1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức

91 1,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

BăGIÁOăDCăVÀăÀOăTO TRNGăIăHCăKINHăTăTP.ăHăCHÍ MINH PHMăÌNHăÂN MIăQUANăHăGIAăPHONGăCÁCHăLÃNHăOăVÀ VNăHịAăTăCHC:ăNGHIÊNăCU TI NGÂN HÀNG THNGăMI VITăNAM LUNăVNăTHCăSăKINHăT TP.ăHăCh́ăMinhă- Nm 2013 BăGIÁOăDCăVÀăÀOăTO TRNGăIăHCăKINHăTăTP.ăHăCHÍ MINH PHMăÌNHăÂN MIăQUANăHăGIAăPHONGăCÁCHăLÃNHăOăVÀ VNăHịAăTăCHC:ăNGHIÊNăCU TI NGÂN HÀNG THNGăMI VITăNAM Chuyên ngành: Qunătrăkinhădoanh Mãăs: 60340102 LUNăVNăTHCăSăKINHăT NGIăHNGăDNăKHOAăHC:ăTS.ăNGăNGCăI TP.ăHăCh́ăMinhă- Nm 2014 LỜI CAM ĐOAN Kính thưa Quý Thầy/Cô, em là Phạm Đình Ân, học viên Cao học – Khóa 21 – Ngành Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Em xin cam đoan toàn bộ luận văn trình bày dưới đây do chính em thực hiện. Cơ sở lý thuyết liên quan và những trích dẫn trong luận văn đều có ghi nguồn tham khảo từ sách, tạp chí, các nghiên cứu, báo cáo hay bài báo. Dữ liệu phân tích trong luận văn là thông tin sơ cấp được thu thập từ cán bộ nhân viên đang công tác tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình xử lý, phân tích dữ liệu và ghi lại kết quả nghiên cứu trong luận văn này cũng do chính em thực hiện. Một lần nữa, em xin cam đoan luận văn này không sao chép từ các công trình nghiên cứu khoa học khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2014 Học viên Phạm Đình Ân MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị Tóm tắt 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2 1.1 Giới thiệu 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 6 1.3 Phạm vi nghiên cứu 6 1.4 Phương pháp nghiên cứu 7 1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu 8 1.6 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 8 2.1 Giới thiệu 8 2.2 Lãnh đạo và phong cách lãnh đạo 9 2.2.1 Phong cách lãnh đạo tự do 12 2.2.2 Phong cách lãnh đạo nghiệp vụ 13 2.2.3 Phong cách lãnh đạo mới về chất 14 2.3 Văn hóa tổ chức 19 2.4 Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức 28 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất 33 2.6 Tóm tắt 33 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 3.1 Giới thiệu 34 3.2 Quy trình nghiên cứu 34 3.3 Đối tượng nghiên cứu 36 3.4 Phương pháp chọn mẫu 36 3.5 Kích thước mẫu 37 3.6 Phương pháp thu thập dữ liệu 37 3.7 Thang đo 38 3.8 Thang đo hiệu chỉnh 40 3.8.1 Thang đo phong cách lãnh đạo 40 3.8.2 Thang đo văn hóa tổ chức 43 3.9 Đánh giá độ tin cậy thang đo 45 3.10 Kiểm định giá trị thang đo 46 3.11 Kiểm định giả thuyết 47 3.12 Tóm tắt 48 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 48 4.1 Giới thiệu 48 4.2 Mô tả mẫu 49 4.3 Kết quả Cronbach alpha 49 4.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 52 4.5 Kết quả kiểm định hồi qui MLR 54 4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu 57 4.7 Tóm tắt 61 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 5.1 Kết luận 61 5.2 Hàm ý 62 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC A PHỤ LỤC B PHỤ LỤC C PHỤ LỤC D Danh mục các bảng Bảng 2.1: Một số định nghĩa về lãnh đạo Bảng 2.2: Phân biệt lãnh đạo nghiệp vụ và lãnh đạo mới về chất Bảng 2.3: Tóm tắt mô hình lãnh đạo toàn diện Bảng 2.4: Tóm tắt mô hình văn hóa tổ chức Denison Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo các nghiên cứu trước đây Bảng 3.2: Thang đo phong cách lãnh đạo Bảng 3.3: Thang đo văn hóa tổ chức Bảng 3.4: Mô hình hồi qui bội Bảng 4.1: Bảng thống kê mẫu nghiên cứu Bảng 4.2: Hệ số Cronbach alpha Bảng 4.3: Kết quả Cronbach alpha các thang đo chi tiết Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA Bảng 4.5: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến Bảng 4.6: Hệ số hồi qui của các mối quan hệ (chưa chuẩn hóa) Bảng 4.7: Mô hình hồi qui theo hệ số chuẩn hóa Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả nghiên cứu theo hệ số chuẩn hóa Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 2.1: Mô hình văn hóa tổ chức Denison Hình 2.2: Mô hình mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 1 Tóm tắt Nghiên cứu đã kiểm chứng mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức trong các ngân hàng thương mại có kết quả hoạt động cao tại Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện khảo sát hơn 500 cán bộ công nhân viên bằng bảng câu hỏi lãnh đạo toàn diện (MLQ-5X) và mô hình khảo sát văn hóa tổ chức Denison. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phong cách lãnh đạo của cấp quản lý trực tiếp ngân hàng có tương quan với những đặc điểm văn hóa tổ chức. Cụ thể, phong cách lãnh đạo mới về chất gần như định hình đặc điểm của văn hóa tổ chức (gồm sứ mệnh, sự thích ứng, sự tham gia, sự nhất quán) thể hiện mức tương quan cao nhất. Phong cách lãnh đạo nghiệp vụ cũng định hình đặc điểm văn hóa tổ chức nhưng thể hiện ở mức tương quan yếu hơn so với phong cách lãnh đạo mới về chất. Ngược lại, phong cách lãnh đạo tự do không có ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức bởi vì sự vắng mặt của sự tương tác có chủ đích giữa cấp quản lý và nhân viên. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy lãnh đạo văn hóa là một năng lực không thể thiếu đối với toàn bộ tổ chức trong thế kỷ hai mốt. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu Ngày nay trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của thế giới, các công ty/tổ chức phải đối mặt với biến động của thị trường, áp lực, kỳ vọng cao từ các cổ đông và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những nhân tố này buộc các công ty phải đổi mới chiến lược để đối phó với những nguy cơ, thách thức mới. Áp lực đối với công ty đến từ nhiều hướng: môi trường, những sai lầm trong quá khứ, những mục tiêu và tầm nhìn mới về tương lai. Thị trường kinh doanh ngày càng không ổn định, nhu cầu của khách hàng đang thay đổi và lượng thông tin ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Những thay đổi này làm cho các nhà lãnh đạo và tổ chức đương đầu với sự thay đổi liên tục trong nguồn lực, công nghệ, phương pháp tiếp thị và hệ thống phân phối. Các nhà lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thành công hay thất bại của tổ chức. Hiện nay, thị phần, sự hài lòng của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng và kết quả kinh doanh giữ vai trò hàng đầu và là ưu tiên trọng yếu trong phát triển kế hoạch chiến lược tại các tổ chức. Sự cân đối giữa văn hóa tổ chức và kế hoạch chiến lược là điều thiết yếu trong việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Công ty được xem là một tổ chức hoạt động để thỏa mãn các nhu cầu của các thành viên có liên quan bao gồm cả cán bộ nhân viên của công ty. Trong quá trình hoạt động, các thành viên này sẽ tạo ra hành vi theo các quy định, mô tả công việc, cơ cấu tổ chức và sứ mệnh đã xác định. Công ty sẽ dựa trên văn hóa tổ chức được xây dựng đó để tạo nên giá trị. Sự hiểu biết tương tự áp dụng cho xã hội cũng có thể được vận dụng trong khoa học quản lý. Tổ chức, công ty này khá giống với xã hội và cộng đồng theo định nghĩa chúng được thành lập bởi một nhóm người tự phân biệt với các nhóm khác. Thông qua làm việc cùng nhau, mọi người dần dần phát triển theo cách riêng của họ - một thói quen hay cách thực hiện để đạt được mục tiêu riêng; bằng cách thích ứng và được điều chỉnh để phù hợp với những người khác trong tổ chức (Mobley et al., 2005). Nhiều tổ chức, công ty có lợi thế cạnh tranh giúp chúng phân biệt với các tổ 3 chức, công ty khác. Lợi thế cạnh tranh có thể là chi phí, chất lượng, công nghệ, đổi mới sản phẩm, dịch vụ khách hàng và chuỗi cung ứng, nhân tài hoặc thương hiệu. Tuy nhiên, sẽ ít rõ ràng cũng như ít yếu tố hữu hình để có thể xác định nguồn lực của lợi thế cạnh tranh. Một trong những yếu tố đó là văn hóa tổ chức. Hoạt động của công ty phụ thuộc vào lãnh đạo, văn hóa và chiến lược để giành lợi thế trong cạnh tranh. Là nhà lãnh đạo thành công, họ phải có khả năng đánh giá chính xác văn hóa của tổ chức cũng như hỗ trợ cấp dưới hiểu biết về văn hóa. Kiến thức về văn hóa tổ chức có thể cung cấp một phương tiện quan trọng cho sự hiểu biết niềm tin và hành vi của các cá nhân trong một tổ chức. Khi niềm tin của nhân viên phù hợp với văn hóa tổ chức, văn hóa sẽ được coi là tốt. Khi niềm tin của nhân viên xung đột với văn hóa, nó sẽ được coi là tồi tệ. Sự thành công hay thất bại của các văn hóa có thể được xác định bởi nhà lãnh đạo và những người được lãnh đạo đã lựa chọn trong hệ thống. Do đó, bắt buộc các nhà lãnh đạo phải hiểu và nhận ra sự phức tạp và tầm quan trọng của văn hóa (Mullins, 2007). Trong nhiều thập kỹ qua, các lý giải về lãnh đạo và văn hóa tổ chức tiếp tục chiếm ưu thế trong lý thuyết kinh doanh. Các học giả trong các ngành khác nhau đã xác định những lý giải này như những động lực trong thành công hay thất bại của một tổ chức (Schein, 2004). Lãnh đạo và văn hóa đã được công nhận là khái niệm quan trọng liên quan đến tính hiệu quả chức năng trong tổ chức. Có rất nhiều nghiên cứu về phong cách lãnh đạo, văn hóa tổ chức và mối quan hệ giữa chúng đã tiến hành ở châu Âu và Mỹ, nhưng nghiên cứu ở châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam vẫn còn hiếm. Ogbonna and Harris (2000) nghiên cứu về văn hóa tổ chức, phong cách lãnh đạo và kết quả hoạt động tại các công ty lớn ở Anh. Nghiên cứu xem xét bản chất của mối quan hệ này và kiểm tra bằng chứng thực nghiệm cho thấy phong cách lãnh đạo tác động đến kết quả hoạt động qua trung gian là văn hóa tổ chức. Block (2003) tiến hành nghiên cứu về phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức tại các công ty thuộc sở hữu tư nhân ở Mỹ và Canada hoạt động trong lĩnh vực bán hàng và dịch vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phong cách lãnh đạo của các cấp quản lý 4 trung gian có quan hệ mật thiết với sự nhận thức của nhân viên về văn hóa tổ chức. Các cấp quản lý trung gian đánh giá cao phong cách lãnh đạo mới về chất có tương quan mạnh đến mức độ nhận thức cao về nhiệm vụ, sự thích ứng, sự tham gia, sự nhất quán trong tổ chức hơn so với phong cách lãnh đạo nghiệp vụ. Cấp quản lý trung gian có ảnh hưởng mạnh đến nhận thức văn hóa của nhân viên hơn các cấp lãnh đạo khác trong tổ chức. Nghiên cứu này cũng kết luận rằng lãnh đạo văn hóa là một yêu cầu năng lực quan trọng cho cả tổ chức trong thế kỷ hai mốt. Cassida and Pinto-Zipp (2008) tiến hành nghiên cứu về phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức tại bệnh viện điều dưỡng ở New Jersey, Mỹ. Nghiên cứu khám phá mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của nhà quản lý và văn hóa tổ chức tại các đơn vị điều dưỡng của bệnh viện cấp cứu đã đạt được kết quả xuất sắc được chứng minh bởi việc gia tăng tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phong cách lãnh đạo mới về chất và phong cách lãnh đạo nghiệp vụ có tác động đến văn hóa tổ chức, văn hóa tổ chức có khả năng cân bằng tính năng động của sự linh hoạt và ổn định tại các đơn vị điều dưỡng và thiết yếu trong việc duy trì hiệu quả của tổ chức. Nghiên cứu cũng đề xuất các nhà lãnh đạo đứng đầu các đơn vị điều dưỡng cần thiết có đầy đủ hiểu biết và những kỹ năng về năng lực văn hóa tổ chức. Darwis (2010) thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữ phong cách lãnh đạo vào văn hóa tổ chức tại các công ty dầu khí và Gas của Indonesia. Nghiên cứu cho thấy có sự tồn tại mối quan hệ giữa các phong cách lãnh đạo của cấp quản lý trực tiếp và văn hóa tổ chức. Tương quan cùng chiều đã được tìm thấy giữa phong cách lãnh đạo mới về chất và văn hóa tổ chức. Phong cách lãnh đạo mới về chất như là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến văn hóa tổ chức. Sự tương quan cùng chiều cũng được tìm thấy giữa phong cách lãnh đạo nghiệp vụ và văn hóa tổ chức. Ngược lại, phong cách lãnh đạo tự do có mối tương quan nghịch với văn hóa tổ chức. Lãnh đạo mới về chất, lãnh đạo nghiệp vụ và văn hóa tổ chức mạnh sẽ tác động mạnh đến việc duy trì và đạt được kết quả hoạt động tốt cho tổ chức. [...]... nói chung của tổ chức Văn hóa tổ chức phản ánh văn hóa riêng của mỗi nhà lãnh đạo Lãnh đạo là người phát triển văn hóa tổ chức Lãnh đạo là người đóng vai trò quan trọng đầu tiên trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức, cho dù văn hóa tổ chức là sản phẩm chung của mọi thành viên trong tổ chức Nhà lãnh đạo luôn có xu hướng tuyển chọn những người có quan điểm chung với mình, và luôn luôn... trong tổ chức Cho nên, bản thân nhà lãnh đạo cần nhận rõ hơn ai hết vai trò của mình trong quá trình hình thành và phát triển các yếu tố văn hóa tổ chức 29 Lãnh đạo là người hình thành nên văn hóa tổ chức Nhà lãnh đạo là người tạo ra những đặc thù của văn hóa tổ chức, ghi dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa tổ chức, khi họ ở vị trí là người sáng lập tổ chức Nhà lãnh đạo xây dựng tầm nhìn cho tổ chức và lựa... chung về phong cách lãnh đạo, văn hóa tổ chức, làm rõ ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam Mô tả ảnh hưởng và mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa công ty tại các doanh nghiệp được khảo sát Đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong việc phát triển văn hóa công ty Trần Thị Cẩm Thúy (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của lãnh đạo tạo... Nam • Xác định mức độ tương quan giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức • Rút ra hàm ý từ mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức 1.3 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam thuộc nhóm có doanh thu và lợi nhuận cao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đối tượng được 7 đánh giá là các lãnh đạo Ở Việt Nam từ lãnh đạo dùng để chỉ các nhân sự... nhau của văn hóa tổ chức Không có việc văn hóa tổ chức này tốt hơn văn hóa tổ chức khác tuy nhiên có thể có những kiểu văn hóa tổ chức phù hợp hơn với tình hình và ngữ cảnh cụ thể nào đó hơn một kiểu văn hóa tổ chức khác Phương thức đánh giá theo bốn khung dưới đây cung cấp một công cụ đánh giá văn hóa tổ chức với mức độ tin tưởng cao bao gồm: • Văn hóa hợp tác (Collaborate – Clan Culture): Văn hóa cởi... trò, chức năng của tổ chức do đó, cung cấp cho họ những chuẩn mực trong thái độ và hành vi ứng xử Các định nghĩa về văn hóa rất đa dạng, các loại văn hóa tổ chức nhiều phiên bản và cách thức mô tả và đánh giá văn hóa tổ chức tồn tại trong nhiều mô hình có thể thấy như: Campbell et al (1974) đã nghiên cứu và xác định 39 yếu tố mang tính hướng dẫn quan trọng trong mối liên hệ giữa văn hóa tổ chức và tính... tin liên lạc, tính hiệu quả, sự đổi mới và sáng tạo (Schein, 2004) Thực tế thiếu các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức đặc biệt trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã chỉ ra câu hỏi nghiên cứu: Có mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức? Ngoài ra một trong những khó khăn là thang đo lường văn hóa tổ chức tại Việt Nam Một thang đo phù hợp ở... năng và hành vi được gọi là phong cách lãnh đạo (Lussier, 2005) Theo A.I.Panov, phong cách lãnh đạo là hệ thống những biện pháp mà người ta thường dùng trong hoạt động thường ngày Những phẩm chất các cá nhân cần có của người lãnh đạo ảnh hưởng lớn đến phong cách làm việc của người lãnh đạo Nói đến phong cách lãnh đạo là bao hàm cả nguyên tắc và phương pháp lãnh đạo Trong nghiên cứu này, phong cách lãnh. .. phong cách lãnh đạo mới về chất… Nghiên cứu lý thuyết cho thấy mặc dù có nhiều lý thuyết về phân loại phong cách lãnh đạo, ba phong cách lãnh đạo chính thường xuất hiện trong các nghiên cứu gần đây gồm: (1) phong cách lãnh đạo tự do; (2) phong cách lãnh đạo nghiệp vụ; (3) phong cách lãnh đạo mới về chất (Bass and Stogdill, 1990; Zagorsek et al., 2009; Avolio, 2011) Nghiên cứu này sử dụng ba phong cách. .. thấy rằng văn hóa tổ chức, phong cách lãnh đạo và niềm tin có thể ảnh hưởng đến sự thành công của hiệu suất hội nhập, tuy nhiên, theo hướng ngược lại hoàn toàn có thể được tìm thấy trong mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và hiệu suất hội nhập Trần Thị Thu Phương (2010) nghiên cứu về ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam Nghiên cứu hệ thống hoá và hoàn thành . mối quan hệ giữa các phong cách lãnh đạo của cấp quản lý trực tiếp và văn hóa tổ chức. Tương quan cùng chiều đã được tìm thấy giữa phong cách lãnh đạo mới về chất và văn hóa tổ chức. Phong cách. mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. • Xác định mức độ tương quan giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức. • Rút ra hàm ý từ mối. nghiệm về phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức đặc biệt trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã chỉ ra câu hỏi nghiên cứu: Có mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức? Ngoài

Ngày đăng: 06/08/2015, 13:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w