Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa (Trang 34)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT

2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan

Các nghiên cứu về cảng cá phục vụ cho quản lý và phát triển cảng cá ở Việt Nam chưa được thực hiện. Tài liệu về quản lý cảng của các cảng cá Cát Bà, Cửa Hội, Xuân Phổ, Sông Gianh, Thuận Phước, Phan Thiết, Côn Đảo, Cà Mau, Tắc Cậu và Trần Đề được các phát hành bởi ngân hàng Á Châu chỉ là cẩm nang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

cho quản lý cảng cá và chưa phù hơp với điều kiện thực tế của các cảng cá nhỏ của Việt Nam.

Phương án Quy hoạch khai thác hải sản, cơ khí và hậu cần dịch vụ nghề cá vùng đồng băng Sông Hồng giai đoạn 1991-2000 cũng đã đề cập đến hiện trạng dịch vụ hậu cần nghề cá các tỉnh đồng bằng Sông Hồng trong đó chủ yếu nêu lên số lượng và chiều dài cầu cảng dành cho tàu thuyền khai thác. Nghiên cứu cho rằng cảng cá chỉ là nơi trung chuyển hàng hóa thủy sản đến các cơ sở chế biến, tiêu thụ mà chưa ý thức được tầm quan trọng của cảng cá đối với việc phát triển khai thác hải sản, phát triển kinh tế xã hội khu vực nghèo ven biển và chưa đề cập đến hiệu quả hoạt động và các biện pháp quản lý cảng cá.

Hiện trạng cảng biển Việt Nam có đề cập đến các cảng cá nhưng cũng chưa đưa ra được những đánh giá cụ thể nào về quản lý cảng cũng như hạ tầng cảng cá, tầm quan trọng của cảng cá đối với nghề cá và kinh tế xã hội.

Đánh giá hiện trạng quản lý cảng cá và đặc điểm tình hình hoạt động của cảng cá trong Quy hoạch cảng cá, bến cá và chợ cá năm 2006 cũng chưa đưa ra được các đánh giá về hiệu quả hoạt động cảng cá của Việt Nam hiện nay.

Dự án quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2010 đưa ra chính sách và chiến lược hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển ngành thủy sản cũng có đề cập đến việc tăng cường cho công tác lập kế hoạch cho các cơ sở hậu cần hạ tầng cơ bản cho nghề cá trong đó có chiến lược hoạt động quản lý và vận hành cảng nhưng cũng chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể cũng như mô hình quản lý cảng cá có tính khả thi, phù hợp với thực tế nghề cá Việt Nam.

Mô hình thí điểm về quản lý cảng cá 2007 chỉ đưa ra các biện pháp để hoàn thiện các văn bản quy pham pháp luật liên quan đến hoạt động thủy sản tại cảng cá, các quy định bắt buộc đối với cảng cá.

Chương trình khai thác thủy sản thời kỳ 1999-2010 chỉ đưa ra các yêu cầu cơ bản về các công trình cảng, chưa đề cập đến các khía cạnh quản lý cảng cá.

Nội dung nghiên cứu trong nghiên cứu mở rộng cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đánh giá hiệu quả về kinh tế xã hội, chưa đề cập đến hiệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

quả hoạt động cảng cá. Các nghiên cứu về cảng cá Lạch Bạng chưa đưa ra được dự báo về khía cạnh hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả kinh tế của cảng cá.

Nghiên cứu về các lợi ích giám sát và đánh giá hoạt động cảng cá (benefit and monitoring and evaluation) cũng chỉ đề cập đến các kía cạnh quản lý nguồn lợi và quản lý môi trường trong khu vực cảng cá .

Báo cáo tham luận tại Hội thảo toàn quốc về khai thác chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá năm 2005 của Kỹ sư Lâm Hồng Thanh về quản lý cảng cá ở Việt Nam và kinh nghiệm quản lý cảng cá Cát Lở đã phân tích và đưa ra được các yếu kém của cơ sở hạ tầng cảng cá Việt Nam và nêu bật được sự yếu kém trong quản lý các hoạt động dịch vụ đối với các hoạt động của cảng cá. Tuy nhiên, báo cáo chưa đưa ra được một giải pháp toàn diện trong việc các hoạt động dịch vụ về phát triển cảng cá.

Nghiên cứu về hạ tầng cơ sở thủy sản Việt Nam của tác giả Đỗ Kim Cương chỉ mô tả sơ lược về hạ tầng cơ sở nghề cá Việt Nam và nêu nên các phương hướng và chiến lược phát triển hạ tầng nghề cá mà chưa đi sâu đánh giá hiện trang quản lý cảng.

Tiêu chuẩn ngành về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại cảng cá chỉ nêu ra các yêu cầu việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hầu hết các cảng cá Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu nêu ra trong tiêu chuẩn. Cảng cá hiện nay cũng chưa có các bộ phẩm giám sát, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tại cảng cá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tự nhiên - ngư trường cảng cá Lạch Bạng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)