3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí cảng
Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Lạch Bạng xã Hải Thanh huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa được Nhà nước đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 2001, Lạch Bạng nằm tại vị trí 19025’N - 105054’E, cửa Lạch Bạng được nối thông với biển theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Phía Bắc có núi Mũi Tròn (Mũi Rồng) che chắn, phía Nam là bãi cát trống. Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng và nông, biến thiên từ bờ ra, cao độ tự nhiên trong toàn khu vực cửa Lạch Bạng chủ yếu biến thiên từ - 1,85 đến - 3,85m. Vị trí cảng cá nằm cách cửa Lạch Bạng 500m, trước khi xây dựng cảng cá vị trí tại đây tương đối thuận lợi với khu vực rộng 14.000m2, cao trình của bãi +1,5m, gần với làng cá và liền kề đường liên xã nối với quốc lộ 1A. Khu vực cảng cá khá kín sóng gió, rất thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu cũng như ra vào cảng cá.
- Bão và áp thấp nhiệt đới
Lạch Bạng thuộc tỉnh Thanh Hóa thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có hai mùa gió chính trong năm và mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 11 và là tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn. Mùa bão chủ yếu từ thánh 6 đến tháng 10 hằng năm. Tốc độ gió trung bình: 1,72m/s giao động từ 1,2 - 3,8m/s. Thanh Hóa là một trong những tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của bão trên lãnh thổ Việt Nam. Trong 10 năm (1996 - 2005) có 39 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó 13 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hoá. Các năm 1998, 1999, 2000 và 2001 Thanh Hoá không bị ảnh hưởng của bão, áp thấp. Ngược lại có năm bão và áp thấp ảnh hưởng nhiều lần và cường độ lớn như: Năm 1996 có 4 cơn bão, năm 2003 có 3 cơn bão và năm 2005 có 4 cơn bão và áp thấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
- Độ sâu, chất đáy
Độ sâu vùng nước khu vực Lạch Bạng có tính chất nhật triều không đều, thông thường trong ngày xuất hiện một lần nước lớn và một lần nước ròng. Là nơi giáp ranh của chế độ nhật triều và bán nhật triều, trong tháng có từ 6 đến 12 xuất hiện nước lớn và 2 lần nước ròng. Mực nước cao nhất trong năm quan trắc tại khu vực Lạch Bạng 2,28m, thấp nhất là - 1,957m.
Theo nghiên cứu chất đáy tại khu vực cảng cá Lạch Bạng như sau:
Tầng mặt có đề dày khá lớn khoảng từ 0,7m đến 4,3m chủ yếu là cát nhỏ có mày vàng sám, xám xanh lẫn nhiều vỏ sò, tầng mặt có kết cấu tương đối rời rạc.
Tầng thứ 2 chủ yếu là bùn sét pha cát màu nâu đen lẫn vỏ sò, phân bố liên tục trung khu vực vùng nước cảng cá có độ dày từ 0,5m đến 5,7m. Với điều kiện tự nhiên khu vực cảng cá Lạch Bạng, có thể thấy rằng, vùng nước cảng cá khá luận lợi cho tàu thuyền neo đậu vì nền đáy của khu vực cảng không có các kết cấu rắn chắc như đá hoặc các hóa thạch khác có thể gây ảnh hưởng tới tàu thuyền khi neo đậu hoặc hành trình trong khu vưc cảng cá, đặc biệt khi tàu hành trình vào cảng cá khi gặp thời điểm nước ròng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31
3.1.2. Đặc điểm đội tàu khai thác và Ngư trường nguồn lợi hải sản biển
- Cơ cấu đội tàu khai thác
Số lượng tàu thuyền thường xuyên vào cảng, chiều dài tàu cũng như xu hướng phát triển về số lượng tàu thuyền trong khu vực là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quy mô và kết cấu cảng cá. Hầu hết các cảng cá Việt Nam được thiết kế để tàu thuyền cập bến bốc dỡ hàng hóa theo hướng song song với bến cập tàu. Do đó, chiều dài tàu có ảnh hưởng lớn đến chiều dài cầu cảng. Theo thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản tỉnh cho thấy
Theo số liệu thống kê của Chi Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thanh Hóa năm 2013, huyện Tĩnh Gia có 2.690 tàu thuyền hoạt động chiếm 29.8% số lượng tàu thuyền trong tỉnh. Do chủ trương của Nhà nước cũng như của tỉnh không phát triển các loại tàu cá có công suất nhỏ do đó năm 2013, số lượng tàu có công suất dưới 50 CV có dấu hiệu giảm. Công suất tàu thuyền khu vực Lạch Bạng cũng thể hiện xu thế chung của tàu thuyền của tỉnh Thanh Hóa đó là số lượng tàu thuyền < 20 Cv chiếm số lượng lớn 1798 chiếc, chiếm 70.67%, số tàu thuyền công suất > 20 CV chiếm 29.33%. Trong đó tàu thuyền chủ yếu tập trung nhiều ở khu vực gần biển như các xã Hải Ninh, Hải Thanh, Hải Bình, Hải Hà và Nghi Sơn. Chi tiết số lượng tầu thuyền khai thác khu vực Lạch Bạng được thể hiện chi tiết trong Bảng 3.1. Đội tàu khai thác hải sản Tĩnh Gia cũng thể hiện một đặc điểm chung của đội tàu khai thác trong toàn tỉnh Thanh Hóa đó là công suất tàu nhỏ, tàu < 20 CV chiếm tỉ lệ lớn trong đội tàu khai thác hải sản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32
Bảng 3.1. Tàu thuyền địa phương hoạt động tại cảng cá Lạch Bạng (đội tàu huyện Tĩnh Gia) T T Tên xã, phường Mức công suất (CV) Tổng (chiếc) < 20 20 –< 50 50 –< 90 90 –< 150 >150 1 Hải Châu 72 53 12 23 6 166 2 Hải Ninh 387 92 33 3 - 515 3 Hải An 9 - - - - 9 4 Tân Dân 39 1 - - - 40 5 Hải Lĩnh 93 1 - - - 94 6 Ninh Hải 261 - - - - 261 7 Hải Hoà 141 - 1 24 2 168 8 Bình Minh 105 1 - - - 106 9 Hải Thanh 172 91 85 80 9 437 10 Hải Bình 127 19 10 6 30 192 11 Tĩnh Hải 69 - - - - 69 12 Hải Thượng 50 - - - - 50 13 Hải Hà 160 18 10 - -- 188 14 Nghi Sơn 92 29 35 60 12 228 15 Xuân Lâm 21 - - - 21 Tổng 1,798 305 186 196 59 2,544
Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa
Bảng 3.1 cho thấy tàu thuyền huyện Tĩnh Gia chủ yếu là tàu có công suất dưới 20CV, tàu có công suất từ 150CV trở lên làm các nghề khai thác xa bờ chiếm 2.3%. Tuy nhiên, số lượng tàu thuyền và lượng hàng hóa qua cảng Lạch Bạng rất lớn, năm 2010 tổng số tàu thuyền ra vào cảng là 15.420 chiếc với lượng hàng hóa qua cảng là 48.948 tấn. Điều đó cho thấy, tàu thuyền qua cảng Lạch bạng không chỉ có tàu thuyền của huyện Tĩnh Gia, của tỉnh Thanh Hóa mà còn có một số lượng lớn tàu thuyền của các tỉnh bạn vào cập cảng, qua đó cũng thể hiện Lạch Bạng là một trong những cảng hấp dấn ngư dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33
- Thành phần loài
Với 102 km bờ biển chạy dài từ cửa Đáy (Ninh Bình) đến Đông Hồi (Tĩnh Gia), bao trùm một vùng lãnh hải rộng lớn với diện tích khoảng 17.000km2, chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu nóng và lạnh nên vùng biển này hình thành những bãi tôm, cá có trữ lượng lớn. Dọc theo bờ biển có 5 cửa lạch chính là lạch Sung, lạch Trường, lạch Hới, lạch Bạng và lạch Ghép tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy và tàu thuyền khai thác hải sản ra vào cảng cá, bến cá. Các cửa lạch này cũng là nơi neo đậu trú bão tự nhiên cho tàu thuyền khai thác thủy sản và cũng là nơi tập trung những tụ điểm giao lưu kinh tế của ngành thủy sản của tỉnh và các tỉnh lân cận.
Theo nghiên cứu, nguồn lợi hải sản của khu vực biển Thanh Hóa như sau: Vùng biển ven bờ Thanh Hoá đã xác định được 119 loài động vật đáy, tập trung chính ở vùng cửa lạch và vùng hạ triều. Sinh vật lượng động vật đáy trung bình 456 cá thể/m2, cao hơn nhiều ở các vùng biển ven bờ khác của Vịnh Bắc bộ và Đông Nam bộ. Sinh vật phù du phong phú đa dạng về thành phần loài. Đã xác định được 270 loài thực vật phù du, 191 loài động vật phù du. Số lượng thực vật phù du trung bình 2.212.000 tế bào/m3 (vụ Bắc) và 44.145.000 tế bào/m3 (vụ Nam). Vùng biển ven bờ Thanh Hoá là bãi đẻ của hầu hết các loài cá, mực kinh tế trong vụ Nam. Đây cũng là nơi kiếm ăn và sinh trưởng của nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế.
Nguồn lợi hải sản vùng biển Thanh Hoá có đặc điểm tương đối giống như nguồn lợi hải sản của các tỉnh ven biển thuộc Vịnh Bắc bộ. Những loài hải sản có giá trị kinh tế của Vịnh Bắc bộ đều xuất hiện tại vùng biển Thanh Hoá. Nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao và nổi tiếng như: Cá Chim, cá Thu, cá Nhụ, cá Đé, tôm He, tôm Bộp, tôm Sú, mực Nang, mực ống, Cua… Số liệu điều tra cũng cho thấy: Vùng biển Thanh Hoá đã bắt gặp 71 họ, 118 giống và 190 loài hải sản. Trong đó: Cá có 60 họ, 102 giống và 155 loài; Mực có 4 họ, 12 loài; Tôm có 4 họ, 15 loài; Ghẹ có 1 họ, 4 loài; Sam có 1 họ, 1 loài.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34
Các chương trình điều tra, khảo sát nguồn lợi hải sản của Viện Nghiên cứu Hải sản đã tính toán và đánh giá khả năng khai thác bền vững tối đa ở biển Thanh Hoá theo 2 phương pháp:
- Phương pháp tính theo năng suất, sản lượng: Khả năng khai thác bền vững tối đa khoảng 56.000 tấn/năm.
- Phương pháp tính theo cơ sở thức ăn của vùng nước ngiên cứu: Khả năng khai thác bền vững tối đa khoảng 60.000 tấn/năm.
Ngoài ra vùng biển Thanh Hoá còn có nguồn lợi Moi và Sứa: Ước tính mỗi năm, ngư dân Thanh Hoá đã khai thác được khoảng 4000 – 6000 tấn hai loại sản phẩm này.
- Ngư trường khai thác
Qua kết quả điều tra khảo sát và thực tế cho thấy ngư dân Thanh Hoá thường tập trung khai thác hải sản ở các ngư trường sau:
Ngư trường khai thác cá đáy: Tập trung các loài có giá trị kinh tế như: Cá Hồng, Nhỡ, Đù, Dưa, Phèn, Mối, Lượng, Tráp.v.v...Các ngư trường khai thác chính: Ngư trường lộng: Từ Bắc Hòn Nẹ đến lạch Hới, độ sâu từ 10 – 20m. Từ Sầm Sơn đến Bắc Hòn Mê, độ sâu từ 12 – 25m.
Ngư trường khai thác cá nổi: Tập trung các loài có giá trị kinh tế cao như: Cá Chim, Thu, Lụ, Đé, Mòi, Dầu, Lầm, Nục, Trích, Bạc má, Chỉ vàng, Đuôi gà.v.v. Có 3 ngư trường chính: Từ Đông Bắc lạch Hới đến Đông Nam Hòn Mê, độ sâu khai thác từ 30 – 60m, cách bờ từ 30 – 50 hải lý. Từ Bắc Hòn Nẹ đến Tây Nam Hòn Mê, độ sâu khai thác từ 15 – 30m. Từ giáp Ninh Bình đến giáp Nghệ An, độ sâu khai thác từ 8 – 12m.
Ngư trường khai thác tôm: Tập trung ở 2 bãi tôm lớn là: Bãi tôm phía bắc (Lạch Bạng – Lạch Quèn) và Bãi tôm phía Nam (Hòn Nẹ – Lạch Ghép). Diện tích mỗi bãi tôm từ 300 – 350 hải lý vuông. Nguồn lợi chủ yếu là tôm Bộp, tôm He, tôm Sắt. Độ sâu khai thác tập trung ở khu vực từ 10 – 25m nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35
- Sản lượng
Nghề lưới kéo cá: Bình quân cả năm tỉ lệ sản lượng cá chiếm khoảng 89,8%, Mực 7,2%, Tôm 1,1% và Ghẹ 1,1%.
Có 23 giống tỉ lệ sản lượng >1% trong các mẻ lưới và chiếm 88,6% trong tổng sản lượng. Giống có tỉ lệ sản lượng cao nhất là giống cá Miễn Sành: 18,5%, sau đó là cá úc 13,6%, cá Liệt 8,8%,v.v...Giống Mực ống cũng chiếm tỉ lệ khá cao 6,3%.
Có 21 loài có tỉ lệ sản lượng >1% trong các mẻ lưới và chiếm 78,7% tổng sản lượng. Loài có tỉ lệ cao nhất là cá Miễn sành hai gai 18,5%, sau đó là cá Úc thường 13,6%, v.v...Loài Mực ống Ấn Độ chiếm 3,9%.
So sánh năng suất đánh bắt trung bình trong những năm 1965 - 1975 của khối tàu Việt Trung 250CV và của tàu nghiên cứu đã qui đổi theo 300CV trong năm 1988 - 2000 cho thấy: Năng suất đánh bắt trung bình trong những năm 1965 - 1975 ở vùng biển ven bờ Thanh Hoá là 152kg/h, còn năm 1998 - 2000 là 226kg/h, năng suất đánh bắt trong những năm gần đây cao hơn khoảng 1,5 lần.
Nghề lưới kéo tôm: Có 12 giống tôm chiếm >1% tổng sản lượng. Sản lượng của 12 giống này chiếm 68,3% tổng sản lượng mẻ lưới. Trong đó giống tôm Choán và tôm Tít chiếm 16,6%, các giống cá chiếm 33,4% và Ghẹ cũng chiếm 18,4%. Trong tôm, cao nhất là giống tôm Choán 9,2%, sau đó là tôm Tít 5,5%. Trong cá, cao nhất là giống cá Miễn sành 15,3%, sau đó là cá Dìa 6,2%, cá úc 4,5%. Trong ghẹ, cao nhất là giống ghẹ Bơi 10,9%.
Năng suất khai thác (kg/h) các loài tôm trong họ tôm He (đối với loại tàu 45CV) trong vụ Bắc dao động từ 0,2- 3,6 kg/h, năng suất cao nhất đạt được ở cưả Lạch Ghép là 3,6 kg/h, sau đó là ngang cửa Lạch Bạng 2,9kg/h. Trong vụ Nam dao động từ 0,8 -3,1 kg/h, cao nhất vẫn là ở cửa Lạch Ghép 3,1 kg/h, cửa Lạch Bạng 1,4 kg/h.
Qua các nghiên cứu, đánh giá về nguồn lợi hải sản của tỉnh Thanh Hóa cho thấy rằng, nguồn lợi hải sản của Thanh hóa đa đạng và phòng phú, thành phần
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36
loài tương tự của khu vực biển Bắc Bộ. Sản lượng khai thác hải sản biển năm sau luôn cao hơn năm trước. Chi tiết sản lượng khai thác của tỉnh thể hiện trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2011 – 2013
TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) 2012/2011 2013/2012 BQ/năm 1 Cá tấn 42.678 46.32 49.062 8,5 5,9 7,23 2 Tôm tấn 2.675 2.846 2.988 6,4 5,0 5,69 3 Mực tấn 7.05 6.852 7.068 -2,8 3,2 0,17 4 Hải sản khác tấn 5.796 7.132 8.285 23,1 16,2 19,61 5 Tổng sản lượng tấn 58.199 63.15 67.403 8,5 6,7 7,62
Nguồn: Chi Cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa
Qua bảng thống kê sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Thanh Hóa cho thấy sản lượng liên tục tăng theo các năm từ năm 2011 đến năm 2013. Sản lượng khai thác hải sản tăng trung bình 7,62%/năm. Sản lượng khai thác gia tăng do những năm gần đây có sự gia tăng lớn của số lượng tàu thuyền khai thác thêm vào đó là các công nghệ khai thác tiên tiên phục vụ cho khai thác được áp dụng triệt để như máy dò cá, sử dụng chà di động, lưới rê hỗn hợp .v.v. Sự gia tăng về số lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác đã và đang là sức ép không nhỏ đến sự hoạt động của các cảng cá, bến cá trong tỉnh.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích
+ Tiếp cận có sự tham gia
Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý các hoạt động dịch vụ của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng, trong đó, sự tham gia của các chủ thể như: Cán bộ, công nhân và người lao động thuộc Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng; chủ tàu, chủ cơ sở dịch vụ hậu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37