1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Giải pháp quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa

114 849 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

B Ộ GIÁO DỤC V À Đ ÀO T ẠO B Ộ NÔNG NGHIỆP & PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  NGUYỄN MINH TUẤN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Hµ néi – 2014 B Ộ GIÁO DỤC VÀ Đ ÀO T ẠO B Ộ NÔNG NGHIỆP & PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  NGUYỄN MINH TUẤN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG, TỈNH THANH HÓA CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHỆP MÃ SỐ: 60.62.01.15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS PHẠM VÂN ĐÌNH Hµ néi – 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Nguyễn Minh Tuấn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban giám hiệu, Ban quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn. - Các thầy, cô Bộ môn Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Ban quản lý đào tạo cũng như các thày cô trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học và làm luận văn. - Ban Quản lý cảng cá Lạch Bạng, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu tại cảng cá. - Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo - GS.TS. Phạm Vân Đình đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. - Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khích lệ, đồng thời có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Nguyễn Minh Tuấn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC VIẾT TẮT vi 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4 1.2.1. Mục tiêu chung 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4.2. Đối tượng khảo sát 5 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu 5 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA CẢNG CÁ 6 2.1. Cơ sở lý luận 6 2.1.1. Một số khái niệm 6 2.1.2. Vai trò và đặc điểm của cảng cá 6 2.1.3. Hoạt động của cảng cá 11 2.1.4. Nội dung quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá 13 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá 14 2.2. Cơ sở thực tiễn 15 2.2.1. Tình hình quản lý các hoạt động dịch vụ đối với cảng cá trên Thế giới 15 2.2.2. Tình hình quản lý các hoạt động dịch vụ đối với cảng cá ở Việt Nam 18 2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan 26 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1. Đặc điểm tự nhiên - ngư trường cảng cá Lạch Bạng 29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 29 3.1.2. Đặc điểm đội tàu khai thác và Ngư trường nguồn lợi hải sản biển 31 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv 3.2. Phương pháp nghiên cứu 36 3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 36 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 37 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 40 3.2.4. Phương pháp phân tích 41 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 41 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42 4.1. Thực trạng quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng 42 4.1.1. Tổ chức quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng 42 4.1.2. Đánh giá thực trạng về quản lý các hoạt động dịch vụ của Lạch Bạng 45 4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch bạng 63 4.2.1. Cơ chế hoạt động của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng 63 4.2.2. Năng lực quản lý của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng 69 4.2.3. Cơ sở hạ tầng 74 4.2.4. Đặc điểm ngư dân và người kinh doanh, dịch vụ tại cảng 76 4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng 78 4.3.1. Đổi mới cơ chế hoạt động của Ban quản lý Cảng cá Lạch Bạng 78 4.3.2. Nâng cao năng lực cho Ban quản lý 84 4.3.3. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng 86 4.3.4. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho ngư dân, người kinh doanh dịch vụ hậu cần, thương lái tại cảng cá 87 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 5.1. Kết luận 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tàu thuyền địa phương hoạt động tại cảng cá Lạch Bạng (đội tàu huyện Tĩnh Gia) 32 Bảng 3.2. Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2011 – 2013 36 Bảng 4.1. Số lượng tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng trong thời gian 2011-2013 46 Bảng 4.2. Số lượng tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng Lạch Bạng trong thời gian 2011-2013 47 Bảng 4.3. Ý kiến đánh giá của ngư dân về công tác điều hành và giám sát tàu tại cảng 49 Bảng 4.4. Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng 51 Bảng 4.5. Diện tích bãi tập kết và phân loại hải sản 53 Bảng 4.6. Nhu cầu dịch vụ dầu đá và nước ngọt của tàu thuyền khai thác 55 Bảng 4.7. Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động của cảng cá 56 Bảng 4.8. Ý kiến đánh giá của người kinh doanh và thương lái về công tác quản lý hoạt động kinh doanh, dịch vụ 57 Bảng 4.9. Ý kiến đánh giá về công tác kiểm soát nguồn lợi, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm 60 Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá về công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại cảng cá Lạch Bạng 62 Bảng 4.11. Kết quả hoạt động thu của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng từ năm 2011 đến năm 2013 65 Bảng 4.12. Kết quả hoạt động chi của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng từ năm 2011 đến năm 2013 66 Bảng 4.13. Ý kiến của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng về cơ chế hoạt động của đơn vị 68 Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ BQL về phúc lợi và điều kiện làm việc 72 Bảng 4.15. Cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Bạng 74 Bảng 4.16. Bảng dự trù kinh phí mua sắm trang thiết bị 79 Bảng 4.17. Nhân lực cần thiết của cảng cá Lạch Bạng 85 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi DANH MỤC VIẾT TẮT BQL Ban quản lý CV Công suất tàu cá NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SL Số lượng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong nhiều năm qua, ngành thủy sản đã có sự phát triển nhanh và duy trì mức tăng trưởng tương đối ổn định. Theo Báo cáo của Tổng cục Thủy sản tại "Hội nghị bàn về giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản, năm 2011", tổng sản lượng khai thác hải sản đạt trên 2 triệu tấn, trong đó hơn 40% sản lượng từ khai thác xa bờ. Khai thác thủy sản đang tăng trưởng nhanh với tốc độ 3,8%/năm, số tàu thuyền cả nước tăng bình quân 6,2%/năm, với 128.449 chiếc (năm 2012) và công suất máy tàu tăng 7,1%/năm, là nghề truyền thống của đại bộ phận dân cư ven biển. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2013 cả nước hiện có 20 công trình cảng cá trung tâm vùng lãnh thổ, 84 công trình cảng cá địa phương và 101 công trình bến cá. Đến năm 2020 sẽ có 211 cảng cá và bến cá với tổng lượng thủy sản qua cảng và bến 2.360.000 tấn/năm; tuyến bờ có 178 cảng cá và bến cá với tổng lượng thủy sản qua cảng và bến 2.145.000 tấn/năm; tuyến đảo có 33 cảng cá và bến cá với tổng lượng thủy sản qua cảng và bến 215.000 tấn/năm. Sự hình thành hệ thống cảng cá, bến cá được coi là đáp ứng cơ bản công tác hậu cần nghề cá, tăng sản lượng khai thác xa bờ, giảm áp lực khai thác ven bờ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nghề cá. Tuy nhiên, công tác quản lý cảng cá trong thời gian qua đang gặp phải rất nhiều bất cập. Báo cáo tại "Hội thảo về tăng cường công tác quản lý, điều hành cảng cá" do Tổng cục Thủy sản phối hợp với Ban quản lý các dự án nông nghiệp tổ chức từ ngày 29-30 tháng 11 năm 2013, tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho thấy: Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão ở một số địa phương chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức, thiếu cán bộ quản lý; cán bộ, nhân viên chưa được đào tạo, tập huấn và còn ở trình độ thấp. Ban quản lý cảng cá của các tỉnh như Bình Định, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Đà Nẵng đại diện cho 28 tỉnh ven biển khẳng định: Do đặc thù, mỗi tỉnh đều có khó khăn riêng, song hầu hết các tỉnh đều gặp phải khó khăn cơ bản Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 về các vấn đề như: Chưa có hành lang pháp lý đầy đủ, không có thẩm quyền về chế tài xử lý những hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi cảng cá. Sự phân cấp chức năng giữa ban quản lý cảng cá với các lực lượng biên phòng, chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa rõ ràng, khó khăn trong việc phối hợp giải quyết các vụ việc. Việc quản lý cơ sở hạ tầng, đất đai của cảng cá gặp khó khăn về cho thuê, đầu tư xây dựng các hạng mục không phải kinh phí ngân sách (như xưởng sản xuất nước đá, cửa hàng xăng dầu, kho bảo quản lạnh…). Mặc dù đất và vùng nước khu vực cảng được giao cho Ban quản lý cảng cá quản lý nhưng việc giao cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lại do UBND tỉnh và ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên – Môi trường. Một khó khăn chung nữa mà cảng cá các tỉnh đang gặp phải đó là mức thu phí theo Thông tư 97/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính quá thấp, dẫn đến các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ 100% về tài chính thu không đủ trang trải theo tình hình thực tế, đồng thời việc trích 40% số thu để lại theo chế độ quy định ở Nghị định 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 nhằm tạo nguồn quỹ cải cách tiền lương đã gây khó khăn trong cân đối các nguồn hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là không còn nguồn để hỗ trợ thu nhập cho người lao động trong khi nguồn quỹ cải cách tiền lương thừa nhưng không sử dụng được. Lạch Bạng là một cảng cá, Trung tâm đô thị nghề cá lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa và đã được quy hoạch xây dựng đạt tiêu chí trung tâm đô thị nghề cá vùng Bắc Trung bộ với kinh phí đầu tư trên 125 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước để mở rộng cảng cá cũ và xây dựng thêm khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão. Theo đó, cảng cá Lạch Bạng được nâng cấp và mở rộng có diện tích gần 48 ha gồm các khu dịch vụ nghề cá, khu chợ cá đầu mối, khu chế biến thủy sản Cầu cảng cũ có chiều dài 90 mét được tăng lên 200 mét, bảo đảm tàu cá có công suất đến 600 CV ra vào cảng. Trở thành trung tâm đô thị nghề cá vùng Bắc Trung bộ cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của cảng cá Lạch Bạng trong nghề cá cả nước và tỉnh Thanh Hóa. Trong điều kiện thế và lực mới, để có thể vận hành cảng [...]... quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 1 Nội dung quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng là gì? 2 Thực trạng công tác quản lý các hoạt động dịch vụ của Ban quản lý cảng cá Lạng Bạng diễn ra như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn đang gặp phải? 3 Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động dịch vụ của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng?... các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá - Đánh giá thực trạng và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý. .. 2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá 2.1.5.1 Cơ chế hoạt động của Ban quản lý cảng cá Ban quản lý (BQL) cảng cá là đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động tại cảng cá, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cảng cá trước cơ quan chủ quản Ban quản lý cảng cá được tổ chức và hoạt động dưới 2 hình thức: i) Đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo quy định của. .. giải pháp chủ yếu nào sẽ tăng cường quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Bao gồm những vấn đề liên quan đến công tác quản lý các hoạt động dịch vụ của tại cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa Đó là các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực thủy sản; công tác điều hành tàu thuyền và hàng hóa qua cảng; dịch vụ. .. Việc công bố cảng cá, bến cá là một hình thức công nhận sự hoạt động hợp pháp của các cảng cá, bến cá với các điều kiện nhất định Sự công nhận này giúp các cảng hoạt động theo các điều kiện đã xác định và cũng là cơ sở để các cảng xây dựng kế hoạch duy tu, bảo trì các công trình thuộc cảng trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Việc công bố cảng cá, là cơ sở để các cảng có thể thực hiện các quyền phê... đến hiệu quả hoạt động và các biện pháp quản lý cảng cá Hiện trạng cảng biển Việt Nam có đề cập đến các cảng cá nhưng cũng chưa đưa ra được những đánh giá cụ thể nào về quản lý cảng cũng như hạ tầng cảng cá, tầm quan trọng của cảng cá đối với nghề cá và kinh tế xã hội Đánh giá hiện trạng quản lý cảng cá và đặc điểm tình hình hoạt động của cảng cá trong Quy hoạch cảng cá, bến cá và chợ cá năm 2006 cũng... được các yếu kém của cơ sở hạ tầng cảng cá Việt Nam và nêu bật được sự yếu kém trong quản lý các hoạt động dịch vụ đối với các hoạt động của cảng cá Tuy nhiên, báo cáo chưa đưa ra được một giải pháp toàn diện trong việc các hoạt động dịch vụ về phát triển cảng cá Nghiên cứu về hạ tầng cơ sở thủy sản Việt Nam của tác giả Đỗ Kim Cương chỉ mô tả sơ lược về hạ tầng cơ sở nghề cá Việt Nam và nêu nên các. .. Giải pháp quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện và nhân rộng mô hình quản lý cảng cá ở Việt Nam Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Từ nghiên cứu thực trạng quản lý các hoạt động dịch vụ, đề xuất các. .. định hình được hoạt động của ban quản lý tại các cảng Các quy định của Quy chế cũng là chỗ dựa pháp lý để cá cảng, cộng đồng ngư dân, các doanh nghiệp hoạt động tại các cảng đã thu được các kết quả đáng ghi nhận trong thực tế (Tổng cục Thủy sản, 2013): - Nhiều cảng đã thu hút được số lượng lớn tàu cá của địa phương cũng như của các tỉnh vào neo đậu, bốc dỡ sản phẩm thủy sản, hàng hóa: Cát Bà (Hải Phòng),... tham gia vào các hoạt động của cảng cá nhiều hơn so với các cảng chuyên dụng khác nên thường nảy sinh các vấn đề về an ninh tại cảng - Các hoạt động của các tổ chức, cá nhân thu mua, chế biến và kinh doanh cá luôn nảy sinh các tồn tại về ô nhiễm môi trường Mùi tại cảng cá do các sản phẩm khai thác rơi vãi trong quá trình bốc dỡ cá, nước rửa cá ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí và tiềm ẩn các vấn đề . đến quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa. . trạng quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng 42 4.1.1. Tổ chức quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng 42 4.1.2. Đánh giá thực trạng về quản lý các hoạt động dịch vụ của. hiệu quả hoạt động của Ban quản lý cảng cá dưới góc độ các hoạt động dịch vụ, việc tiến hành nghiên cứu đề tài Giải pháp quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa là

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w