Xây dựng phác đồ phòng và điều trị bệnh răng miệng

Một phần của tài liệu Tổng quan hóa sinh về bệnh răng miệng và thuốc điều trị (Trang 63)

2. THUỐC ĐIEU TRỊ BỆNH RÃNG MIỆNG

3.3 Xây dựng phác đồ phòng và điều trị bệnh răng miệng

Từ những phân tích trên chúng tôi xin đưa ra một phác đồ phòng và điều trị các bệnh răng miệng như sau;

> Chế độ ăn uống: Hạn chế và kiểm soát chế độ ãn uống bằng việc giảm thức ăn có đường. Tăng cường ăn uống đảm bảo đầy đủ calci và sinh tố D, Fluor... > Theo dõi và điều chỉnh hàm lượng Fluor có trong nước sinh hoạt và sử dụng

nước Fluor để súc miệng (0,2% để súc miệng hàng tuần và 0,05% để súc miệng hàng ngày).

> Sau khi ăn phải thực hiện đúng quá trình đảm bảo vệ sinh răng miệng:

■ Dùng tác động cơ học làm sạch mảng bám răng như; Chải răng, chỉ nha khoa...

■ Dùng tác động hoá học: Nước súc miệng (Nước súc miệng diệt khuẩn Listerin, lixusine...) hoặc các nước súc miệng có tính sát khuẩn nhẹ (Thuốc súc miệng B.B.M, thuốc súc miệng borat...)- Chú ý nước súc miệng diệt khuẩn vì nó ngăn chặn và giảm nguy cơ tạo mảng bám. > Khi bị sâu răng, viêm lợi, tai biến do sâu răng và viêm quanh răng thì sẽ sử

4. B À N L U Ậ N 4.1. Bệnh răng mỉệng

Bệnh sâu răng và bệnh quanh răng là bệnh xã hội, những bệnh của thời đại và văn minh. Bệnh sâu răng cùng với bệnh quanh răng là những bệnh phổ biến nhất của nghành nha khoa. Chúng đang có chiều hướng tăng cao ở nước ta do sự thay đổi trong lối sống, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và tuổi thọ trung bình:

> Cuộc sống công nghiệp bận rộn làm cho người ta không có thời gian chăm sóc răng miệng.

> Thói quen sinh hoạt (ví dụ như hút thuốc lá) làm răng lợi bị ảnh hưởng dễ mắc bệnh.

> Chế độ ăn uống có nhiều đường, protein.

> Tuổi thọ trung bình kéo dài, răng tồn tại lâu hơn và bị suy yếu dần, khiến cho người già khả năng mắc bệnh răng miệng cao [52].

4.2. Thuốc điều trị

> Sử dụng lâu dài nên sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn hoặc sát khuẩn nhẹ, có thể dùng nước súc miệng có nguồn gốc thảo dược vì thuốc súc miệng vừa có tác dụng phòng và điều trị các bệnh răng miệng.

> Thuốc đông dược cũng rất có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh răng miệng, nhóm thuốc này có đặc điểm là tác dụng từ từ nên không thích hợp cho những trường hợp cấp tính nhưng do có rất ít tác dụng phụ nên ngày nay hay được sử dụng trong điều trị các bệnh răng miệng.

> Khi bệnh răng miệng có nguyên nhân nhiễm khuẩn như; Hậu quả của sâu răng ( như viêm tuỷ răng, viêm quanh cuống răng...), viêm lợi và viêm quanh răng thì khi đó chúng ta cần sử dụng liệu pháp kháng sinh.

Mức độ sử dụng kháng sinh [9], [14], [55];

■ Rodogyl là thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh răng miệng, mà chủ yếu là viêm quanh răng có nguyên nhân nhiễm khuẩn. Rodogyl gồm có 2 thành phần:

Spiramycine: Là kháng sinh nhóm Macrolid 15C, mà ưu điểm chính của spiramycine (và kháng sinh nhóm Macrolid nói chung) so với kháng sinh nhóm khác đó là:

Gắn rất mạnh vào mô mềm, xương răng cũng tập trung dai dẵng ở phần lớn dịch tiết nhất là nước bọt, đờm và sữa...

Phổ tác dụng của Spiramycine cũng có ưu điểm hơn so vói các khangs sinh nhóm khác đó là có tác dụng với các vi khuẩn nội bào như; Mycoplasma, Clamydia, rickettsia, bacteroides...(hiệu quả với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh vùng quanh răng)

Metronidazole: Là kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn yếm khí tồn tại chủ yếu ở trong mảng bám răng dưới lợi và cao răng dưới lợi (bệnh viêm lợi và viêm quanh răng chủ yếu do vi khuẩn yếm khí trong mảng bám răng dưới lợi và cao răng dưói lợi gây ra).

Sự phối hợp này sẽ làm tăng hiệu lực tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và tránh kháng thuốc. Vì vậy Rodogyl được ưu tiên trong điều trị các bệnh răng miệng có nguyên nhân nhiễm khuẩn (như viêm quanh răng) là hoàn toàn hợp lý. ■ Các kháng sinh còn lại: Thường được dùng trong những trường hợp mà mà

bệnh răng miệng có kèm theo biểu hiện toàn thân như: Sốt cao, sưng to, đau...

> Các nhóm thuốc khác thường được dùng để giải quyết hậu quả (như: Thuốc tê, thuốc mê để nhổ răng, thuốc giảm đau gây ngủ để làm giảm đau trong đau răng) hoặc điều trị triệu chứng kèm theo.

> Về việc sử dụng Fluor [13], [71]:

Những nghiên cứu gần đây cho rằng nước súc miệng Natrifluorua (NaF) được xem là có tác động mạnh hơn với men răng. Đây là phương pháp được áp dụng trong chương trình nha học đường tại các trường phổ thông cơ sở và là một trong bốn nội dung của chương trình. Đối tượng là học sinh 6 - 1 5 tuổi, đặc biệt là 6 - 12 tuổi (tuổi tiểu học) là tuổi có hàm răng hỗn hợp, dễ bị sâu và dễ có tác dụng với Fluor. Dưới sự quản lý của nhà trường, giáo viên và cán bộ nha học đường hướng dẫn và tổ chức cho các em súc miệng dung dịch NaF 0,2% một tuần một lần.

ư u điểm của phương pháp này là tốn ít thời gian, dễ làm, có thể thực hiện ở tất cả mọi nơi, kể cả miền núi, vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, chi phí cho phương pháp này thấp vì giá NaF rất rẻ, dụng cụ đơn giản nhưng sẽ đem lại hiệu quả cao.

Khi sử dụng Fluor cần chú ý dùng đúng liều, đúng cách, nếu không sẽ gặp một sô' tai biến sau;

Nhiễm fluor: Nhiễm Fluor răng là tình trạng thiểu sản hoặc giảm khoáng men răng hay ngà răng do ăn lượng Fluor quá mức trong thời kỳ hình thành răng. Nồng độ Fluor trong nước tự nhiên dùng làm nước ăn > 2ppm có thể gây nhiễm Fluor răng, xuất hiện vết trắng trên men răng cho đến các vùng đổi màu và các hố trên men răng nếu mức độ nhiễm Fluor nặng.

Nhiễm độc: Dùng Fluor quá liều có thể bị nhiễm độc: Biểu hiện; Cảm thấy vị mặn hoặc mùi xà phòng, nước bọt tiết nhiều, buồn nôn, nôn mửa, ra mồ hôi và khát nước. Người trưởng thành ăn 5 gam Fluor sẽ có thể tử vong trong 24h nếu không được cấp cứu kịp thời, ở trẻ em, nếu uống một liều đơn lẻ trên 400mg sẽ dẫn đến tử vong trong 3h nếu không được cấp cứu kịp thời, và với liều từ 100 - 300mg sẽ gây ra buồn nôn và tiêu chảy. Ăn một lượng 435mg Fluor trong 3h được xem là liều tử vong cho trẻ em dưới 3 tuổi.

“ỡ / tránh nguy cơ này điều quan trọng là phải đánh giá lượng Fluor có trong nguồn nước uống’\ “Tổng số Fluor trong nước uống và Fluor cho vào không được vượt quá nồng độ 0,7 - 1,2 ppm và phụ thuộc vào khí hậu”. Vì việc xác định nồng độ Fluor để đưa vào nước uống tuỳ thuộc vào số lượng nước uống hàng ngày. Khi khí hậu nóng thì lượng nược uống hàng ngày sẽ nhiều nên sô' lượng Fluor cho vào nước uống phải ít hơn. Khi khí hậu mát (lạnh) thì lượng nược uống hàng ngày ít đi vì vậy mà lượng Fluor cho vào nước uống phải nhiều hơn.

Người ta đã tính nồng độ Fluor tối ưu trong nước theo công thức của Galagan và Vermillion như sau:

Nồng đô íìuor tối ưu (ppm) =

E

E: là lượng nước uống hàng ngày của trẻ em dưới 10 tuổi.

và E = - 0,038 + 0,00062t (t là nhiệt độ trang bình trong mùa và tính theo độ

Fahrenheit).

Tuy vậy ảnh hưởng của nước tófi sâu răng thông qua cơ chế gián tiếp: Các muối hoà tan của fluor gần như hấp thụ hoàn toàn, nhưng nếu có mặt của calci nó sẽ ngăn cản sự hấp thụ của ion Fluor của cơ thể. Các muối calci dưới dạng calci carbonat hoặc calci phosphat làm giảm sự hấp thu Fluor từ 80% xuống còn 50% và Fluor sẽ được bài tiết ra phân. Như vậy vai trò của calci rất quan trọng, có liên quan tới việc làm giảm sự hấp thu ion Fluor vào cơ thể. Do đó những nơi có hàm lượng Fluor nước thấp mà độ cứng cao sẽ làm tăng nguy cơ thiếu Fluor cung cấp cho cơ thể (nếu không được bổ xung Fluor), qua đó làm tăng nguy cơ sâu răng, nhất là ở trẻ em.

4.3. Phưong hướng dự phòng bệnh răng miệng

WHO đã đặt mục tiêu đến năm 2000 có 50% trẻ em 5 - 6 tuổi không có sâu răng sữa. Nhưng đến năm 2000 số liệu chung quốc gia cho thấy có S3,1 % trẻ em bị sâu răng sữa [19]. Nếu tính cả sâu răng vĩnh viễn lứa tuổi này, tỉ lệ sâu răng còn cao hofn nữa. Như vây là chúng ta đã không thể thực hiện được mục tiêu của WHO năm 2000. Mục tiêu của tổ chức y tế thế giới đến năm 2010 rất cao, như bảng 8 - Phụ lục bảng [74]. Muốn thực hiện được mục tiêu này, chúng ta ngay lập tức phải có phưofng hướng phòng bệnh sâu răng cho cả cộng đồng trong đó đối tượng đáng chú ý nhất là trẻ em lứa tuổi đến trưòỉng vì ở lứa tuổi này nhận thức, hiểu biết về bệnh răng miệng còn rất hạn chế, thường xuyên tiếp xúc với thức ăn có đường, nước ngọt, lại có thói quen ăn quà vặt trong đó biện pháp phòng bệnh sâu răng hữu hiệu nhất đối với trẻ em là đẩy mạnh công tác nha học đường đối với mọi noi trên đất nước.

Mảng bám răng và cao răng là nguyên nhân chính trong việc hình thành các bệnh răng miệng (sâu răng và quanh răng), nên để đảm bảo ngăn chặn sự phát sinh của bệnh răng miệng chúng ta cần ngăn chặn sự phát sinh và phát triển của mảng bám răng (dùng các tác nhân hoá học và tác nhân cơ học) và cao răng (khám nha khoa định kỳ 1 năm 2 lần để lấy sạch cao răng). Làm sạch mảng bám răng và cao răng luôn được xem là phương pháp rất hữu hiệu trong phòng chống các bệnh răng miệng.

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

5.1 Kết luận

Sau một thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp tại bộ môn sinh hóa, chúng tôi đã hoàn thành được 3 mục tiêu đề ra:

1. Đã tìm hiểu được tình hình và xu hướng phát triển của bệnh răng miệng ở trong nước và trên thế giới. Đã tập trung nghiên cứu 2 bệnh phổ biến nhất của ngành nha khoa là bệnh sâu răng và viêm quanh răng. Đặc biệt đã đi sâu tìm hiểu cấu tạo của răng và phân tích nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, hậu quả và mối liên quan giữa bệnh răng miệng và toàn thân. Trong đó chúng tôi nhận thấy mảng bám răng và cao răng đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân và cơ chế gây bệnh của bệnh sâu răng và viêm quanh răng.

2. Đã phân tích được các thuốc chính dùng trong điều trị bệnh răng miệng. o Thuốc hoá dược gồm có các nhóm thuốc hay được sử dụng trong điều

trị bệnh răng miệng: Thuốc kháng sinh; các chất sát khuẩn; Thuốc giảm đau; Thuốc an thần - gây ngủ; Thuốc tê; Thuốc mê.

o Thuốc Đông dược gồm có: Các vị thuốc và các bài thuốc, o Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu

Trong đó thuốc súc miệng sát trùng và diệt khuẩn được sử dụng cho dự phòng và điều trị bệnh răng miệng. Những thuốc còn lại chủ yếu được dùng để điều trị những biến chứng và hậu quả của bệnh răng miệng để lại.

3. Đã đi sâu phân tích về việc phòng các bệnh răng miệng và xây dựng được phác đồ cho việc phòng và điều trị các bệnh răng miệng. Cụ thể: trong phòng bệnh răng miệng chúng tôi đã xoay quanh nguyên nhân gây bệnh, trong đó chú ý đến dự phòng toàn thân và dự phòng tại chỗ, cũng như phương hưófng phòng bệnh sâu răng cho cả cộng đồng và chúng tôi cũng đã chú ý đến việc dự phòng cho đối tượng trẻ nhỏ, một đối tượng rất dễ mắc các bệnh về răng mệng đặc biệt là sâu răng.

Chúng tôi cũng đã đi sâu phân tích được tác dụng phòng chống sâu răng của Fluor, với việc dùng Fuor làm chất phòng sâu răng được xem là hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất.

5.2 Đề xuất

Bệnh răng miệng là một bệnh xã hội, đối với phương hướng Y học Việt Nam lấy Y học dự phòng là chính, vì vậy cần:

> Tuyên truyền, quảng bá, giáo dục cho cộng đồng nắm được phác đổ cho việc dự phòng và điều trị các bệnh răng miệng.

> Xã hội cần dành sự quan tâm đặc biệt cho việc phát triển công tác nha học đường để ngăn ngừa tận gốc quá trình phát sinh và phát triển của bệnh răng miệng.

> Qua thực tế theo dõi, tập hợp các thông tin và tài liệu thì chúng tôi xin đề xuất ý kiến pha một dung dịch mẹ Natrifluor (NaF) để phục vụ cho công tác nha học đường. Cụ thể, công thức dung dịch mẹ như sau:

■ Công thức:

Natrifluoma ; 4g

Chất điều hương vị

Nước cất vừa đủ : lOOml ■ Cách dùng:

^ IL dung dịch mẹ pha thành 20L nước súc miệng 0,2% dùng để súc miệng hàng tuần.

Tài liệu tham khảo

Tiếng việt:

1. Bộ Môn Dược Lý - Trường ĐH Dược Hà Nội (2004), Dược lý học (Tập II).

2. Bộ Môn Dược Lý - Trường ĐH Y Hà Nội (2003), Dược lý học lâm sàng,

NXBYHọc,Tr.l34, 117.

3. Bộ môn Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội (1980), Răng Hàm Mặt (Tập ỉ), NXB Y học, Tr. 90-120,175-181.

4. Bộ môn Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội (1980), Răng Hàm Mặt (Tập III), NXB Y học, Tr. 167-180,195-198.

5. Bộ Môn Răng Hàm Mặt - Trường Đại Học Y Hà Nội (2005), Bài giảng RHM, NXB Y học, Tr. 8,9,12,23-32.

6. Bộ Y Tế (1986), Hướng dẫn sử dụng thuốc, Liên Hiệp Các Xí Nghiệp Dược Việt Nam, Tr. 262-267.

7. Bộ Y Tế (1999), Nha khoa thực hành, NXB Y Học, Tr. 184-186,192.

8. Bộ Y Tế (2004), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, NXB Y Học, Tr. 120-122. 9. Bộ Y Tế (2005), sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị, NXB Y Học, Tr.64-66.

10. Đào Duy Cần (2001), Thuốc nam - thuốc bắc và các phương thang chữa bệnh, NXB KH và KT, Tr 40, 143, 612.

11. Phạm Gia Cường (2005), Đau, NXB Y Học, Tr.22 - 44.

12. Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2005, Chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu,

NXB Y học, Tr.35-40.

13. Nguyễn Thế Dũng (1998), Phòng chữa bệnh răng miệng, NXB tổng hợp Khánh Hoà, Tr. 7,8,11-13,19,20.

14. Eugnenie/Bergogne - Berézin/pierre/Della monica (2004), Kháng sinh trị liệu trong thực hành lâm sàng (sách dịch), NXB Y Học, Tr. 139-147.

15. Trình Nhu Hải/Lý Gia Canh (2002), Trung Quốc Danh Phương Toàn Tập,

NXB Tư Liệu KH-KT (XB lần thứ nhất - Bắc Kinh - Tháng 8-2002), Tr. 40, 41, 48, 71-74, 85, 86, 487, 488, 586, 588, 941, 942, 945.

vùng Duyên Hải Trung Bộ, Y học thực hành - Số 12, Tr.65-67.

17. Trịnh Đình Hải (2004), Giáo trình dự phòng bệnh quanh răng, NXB Y học, Tr.8, 9.

18. Trịnh Đình Hải (2004), Giáo Trình dự phòng bệnh sâu răng, NXB Y Học, Tr.7-9, 18-27.

19. Trịnh Đình Hải (2004), Sâu răng sữa ở trẻ em Việt Nam, Y học thực hành - Số 10, Tr. 48-50.

20. Nguyễn Dương Hồng (1985), Phòng bệnh vùng quanh răng (Sách dịch Abeige de paradontalogic peovanski), NXB Masson, TR.13-19.

21. Hoàng Tử Hùng (2003), Giải phẫu răng, NXB Y học, Tr. 20-22.

22. Hoàng Tử Hùng (1981), Tình hình sâu răng (Trên bộ răng sữa) ở Trẻ em một số địa phương Miền Nam, Tổng hội Y Dược Học Việt Nam xuất Bản, Tr.

6-8

23. Nguyễn Quang Huy/ Phạm Thanh Nga/ Phan Tuấn Nghĩa, Tìm hiểu tác dụng chống sâu răng của dịch chiết của cây Sao Đen, Tạp chí dược học (6/2005), Tr.13-17.

24. Đoàn Thị Thu Hương (2003), Đánh giá tình trạng bệnh quanh răng, mất răng và nhu cầu điều trị ở người cao tuổi tại khoa RHM - Bệnh viện Hữu Nghị

(Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ CK cấp II).

25. Trương Minh Khang (1987), Tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của cây c ỏ Lào.

26. Vũ Ngọc L ộ ^ ỗ Chung Võ/Nguyễn Mạnh Pha/Lê Thuý Hạnh(1999), Những Cây Tinh Dầu Việt Nam, NXB KH-KT Hà Nội, Tr. 115,116.

27. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB KH và KT. 28. MIMS pharmacy guide (2005), 5th Edition, CMP Media, Tr. 10.

29. Nguyễn Kim Ngọc (1994), Sử dụng chất trám bít hố rãnh răng trong phòng chống sâu răng (Luận văn chứng nhận bác sĩ chuyên khoa cấp 2 - 1994), Tr. 3, 4, 13, 14.

30. Võ Thế Quang (1986), Phòng bệnh răng miệng, NXB Y học.

31. Phạm Thị Thanh Quyên (2001), Liên quan giữa răng miệng và toàn thân.

Một phần của tài liệu Tổng quan hóa sinh về bệnh răng miệng và thuốc điều trị (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)