4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.4. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho ngư dân, người kinh
a) Thông qua hội nghị, cuộc họp, tập huấn kiến thức pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kiến thức pháp luật về hàng hải cho ngư dân, góp phần giúp ngư dân vững vàng vươn khơi, bám biển
Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và an
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88
toàn tàu cá như Luật Thủy sản, các quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
Thông qua các lớp tập huấn ngư dân nắm được vùng biển nào tàu cá được phép hoạt động phân theo công suất của tàu, các ngành nghề được cấp phép khai thác thủy sản, những kỹ năng xử lý những tình huống khẩn cấp trên biển... Từ đó giúp ngư dân hiểu và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia khai thác thủy sản.
b) Biên soạn và phát hành tài liệu pháp luật, phổ biến trên báo chí, trên phương tiện thông tin đại chúng
Soạn thảo, cấp phát tờ rơi, cấp phát sổ tay hỏi - đáp những điều ngư dân cần biết trong hoạt động khai thác thủy sản. Hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở mở chuyên trang, chuyên mục và hướng dẫn hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên, trung tâm học tập cộng đồng, các thôn, làng, đội sản xuất tổ chức các lớp tập huấn, họp dân, nhằm phổ biến những nội dung về biển, đảo.
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các hình thức khác
Bên cạnh các hình thức trên, sử dụng nhiều hình thức khác để tuyên truyền, phổ biến pháp luật một cách sinh động và hiệu quả cho người ngư dân như: tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn, trợ giúp lưu động cho ngư dân nâng cao khả năng tìm hiểu pháp luật qua mạng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận