Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa (Trang 44)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

+ Tiếp cận có sự tham gia

Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý các hoạt động dịch vụ của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng, trong đó, sự tham gia của các chủ thể như: Cán bộ, công nhân và người lao động thuộc Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng; chủ tàu, chủ cơ sở dịch vụ hậu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

cần nghề cá. Một số công cụ của đánh giá nhanh có sự tham gia sẽ được sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết.

+ Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động dịch vụ của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó các nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến quản lý các hoạt động dịch vụ như: Cơ chế, chính sách; năng lực của Ban quản lý cảng cá; đặc điểm của chủ tàu và ngư dân...

+ Tiếp cận thể chế

Tiếp cận thể chế trong nghiên cứu này là phân tích các vấn đề có liên quan dựa vào việc thực hiện các văn bản chính sách của Nhà nước như các quy định đối với việc điều hành tàu cá, quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, quy định về an toàn thực phẩm…

3.2.2. Phương pháp nghiên cu

3.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Lạch Bạng là Cảng cá, "Trung tâm đô thị nghề cá" lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa, so với 2 cảng cá lớn còn lại của tỉnh Thanh Hóa (cảng cá Lạch Hới và Hòa Lộc), Lạch Bạng đã được quy hoạch xây dựng đạt tiêu chí trung tâm đô thị nghề cá vùng Bắc Trung bộ với kinh phí đầu tư lên đến 125 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước để mở rộng cảng cá cũ và xây dựng thêm khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão. Theo đó, cảng cá Lạch Bạng được nâng cấp và mở rộng có diện tích gần 48 ha gồm các khu dịch vụ nghề cá, khu chợ cá đầu mối, khu chế biến thủy sản... Cầu cảng cũ có chiều dài 90 mét được tăng lên 200 mét, bảo đảm tàu cá có công suất đến 600 CV ra vào cảng.

Việc trở thành trung tâm đô thị nghề cá vùng Bắc Trung bộ cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của cảng cá Lạch Bạng trong nghề cá cả nước và tỉnh Thanh Hóa. Trong điều kiện thế và lực mới, để có thể vận hành cảng cá như kỳ vọng cần phải có sự phát triển tương xứng của nguồn nhân lực Ban quản lý cảng; cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

chế, chính sách phải bắt kịp với tình hình mới, nâng cao hiểu biết của chủ tàu và ngư dân... Chính vì những lý do trên, lựa chọn địa bàn cảng cá Lạch Bạng làm điểm nghiên cứu là rất phù hợp; nghiên cứu hoàn thành sẽ là nguồn thông tin rất hữu ích cho các cơ quan, ban ngành địa phương trong việc quản lý cảng cá.

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, internet, các văn bản pháp luật, qua báo cáo của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng, Sở Nông nghiệp & PTNT…

TT Nội dung Nguồn thu thập Phương pháp

thu thập

1 Thông tin về cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới

Sách, báo, Internet có liên quan, các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước

Tra cứu, chọn lọc thông tin

2 Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm ngư trường, nguồn lợi hải sản...

BQL, Sở NN&PTNT, Cục Khai thác nguồn lợi thủy sản Việt Nam

Tham khảo và chọn lọc thông tin

3 Số liệu về cơ sở hạ tầng cảng; số lượng tàu thuyền ra vào và công suất; sản lượng đánh bắt; dịch vụ hậu cần nghề cá... Ban quản lý cảng cá, Sở NN&PTNT, Biên phòng, Cảng vụ hàng hải, Cảnh sát biển, Sở TN&MT Tìm hiểu, khảo sát - Thu thập số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp bao gồm các thông tin về tổ chức và năng lực của Ban quản lý cảng cá; đặc điểm của tàu thuyền ra vào cảng; đặc điểm của dịch vụ hậu cần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

nghề cá... Những hạn chế, khó khăn, nguyên nhân và cách giải quyết. Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin như sau:

Đối tượng Số lượng phiếu Phương pháp Nội dung 1.Ban quản lý cảng cá 10 Bảng hỏi, phỏng vấn sâu

Thu thập thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi chính sách; những đánh giá về công tác quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá từ phía cơ quan quản lý

2.Chủ tàu: 80 Bảng hỏi,

thảo luận nhóm, phỏng vấn

sâu

Thu thập thông tác động của cơ chế, chính sách và công tác tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý; những ưu điểm và hạn chế gặp phải; những đánh giá về công tác quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá từ phía ngư dân

-Tàu công suất ≥90CV 20 -Tàu công suất từ 50

đến dưới 90CV

20 -Tàu công suất từ 20-

đến dưới 50CV

20 -Tàu công suất <20CV 20

3.Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá 10 Bảng hỏi, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu

Thu thập thông tác động của cơ chế, chính sách và công tác tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý; những ưu điểm và hạn chế gặp phải; những đánh giá về công tác các hoạt động dịch vụ của cảng cá từ phía cơ sở kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá

4.Thương lái 10

Bảng hỏi, phỏng vấn

sâu

Thu thập thông tác động của cơ chế, chính sách và công tác tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý; những ưu điểm và hạn chế gặp phải; những đánh giá về công tác quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá từ phía người buôn bán cá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

* Phỏng vấn cá nhân

Đây là công cụ sử dụng bảng hỏi gợi ý đã được chuẩn bị sẵn, các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng rẽ phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các cán bộ và người lao động thuộc Ban quản lý cảng cá, chủ tàu, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá, thương lái nhằm thu thập các thông tin về công tác điều hành tàu thuyền và hàng hóa qua cảng; dịch vụ hậu cần nghề cá; công tác bảo vệ môi trường và nguồn lợi hải sản; công tác an ninh khu vực cảng...

Trong đó, phỏng vấn toàn bộ thành viên của Ban quản lý cảng cá, phỏng vấn 80 chủ tàu đại diện cho 4 mức công suất tàu từ nhỏ tới lớn; toàn bộ chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá đang hoạt động tại cảng, phỏng vấn 10 thương lái thường xuyên tham gia mua bán tại cảng.

* Quan sát trực tiếp:

Quan sát trực tiếp là quan sát một cách có hệ thống các sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh nào đó, đây là một cách tốt để kiểm tra chéo câu trả lời của người được phỏng vấn.

* Sử dụng phương pháp PRA:

Phỏng vấn bán cấu trúc các bên liên quan, từ đó tổng hợp các nguyện vọng, nhu cầu của cán bộ ban quản lý cảng cá, chủ tàu, chủ cơ sở kinh doanh, tư thương, cùng họ tham gia chia sẻ, thảo luận và lắng nghe những khó khăn mà họ đang gặp phải từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp có căn cứ khoa học.

* Phương pháp chuyên gia:

Tham vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan thuộc nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý ngành thủy sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)