4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.2. Nâng cao năng lực cho Ban quản lý
Giải pháp về nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng quản lý và vận hành cảng cá. Mặc dù các nhân viên của cảng cá Lạch Bạng vẫn đang thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình nhưng xét về lâu dài thì nguồn nhân lực hiện tại của cảng cá chưa đáp ứng được các yêu cầu ngày cảng tăng của thực tế quản lý khi mà cảng cá mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Hiện nay có một hạn chế là chưa có các chuyên ngành đào tạo về quản lý cảng cá trong trường đại học. Kiến thức về quản lý cảng cá hiện tại là kiến thức tổng hợp từ nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, quản lý cảng cá hiện nay là dựa vào kinh nghiệm của từng cảng, các cán bộ làm quản lý cảng cá hầu hết không được đào tạo về nghiệp vụ quản lý. Xu hướng phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế hội nhập quốc tế, trong đó có nghề cá. Vì vậy, trong tương lai Việt Nam có thể có những cảng cá Quốc gia đáp ứng tất cả các nhu cầu của tàu thuyền khai thác hải sản, đặc biệt là tàu thuyền khai thác hải sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85
của nước ngoài có thể cập cảng cá Việt Nam để trao đổi, mua bán, giao thương về các loại mặt hàng thủy sản. Xuất phát từ xu thế đó, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực quản lý cảng cá cũng cần phải được đào tạo để phù hợp với xu thế quản lý mới, đáp ứng được các loại hình hoạt động mới của cảng cá. Để có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được yêu cầu về kiến thức và sức khỏe có thể làm việc tốt trong môi trường làm việc đặc thù như cảng cá thì cảng cá phải chú trọng khâu tuyển chọn ban đầu, đồng thời phải thiết lập chương trình đào tạo cho từng bộ phận, thường xuyên tập huấn cho các bộ phậm nhằm nâng cao năng lực quản lý và làm chủ các trang thiết bị của cảng cá.
Đối với cảng cá Lạch Bạng, trong hoạt động của cảng cá, các bộ phận của cảng cần thường xuyên rút kinh nghiệm, các trường hợp, các tình huống khẩn cấp cần phải được đúc kết thành các bài học điển hình để truyền đạt cho nhân viên và phổ biến cho những người sử dụng, tham gia vào các hoạt động của cảng biết. Để đảm bảo nhân sự cho cơ cấu Ban quản lý cảng, cảng cần phải đào tạo số lượng nhân sự như bảng 4.17.
Bảng 4.17. Nhân lực cần thiết của cảng cá Lạch Bạng
TT Chức danh Trưởng bộ phận Cán bộ thuộc bộ phận Tổng 1 Giám đốc 1 - 1 2 Phó giám đốc 1 - 1 3 Bộ phận kỹ thuật 1 8 9
4 Bộ phận điều độ, an ninh, phu phí 1 12 13
5 Bộ phận hành chính – kế toán 1 4 5 6 Bộ phận Maketing 1 1 2 7 Bộ phận tin học 1 1 2 8 Bộ phận môi trường 1 1 2 Tổng 8 27 35 Nguồn: Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86
Để đảm bảo hoạt động của cảng cá Lạch Bạng hoạt động nhịp nhàng, cơ cấu bộ máy hoạt động của cảng tối thiểu cần 35 người, trong đó có Giám đốc cảng quản lý chung; Phó giám đốc cảng phụ trách, tham mưu và đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý khi Giám đốc vắng mặt; Các trưởng các bộ phận, phụ trách bộ phận và quản lý lao động của bộ phận mình quản lý, tham mưu cho Giám đốc cảng về các biện pháp quản lý cảng.
Bộ phận kỹ thuật; đảm nhiệm việc vận hành và sửa chữa các trang thiết bị máy móc của cảng.
Bộ điều độ, anh ninh và thu phí cần nhiều nhân lực nhất vì bộ phận điều độ và thu phí tại cầu cảng, bộ phận an ninh và thu phí phương tiện ra vào cảng, tổ này còn phụ trách nhiệm vụ an ninh, an toàn tại cảng cá, đây được coi là bộ phận quan trọng đảm bảo cho cảng cá hoạt động hiệu quả, an toàn.
Bộ phận hành chính – kế toán, Maketing, tin học và môi trường giúp Giám đốc quản lý về nhân lực, tài chính, tiếp thị hoạt động cảng và bảo vệ môi trường cảng cá, giúp cảng cá hoạt động một cách nhịp nhàng.
4.3.3. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng
Hầu hết các cảng cá ở nước ta hiện nay đầu tư bởi nguồn ngân sách Nhà nước. Mỗi một công trình cảng cá có giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng. Điều đó cho thấy việc đầu tư, xây dựng một cảng cá là rất tốn kém và hầu hết lĩnh vực tư nhân không đủ tiềm năng về kinh tế để đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cảng. Tuy nhiên, để mở rộng các loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá đáp ứng được yêu cầu của đội tàu thuyền khai thác hải sản như hiện nay thì cảng cá cần phải có những chiến lược phát triển cảng một các đúng đắn và phù hợp. Trước hết cảng phải phát huy được nội lực của mình kết hợp kêu gọi đầu từ của khu vực tư nhân vào các lĩnh vực hậu cần dịch vụ trong khu vực cảng cá, đồng thời liên kết với các đối tác, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước nhằm tận dụng công nghệ, kiến thức quản lý và vốn của các đối tác nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vốn đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực hậu cần. Xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ cảng cá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87
đồng bộ phục vụ tốt cho tàu thuyền khai thác hải sản là mục tiêu cần hướng tới. Vì vậy, để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào cảng cá thì cảng cá phải tạo được môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp, các đối tác bằng các chính sách khuyến khích đầu tư được đưa ra bởi chính quyền cảng.
Để đảm bảo cơ sở hạ tầng cảng cá phục vụ tốt cho nhu cầu của tàu thuyền, cảng cá Lạch Bạng cần xây mới cầu tàu cho tàu cập bến, đầu tư nâng cấp cầu cảng cũ để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ra vào cảng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xây dựng mái che trước cầu cảng để cá trong quá trình bốc dỡ không bị ảnh hưởng từ các điều kiện tự nhiên gây ương thôi cá.
Xây dựng bãi tập kết và nhà phân loại hải sản để tăng giá trị các sản phẩm thủy sản khai thác.
Đầu tư xây dựng các kho lạnh chứa cá để có nơi lưu giữ các trước khi bán cho các nhà máy chế biến hoặc chợ đên nơi tiêu thu.
Mở rộng đường giao thông nội bộ trong cảng, quy địn rõ nơi đậu đỗ các phương tiện đường bộ để rễ ràng quản lý và thu phí.
Nạo vét luông lạch ra vào cảng cá, tạo điều kiện cho tàu thuyền có thể vào cảng cá khi có nước ròng.
Xây dựng thêm các phao neo, trụ neo để tàu thuyền neo đậu sau khi bốc dỡ sản phẩm khai thác.
Cải tạo và nâng cấp nhà máy sử lý nước thải của cảng để đảm bảo nước thải được sử lý trước khi đưa ra môi trường.
4.3.4. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho ngư dân, người kinh doanh dịch vụ hậu cần, thương lái tại cảng cá kinh doanh dịch vụ hậu cần, thương lái tại cảng cá
a) Thông qua hội nghị, cuộc họp, tập huấn kiến thức pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kiến thức pháp luật về hàng hải cho ngư dân, góp phần giúp ngư dân vững vàng vươn khơi, bám biển
Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và an
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88
toàn tàu cá như Luật Thủy sản, các quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
Thông qua các lớp tập huấn ngư dân nắm được vùng biển nào tàu cá được phép hoạt động phân theo công suất của tàu, các ngành nghề được cấp phép khai thác thủy sản, những kỹ năng xử lý những tình huống khẩn cấp trên biển... Từ đó giúp ngư dân hiểu và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia khai thác thủy sản.
b) Biên soạn và phát hành tài liệu pháp luật, phổ biến trên báo chí, trên phương tiện thông tin đại chúng
Soạn thảo, cấp phát tờ rơi, cấp phát sổ tay hỏi - đáp những điều ngư dân cần biết trong hoạt động khai thác thủy sản. Hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở mở chuyên trang, chuyên mục và hướng dẫn hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên, trung tâm học tập cộng đồng, các thôn, làng, đội sản xuất tổ chức các lớp tập huấn, họp dân, nhằm phổ biến những nội dung về biển, đảo.
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các hình thức khác
Bên cạnh các hình thức trên, sử dụng nhiều hình thức khác để tuyên truyền, phổ biến pháp luật một cách sinh động và hiệu quả cho người ngư dân như: tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn, trợ giúp lưu động cho ngư dân nâng cao khả năng tìm hiểu pháp luật qua mạng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận
1. Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động dịch vụ tại cảng cá như: Khái niệm cảng cá, vai trò và đặc điểm của các cảng cá, các hoạt động trên mặt đất và mặt nước tại cảng cá. Nội dung quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá bao gồm: Hệ thống dịch vụ cung cấp nhiên liệu cho tàu thuyền; Hệ thống cung cấp nước đá; Hệ thống cung cấp điện, nước; Trang thiết bị nghề cá và an toàn hàng hải tại cảng. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động dịch vụ tại cảng các bao gồm: Cơ chế hoạt động của Ban quản lý cảng cá; Năng lực quản lý của ban quản lý cảng cá; Cơ sở hạ tầng; Trình độ nhận thức của ngư dân và người kinh doanh dịch vụ nghề cá.
2. Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá thời gian qua đạt được những kết quả tích cực góp phần vào sự phát triển trung của cảng cá Lạch Bạng. Tàu thuyền qua cảng Lạch Bạng bình quân tăng trưởng bình quân 31,17%/năm; số lượng tàu thuyền có công suất lớn từ 150 CV trở lên vào cập cảng có xu hướng tăng rất nhanh (146,16%/năm). Sản lượng thủy sản qua cảng tăng bình quân 150,53%/năm; sản lượng hàng hóa (hậu cần) qua cảng tăng bình quân 462,91%/năm. Cống tác điều hành tàu thuyền ra-vào cảng, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên được quan tâm, công tác an ninh, an toàn tại cảng được đánh giá cao (91,18% ý kiến đánh giá đạt yêu cầu trở lên). Tuy nhiên, công tác quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng mớichỉ dừng lại ở mức "đạt yêu cầu", chưa tương xứng với kỳ vọng của một "Trung tâm đô thị nghề cá" cấp Vùng Bắc Trung Bộ. Giải thích cho hạn chế này là do Cơ chế hoạt động của Ban quản lý chưa phù hợp, nghĩa vụ chưa gắn liền với quyền lợi, người lao động không yên tâm và gắn bó với công việc. Năng lực quản lý của Ban quản lý còn nhiều hạn chế do đội ngũ nhân viên vừa thiếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90
vừa yếu. Cơ sở hạ tầng cảng cá thiếu thốn và lạc hậu dẫn tới nhiều kêu ca, phàn nàn, bức xúc cho ngư dân cũng ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý các hoạt động dịch vụ. Đặc điểm của ngư dân, người kinh doanh, lao động quan khu vực cảng có trình độ dân trí thấp, nghề đi biển là nghề cha truyền con nối nên ý thức chung còn chưa cao ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý tại cảng.
3. Từ những phân tích thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa như sau: i) Đổi mới cơ chế hoạt động của Ban quản lý Cảng cá Lạch Bạng; ii) Nâng cao năng lực cho Ban quản lý; iii) Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng; iv) Nâng cao nhận thức cho ngư dân, người kinh doanh quanh khu vực cảng cá.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ NN&PTNT (2008). Báo cáo tóm tắt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
2. Bộ NN&PTNT (2009). Bộ Chương trình hành động về quản lý cảng cá - Dự án Scafi.
3. Bộ Thủy sản (1999). Chương trình khai thác hải sản xa bờ thời kỳ (1999- 2010).
4. Bộ Thủy sản (2005). Tình hình quản lý cảng cá ở Việt Nam và Kinh nghiệm quản lý cảng cá Cát Lở Vũng Tàu. Kỷ yếu hôi thảo toàn quốc về Khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá.
5. Bộ thủy sản (2006). Quyết định 20/QĐ-BTS/2006 ban hành về Quy chế quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
6. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2009). Dự án điều tra thực trạng công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá.
7. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2010). Báo cáo 6 tháng đầu năm 2010. Tình hình công tác đăng ký đăng kiểm tàu cá.
8. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2010). Báo cáo tình hình hoạt động cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão .
9. Chương trình hành động về quản lý cảng cá (2009). Dự án Scafi, Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
10. Kagoshima university, 2002. Fishing ports in Japan.
11. Nguyễn Đức Nga, Nguyễn Như Tiệp (2004). Kỹ thuật sơ chế bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch bằng nước đá, Nhà Xuất bản Nông nghiệp.
12. Quốc hội (2003). Luật thủy sản. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Roland B. Scheffczyk (1999). Cảng cá Cát Bà Cẩm nang đào tạo và quản lý, Ngân hàng phát triển Châu Á
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92
14. Sở NN&PTNT Thanh Hóa (2008). Dự án nâng cấp mở rộng cảng cá Lạch Bạng.
15. Sở NN&PTNT Thanh Hóa (2008). Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản. 16. Sở NN&PTNT Thanh Hóa (2009). Báo cáo tổng kết ngành thủy sản
Thanh Hóa.
17. Sở NN&PTNT Thanh Hóa (2009). Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp và mở rộng cảng cá Lạch Bạng, Đánh giá tác động môi trường.
18. Tổng cục Thủy sản (2012). Hội nghị bàn về giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản, năm 2011. Khánh Hòa.
19. Tổng cục Thủy sản (2013). Báo cáo tại "Hội thảo về tăng cường công tác quản lý, điều hành cảng cá" từ ngày 29-30 tháng 11 năm 2013, tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
20. Thủ tướng Chính phủ (2010). Quyết định 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010 về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020 đến năm 2030.
21. Thủ tướng Chính phủ (2010). Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 về Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020
22. Trần Minh Quang (1998). Cảng chuyên dụng, Nhà xuất bản giao thông vận tải.
23. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (1991). Phương án quy hoạch khai thác hải sản, cơ khí và hậu cần dịch vụ nghề cá vùng đồng băng sông hồng giai đoạn 1991-2000.
24. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (1996). Dự án lập quy hoạch tụ điểm