2. THUỐC ĐIEU TRỊ BỆNH RÃNG MIỆNG
2.3.4 Thuốc an thần gây ngủ
> Cơ chê tác dụng chung'. Do thuốc ức chế TKTW, thuốc ngủ tạo ra một giấc ngủ gần giống với giấc ngủ sinh lý. Thuốc an thần-gây ngủ có vai trò làm tăng ngưỡng đau, làm giảm phản ứng đau nên làm cho bệnh nhân bớt thấy đau.
> Sử dụng thuốc an thần gây ngủ trong điêu trị bệnh răng miệng:
■ Thuốc an thần gây ngủ được dùng trong trường hợp đau răng mà không thể ngủ được như; viêm tuỷ răng , viêm quanh cuống răng...
■ Thuốc an thần gây ngủ đươc dùng để giải âu lo, bổn chồn; Thuốc được dùng trước khi điều trị phẫu thuật (như nhổ răng mọc lệch , nhổ răng bằng phương pháp phẫu thuật gây đau...) mà bệnh nhân lo lắng , sợ đau...hoặc là buổi tối trước khi làm các tiểu phẫu thuật về răng miệng mà thầy thuốc dự đoán người bệnh lo lắng không ngủ được.
■ Ngoài ra thuốc an thần - gây ngủ còn đươc dùng làm thuốc tiền mê trước khi gây mê trong điều trị răng miệng.
■ Nhóm thuốc an thần gây ngủ thường dùng trong răng miệng là: Barbiturat, Benzodiazepin (như Diazepam), Meprobamat [2], [4], [58].
2.3.5 Thuốc mê
> Thuốc mê là thuốc làm cho người và động vật mất hết linh cảm và mọi cảm giác.Với liều điều trị, thuốc không ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp, tuần hoàn,và có thể phục hồi hoàn toàn. Thuốc mê làm mất nhận thức đau của bệnh nhân.
> Thuốc mê ít được dùng trong điều trị răng miệng, tuy vậy cũng có khi dùng
đến thuốc mê như khi trẻ không chịu cho chữa răng, nhổ răng.
> Người ta thưòỉng sử dụng Ketamin để gây tê ngắn cho trẻ em dưóỉi 5 tuổi. Khi cần làm những phẫu thuật lâu hơn, người ta cũng có thể dùng gây mê nội khí quản [2], [4]
2.3.6 Thuốc tê
Thuốc tê làm mất cảm giác (đau, nhiệt độ) của một vùng cơ thể, tại chỗ dùng thuốc trong khi chức phận vận động không bị ảnh hưởng [2].
Các thuốc tê dùng rộng rãi trong răng miệng đều là thuốc tổng hợp, thuốc tê dùng trong răng miệng có thể chia làm 3 loại [4]: Loại este, loại amid và loại hydroxy.
■ Loại este: Hay dùng procain
■ Loại amid: Hay dùng lidocain (xylocain)
■ Loại hydroxy: Không tan trong nước, thường dùng làm thuốc tê bôi tại chỗ như benzocain.
2.3.6.1 Cơ chê tác dụng
Thuốc tê tác động lên màng thần kinh làm cho Na^ không qua màng vào trong tế bào thần kinh (vì làm giảm tính thấm của màng tế bào với Na'^) và không thoát ra ngoài được. Như vậy dây thần kinh mất khả năng khử cực và dẫn truyền cảm giác [2].
2.3.Ó.2 Thuốc hay dùng trong răng miệng
Thuốc tê được dùng để làm các tiểu phẫu thuật như nhổ răng sữa hay răng vĩnh viễn không còn chức năng, trong các phẫu thuật gây đau nhiều như: nhổ răng mọc lệch, phẫu thuật chỉnh sửa răng... [4], [56], [58], [59].
> Procaỉn (novocain): thường dùng trong răng miệng dưới dạng dung dịch 2%. Dung dịch đó không kích thích các tổ chức được tiêm vào mà cũng đủ gây tê. Dung dịch thuốc nồng độ cao hơn làm giãn mạch nhiều hơn và dễ gây nhiễm độc hơn. Tuy vậy Procain không có nhiều tác dụng và không thấm tốt nên dung dịch Procain 2% bôi ở niêm mạc không có tác dụng gây tê.
> Lidocain (Xylocain):
■ Thuốc chóng ngấm, chóng làm tê khi tiêm vào cơ thể, thuốc ở dạng ion hóa nhiều nên gây tê tốt hơn. Thường dùng dung dịch 2% trong điều trị răng miệng .
■ Dung dịch lidocain 5% có thể dùng gây tê niêm mạc. Lidocain hiện nay là một trong những thuốc tê tốt nhất dùng trong răng miệng . > Một số thuốc khác: Butenacain, propoxylocain, cloroprocain, pyrrocain...
2.3.Ó.3 Thuốc tê bôi ở niêm mạc
> Benzocain: Không dùng để tiêm được vì nó kích thích các mô được tiêm vào dễ gây ngộ độc. Vì thuốc ít tan trong nước nên khi bôi vào niêm mạc, nó ngấm chậm làm cho tê kéo dài và làm bót độc đối với cơ thể.
^ Xylocain và pentocaỉn: Dùng làm thuốc tê bôi, dung dịch có nồng độ cao, lại dễ ngấm vào cơ thể cho nên khi dùng chỉ nên bôi ít thuốc. Tetracain 3% cũng có thể dùng làm thuốc tê bôi.
> T ế tân dùng gáy tê niêm mạc: Ngâm 60g tế tân trong lOOml cồn 90", dùng để gây tê niêm mạc, có khả năng làm tê như xylocain 5%.
Sau khi lau niêm mạc, bôi xylocain hoặc tế tân, chờ 3 phút có thể chọc kim qua niêm mạc mà không đau, tác dụng gây tê được 30 phút [4], [58].
Thuốc tê bôi được dùng để gây tê các răng sữa đã lung lay, chỉ còn bám vào niêm mạc. Đối với răng vĩnh viễn đã lung lay nhiều, có thể dùng bông thấm thuốc tê vào túi lợi để gây tê rồi nhổ răng. Dùng để bôi khi lấy cao răng dưới đường viền lợ i.
2.3.Ó.4 Tương tác thuốc
> Thuốc tê khi tiêm thường làm giãn mạch, thốc vào vòng tuần hoàn nhiều gây ngộ độc và làm giảm tác dụng của thuốc tê. Để khắc phục điều này thì thường phối hợp thuốc tê với thuốc co mạch như Adrenalin. Adrenalin làm co mạch, có tác dụng ngăn cản sự ngấm thuốc tê vào tuần hoàn chung và kéo dài được thời gian gây tê.
> Thuốc làm tăng tác dụng của thuốc tê: Các thuốc giảm đau loại morphin, các thuốc an thần [4], [56], [58],
3. PH Ò N G BỆN H R Ă N G M IỆ N G 3.1. Phòng bệnh sâu răng
3.1.1 Dự phòng toàn thân
Sự phát triển của răng trong cơ thể: Mầm răng sữa được hình thành vào tuần lễ thứ tư của bào thai và được ngấm vôi vào tháng thứ tư. Mầm răng vĩnh viễn được ngấm vôi từ khi trẻ mới ra đời cho nên trong dự phòng toàn thân để phòng ngừa các bệnh răng miệng cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, nhất là giai đoạn trẻ còn trong bụng mẹ.
> Chú ý viêc ăn uống của người mẹ khi có thai: Thức ăn cần đầy đủ vì cần cho cả mẹ lẫn con. Đối với sự phát triển của răng nếu thiếu calci và sinh tố sẽ dẫn đến tình trạng kém phát triển và răng có thể bị dị dạng.
> Chú ý việc ăn uống cho người mẹ lúc cho con bú: Àn uống đầy đủ thì người mẹ mới có nhiều sữa.
> Chú ý việc ăn uống của trẻ sơ sinh từ 9 tháng tuổi: Thời kỳ này mầm răng sữa tiếp tục ngấm calci còn mầm răng vĩnh viễn mới bắt đầu ngấm. Khi trẻ được 6 tháng tuổi răng sữa bắt đầu mọc. Do đó trẻ cần ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng để sự ngấm vôi được tốt.
> Chú ý việc ăn uống của trẻ em và thanh niên : Từ khoảng 6 tháng tuổi trở đi, trẻ đã có nhiều răng sữa và bắt đầu ăn thức ăn đặc hơn nên việc chọn thức ăn và cho ăn ra bữa là quan trọng, hơn nữa trong miệng trẻ đã có nhiều răng sữa nên ngoài việc ăn uống đầy đủ còn cần chú ý nhiều đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ [3], [13].
> Các chất dinh dưỡng cần thiết trong dự phòng toàn thân như [3], [50]: ■ Calci và Vitamin D; Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hàm răng
chắc khoẻ. Phụ nữ có thai cần đảm bảo đủ lượng Calci và Vitamin D cần thiết mỗi ngày . Đối với người lớn lượng Calci hấp thu từ bữa ăn sẽ giúp tái tạo bề mặt men răng, chống sự tấn công của vi khuẩn, ngoài ra Calci và Vitamin D còn giúp chống rụng răng và loãng xương ở
cá, phomat...
■ Các chất chống lão hoá: Vitamin C...Giúp cho lợi và các mô mềm trong miệng khoẻ mạnh bảo vệ miệng khỏi sự huỷ hoại của vi khuẩn gây nên: Thức ăn giàu Vitamin c là : bưỏi, cam, rau xanh...
■ Acid folic: Giúp cho các tế bào trong cơ thể phát triển bình thường . Có nhiều trong rau quả xanh, cá và bia.
3.1.2 Dự phòng tại chỗ
Căn bệnh sâu răng do 3 yếu tố là : men răng, thực phẩm và vi khuẩn gây nên, thiếu một trong 3 yếu tố đó sẽ không xuất hiện sâu răng, vì vậy việc phòng bệnh sâu răng cần xoay quanh 3 yếu tố này. WHO đã đưa ra 3 hướng phòng bệnh sâu răng cụ thể như sau [46], [72]:
> Tăng sức đề kháng của răng nhờ các loại Fluor và chất trám bít hố răng. > Giảm mảng bám vi khuẩn trên răng bằng tác nhân hoá học hay cơ học.
> Thay đổi hoặc kiểm soát các thói quen ăn uống bằng khuyến khích giảm thức ăn có đường.
3.1.2.1 Tăng sức đề kháng của răng bằng Fluor và chất trám bít hô rãnh
> Tăng sức đê kháng của răng bằng Fluor
WHO đã khuyến cáo sử dụng Fluor để phòng sâu răng là phương pháp an toàn nhất, hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất. Fluor là một khoáng chất trong thiên nhiên (Đất, nước,không khí...) và nó có trong hầu hết các loại thực phẩm (Cá thịt, rau, chè khô, nước mắm...) [13]. Năm 1945 ở thành phố Gran Rabids thuộc bang Michigan, Mỹ là nơi đầu tiên trên thế giới cho Natrifluorua (NaF) vào nước uống và nhận thấy Fluor hoá nước uống có vai trò đặc biệt trong việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng. Năm 1945 Uỷ ban nghiên cứu tại bang này đã kết luận thêm Ippm Fluor vào nước sinh hoạt đã giảm 28% trường hợp sâu răng và chỉ số SMT giảm
18% [67].
Năm 1953 Arnod công bố kết quả nghiên cứu Fluor là hoá chất có khả năng ngăn chặn được sâu răng. Đó là thành tựu lớn nhất để phòng bệnh sâu răng trong thế kỷ 20. Cho đến nay Fluor là chất được sử dụng rộng rãi trong phòng bệnh sâu răng.
Cơ chế phòng chống sáu răng của Fluor:
Fluor tác động lên nhiều yếu tố gây sâu răng để hạn chế quá trình sâu răng. Quan trọng nhất là Fluor tác tác động lên men răng làm men răng trở nên cứng hơn, không bị tiêu bởi acid, do đó men răng có khả năng đề kháng cao hơn trong môi trưòỉng miệng.
Fluor làm tăng cường quá trình tái khoáng men răng. Các ion Fluor ở bề mặt men răng có khả năng di chuyển vào men răng, ion Fluor kéo theo một số khoáng chất sẵn có trong nước bọt, dịch lợi và gây hiện tượng tái khoáng nên các tổn thương sâu ban đầu được hàn gắn và giảm độ hoà tan của men răng. Fluor ngăn cản việc hình thành mảng bám răng bằng việc ức chế các Enzym của vi khuẩn tham gia vào quá trình tổng hợp Polysaccarid, chất tựa hữu cơ cho vi khuẩn phát triển, với nồng độ Fluor 10 - 20ppm.
Fluor ức chế các Enzym của vi khuẩn tham gia vào quá trình chuyển hoá đường thành acid, vì vậy làm giảm sự tấn công vào men răng bởi acid, với nồng độ 10-50ppm.
ở nồng độ cao Fluor có tác dụng ức chế và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn trong hốc miệng tham gia vào quá trình sâu răng trong đó có cả S.mutans. Như vậy Fluor tác động vào nhiều yếu tố sâu răng và có tác dụng dự phòng sâu răng.
Các biện pháp sử dụng Fluor trong dự phòng sâu răng
Các biện pháp dùng Fluor theo đường toàn thân: Biện pháp Fluor hoá nước uống công cộng:
Nồng độ Fluor trong nước uống được Fluor hoá:
Năm 1958 WHO đã kết luận nước uống có nồng độ Fluor Ippm làm giảm sâu răng.
Năm 1984 WHO đã đưa ra nồng độ Fluor trong nước là 0,7 - l,2ppm và độ tập trung tối ưu phụ thuộc vào nhiệt độ khí hậu.
Điều kiện cho phép Fluor hoá nước uống:
Nồng độ Fluor trong nước ăn thấp hơn nồng độ tối ưu. Có trang thiết bị để Fluor hoá nước cấp công cộng. Có cán bộ chuyên môn về Fluor hoá nước cấp công cộng.
ư u điểm của biện pháp Fluor hoá nước cấp công cộng: Hiệu quả phòng sâu răng cao.
An toàn và ít tốn kếm.
Fluor hoá nước uống ở trường học: Tại trường học không có nước cấp công cộng và nồng độ Fluor thấp hơn nồng độ tối ưu nhiều, có thể đưa Fluor vào nước uống ở trường học cho trẻ em để phòng sâu răng.
Fluor hoá muối ăn: Nồng độ 250mg/lkg muối ăn Fluor hoá sữa; Nồng độ 5mg/lL sữa.
Viên Fluor: ở những noi thiếu Fluor trong nước uống người ta khuyên cho trẻ uống viên Fluor hàng ngày từ khi mới sinh cho tới khi mọc răng hàm sẽ có tác dụng phòng chống sâu răng.
Trẻ mới sinh - 6 tháng tuổi: 0,25mgF/ngày.
6 tháng - 18 tháng; 0,25-0,5mgF/ngày.
^ 18 tháng - 2 tuổi: 0,5-0,75mgF/ngày.
^ Từ 2 tuổi trở đi; 0,75-lmgF/ngày. Giọt Fluor:
^ Trẻ em 2-3 tuổi: Uống giọt Fluor 0,25mg/ngày. Trẻ em trên 3 tuổi: Uống giọt Fluor 0,5mg/ngày.
Đường liên quan trực tiếp đến sâu răng nên với người ăn nhiều đưòỉng thì việc đưa Fluor vào đường sẽ làm giảm nguy cơ sâu răng.
■ Biện pháp dùng Fluor theo đường tại chỗ; Nước súc miệng :
Dung dịch Fluor 0,2% để súc miệng hàng tuần.
^ Dung dịch Fluor 0,05% để súc miệng hàng ngày. Kem đánh răng có Fluor: ở tỉ lệ lOOmgFluor/lOOg.
Gel Fluor: Tỷ lệ gel Fluor từ 450 - 2000mg/100g thường dùng là gel monofluorophospat [6], [18], [71], [78].
> Tăng sức đê kháng của răng bằng sử dụng chất trám bít h ố rãnh mặt nhai của răng.
Sâu răng có thể xảy ra ở bất kỳ mặt nào của răng nhưng thường xảy ra sófm ở
mặt nhai và rãnh do mặt nhai và rãnh là ncd dễ lưu giữ thức ăn , mảng bám và khó chải sạch. Sử dụng Fluor đã rất hiệu quả trong phòng ngừa sâu răng, nhưng ảnh hưởng chủ yếu của Fluor là làm giảm sâu răng ở các mặt nhẵn còn ở mặt nhai thì kém hiệu quả. Do đó trám bít hố và rãnh răng là việc làm cần thiết để phòng bệnh cho cộng đồng.
Trám bít hố rãnh tức là cô lập mặt răng với môi trường miệng. Chất trám bít sẽ dính chặt vào bề mặt men răng, răng được bao phủ bởi một lớp nhựa mỏng nên các hố rãnh đã được dán kín. Đây là biện pháp phòng bệnh sâu răng rất hiểu quả vì mặt nhai chiếm 12,5% bề mặt của men răng và sâu răng mặt nhai chiếm 50%. Hố rãnh răng hay bị sâu vì khe kẽ nhỏ, thức ăn bị đọng lại ở trong mà bàn chải răng thì không làm sạch được, những chất tích tụ lại ở hố rãnh sẽ lên men và những vi khuẩn sinh acid có thể làm mất chất khoáng của mô răng gây sâu răng.
Qua các tài liệu ở nước ngoài cho thấy sau khi trám bít hố rãnh răng thì tỉ lệ sâu răng ở học sinh giảm 35 - 50% và các chất trám bít có thể tồn tại được trên bề mặt men răng từ 7 - 8 năm, khoảng thời gian đó đủ để men răng của các em cứng hơn nên có khả năng ngăn chặn sâu răng.
Tuy vậy chất trám bít chỉ phòng sâu răng được ở các mặt nhai của răng .Vì vậy ta nên kết hợp súc miệng bằng Fluor 0,2% và giữ gìn vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng có hiệu quả [7], [29].
3.1.2.2 Sử dụng tác nhân hoá học hay cơ học trong việc làm giảm mảng bám răng
> Tác nhân cơ học: Đó là dùng tác động của lực cơ học để làm mất đi các mảng bám răng, chúng ta có thể kể đến; Tăm xỉa răng, chỉ nha khoa và đánh răng sau bữa ăn. Trong đó đánh răng là phương pháp hữu hiệu nhất để loại trừ mảng bám răng sau khi ăn [13].
■ Đánh răng: Thông thường mọi người được khuyên đánh răng 2 lần 1 ngày (sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ), thực ra số lần đánh răng trong ngày không quan trọng mà cái chính là chất lượng, bạn có thể đánh răng 4-5 lần trong ngày mà vẫn bị sâu răng nếu đánh răng không đúng kỹ thuật và đúng cách. Những yếu tố giúp đánh răng có hiệu quả:
bằng chỉ tơ nha khoa [13], [49].
■ Chỉ nha khoa:
Không dùng chỉ nha khoa đồng nghĩa với việc 35% diện tích bề mặt răng không được vệ sinh.
Dùng chỉ nha khoa là cần thiết: Đánh răng có thể làm sạch bề mặt ngoài và trong của hàm răng. Nhưng đối với những kẽ nằm giữa các răng thì lông bàn chải không thể với tód được. Do vậy nếu đánh răng không thôi thì gần như chắc chắn là ở độ tuổi 40 - 50 các bạn sẽ mắc bệnh quanh răng (đặc biệt là viêm lợi). Đây là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ rụng răng ở