
2.2.2. Chê phẩm từ các dược liệu khác
2.2.2.1 Nước sắc vỏ cây đại
> Công dụng: Nước sắc vỏ cây đại ịplumeria accutiỷolia Apocynaceae) dùng để điều trị bệnh viêm quanh răng [25].
> Cách dùng: Ngậm một ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 10-15 phút trong 4 - 5 ngày.
1.2.2.2 Eupolin -12
Là dạng cao đặc 7:1 chế từ lá cỏ lào (Eupatorium - Odotarumlin). Đây là dạng bào chế có tác dụng tốt nhất trong trong số các dạng bào chế từ lá cỏ lào nên nó được đặt tên là Eupolin - 12 (E - 12).
> Công dụng:
■ E - 12 có tác dụng khá tốt trong điều trị viêm lợi cấp không đặc hiệu do nguyên nhân tại chỗ.
■ E- 1 2 có tác dụng giảm đau, giảm viêm tốt.
■ Đối với đợt cấp viêm quanh răng, ngoài dùng thuốc E-12 cần phải phối hợp với các biện pháp điều trị khác nữa.
> Cách dùng: Bôi E-12 trực tiếp lên nơi tổn thương [25].
2.2.2.3 Dịch chiết vỏ cây sao đen
> Dịch chiết bằng ethanol của vỏ cây sao đen (Hopea odorata), có hoạt tính ức chế mạnh sự sản xuất acid của streptococus Mutans, nên làm giảm sâu răng. > Dịch chiết có tác dụng giết chết vi khuẩn Steptocccus Mutans, trong đó tác
dụng ỏ pH acid là cao hơn rõ rệt so với ở pH trung tính và tác dụng này tăng lên khi có mặt của hydro peroxyd (H2O2) [23].
2.3 Hóa dược điều trị bệnh răng miệng
2.3.1 Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, được bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học với liều thấp có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn.
Khi bệnh răng miệng có căn nguyên nhiễm khuẩn thì kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị bệnh răng miệng.
2.3.1.1 Rodogyl
> Thành phần: cho 1 viên Spiramycinbase ; 750.000 U.I Metronidazol : 125mg
> Dược động học:
■ Spiramycin: Hấp thu nhanh nhưng không hoàn toàn qua đường tiêu