Thuốc giảm đau

Một phần của tài liệu Tổng quan hóa sinh về bệnh răng miệng và thuốc điều trị (Trang 47)

2. THUỐC ĐIEU TRỊ BỆNH RÃNG MIỆNG

2.3.3 Thuốc giảm đau

2.3.3.1 Phân loại thuốc giảm đau

Có hai cách phân loại: Phân loại theo cơ chế tác dụng và phân loại theo tác dụng giảm đau nhiều hay ít, gồm có 2 loại:

> Thuốc giảm đau ngoại vi (Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi Steroid). > Thuốc giảm đau trung ương: Morphin và dẫn xuất (nhóm opiat) [11], [59].

2J.3.2 Thuốc giảm đau ngoại vi

> Tác dụng giảm đau: Các thuốc đều có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến vừa, vị trí tác dụng là các receptor cảm giác ngoại vi. Những loại thuốc này chỉ có tác dụng với chứng đau nhẹ, đau khu trú. Tác dụng tốt với các chứng đau do viêm. Khác với các TGDTW (nhóm opiat), TGĐNV không tác dụng giảm đau mạnh, không giảm đau sâu trong nội tạng, không ức chế hô hấp và đặc biệt không gây lệ thuộc thuốc khi dùng kéo dài.

Cơ chế giảm đau: Thuốc làm giảm tổng hợp Prostaglandin F2; Làm giảm tính cảm thụ của ngọn dây TK cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như Serotonin, Bradykinin... Có tác giả cho rằng Prostaglandin F2 có:

■ Tác dụng nhạy cảm hoá các đầu tận cùng thần kinh tự do của các sợi A delta và c đối với các thông tin đau.

■ Làm tăng hiệu lực của những chất gây đau : Bradikinnin, Histamin... > Tác dụng chống viêm:

Cơ chế chống viêm; Các TGĐNV đều ức chế enzym xyclooxygenasa, ngăn cản tổng hợp Prostaglandin là chất trung gian hoá học gây viêm , do đó làm giảm quá trình viêm (đây là cơ chế quan trọng nhất). Ngoài ra các thuốc này còn đối kháng với enzym phân huỷ protein, ngăn cản quá trình biến đổi protein làm vững bền màng lysosom và đối kháng tác dụng của các chất trung gian hoá học gây viêm như: Bradykinin, serotonin..., ức chế hoá ứng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển bạch cầu tới ổ viêm [1], [11], [36], [59].

> Đặc điểm dược lí của các thuốc giảm đau ngoại vi thường dùng trong răng miệng

Paracetamol: Ngày nay Paracetamol đã trở thành loại thuốc hàng đầu của TGĐNV vì có rất ít tác dụng phụ, thuốc có tác dụng giảm đau như aspirin, có tác dụng hạ nhiệt nhưng không có tác dụng chống viêm . So với aspirin thì Paraetamol có tác dụng giảm đau êm dịu hơn và kéo dài hơn nên thích hợp cho người dùng đặc biệt là người già và trẻ em. Vì những lí do trên, nên Paracetamol được WHO khuyến cáo là thuốc giảm đau bậc 1 (nhẹ và trung bình) nên được dùng rộng rãi trong đau răng nhức răng do nhiều nguyên nhân, và cả những thể đau khác nữa [11], [59].

Liều dùng: Người lớn Và trẻ em trên 11 tuổi từ 0.5 - 3,0g/24h. Trẻ em dưới 11 tuổi từ 80-500mg [1]. Thuốc chỉ có một hiệu quả điều trị tối đa, nghĩa là nếu vượt quá một liều lượng nhất định (3g/ 24h) thì không còn tác dụng điều trị nữa [11], [59].

Tác dụng phụ: Paracetamol ít gây tai biến: Dị ứng như nổi mày đay hoặc hạn hữu là giảm tiểu cầu, không ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Biến chứng chính là hoại tử gan nếu dùng thuốc quá liều (>10g/ 24h) [1], [11].

Acid Acetyl Salicylic (Aspirin)

■ Có tác dụng giảm đau nếu dùng liều dưới 3g/ 24h và có tác dụng chống viêm với liều 4-6g/ 24h.

■ Tuy vậy cần phải sử dụng thận trọng vì thuốc có nhiều tác dụng phụ như: chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, thời gian chảy máu kéo dài, phát ban, phù thanh quản, hen; Với người mẹ mang thai: ức chế co bóp tử cung, tăng nguy cơ chảy máu cả mẹ lẫn con... [1 1], [58], [59].

Các loại TGĐNV khác

Các thuốc này ngoài tác dụng chống viêm còn có tác dụng giảm đau. Tác dụng phụ giống loại Salicylic, liều lượng giảm đau thường thấp hơn liều lượng chống viêm. Các thuốc này được dùng cho trường hợp đau răng do viêm [4], [11].

> s ử dụng thuốc giảm đau ngoại vi trong điều trị bệnh răng miệng

Trong đau răng hiện nay đã định hình được hai cách sử dụng TGĐNV

■ Thuốc được dùng đơn độc không phối hợp để chữa những chứng đau nhẹ hoặc trung bình.

■ Thuốc được phối hợp với những loại khác như morphin, codein... để dùng trong trường hợp đau nặng.

Vì có rất ít tác dụng phụ mà paracetamol được sử dụng ngay từ đầu để giảm đau trong đau cấp và đau mạn.

Tuy vậy trong đau răng có căn nguyên do viêm thì nên dùng aspirin và các TGĐNV khác vì chúng có tác dụng chống viêm làm cho tác dụng giảm đau mạnh h ơ n .

TGĐNV còn được dùng trước hoặc sau những phẫu thuật răng không đau nhiều để khi thuốc tê giảm hiệu lực thì thuốc giảm đau đã phát huy tác dụng, ví dụ: Aspirin 0,3g/lần [4], [11].

2.3.3.3 Thuốc giảm đau trung ưong

Như tên gọi của chúng, thuốc có đặc điểm là tác động vào TKTW vì thế mà dẫn đến 2 hệ quả [1 1]:

Tác dụng dược lý tích cực. Xuất hiện những TDKMM.

> Cơ chê tác dụng của TGĐTW: Thuốc sẽ gắn vào các thụ thể Morphin, chiếm chỗ các Endorphin, ức chế giải phóng chất p (chất gây đau) để làm giảm, mất cảm giác đau.

> Sử dụng thuốc giảm đau trung ương trong điêu trị bệnh răng miệng:

■ Đường uống chiếm tỉ lệ quan trọng, có thể dùng đường tiêm thuốc dưới da, bắp thịt...

■ Thuốc thường dùng [4], [58]:

Morphin 8-15mg, Codein 15-60mg, thuốc này hay được dùng nhất.

Thuốc tổng hợp: Meperidin 50-100mg, Methadon 2,5-lOmg, Levorphan 2-3mg.

nhân như; Nhổ răng mọc lệch, nhổ răng bằng phương pháp phẫu thuật; dưới dạng đơn độc hay phối hợp cùng với TGĐNV. Ngoài ra TGDTW còn làm giảm hoạt động tinh thần và gây ngủ nên đôi khi cũng được dùng trong trường hợp đau nhiều mà không ngủ được.

■ Thời điểm dùng thuốc; Người ta thường cho thuốc giảm đau trong lúc điều trị để khi thuốc tê giảm hiệu lực thì TGDTW đã có hiệu lực.

Một phần của tài liệu Tổng quan hóa sinh về bệnh răng miệng và thuốc điều trị (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)