Đánh giá thực trạng về quản lý các hoạt động dịch vụ của Lạch Bạng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa (Trang 53)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2. Đánh giá thực trạng về quản lý các hoạt động dịch vụ của Lạch Bạng

4.1.2.1. Thực trạng quản lý thủ tục tàu thuyền ra vào cảng và kiểm tra, giám sát tàu cá tại cảng cá

Đặc thù hoạt động nên cảng cá là nơi tập trung đông người và tập trung một số lượng lớn các phương tiện vận chuyển đường bộ và tàu thuyền ra vào cảng. Vì vậy có rất nhiều các quyết định được tạo ra hằng ngày để quản lý và giám sát hoạt động của cảng cá. Do đó, có thể nói, Ban quản lý cảng là xương sống trong hoạt động của cảng cá vì là bộ phận đưa ra các quyết định quản lý và điều hành để đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng của cảng. Các bộ phận của cảng cá đều nhận mệnh lệnh trực tiếp từ Giám đốc cảng lên không có hiện tượng chậm trễ trong các quyết định quản lý cũng như thực hiện các quyết điều hành cảng cá.

Tổ điều động tàu của ban quản lý cảng cá là lực lượng chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của tàu thuyền tại cảng cá. Việc này được cán bộ điều động thực hiện thường xuyên trong ngày. Giám sát, theo dõi xem, khi tàu thuyền đi vào vùng nước cảng di chuyển với tốc độ an toàn, hợp lý và chuẩn bị sẵn sàng đệm va.

Cán bộ trong tổ điều động chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, điều động đến vị trí an toàn, hợp lý trong trường hợp khẩn cấp; kiểm tra việc chấp hành lệnh điều động của tàu thuyền. Khi tàu thuyền vào cảng phải thông báo cho ban quản lý cảng cá, ban quản lý có nhiệm vụ sắp xếp, bố trí vị trí cập cầu cho tàu thuyền và kiểm tra, giám sát việc thực hiện của tàu thuyền.

Trước khi cho tàu cập vào vị trí đã định thì cán bộ quản lý kiểm tra việc bảo đảm an toàn cho việc cập cầu của tàu thuyền như: các đệm va có bảo đảm chắc chắn hay không, cầu cảng tại vị trí tàu cập có bị sạt lỡ, bảo đảm an toàn hay không, có khả năng va chạm với các tàu xung quanh không… Kiểm tra việc sắp xếp ngư cụ có gọn gàng, việc chằng buộc tàu, việc thực hiện quy tắc phòng ngừa va chạm, bố trí số lượng thuyền viên trực trên tàu để theo dõi và bảo quản các trang thiết bị trên tàu trong quá trình neo đậu trong khu vực cảng theo đúng quy định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

Vào ban đêm, cán bộ quản lý kiểm tra việc treo đèn tín hiệu của tàu thuyền theo đúng quy định nhằm bảo đảm an toàn cho tàu thuyền neo đậu, ra, vào cảng.

Qua số liệu thống kê tàu thuyền qua cảng Lạch Bạng từ năm 2011 đến năm 2012 cho thấy, số lượng tàu thuyền vào cảng cá tăng theo các năm từ 8.964 chiếc năm 2011 lên 15.420 chiếc năm 2013, bình quân tăng trưởng 31,17%/năm. Số lượng tàu thuyền có công suất lớn ra vào cảng cũng có sự thay đổi, số lượng tầu thuyền có công suất lớn từ 150 CV trở lên vào cập cảng có xu hướng tăng cao.

Bảng 4.1. Số lượng tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng trong thời gian 2011-2013

ĐVT: Chiếc

TT Loại tàu thuyền 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) 2012/2011 2013/2012 BQ/năm 1 Ne < 20 CV 1296 - 684 - - - 2 Ne 20 – <50 CV 2328 2904 840 24,7 -71,1 -23,17 3 Ne 50 – <90 CV 2832 3780 4200 33,5 11,1 22,29 4 Ne 90 – <150 CV 1776 2508 3804 41,2 51,7 46,45 5 Ne 150 – <250 CV 552 1164 3276 110,9 181,4 146,16 6 Ne > 250 180 1236 2616 586,7 111,7 349,16 Tổng số 8964 11592 15420 29,3 33,0 31,17 Nguồn: Ban Quản lý cảng cá Lạch Bạng

Điều này đồng nghĩa với việc áp lực tàu thuyền vào cảng cá sẽ sẽ tăng lên trong các năm tiếp theo về cả công suất và kích cỡ tàu vào cập cảng. Do đó, trong thời gian tới cảng cá Lạch Bạng cần phải đổi mới phương thức quản lý, điều hành cảng để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của cảng cũng như đáp ứng tốt như cầu của tàu thuyền về cập cảng, bốc dỡ hàng hóa, sản phẩm khai thác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

Bảng 4.2. Số lượng tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng Lạch Bạng trong thời gian 2011-2013

ĐVT: Chiếc

TT Loại tàu thuyền 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) 2012/2011 2013/2012 BQ/năm 1 Ne < 20 CV 360 324 336 -10,0 3,7 -3,15 2 Ne 20 – <50 CV 876 828 864 -5,5 4,3 -0,57 3 Ne 50 – <90 CV 1476 1368 1404 -7,3 2,6 -2,34 4 Ne 90 – <150 CV 1068 924 960 -13,5 3,9 -4,79 5 Ne 150 – <250 CV 1380 1104 1128 -20,0 2,2 -8,91 Tổng số 5160 4548 4692 -11,9 3,2 -4,35 Nguồn: Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng

Bảng 4.2 cho thấy số lượng tàu ra vào cảng cá Lạch Bạng rất lớn, đặc biệt là trong năm 2011. Tuy nhiên, số lượng tàu này không chỉ có tàu cá trong tỉnh mà còn có tàu cá ngoại tỉnh, trong đó có tàu cá từ Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Bình… Thống kê tại cảng Lạch Bạng từ năm 2011 đến năm 2013 thấy rằng, lượng tàu cá ngoại tỉnh vào cảng chiếm số lượng không nhỏ.

Qua Bảng 4.1 và Bảng 4.2 cho thấy, lượng tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng chiếm số lượng khá lớn, trong đó lượng tàu ngoại tỉnh vào cảng năm 2011 chiếm 57,564% tổng lượng tàu thuyền vào cảng. Năm 2012 và 2013 lượng tàu ngoại tỉnh vào cảng chiếm 30% tổng số lượng tàu vào cảng trong năm.

Bảng 4.2 cho thấy số lượng tàu ngoại tỉnh vào cảng Lạch Bạng có công suất từ 50CV đến 90CV chiếm tỉ lệ lớn 30% tiếp đến là tàu thuyền có công suất từ 90CV-150CV chiếm 19%, tàu có công suất từ 150 CV – 250 CV chiếm 23%, so với tổng số lượng tàu ngoại tỉnh vào cảng. Tàu thuyền ngoại tỉnh vào cảng cá mang theo các thuyền viên của tàu. Do đó, luôn tiềm ẩn về mất an ninh trật tự giữa người của địa phương và thuyền viên của tàu ngoại tỉnh, về tranh mua tranh bán các sản phẩm thủy sản của các tàu này. Tuy nhiên, với nỗ lực của cán bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

công nhân viên cảng, sự giúp đỡ của công an xã Hải Thanh nên tại cảng không xảy ra những sự việc đáng tiếc làm mất trật tự an ninh cảng.

Khi có nhiều tàu ra vào cảng cá để bốc dỡ hàng hóa, sản phẩm thủy sản, lấy xăng dầu phục vụ cho chuyến đi biển, bộ phận điều độ tàu thuyền tàu thuyền sẽ báo cáo với Giám đốc cảng cá và đưa ra phương án điều độ cho tàu cập cầu. Các phương án cập cầu của cảng cá Lạch Bạng được đưa ra căn cứ trên số lượng tàu về bến và kinh nghiệm thực tiến của cảng (Hình 4.1).

Nguồn: Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng

Hình 4.1. Phương án cập tàu song song với cầu cảng

Tàu cập cầu bốc dỡ sản phẩm xong được cho rời cầu luôn để tàu khác vào cập, bộ phận điều độ tàu thuyền không cho tàu neo đậu tại cầu cảng và khu vực vùng nước trước cảng lâu hơn quy định. Phương án bốc dỡ được và neo đậu được bộ phận điều độ tàu thực hiện một cách nghiêm túc do đó giảm bớt được thời gian tàu chờ và những rủi ro tai nạn về va chạm tàu thuyền trong vùng nước trước cầu cảng.

Phương án cập tàu song song với cầu cảng thuận lợi cho công tác bốc dỡ và neo buộc tàu, một tàu có thể bố trí được 3 dây bốc dỡ hải sản do đó năng suất bốc dỡ hàng hóa tăng so với cập tàu chéo góc với cầu.

Phương án bốc cập cầu chéo góc với cầu cảng có ưu điểm là tiếp nhận được số lượng tàu lớn hơn phương án cập song song với cầu. Tuy nhiên, do có số lượng tàu cập nhiều hơn nên không gian dành cho bốc dỡ bị hạn chế do vậy năng suất bốc dỡ thấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

Nói chung, hiện nay công tác quản lý và điều hành cảng cá Lạch Bạng, Ban quản lý cảng đã làm tốt các công việc theo chức năng và nhiệm vụ được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông Thanh Hóa quy định. Lĩnh vực an ninh, an toàn về tàu thuyền và con người cũng như trang thiết bị của cảng được đảm bảo, tạo được niềm tin vững chắc cho các tổ chức, cá nhân cũng như cộng đồng xung quanh khu vực cảng.

Bảng 4.3. Ý kiến đánh giá của ngư dân về công tác điều hành và giám sát tàu tại cảng

Chỉ tiêu Tổng số ý kiến

Tốt Đạt yêu cầu Chưa tốt SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

1. Thủ tục ra, vào cảng 80 60 75 10 12,5 10 12,5 2. Điều hành tàu ra, vào cảng 80 27 33,75 42 52,5 11 13,75 3. Phương án cập càu tàu 80 8 10 55 68,75 17 21,25 4. Thời gian cập bến tàu 80 12 15 46 57,5 22 27,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014 Tốt: Từ chỉ tiêu 1 tới 4 tương đương: nhanh chóng và đơn giản; thuận tiện, an toàn; thuận tiện cho bốc dỡ; ngắn, bảo vệ chất lượng hải sản do nhanh được đưa lên bờ

Đạt yêu cầu: Các chỉ tiêu ở mức chấp nhận được, chưa xuất hiện nhu cầu thay đổi

Chưa tốt: Từ chỉ tiêu 1 tới 4 tương đương: Chậm và phức tạp; không thuận tiện, mất an toàn; không thuận tiện cho bốc dỡ; dài, kéo dài thời gian hải sản nằm trên tàu có nguy cơ chất lượng giảm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 75 33.75 10 15 12.5 52.5 68.75 57.5 12.5 13.75 21.25 27.5 0 20 40 60 80 100 120 1. Thủ tục ra, vào cảng 2. Điều hành tàu ra, vào cảng 3. Phương án cập càu tàu 4. Thời gian cập bến tàu Chưa tốt Đạt yêu cầu Tốt

Biểu đồ 4.1. Đánh giá của ngư dân về công tác điều hành và giám sát tàu tại cảng (%)

Đánh giá của ngư dân đối với công tác điều hành và giám sát tàu tại cảng của Ban quản lý cảng cá cho thấy, đối với thủ tục ra-vào cảng có 75% ý kiến cho rằng tốt, tuy nhiên vẫn còn đến 12,5% cho rằng chưa tốt. Đối với công tác điều hành tàu ra-vào cảng chỉ đạt ở mức đạt yêu cầu (52,5%), phương án cập càu tàu và thời gian cập bến tàu cũng được đánh giá ở mức đạt yêu cầu là chủ yếu (68,76% và 57,5%). Kết quả cho thấy công tác xử lý thủ tục, điều hành tàu thuyền ra vào cảng cá chưa đạt hiệu quả cao, điều này được cho là có nguyên nhân chủ yếu do hạ tầng yếu kém, luồng lạch bé trong khi lượng tàu thuyền cập cảng có xu hướng tăng nhanh cả về số lượng và công suất; mỗi lần cập bến chỉ đáp ứng được từ 20-30 tàu, thời gian tàu cập bến dao động từ 2-3 giờ nên vào giờ cao điểm phải xếp hàng chờ đợi.

4.1.2.2. Quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại cảng cá

Được nâng cấp mới và đưa vào hoạt động từ năm 2013, đến nay hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại Cảng cá Lạch Bạng đã đạt được một số kết quả nhất định. Ban quản lý cảng đã nỗ lực phối hợp với Sở tài nguyên và Môi trường tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào cảng cá, bước đầu đã đạt được kết quả tốt. Năm 2013, với số lượng tàu thuyền và hàng hóa qua cảng tăng nhanh nhưng cảng cá đã đảm bảo tốt công tác bốc dỡ và vận chuyển hàng hóa, chuyển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

tải và cung cấp hậu cần đầy đủ cho tàu thuyền khai thác. Cảng cá đã tạo được niềm tin cho tàu thuyền khi vào cảng cá bốc dỡ hàng hóa và tiếp nhận nguyên vật liệu phục vụ khai thác.

Sản lượng hàng hóa qua cảng cá tăng theo các năm từ 3.548 tấn năm 2011 lên 48.948 tấn năm 2013, trong đó sản lượng cá và nước đã tăng đột biến trong năm 2013. Trong đó, có sự gia tăng đột biến của lượng hàng hóa thủy sản, xăng dầu và nước đá. Sản lượng cá qua cảng tăng từ 2.106 tấn năm 2011 lên 12.520 tấn năm 2013, tăng gấp 6 lần. Lượng hàng xăng dầu, nước đá cũng tăng mạnh từ năm 2011 đến năm 20.103, từ 900 tấn lên 11.500 tấn. Chi tiết sản lượng hải sản và hàng hóa qua cảng cá được thể hiện chi tiết trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng ĐVT: tấn TT Loại hàng hóa qua c ảng 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) 2012/2011 2013/2012 BQ/năm I Sản lượng thủy sản 2161 4138 12810 91,5 209,6 150,53 1 Sản lượng cá 2106 3609 12520 71,4 246,9 159,14 2 Sản lượng mực 10 66 253 560,0 283,3 421,67 3 Thủy sản khác 45 463 37 928,9 -92,0 418,44 II Hàng hóa qua cảng 1387 4516 36138 225,6 700,2 462,91 4 Xăng dầu 900 2073 11500 130,3 454,8 292,54 5 Nước đá 345 1862 24500 439,7 1215,8 827,75 6 Hàng hóa khác 142 581 138 309,2 -76,2 116,45 Tổng số 3548 8654 48948 143.9 465.6 304.76 Nguồn: Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 2161 12810 4138 4516 1387 36138 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2011 2012 2013 Hàng hóa qua cảng Sản lượng thủy sản

Biểu đồ 4.2. Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng trong thời gian 2011-2013

Sự gia tăng đột biến sản lượng cá và hàng hóa qua cảng cá năm 2013 do những năm trước, các tàu thuyên khai thác của Thanh Hóa thường bán cá trên biển cho các tàu thu mua của Việt Nam hoặc các tàu thu mua của Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2013, nậu vựa các tại địa phương liên kết với thương lái người Trung Quốc thu mua hải sản ngay tại cảng, đẩy giá hải sản tăng cao. Tàu thuyền về bến nhiều vì vừa lấy được nhu yếu phẩm, dầu, nước ngọt phục vụ khai thác vừa bán được sản phẩm với giá cao. Do đó, sản lượng hải sản và hàng hóa qua cảng cá năm 2013 tăng mạnh hơn các năm trước đó. Tuy lượng hàng hóa qua cảng lớn nhưng hiện nay nhưng cảng cá Lạch Bang không được trang bị các thiết bị bốc dỡ hàng hóa chuyên dụng như cần cẩu, xe nâng hàng, băng chuyền vv... Công tác bốc dỡ hàng hóa tại cảng chủ yếu là thủ công (bằng tay). Thủy sản trong quá trình bốc dỡ được công nhân vận chuyển bằng tay để đưa lên cầu cảng. Vì vậy, quá trình bốc dỡ mất nhiều thời gian và hiệu quả bốc không cao.

* Khả năng đáp ứng của bãi tập kết, phân loại hải sản

Bãi tập kết và phân loại hải sản đối với cảng cá là yêu cầu tối thiểu đối với các hoạt động bốc dỡ, phân loại hải sản tại cảng. Các sản phẩn hải sản sau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

khi dốc dỡ phải được rửa bằng nước sau đó được phân loại theo các kích cỡ và loài khác nhau. Các loài cá có giá trị kinh tế cao được chuyển đến các nhà máy chế biến, chợ cá hoặc các công ty xuất khẩu. Các loại hải sản khác không đạt chất lượng để tiêu thu được chuyển đến các nhà máy chế biến bột cá…

Hoạt động phân loại tại cảng có ý lớn đối với việc tăng giá trị của hải sản khai thác. Do đó, xác định diện tích bãi tập kết và phân loại sản phẩm sẽ cho thấy diện tích bãi hiện tại có phù hợp với yêu cầu của lượng hàng qua cảng hay không.

Bảng 4.5. Diện tích bãi tập kết và phân loại hải sản

TT Các đặc trưng tính toán Đơn vị

tính

Thống số

1 Lượng hàng qua cảng/năm Tấn 48.948

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)