1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA

83 1,2K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Trong những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20, cả nước có 29 cảng cá và 75 bến cá nhân dân, với 1.340m cầu bến, hầu hết đã bị xuống cấp nghiêm trọng

Trang 2

NGUYỄN VĂN PHÚC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA

Học viên: Nguyễn Văn Phúc

Chuyên ngành: Khai thác thủy sản Mã số: 60 62 80.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Cán bộ hướng dẫn : TS Trần Đức Phú

Hải Phòng, tháng năm 2011

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành là do quá trình nghiên cứu tài liệu và thực hiện các chuyến điều tra thực tế tại cảng cá Lạch Bạng – Tỉnh Thanh Hóa.

Số liệu được sử dụng trong luận văn này là toàn bộ kết quả điều tra tại cảng

cá Lạch Bạng và từ các cơ quan quản lý ngành thủy sản, cơ quan nhà nước của tỉnh Thanh Hóa Số liệu sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực và được sử lý theo các phương pháp khoa học để đảm bảo độ tin cậy.

Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu và các tài liệu sử dụng để hoàn thành luận văn này đã được lãnh đạo các cơ quan quản lý ngành thủy sản cũng như các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa cho phép sử dụng Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của lận văn này chưa có ai bảo vệ một học vị nào.

Hải Phòng, ngày tháng năm 2011

Tác giả

Nguyễn Văn Phúc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Đức Phú là người trực tiếp

hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này; TS Phan Trọng Huyến, TS Nguyễn Dức Sĩ, TS Hoàng Văn Tính và các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy tôi trong quá trình học từ năm 2009 - 2011

Tôi xin chân thành cảm ơn ThS Phạm Ngọc Tuấn, trưởng Phòng Cơ sở hậu

cần dịch vụ nghề cá, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã tạo mọi điều kiện

cho tôi hoàn thành luận văn Cảm ơn KS Nguyễn Duy Phúc, chuyên viên Vụ kế hoạch – Tổng Cục thủy sản, Giám đốc cảng cá Lạch Bạng KS Trần Đình Đạo, Kế toán cảng cá CN Lê Cao Kích và Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng đã giúp đỡ tôi

trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu điều tra tại cảng cá

Trân thành cảm ơn Lạnh đạo Cục Khai Thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Khai thác thủy sản, Phòng Đào tạo sau Đại học, các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Nha Trang

và các đồng nghiệp đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệp giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Hải Phòng, ngày tháng năm 2011

Tác giả

Nguyễn Văn Phúc

Trang 5

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT

(Đánh bắt bất hợp pháp không theo quy định, không báo cáo và

không quản lý được)

thủy sản Philippin)

MỤC LỤC

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1.1 Tổng quan về cảng cá Việt Nam 3

1.1.1 Cơ sở hạ tầng: 3

1.1.2.Tổ chức quản lý cảng cá 3

1.1.3 Kiểm soát nguồn lợi và ô nhiễm môi trường 4

1.1.4 Phối hợp trong công tác quản lý cảng: 5

1.1.5 Công tác tổ chức tập huấn về quản lý, sử dụng cảng cá: 6

1.2 Chức năng và vai trò của cảng cá 6

1.2.1 Chức năng của cảng cá 6

1.2.2 Vai trò của cảng cá 7

1.2.2.1 Đối với kinh tế xã hội 7

1.2.2.2 Giảm tổn thất sau thu hoạch và tăng giá trị của hàng hóa 7

1.2.2.3 Tạo việc làm 8

1.2.2.4 Thúc đẩy phát triển khai thác xa bờ 9

1.2.2.5 Thúc đẩy các hoạt động thương mại nghề cá 9

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô cảng cá tỉnh Thanh Hóa 10

1.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh 10

1.3.1.2 Địa hình 10

1.3.2 Tàu thuyền khai thác hải sản trong tỉnh 11

1.3.2.1 Cơ cấu đội tàu khai thác 11

1.3.2.2 Chiều dài và công suất tàu cá 12

1.3.3 Ngư trường nguồn lợi hải sản biển Thanh Hóa 12

1.3.3.1 Ngư trường khai thác 12

1.3.3.2 Thành phần loài 13

1.3.3.3 Trữ lượng và khả năng khai thác 14

1.3.3.4 Sản lượng 14

1.4 Tình hình quản lý cảng cá của các nước trên thế giới 15

Trang 7

1.5 Nghiên cứu trong nước về quản lý cảng cá 18

1.6 Đánh giá chung 19

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Nội dung nghiên cứu 21

2.1.1 Thực trạng bộ máy tổ chứ cơ sở hạ tầng, cơ sở hậu cần và đội tàu sử dụng cảng cá Lạch Bạng 21

2.1.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng 21

2.1.2.1 Số liệu điều tra 21

2.1.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động 21

2.1.3 Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng và thảo luận 21

2.1.3.1 Đề xuất về hoàn thiện bộ máy tổ chức 21

2.1.3.2 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá 21

2.1.3.3 Giải pháp về nguồn nhân lực 21

2.1.3.4 Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước 21

2.2 Phương pháp nghiên cứu 21

2.2.1 Điều tra số liệu thứ cấp 21

2.2.2 Điều tra số liệu sơ cấp 21

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 22

2.2.3.1 Phương pháp điều tra theo mẫu 22

2.2.3.2 Phương pháp khảo sát, do đạc trực tiếp 22

2.3 Phương pháp sử lý số liệu 22

2.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động 22

2.4.1 Năng suất bốc dỡ của cảng 22

2.1.2 Nhu cầu dịch vụ nước đối với các hoạt động của cảng cá 24

2.4.3 Nhu cầu của tàu thuyền đối với các dịch vụ hậu cần 24

2.4.4 Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá 25

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

3.1.1 Khái quát về cảng cá Lạch Bạng 27

3.1.1.1 Vị trí cảng 27

3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên khu vực Lạch Bạng 27

3.2 Kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động của cảng cá Lạch Bạng 28

Trang 8

3.2.1 Thực trạng tổ chức quản lý cảng 28

3.2.2 Trình độ cán bộ công nhân viên 30

3.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở hậu cần cảng cá Lạch Bạng 31

3.3.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng cảng cá 31

3.3.2 Thực trạng cơ sở hậu cần tại cảng cá Lạch Bạng 33

3.4.1 Thực trạng đội tàu sử dụng cảng cá Lạch Bạng 34

3.4.2 Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng 37

3.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng 38

3.5.1 Kết quả điều tra phỏng vấn 38

3.5.1.1 Tàu thuyền vào cảng cá bốc dỡ hàng hóa 38

3.5.1.2 Lưu lượng hàng hóa qua cảng cá Lạch Bạng 40

3.5.1.4 Nhu cầu sử dụng các dịch vụ dầu, đá cây, nước ngọt 43

3.5.1.5 Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá Lạch Bạng 45

3.5.1.6 An ninh trật tự 47

3.5.2 Đánh giá hoạt động của cảng cá Lạch Bạng 47

3.5.2.1 Đối với tàu thuyền vào cảng cá bốc dỡ hàng hóa 47

3.5.2.2 Đối với lưu lượng hàng hóa qua cảng 48

3.5.2.3.Đối với năng suất bốc dỡ hàng hóa qua cảng Lạch Bạng 48

3.5.2.4 Đối với nhu cầu sử dụng các dịch vụ dầu, đá cây, nước ngọt 48

3.5.2.6 Đối với an ninh trật tự 49

3.6 Ý kiến đề xuất 50

3.6.1 Đối với cảng cá Lạch Bạng 50

3.6.1 1 Về cơ cấu ban quản lý cảng cá Lạch Bạng 50

3.6.1.2 Giải pháp về nguồn nhân lực 53

3.6.1.3 Về cơ sở hạ tầng cảng cá 53

3.6.1.4.Về dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu cho tàu thuyền đi khai thác 55

3.6.1.5 Về hoạt động trong khu vực cảng cá 55

3.6.1.6 Về phương tiện vận chuyển trong khu vực cảng cá 56

3.6.1.7 Về đối tượng kinh doanh, buôn bán trong khu vực cảng 56

3.6.2 Đối với các cơ quan quản lý 56

3.6.2.1 Cải cách hành chính và phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá 56

3.6.2.2 Thành lập đơn vị quản lý cảng cá các cấp 57

Trang 9

3.6.2.3 Tăng cường vai trò quản lý cảng cá của các cơ quan quản lý nhà nước 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC 64

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 10

Bảng 1.1 Tàu cá theo nhóm công suất của tỉnh Thanh Hoá năm 2009 11

Bảng 1.2: Chiều dài tàu cá của tỉnh Thanh Hóa 12

Bảng 1.3 Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2006 – 2009 15

Bảng 3.1 Trình độ học vấn và độ tuổi của cán bộ cảng cá Lạch Bạng 31

Bảng 3.2: Cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Bạng 32

Bảng 3.3: Cơ sở hậu cần, dịch vụ cảng cá Lạch Bạng 33

Bảng 3.4: Tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng 35

Bảng 3.5: Tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng Lạch Bạng 35

Bảng 3.6: Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng từ năm 2008-1010 37

Bảng 3.7 Số lượng tàu thuyền qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại 39

cảng cá Lạch Bạng năm 2010 39

Bảng 3.8 Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại cảng cá Lạch Bạng năm 2010 40

Bảng 3.9: Năng suất bốc dỡ của một tàu cá vào cập bến (P c ) 42

Bảng 3.10: Thời gian bốc xếp của một tàu cá tại cảng (T bx ) 42

Bảng 3.11: Lượng hàng bốc dỡ của một bến/ngày đêm (P ng) 43

Bảng 3.12: Lượng hàng hóa bốc dỡ của một bến/tháng (P t) 43

Bảng 3.13: Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động của cảng cá (Q) 44

Bảng 3.14: Nhu cầu dịch vụ dầu đá và nước ngọt của tàu thuyền khai thác 45

Bảng 3.15: Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá Lạch Bạng 46

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang 11

Hình 3.1: Vị trí cảng cá Lạch Bạng tỉnh Thanh Hóa……….……28

Hinh 3.2: Sơ đồ tổ chức quản lý cảng cá Lạch Bạng – Thanh Hóa 29 Hình 3.3: Phương án cập tàu song song với cầu cảng 36

Trang 12

MỞ ĐẦU

Trong những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20, cả nước có 29 cảng cá và 75bến cá nhân dân, với 1.340m cầu bến, hầu hết đã bị xuống cấp nghiêm trọng ( bìnhquân mỗi tàu thuyền gắn máy chỉ có 0,02 m cầu bến để cập đậu [3] Các dịch vụhậu cần nghề cá không được bảo đảm, số tàu thuyền phải nằm bờ nhiều vì khôngđược sửa chữa, hoặc không được cung cấp ngư lưới cụ, sản phẩm khai thác khôngđược bốc dỡ và bảo quản kịp thời làm giảm chất lượng và giá trị của sản phẩm.Nhiệm vụ quản lý cảng cá, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khai thác hải sản trướckhi đi biển cũng chưa được chú trọng Vấn đề quản lý cảng cá gắn với bảo vệ môitrường, nguồn lợi thủy sản thời kỳ này chưa được quan tâm đúng mức Những nămgần đây, cùng với sự phát triển mạnh về số lượng tàu thuyền tham gia khai thác hảisản thì yêu cầu về an toàn sản xuất cho tàu thuyền tham gia hoạt động thủy sản, yêucầu về cơ sở hạ tầng nghề cá phục vụ cho khai thác hải sản càng trở nên cấp thiết.Nhận thức rõ được tầm quan trong của việc phát triển cơ sở hậu cần phục vụ nghề

cá, ngày 07 tháng 8 năm 1995 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Dự án khôi phục

và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá Việt Nam Đến nay ngành thủy sản đã hìnhthành được 66 cảng cá và 137 bến cá [3] Việc hoạt động của các cảng cá này đangđóng góp tích cực vào việc lưu thông hàng hóa và thúc đẩy kinh tế khu vực venbiển phát triển Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lĩnh vực hậu cần nghề cá màtrực tiếp là hoạt động của các cảng cá trong cả nước còn bộc lộ nhiều yếu điểm cầnkhắc phục, đặc biệt là trong công tác quản lý cảng cá, công tác đảm bảo an toàn chongười và tàu cá hoạt động, công tác kiểm soát môi trường

Hiện nay, công tác quản lý cảng cá, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của Banquản lý cảng, hầu hết cảng cá đều dừng lại ở nhiệm vụ thu phí dịch vụ và quản lý

cơ sở vật chất nên chưa đạt được mục tiêu đặt ra khi đầu tư xây dựng cảng Đếntháng 6 năm 2009, cả nước có 130.963 tàu thuyền đang tham gia hoạt động khaithác hải sản [14] Đây là áp lực tướng đối lớn đối với hậu cần nghề cá, đặc biệt làcảng cá Việt Nam vốn dĩ có cơ sở vật chất nghèo nàn, chiều dài cầu bến hạn chế vàđang trong tình trạng xuống cấp

Việc kiểm soát nơi neo đậu của tàu thuyền cũng gặp khó khăn, số lượng tàuthuyền neo đậu ở các bãi ngang, thậm chí neo đậu ngay trong vùng nước cảng cá

Trang 13

nhưng không theo quy định vẫn diễn ra gây mất an toàn giao thông, gây khó khăncho công tác quản lý cảng Cảng cá hiện nay không có kế hoạch kiểm soát, giảmthiểu ô nhiễm môi trường, các chất thải lỏng, rắn được xả trực tiếp xuống môitrường nước thuộc khu vực cảng Vùng nước cảng được người sử dụng nhìn nhậnnhư là nơi thải chất bẩn, nước thải

Năm 2006, Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đãban hành Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS ngày 01 tháng 12 năm 2006 ban hànhQuy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão Tuy nhiên, đây chỉ làquy chế mẫu, mỗi địa phương lại có Quy chế quản lý cảng cá khác khau Do đó,vấn đề quản lý cảng cá, quản lý hoạt động cảng rất còn chồng chéo, phức tạp vàgặp nhiều khó khăn

Từ thực trạng quản lý cảng cá hiện nay, tôi chọn Đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hoá” để nghiên cứu, đánh giá Tôi

mong rằng kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các giải phápquản lý cảng, xây dựng phương hướng phát triển cảng cá Lạch Bạng nói riêng vàcảng cá trên cả nước nói chung

Kết cấu luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 14

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về cảng cá Việt Nam

1.1.1 Cơ sở hạ tầng:

Vào những năm 90 của thế kỷ 20 cảng cá, bến cá của nước ta chủ yếu là cáccảng cá nhỏ Dịch vụ hậu cần nghề cá chủ yếu thuộc các công ty, doanh nghiệp nhànước Các công ty này đặt trạm thu mua ở các bến cá để thu mua sản phẩm khaithác đồng thời bán nhiên liệu, lưới sợi cho các tàu đánh cá hoặc mua bán trực tiếpvới các tàu thuyền của dân [4] Đến sau năm 1997, các công ty nhà nước có chủtrưởng giảm biên chế, và dần giải thể do đó chức năng thu mua hải sản, cung cấpvật tư nhiên liệu cho ngư dân chuyển dần sang một số nậu vựa Theo thống kê, đếncuối năm 1998, ngành thủy sản có 143 bến cá và 52 cảng cá với tổng chiều dài cầubến là 2.905 m Số cầu cảng này được xây dựng khá lâu hoặc chưa hoàn chỉnh bịxuống cấp hoặc bị tàn phá trong những năm chiến tranh [4] Có khoảng 4000 m cầubến được xây dựng và hoàn thành trong kế hoạch 1996 – 2000 Cơ sở hậu cần cảng

cá nhìn chung lạc hậu và thiếu đồng bộ, vệ sinh công nghiệp kém Đa số các bếncảng, luồng lạch ra vào là nới trú đậu của tàu thuyền chưa được nạo vét, tàu thuyền

ra vào rất khó khăn Số lượng tàu thuyền ra vào nhiều, trong khi đó nơi trú đậu quáthiếu thốn, không đảm bảo dẫn đến sản phẩm khai thác chậm được tiêu thụ [6] Đếnnay, cả nước có 67 cảng cá và 137 bến cá, các cảng cá này phần lớn là các cảng cáđược nâng cấp hoặc xây mới trên nền của các cảng cá cũ Tuy nhiên các cảng cáđược đầu tư xây dựng cũng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được các yêu cầu của tàuthuyền cũng như các khía cạnh khác của hậu cần nghề cá

1.1.2 Tổ chức quản lý cảng cá.

Bộ Thủy sản (cũ) đã ban hành Quy chế quản lý hoạt động của cảng cá, bến cá,

khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS Các địaphương ven biển đã thành lập các Ban quản lý cảng cá với các quy mô khác nhau vàgiao cho các đơn vị khác nhau quản lý Mỗi cảng thành lập một Ban quản lý hoặcmỗi tỉnh thành lập một Ban quản lý cảng cá để quản lý tất cả các cảng cá [16] Ví dụ:Ban quản lý cảng cá Nghệ An, Ban quản lý các công trình thủy sản Ninh Thuận, Xínghiệp quản lý cảng cá Kiên Giang, Ban quản lý các cảng cá và khu neo đậu tránhtrú bão Quảng Ngãi Các Ban quản lý này trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn và có trách nhiệm quản lý tất cả các cảng cá trong tỉnh Ngược lại ở một

Trang 15

số tỉnh khác thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại thành lập các Ban quản

lý trực tiếp quản lý cảng như: Ban quản lý cảng cá Hà Tĩnh chỉ quản lý một cảng cáThạch Kim, Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng - Thanh Hóa, Ban quản lý cảng cá Ninh

Cơ - Nam Định.v.v

Hầu hết các Ban quản lý cảng cá là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn Đối với các tỉnh Quảng Ninh, Tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu, tỉnh Phú Yên, tất cả các cảng cá, bến cá được giao cho Ủy ban nhân dânhuyện quản lý Một số cảng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp như cảng cá Cát Lởtrực thuộc Tổng Công ty hải sản Biển Đông, Cảng cá Hạ Long ( Tổng Công ty thủysản Hạ Long) v v Các bến cá trong toàn quốc nói chung chưa hình thành các Banquản lý, các phường xã thường giao khoán cho một vài cá nhân trông coi

Mặc dù các cảng cá, bến cá giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển khaithác, nhất là khai thác xa bờ, nhưng trong bộ máy tổ chức từ Bộ cho đến các SởNN&PTNT chưa có các phòng chuyên trách theo dõi về lĩnh vực này Tại các cơquan quản lý chuyên ngành tại địa phương, cán bộ làm công tác quản lý cảng đượcgiao kiêm nhiệm quản lý cảng Việc thiếu thống nhất trong công tác quản lý cảng

cá và không có bộ máy quản lý chuyên trách từ Trung ương đến địa phương gâykhó khăn rất lớn cho công tác quản lý cảng cá Vì vậy, các cơ chế chính sách vềphát triển hậu cần nghề cá nói chung và đầu tư phát triển cảng cá nói riêng khôngđược ban hành kịp thời và không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn nghề cá

1.1.3 Kiểm soát nguồn lợi và ô nhiễm môi trường.

Việc kiểm soát nguồn lợi hải sản hiện nay chủ yếu dựa vào các tàu kiểm ngưcủa các tỉnh Tuy nhiên, số lượng tàu kiểm ngư rất hạn chế, thêm vào đó là việc thiếukinh phí hoạt động do đó các tàu này chỉ hoạt động cầm chừng dẫn đến việc khaithác hải sản hầu như không được kiểm soát Kiểm soát nguồn lợi ở cảng cá, bến cá

về thành phần loài, sản lượng, kích cỡ, đặc biệt là các loài hải sản trong danh mụccấm khai thác và các loài quý hiếm cần được bảo vệ vẫn chưa được thực hiện Cáccảng cá không kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường, các chất thải lỏng, rắnđược xả trực tiếp xuống môi trường nước thuộc khu vực cảng như nước rửa cá,nilon, dầu thải và các chất thải khác

Công tác phối hợp quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực cảng cá,bến cá giữa Ban quản lý cảng cá, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài

Trang 16

nguyên và Môi trường các tỉnh chưa được chặt chẽ Thêm vào đó là sự thiếu ý thứcbảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động cảng cá, bến cálàm cho vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực cảng cá trở nên trầm trọng hơn Tìnhtrạng ô nhiễm môi trường ở các cảng đang ở mức báo động Một số cảng có nhà máy

sử lý nước thải nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế do công suất nhỏ như cảngTắc Cậu (Kiên Giang), Cảng cá Cát Bà (Hải Phòng), cảng cá Phan Thiết (BìnhThuận) [3]

Bố trí cảng cá và cao trình cầu cảng ở một số cảng cá không hợp lý cũng lànguyên nhân gây khó khăn và kéo dài việc bốc dỡ vận chuyển cá, ở mức độ nào đóviệc này cũng có ảnh hưởng đến yếu tố môi trường Đối với hệ thống bến cá thì vấn

đề ô nhiễm môi trường là đáng kể, tập trung chủ yếu do hạ tầng kém sinh ra, nhiềubến cá lầy bùn, thiếu nước sạch

Suy thoái về môi trường đang làm ảnh hưởng trầm trọng tới môi sinh [18],cần phải tính đến giải pháp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩncho phép Đối với hệ thống đang bị quá tải cần tính đến giải pháp nâng cấp cho phùhợp với lưu lượng và tải lượng nước thải thực tế tại cảng

Nhiệm vụ giám sát môi trường khu vực cảng cá trở nên cấp bách, cần phải

có sự phối hợp giữa các Ban, Ngành, các tổ chức môi trường tham gia giám sát vàquản lý để kịp thời xử lý các tình huống cấp bách về môi trường tại khu vực cảng

1.1.4 Phối hợp trong công tác quản lý cảng:

Việc phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý cảng cá, quản lý

tàu thuyền trong khu vực cảng, giám sát nguồn lợi, quản lý môi trường, kiểm trađiều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm an ninh, trật tự trong cảngcòn nhiều bất cập Thiếu quy chế phối hợp và công tác quản lý còn chồng chéonhau giữa lực lượng biên phòng và kiểm ngư, cảnh sát biển, các cơ quan Ban ngànhcủa tỉnh Các đơn vị như Chi Cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi Cục

vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Tài nguyên và Môi trường vv muốn vào trong cảng

để triển khai công tác đăng ký, đăng kiểm, giám sát nguồn lợi, kiểm tra điều kiện

vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng môi trường cũng gặp nhiều khókhăn do việc phối hợp với Ban quản lý cảng cá, bến cá chưa tốt dẫn đến chậm trễtrong triển khai các hoạt động này

Trang 17

1.1.5 Công tác tổ chức tập huấn về quản lý, sử dụng cảng cá:

Công tác tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý cảng cá, bến cá và người sửdụng cảng (thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên, các hộ kinh doanh) chưa đượccác cấp, các ngành quan tâm đúng mức Ngư dân không được tuyên truyền về các

cơ chế chính sách của Nhà nước cũng như các quy định của pháp luật về khai thác

và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các quy định về bảo vệ môi trường và an ninh, antoàn tại cảng cá

1.2 Chức năng và vai trò của cảng cá

1.2.1 Chức năng của cảng cá

Cho đến nay, khái niệm về chức năng của cảng cá cũng chưa được xác địnhmột cách rõ ràng [18] Khi nói đến cảng cá, người ta ngầm hiểu đó là nơi cho tàuthuyền vào neo đậu bốc dỡ hàng thủy sản Nhưng về thực chất, cảng cá còn nhiềucác chức năng khác gắn liền với hoạt động của nó Thực chất, cảng cá mang tínhchất là một cảng chuyên dụng và có thể mở rộng để trở thành một trung tâm nghề

cá hay một trung tâm kinh tế biển Ở đó có các hoạt động như quản lý tàu thuyền,bốc dỡ, xử lý, chế biến và mua bán hải sản và cung cấp hậu cần như lương thực,thực phẩm, ngư cụ, nhiên liệu và các nguyên vật liệu khác cho tàu cá nhằm phục vụcho công tác đánh bắt cá trên biển đồng thời thực hiện nhiệm vụ bảo quản vậnchuyển cá và tiến hành sửa chữa, đóng mới tàu thuyền cùng các dịch vụ khác [2]

Do đó, ngoài chức năng bốc dỡ các sản phẩm khai thác, cảng cá còn có chức năngnhư:

Chức năng quản lý chung: là nơi thực hiện các chính sách của nhà nướctrong lĩnh vực quản lý cảng cá và bảo vệ nguồn lợi, phát triển kinh tế các vùng venbiển

Chức năng vận hành: cảng cá thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn giaothông cho tàu thuyền, bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm khai thác và các dịch vụ phụtrợ

Chức năng tiếp nhận và phân phối: Cảng cá là một mắt xích trong chuỗi lưuthông của hàng hóa, từ tàu khai thác đến tay người tiêu dùng

Chức năng kho: Kho bảo quản lạnh tại cảng cá được trang bị đầy đủ và hiệnđại phục vụ lưu kho các sản phẩm khai thác sẽ làm tăng giá trị sản phẩm

Trang 18

Chức năng phát triển: Tổ chức vận hành cảng cá, trợ giúp các tổ chức cánhân kinh doanh trong cảng, làm cho hàng hóa lưu thông thuận lợi, giải quyết công

an việc làm là góp phần phát triển cảng cá và kinh tế của khu vực xung quanh

1.2.2 Vai trò của cảng cá

Vai trò của cảng cá không chỉ dừng lại ở việc bốc dỡ hàng hóa và cung cấpnhu yếu phẩm cho tàu thuyền khai thác hải sản mà cảng cá còn có vai trò to lớntrong việc lưu thông hàng hóa thủy sản, thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vựcnghèo ven biển và khai thác xa bờ.vv Đến nay, chưa có nghiên cứu nào về vai tròcủa cảng cá đối với xã hội Tuy nhiên, về mặt chủ quan có thể tổng hợp vai trò củacảng cá đối với các mặt của xã hội như sau:

1.2.2.1 Đối với kinh tế xã hội

Việc xây dựng cảng cá có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế

xã hội tại các khu vực nghèo ven biển Ngoài hiệu quả về cung cấp dịch vụ hậu cầncho tàu thuyền khai thác hải sản, hiệu quả kinh doanh, cảng cá còn mang lại nhiềulợi ích khác cho xã hội khu vực xung quanh cảng cá Sự xuất hiện của cảng cá,trước tiên sẽ thúc đẩy ngành thủy sản của địa phương đó phát triển nhanh, mạnh cả

về đánh bắt và chế biến hải sản cung cấp cho xã hội nguồn thực phẩm phục vụ chotiêu dùng và xuất khẩu [2] Hiệu quả kinh tế xã hội của cảng cá là rất lớn và đượcthể hiện trên nhiều phương diện khác nhau Tuy nhiên, đến nay cũng chưa cónhững đánh giá đầy đủ và chính xác về các hiệu quả kinh tế xã hội cảng cá mạnglại

1.2.2.2 Giảm tổn thất sau thu hoạch và tăng giá trị của hàng hóa

Việc tổ chức sản xuất tại cảng cá, trong đó thời gian bốc dỡ sản phẩm thủysản, bảo quản và vận chuyển có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tổn thất sau thuhoạch và tăng giá trị của sản phẩm khai thác Theo các nghiên cứu thì trong khoảng

hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn làm giảm chất lượng sản phẩm khai thác Nếu

20 đến 30 giờ

Rõ ràng là yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến thời gian bảo quản và chấtlượng của sản phẩm Ngoài việc chậm trễ trước khi ướp lạnh sản phẩm thì việc các

Trang 19

sản phẩm để ngoài nắng gió càng làm rút ngắn thời gian bảo quản Trước áp lựctăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản, xu hướng thiêu thụ sản phẩmđảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường được đặt lênhàng đầu Tuy nhiên, thực tế bảo quản các sản phẩm khai thác của các tàu đánh cáViệt Nam cũng như việc bảo quản các sản phẩm khai thác sau khi bốc dỡ tại cảng

cá còn rất nhiều yếu kém Thực tế giá trị thất thoát sau thu hoạch còn rất lớn,khoảng 30% giá trị hằng năm, tương đương với 250 triệu USD (khoảng 5 nghìn tỉđồng) chỉ trong năm 2008, trong đó có các sản phẩm có khai thác có giá trị xuấtkhẩu cao như cá thu, cá dưa, cá chim, cá ngừ đại dương, mực và bạch tuộc [1] Do

đó, cảng cá đóng vai trò cũng là một mắt xích quan trọng, việc giảm thời gian bốc

dỡ sản phẩm khai thác, giải phóng tàu nhanh, cảng có mái che trước cầu cảng đểtránh ánh nắng mặt trời, các thiết bị vận chuyển và bốc dỡ được đầu tư đồng bộ, hệthống kho lạnh đầy đủ và hoạt động ổn định là các yếu tố tiên quyết cho việc giảmtổn thất sau thu hoạch

1.2.2.3 Tạo việc làm

Cảng cá là một bộ phận cơ sở hạ tầng rất cơ bản của hoạt động đánh bắt thủysản, nó không chỉ giúp cộng đồng ngư dân nâng cao hiệu quả đánh bắt, cải thiệnđời sống xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ môitrường sinh thái biển và cảnh quan môi trường ven biển tại các tụ điểm nghề cá vàquản lý nguồn lợi hải sản một cách lâu bền [2] Sự hoạt động của cảng cá kéo theorất nhiều hoạt động khác liên quan, trong đó có các hoạt động kinh doanh, buônbán và vận chuyển các sản phẩm thủy sản Ở lĩnh vực hoạt động này, cảng cá có sựtham gia của một số lượng lớn lao động mà chủ yếu là các lao động nghèo Laođộng ở đây có thể chia làm 3 nhóm: Nhóm thứ nhất là các đầu nậu chuyên thu mua

cá trọn gói từ các tầu khi vừa cập cảng và bán lại cho các hộ buôn bán nhỏ hoặc cácdoanh nghiệp chế biến thuỷ hải sản Nhóm thứ 2 là những người buôn bán nhỏ, vốnliếng ít nên đi mua lại rồi mang vào các chợ trong thành phố bán kiếm lời Lựclượng này đông nhất, có khi lên tới hàng nghìn người và chủ yếu làm ăn theo thời

vụ Và nhóm thứ 3, đó là những người sống bằng nghề khiêng thuê, vác mướn, đa

số là ngư dân ở làng chài Với những người này, thu nhập của họ phụ thuộc vào sứckhoẻ của chính mình và vận may của những ngư dân [7] Số lượng lao động tạicảng cá nêu trên còn chưa tính đến số lượng lao động hoạt động trong các nhà máy,

Trang 20

cơ sở chế biến thủy sản trong cảng cá Ví dụ, đối với các cảng cá lớn như cảng cáTắc Cậu – Kiên Giang số lượng lao động trong 19 doanh nghiệp đóng trong khuvực cảng sử dụng hơn 1000 người.

Rõ ràng là cảng cá có vai trò quan trọng không những trong việc phục vụcác đội tàu đánh bắt thủy sản mà còn tạo điều kiện việc làm cho hàng ngàn laođộng, đặc biệt là lao động nghèo khu vực ven biển là những vùng mà lực lượng laođộng ở đây vốn đã nghèo về đời sống vật chất, học vấn và không có nghề nghiệp gìkhác ngoài nghề khai thác hải sản

1.2.2.4 Thúc đẩy phát triển khai thác xa bờ

Với vai trò là một mắt xích trong lĩnh vực hậu cần nghề cá, cảng cá là nơicung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá như cung cấp ngư cụ, sửa chữa tàu thuyền vàcung cấp các nhu yếu phẩm khác cho tàu thuyền khai thác hải sản Nhận rõ đượcchức năng của cảng cá, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch hệ thốngcảng cá đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 trong đó nhấn mạnh vai trò củacảng cá, bến cá, đặc biệt là các cảng cá ven biển và tuyến đảo [15] Cảng cá sẽ là cơ

sở hậu cần cho các tàu khai thác xa bờ tạo điều kiện thuận lợi để các tàu khai thácbám biển dài ngày là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh quốcphòng

1.2.2.5 Thúc đẩy các hoạt động thương mại nghề cá

Theo Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 về Chiến lược phát triểnthủy sản Việt Nam đến năm 2020, phát triển thủy sản trở thành một ngành sản xuấthàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tếquốc tế Trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyêntái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới, chuyển nghề cá nhân dân thành nghề cá hiệnđại, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xãhội đất nước Thực hiện thắng lợi Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hànhTrung ương Đảng khoá X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, đưa nước

ta trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển [17] Cảng cá có các điềukiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động thương mại nghề cá như: Tổ chức quản lý

và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh tại cảng, tổ chức bán đấu giá các sản phẩm thủysản, tìm kiếm thị trường, cung cấp thông tin giá cá cho tàu thuyền khai thác hải sản.Qua đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tăng giá trị các sản phẩm khai thác

Trang 21

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô cảng cá tỉnh Thanh Hóa

1.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh

1.3.1.1 Vị trí địa lý

Thanh Hoá thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, nằm ở vĩ tuyến 19018`B

Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn(nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ với đường bờ

người bằng 4,5% dân số cả nước với 27 huyện, thị xã, thành phố [12] Tỉnh ThanhHoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểmBắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nốiliền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt Bắc -Nam, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâuNghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùngtrong tỉnh và đi quốc tế

1.3.1.2 Địa hình

Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng

rõ rệt: Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037ha, chiếm 75,44%

Vùng ven biển có diện tích 110.655ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh,với

bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng Chạy dọc theo bờ biển là cáccửa sông Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6m, có những vùng đất đairộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp,dịch vụ kinh tế biển Dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn, nhỏ Trong đó có 5 cửa lạchchính là: Lạch Sung, lạch Trường, lạch Hới, lạch Bạng và lạch Ghép Đây khôngnhững là nguồn cung cấp thức ăn hữu cơ, vô cơ rất phong phú và đa dạng cho cácloài cá và đặc hải sản mà còn là nơi thuận tiện cho giao thông đường thuỷ, cho tầuthuyền đánh cá ra vào, là bến đậu, là nơi hội tụ, giao lưu kinh tế, đã và đang trởthành những cụm điểm, những trung tâm nghề cá của tỉnh [12]

Trang 22

1.3.2 Tàu thuyền khai thác hải sản trong tỉnh

1.3.2.1 Cơ cấu đội tàu khai thác

Số lượng tàu thuyền thường xuyên vào cảng, chiều dài tàu cũng như xuhướng phát triển về số lượng tàu thuyền trong khu vực là một trong những yếu tốảnh hưởng đến quy mô và kết cấu cảng cá Hầu hết các cảng cá Việt Nam đượcthiết kế để tàu thuyền cập bến bốc dỡ hàng hóa theo hướng song song với bến cậptàu Do đó, chiều dài tàu có ảnh hưởng lớn đến chiều dài cầu cảng Theo thống kêcủa Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá cho thấy tổng

số tàu thuyền khai thác thuỷ sản tính đến 31/10/2009 là 9.020 chiếc, với tổng côngsuất 277.364CV, công suất bình quân là 30,7CV/tàu (Bảng 1.1)

Bảng 1.1 Tàu cá theo nhóm công suất của tỉnh Thanh Hoá năm 2009

Nguồn: Chi Cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa

Từ kết quả ở bảng (1.1) cho thấy đội tàu cá có công suất máy < 20CV là6.923 chiếc, chiếm 76,8%; đội tàu cá có công suất máy < 20-<50CV là 705 chiếc,chiếm 7,8%; đội tàu có công suất máy từ 50CV đến nhỏ hơn 90CV là 622 chiếc,chiếm 6,9%; đội tàu cá có công suất máy từ 90CV trở lên có 770 chiếc, chiếm8,5% Số lượng tàu thuyền có công suất máy từ 20CV trở lên ở Thanh Hoá có

2097 chiếc trong khi số lượng tàu thuyền có công suất máy dưới 20CV là 6923chiếc lớn hơn gấp 3.3 lần Chiếm ưu thế về số lượng là đội tàu có công suất máy

từ nhỏ hơn 20CV

Số lượng tàu cá cũng phân bố không đều ở các địa phương trong tỉnh, sốlượng tàu cá tập trung nhiều nhất ở huyện Tĩnh Gia với 2.690 chiếc, tiếp đến là ởhuyện Quảng Xương là với 2.293 chiếc, huyện Hoằng Hoá và Thị Xã Sầm Sơn có

Trang 23

số lượng tàu cá là (1.470 và 1.274 chiếc), huyện Nga Sơn có số lượng tàu thuyền

ít nhất với 359 chiếc, chủ yếu là tàu thuyền có công suất dưới 20 CV [15]

1.3.2.2 Chiều dài và công suất tàu cá

Đối với cảng cá, yếu tố chiều dài tàu thuyền khai thác hải sản và phương áncập cầu có ý nghĩa quyết định trong việc đầu tư xây dựng cảng cá, kết cấu của cầutàu và cơ sở hạ tầng của cảng cá Theo thống kê về tàu thuyền trong tỉnh thì, chiềudài tàu cũng như tải trọng của tàu thuyền được thể hiện trong bảng sau (Bảng 3.2)

là hai yếu tố được xét đến trong tính toán chiều dài cầu cảng

Bảng 1.2: Chiều dài tàu cá của tỉnh Thanh Hóa

TT Loại tàu

vào cảng

Kích thước tàu (LxBxT) m

Tải trọng (D)

Nguồn: Chi Cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa

Từ Bảng (1.1) và Bảng (1.2) thấy rằng, đội tàu khai thác thủy sản của tỉnhThanh Hóa chủ yếu là tàu nhỏ, có chiều dài chủ yếu dưới 20m Theo kết quả điềutra tàu thuyền tại cảng, nhóm tàu chụp mực và tàu làm nghề lưới vây chủ yếu khaithác tại cửa Vịnh Bắc Bộ có khoảng cách 20 hải lý so với bờ Tàu thuyền làm nghềlưới kéo chủ yếu khai thác tại ngư trường Bạch Long Vĩ, việc cập bến bán cá củađội tàu thuyền này chủ yếu tại cảng cá Bạch Long Vĩ và cảng cá Cát Bà Do đó, tàuthuyền cập cảng cá trong tỉnh chủ yếu là tàu thuyền có công suất dưới 250 CV khaithác tại ngư trường thuộc tỉnh và các tàu thu mua hải sản

1.3.3 Ngư trường nguồn lợi hải sản biển Thanh Hóa

1.3.3.1 Ngư trường khai thác

Qua kết quả điều tra khảo sát và thực tế cho thấy ngư dân Thanh Hoá

thường tập trung khai thác hải sản ở các ngư trường sau:

Ngư trường khai thác cá đáy: Tập trung các loài có giá trị kinh tế như: CáHồng, Nhỡ, Đù, Dưa, Phèn, Mối, Lượng, Tráp.v.v Các ngư trường khai thác

Trang 24

chính: Ngư trường lộng: Từ Bắc Hòn Nẹ đến lạch Hới, độ sâu từ 10 – 20m TừSầm Sơn đến Bắc Hòn Mê, độ sâu từ 12 – 25m

Ngư trường khai thác cá nổi: Tập trung các loài có giá trị kinh tế cao như:

Cá Chim, Thu, Lụ, Đé, Mòi, Dầu, Lầm, Nục, Trích, Bạc má, Chỉ vàng v.v Có 3ngư trường chính: Từ Đông Bắc lạch Hới đến Đông Nam Hòn Mê, độ sâu khai thác

từ 30 – 60m, cách bờ từ 30 – 50 hải lý Từ Bắc Hòn Nẹ đến Tây Nam Hòn Mê, độsâu khai thác từ 15 – 30m Từ giáp Ninh Bình đến giáp Nghệ An, độ sâu khai thác

từ 8 – 12m

Ngư trường khai thác tôm: Tập trung ở 2 bãi tôm lớn là: Bãi tôm phía bắc(Lạch Bạng – Lạch Quèn) và Bãi tôm phía Nam (Hòn Nẹ – Lạch Ghép) Diện tíchmỗi bãi tôm từ 300 – 350 hải lý vuông Nguồn lợi chủ yếu là tôm Bộp, tôm He, tômSắt Độ sâu khai thác tập trung ở khu vực từ 10 – 25m nước [11]

1.3.3.2 Thành phần loài

Với 102 km bờ biển chạy dài từ cửa Đáy (Ninh Bình) đến Đông Hồi (Tĩnh

ảnh hưởng của dòng hải lưu nóng và lạnh nên vùng biển này hình thành những bãitôm, cá có trữ lượng lớn [12] Dọc theo bờ biển có 5 cửa lạch chính là lạch Sung,lạch Trường, lạch Hới, lạch Bạng và lạch Ghép tạo điều kiện thuận lợi cho giaothông đường thủy và tàu thuyền khai thác hải sản ra vào cảng cá, bến cá Các cửalạch này cũng là nơi neo đậu

trú bão tự nhiên cho tàu thuyền khai thác thủy sản và cũng là nơi tập trungnhững tụ

điểm giao lưu kinh tế của ngành thủy sản của tỉnh và các tỉnh lân cận

Theo nghiên cứu, nguồn lợi hải sản của khu vực biển Thanh Hóa như sau:Nguồn lợi hải sản vùng biển Thanh Hoá có đặc điểm tương đối giống nhưnguồn lợi hải sản của các tỉnh ven biển thuộc Vịnh Bắc bộ Những loài hải sản có giátrị kinh tế của Vịnh Bắc bộ đều xuất hiện tại vùng biển Thanh Hoá Nhiều loài hải sản

có giá trị kinh tế cao và nổi tiếng như: Cá Chim, cá Thu, cá Nhụ, cá Đé, tôm He, tômBộp, tôm Sú, mực Nang, mực ống, Cua.v.v Số liệu điều tra cũng cho thấy: Vùng biểnThanh Hoá đã bắt gặp 71 họ, 118 giống và 190 loài hải sản Trong đó: Cá có 60 họ,

102 giống và 155 loài; Mực có 4 họ, 12 loài; Tôm có 4 họ, 15 loài; Ghẹ có 1 họ, 4 loài;Sam có 1 họ, 1 loài.v

Trang 25

1.3.3.3 Trữ lượng và khả năng khai thác

Các chương trình điều tra, khảo sát nguồn lợi hải sản của Viện Nghiên cứuHải sản đã tính toán và đánh giá khả năng khai thác bền vững tối đa ở biển ThanhHoá theo 2 phương pháp:

- Phương pháp tính theo năng suất, sản lượng: Khả năng khai thác bền vữngtối đa khoảng 56.000 tấn/năm

- Phương pháp tính theo cơ sở thức ăn của vùng nước ngiên cứu: Khả năngkhai thác bền vững tối đa khoảng 60.000 tấn/năm

Ngoài ra vùng biển Thanh Hoá còn có nguồn lợi Moi và Sứa: Ước tính mỗinăm, ngư dân Thanh Hoá đã khai thác được khoảng 4000 – 6000 tấn hai loại sảnphẩm này

1.3.3.4 Sản lượng

Nghề lưới kéo cá: Bình quân cả năm tỉ lệ sản lượng cá chiếm khoảng 89,8%,

Mực 7,2%, Tôm 1,1% và Ghẹ 1,1%

Giống cá có tỉ lệ sản lượng cao nhất là giống cá Miễn Sành: 18,5%, sau đó là

cá úc 13,6%, cá Liệt 8,8%,v.v Giống Mực ống cũng chiếm tỉ lệ khá cao 6,3%

Loài cá có tỉ lệ cao nhất là cá Miễn sành hai gai 18,5%, sau đó là cá Úc

thường 13,6%, v.v Loài Mực ống Ấn Độ chiếm 3,9%

Nghề lưới kéo tôm: Có 12 giống tôm chiếm >1% tổng sản lượng Sản lượng

của 12 giống này chiếm 68,3% tổng sản lượng mẻ lưới Trong đó giống tôm Choán

và tôm Tít chiếm 16,6%, các giống cá chiếm 33,4% và Ghẹ cũng chiếm 18,4%.[12]

Năng suất khai thác (kg/h) các loài tôm trong họ tôm He (đối với loại tàu45CV) trong vụ Bắc dao động từ 0,2- 3,6 kg/h, năng suất cao nhất đạt được ở cưảLạch Ghép là 3,6 kg/h, sau đó là ngang cửa Lạch Bạng 2,9kg/h Trong vụ Nam daođộng từ 0,8 -3,1 kg/h, cao nhất vẫn là ở cửa Lạch Ghép 3,1 kg/h, cửa Lạch Bạng 1,4

kg/h

Qua các nghiên cứu, đánh giá về nguồn lợi hải sản của tỉnh Thanh Hóa chothấy rằng, nguồn lợi hải sản của Thanh hóa đa đạng và phòng phú, thành phần loàitương tự của khu vực biển Bắc Bộ Sản lượng khai thác hải sản biển năm sau luôncao hơn năm trước Chi tiết sản lượng khai thác của tỉnh thể hiện trong Bảng (1.3)

Trang 26

Bảng 1.3 Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2006 – 2009

Nguồn: Chi Cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa

Qua bảng thống kê sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Thanh Hóa cho thấysản lượng liên tục tăng theo các năm từ năm 1996 đến năm 2009 Sản lượng khaithác hải sản tăng trung bình 6.12%/năm Sản lượng khai thác gia tăng do nhữngnăm gần đây có sự gia tăng lớn của số lượng tàu thuyền khai thác thêm vào đó làcác công nghệ khai thác tiên tiên phục vụ cho khai thác được áp dụng triệt để nhưmáy dò cá, sử dụng chà di động, lưới rê hỗn hợp v.v Sự gia tăng về số lượng tàuthuyền và sản lượng khai thác đã và đang là sức ép không nhỏ đến sự hoạt độngcủa các cảng cá, bến cá trong tỉnh, trong đó có cảng cá Lạch Bạng

1.4 Tình hình quản lý cảng cá của các nước trên thế giới

Các nước Châu Á:

Nghiên cứu và đưa ra các biện pháp quản lý cảng cá đã được nhiều nước cónghề cá phát triển thực hiện như; Nhật Bản, Hàn Quốc Nhiệm vụ quản lý cảng cácủa các nước có nghề cá phát triển được gắn chặt với nhiệm vụ quản lý tàu thuyền,chống đánh bắt bất hợp pháp, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khai thác hải sảntrước khi rời bến cũng như thúc đẩy kinh doanh buôn bán hàng thuỷ sản Quản lýcảng cá ở Nhật Bản được gắn với nhiệm vụ xúc tiến thương mại, đầu tư, bán đấugiá các sản phẩm thuỷ sản nhằm hạn chế đến mức tối đa thiệt thòi của người bán cá

và đồng thời tăng giá trị của các sản phẩm hải sản khai thác Cảng cá không chỉ là

cơ sở cho các hoạt động sản xuất thủy sản mà còn là nơi phân phối, chế biến hảisản, và ngoài ra còn đóng một vai trò quan trọng như là một cơ sở cho xã hội làngchài Nhật Bản có 2.620 cảng cá, Sở cảng cá là cơ quan đảm bảo cho sự an toàn củangười tham gia vào hoạt động của cảng và làm nhiệm vụ bảo tồn các loài thủy sảnhoang dã quý hiếm, bảo vệ môi trường sinh thái Các nghiên cứu về cảng cá của

Trang 27

Nhật Bản đã giúp chính phủ Nhật đưa ra được những biện pháp quản lý cảng cáphù hợp như: Sở cảng cá có nhiệm vụ quản lý các doanh nghiệp đánh bắt cá chuẩn

bị kế hoạch cảng, đây cũng là cơ quan phụ trách các chính sách về các cảng cá,chuẩn bị phương tiện cho cảng cá, lập kế hoạch bảo dưỡng thích hợp, quản lý vàquảng bá bảo vệ môi trường [22]

Các nước Châu Âu:

Cảng cá của Đức: Cảng cá hoạt động theo hai cơ quan, tất cả các phương tiện,

cơ sở vật chất của cảng thuộc về các Chính phủ Tuy nhiên, hoạt động kinh tế đượcđiều hành bởi các công ty tư nhân Vai trò của công ty thương mại tại các cảng cábao gồm:

Thứ nhất: Quản lý, điều hành và bảo trì của tất cả các cơ sở vật chất đượcgiao;

Thứ hai: Xếp dỡ, vận tải, bán đấu giá và các dịch vụ khác liên quan đến tiếpthị cá và các sản phẩm chế biển

Thứ ba: Hỗ trợ thương mại thuỷ sản, cung cấp tin tức khác liên quan đến hoạtđộng kinh tế, đang thuê, cho thuê tại cảng cá

Điều quan trọng đối với phát triển cảng cá phụ thuộc vào sự phát triển nghề cátrong vùng Từ đó các cảng cá được phân làm ba nhóm Nhóm A là nhóm các cảng

cá nhỏ, nhóm B là nhóm các cảng cá cỡ trung bình và nhóm các cảng cá lớn [3]

Iceland : Các hoạt động chính của cảng cá là tập trung vào phục vụ đánh bắt

cá, ngành công nghiệp, bốc xếp hàng hóa nói chung và tiếp nhận tàu tàu du lịch[21] Luật Dịch vụ cảng năm 1994 của Iceland bao gồm các dịch vụ nhiên liệu, xử

lý chất thải Những dịch vụ này hoạt động được thường được cung cấp bởi nhàcung cấp độc lập hoạt động trong cảng, chứ không phải do các cảng cung cấp Đạoluật năm 1994 quy định việc cung cấp đầu vào hữu ích trong lĩnh vực phát triển thểchế, đặc biệt đối với cải thiện hiệu quả hoạt động cảng, quản lý tài chính và ngânsách Các thông tin về k

iểm soát hệ thống, hiệu quả hoạt động cảng sản phẩm khai thác, năng lực xử lý,trung bình thời gian chờ đợi tàu và năng suất tổng thể cảng được ghi nhận để phục

vụ xây dựng chính sách thu hút khách hàng mới, đặc biệt là các công ty thủy sản

Các nước Đông Nam Á:

Trang 28

Indonesia: cảng cá Jakarta (JFP) không chỉ là một cảng đánh cá mà còn là nơitiếp thị, là trung tâm phân phối các hàng hoá thuỷ sản Cảng Jakarta cũng phục vụnhư một trung tâm chế biến cá, tôm và hải sản khác xuất khẩu và đóng vai trò củamột nơi xác định xuất xứ hàng thuỷ, hải sản được vận chuyển đến các thị trườngnước ngoài [3].

Philippin: Các cảng cá của philippin như cảng cá Davao, cảng cá Navotas làcác trung tâm nghề cá, là khu phức hợp thị trường nghề cá cá được đặt dưới sựkiểm soát của Cơ quan Phát triển Thủy sản Philippine (PFDA) Là nơi neo đậutruyền thống của các tàu đánh cá thương mại hoạt động tại khu vực đánh cá khácnhau ở Philippines [24] Các thủ tục tai cảng được đơn giản hóa và được PFDA hỗtrợ về thị trường Do đó, giảm được thời gian các sản phẩm thủy sản từ cảng đếnngười tiêu dùng PFDA đã phát triển các cảng cá thành một tổ hợp công nghiệpphục vụ hậu cần nghề cá và mục đích kinh doanh như: cho thuê đối với khu vực tưnhân để đóng hộp cá, chế biến và dịch vụ liên quan khác, tiếp thị thương mại vàcông nghiệp liên quan đến thủy sản Các dịch vụ được cung cấp như:

Dịch vụ ngân hàng, viễn thông, điện, nước trong khu vực cảng được hỗ trợđầy đủ Công tác bốc dỡ và tiếp thị cá, các sản phẩm thuỷ sản được tổ chức cả ở thịtrường trong nước và nước ngoài

Chế biến, làm lạnh các sản phẩm, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tủ đông lạnh,kho lạnh và các thiết bị cho chế biến thủy tưới sống

Dịch vụ cho các hoạt động sửa chữa, nhiên liệu, nước, dầu, vận chuyển nước

đá và chuyển tải các sản phẩm;

Cung cấp thông tin cơ sở, không gian văn phòng và mặt bằng cho các cơ sở,nhà máy chế biến thủy sản [3]

FAO năm 2010 đã xây dựng tài liệu về kế hoạch xây dựng và quản lý cảng

cá Trong đó, đưa ra một kế hoạch chi tiết về xây dưng dựng và quản lý cảng cá, từviệc lựa chọn địa điểm xây dựng cảng cho đến kế hoạch đầu tư xây dựng và quản

lý cảng cá Phầm quản lý cảng cá, tác giả đã đưa ra các biện pháp quản lý cụ thể đốivới công tác quản lý nhân sư, quản lý chất lượng hải sản, vệ sinh an toàn thực phẩm

và kế hoạch quản lý hoạt đông cảng cá, quản lý tàu thuyền và ngăn ngừa ô nhiễmmôi trường [23]

Trang 29

Nhìn chung các biện pháp quản lý cảng cá trên thế giới thực sự hiệu quả.Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào đề cập đến hiệu quả hoạt động của các cảng cá này.

Vì vậy, đối với cảng cá nước ta cần phải có những nghiên cứu thực tế, trên cở sởđúc rút những kinh nghiệm quản lý cảng của các nước trên thế giới vì nghề cá ViệtNam là nghề cá quy mô nhỏ và mang nặng tính vùng miền

1.5 Nghiên cứu trong nước về quản lý cảng cá

Các nghiên cứu về cảng cá phục vụ cho quản lý và phát triển cảng cá ở ViệtNam chưa được thực hiện Tài liệu về quản lý cảng của các cảng cá Cát Bà, CửaHội, Xuân Phổ, Sông Gianh, Thuận Phước, Phan Thiết, Côn Đảo, Cà Mau, TắcCậu và Trần Đề được các phát hành bởi ngân hàng Á Châu chỉ là cẩm nang choquản lý cảng cá và chưa phù hơp với điều kiện thực tế của các cảng cá nhỏ củaViệt Nam

Phương án Quy hoạch khai thác hải sản, cơ khí và hậu cần dịch vụ nghề cávùng đồng băng Sông Hồng giai đoạn 1991-2000 cũng đã đề cập đến hiện trạngdịch vụ hậu cần nghề cá các tỉnh đồng bằng Sông Hồng trong đó chủ yếu nêu lên sốlượng và chiều dài cầu cảng dành cho tàu thuyền khai thác Nghiên cứu cho rằngcảng cá chỉ là nơi trung chuyển hàng hóa thủy sản đến các cơ sở chế biến, tiêu thụ

mà chưa ý thức được tầm quan trọng của cảng cá đối với việc phát triển khai tháchải sản, phát triển kinh tế xã hội khu vực nghèo ven biển và chưa đề cập đến hiệuquả hoạt động và các biện pháp quản lý cảng cá [4]

Hiện trạng cảng biển Việt Nam có đề cập đến các cảng cá nhưng cũng chưađưa ra được những đánh giá cụ thể nào về quản lý cảng cũng như hạ tầng cảng cá,tầm quan trọng của cảng cá đối với nghề cá và kinh tế xã hội

Đánh giá hiện trạng quản lý cảng cá và đặc điểm tình hình hoạt động củacảng cá trong Quy hoạch cảng cá, bến cá và chợ cá năm 2006 cũng chưa đưa rađược các đánh giá về hiệu quả hoạt động cảng cá của Việt Nam hiện nay [9]

Dự án quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2010 đưa ra chính sách

và chiến lược hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển ngành thủy sảncũng có đề cập đến việc tăng cường cho công tác lập kế hoạch cho các cơ sở hậucần hạ tầng cơ bản cho nghề cá trong đó có chiến lược hoạt động quản lý và vận

Trang 30

hành cảng nhưng cũng chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể cũng như mô hìnhquản lý cảng cá có tính khả thi, phù hợp với thực tế nghề cá Việt Nam.

Mô hình thí điểm về quản lý cảng cá 2007 chỉ đưa ra các biện pháp để hoànthiện các văn bản quy pham pháp luật liên quan đến hoạt động thủy sản tại cảng cá,các quy định bắt buộc đối với cảng cá

Chương trình khai thác thủy sản thời kỳ 1999-2010 chỉ đưa ra các yêu cầucơ

bản về các công trình cảng, chưa đề cập đến các khía cạnh quản lý cảng cá [6]

Nội dung nghiên cứu trong nghiên cứu mở rộng cảng cá Lạch Bạng – tỉnhThanh Hóa cũng chỉ đánh giá hiệu quả về kinh tế xã hội, chưa đề cập đến hiệu quảhoạt động cảng cá Các nghiên cứu về cảng cá Lạch Bạng chưa đưa ra được dự báo

về khía cạnh hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả kinh tế của cảng cá [13]

Nghiên cứu về các lợi ích giám sát và đánh giá hoạt động cảng cá (benefitand monitoring and evaluation) cũng chỉ đề cập đến các kía cạnh quản lý nguồn lợi

và quản lý môi trường trong khu vực cảng cá

Báo cáo tham luận tại Hội thảo toàn quốc về khai thác chế biến và dịch vụhậu cần nghề cá năm 2005 của Kỹ sư Lâm Hồng Thanh về quản lý cảng cá ở ViệtNam và kinh nghiệm quản lý cảng cá Cát Lở đã phân tích và đưa ra được các yếukém của cơ sở hạ tầng cảng cá Việt Nam và nêu bật được sự yếu kém trong quản lýnhà nước đối với các hoạt động của cảng cá Tuy nhiên, báo cáo chưa đưa ra đượccác đánh giá chi tiết về hiệu quả hoạt động của cảng cá

Nghiên cứu về hạ tầng cơ sở thủy sản Việt Nam của tác giả Đỗ Kim Cươngchỉ mô tả sơ lược về hạ tầng cơ sở nghề cá Việt Nam và nêu nên các phương hướng

và chiến lược phát triển hạ tầng nghề cá mà chưa đi sâu đánh giá hiện trạng quản lýcảng

Tiêu chuẩn ngành về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cảng cá chỉ nêu

ra các yêu cầu việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Tuy nhiên, hầu hết cáccảng cá Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu nêu ra trong tiêu chuẩn Cảng cáhiện nay cũng chưa có các bộ phẩm giám sát, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn vệsinh an toàn thực phẩm tại cảng cá

Trang 31

1.6 Đánh giá chung

Tóm lại, các nghiên cứu, cũng như các mô hình quản lý cảng cá trên thế giớichỉ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng nước đó Các quy định cũng nhưpháp luật về hoạt động của cảng cá và tàu thuyền hoạt động tại cảng rất cụ thể Tuynhiên chưa có tài liệu nào đề cập đến vấn hề hiệu quả hoạt động của cảng cá TạiViệt Nam, lĩnh vực cảng cá vẫn còn bỏ ngỏ Đễn nay, lĩnh vực cảng cá ở nước tavẫn chưa có các văn bản mang tính chất pháp lý quy định về hoạt động của cảng cácũng như các lĩnh vực hậu cần liên quan đến cảng

Các nghiên cứu đánh giá về cảng cá của Việt Nam chưa đi sâu đánh giá hiệntrạng của cảng cá và chưa đưa ra được các giải pháp quản lý cảng cá phù hợp vớiđiều kiện thực tế cũng như phong tục tập quán và văn hóa từng vùng miền của ViệtNam Đến nay cũng chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu về hiệu quả hoạt độngcủa cảng cá Vì vậy, cần có thêm các nghiên cứu sâu về lĩnh vực cảng cá để xâydựng chính sách thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực này, đưa cảng cá trở thànhmột thành tố quan trọng, là tiền đề cho mục tiêu phát triển, khai thác hải sản bềnvững và hiện đại hóa nghề cá Việt Nam

Trang 32

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

2.1.1 Thực trạng bộ máy tổ chứ cơ sở hạ tầng, cơ sở hậu cần và đội tàu sử dụng cảng cá Lạch Bạng

- Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý cảng cá Lạch Bạng

- Thực trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Bạng

- Thực trạng cơ sở hậu cần cảng cá Lạch Bạng

- Thực trạng đội tàu sử dụng cảng cá Lạch Bạng

2.1.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng

2.1.2.1 Số liệu điều tra

2.1.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động

2.1.3 Ya kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng và thảo luận.

2.1.3.1 Đề xuất về hoàn thiện bộ máy tổ chức

2.1.3.2 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá

2.1.3.3 Giải pháp về nguồn nhân lực

2.1.3.4 Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước

Kết luận và kiến nghị

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Điều tra số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thống kê về tàu thuyền, hàng hóa qua cảng được lưu trong

cơ sở dự liệu thống kê của cảng cá Lạch Bạng Số liệu từ các ban, ngành quản lýcảng cá tỉnh Thanh Hóa

Tiến hành điều tra tại các sở, ngành có liên quan về tình hình quản lý, đầu tư

và xây dựng cảng cá và các số liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Số liệu điều tra thứ cấp về thông tin tàu thuyền, tình hình khai thác thủy sảncủa tỉnh Hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô cảng cá của tỉnh

2.2.2 Điều tra số liệu sơ cấp

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý cảng cá Lạch Bạng về tìnhhình hoạt động của cảng cá, cơ cấu tổ chức cảng cá, cơ sở hạ tầng và cơ sở hậu cần

Trang 33

cảng cá phụ vụ cho tàu thuyền khai thác, số lượng trình độ cán bộ công nhân viên,doanh thu và chi phí của cảng.

Thu thập số liệu tàu vào cảng theo tháng điều tra ngẫu nhiên, phỏng vấn chủ

cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chế biến, thuyền trưởng về nhu cầu của tàu thuyền

về dịch vụ dầu, nước đá, nước ngọt

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.3.1 Phương pháp điều tra theo mẫu

2.2.3.2 Phương pháp khảo sát, do đạc trực tiếp

- Khảo sát cơ sở hạ tầng, cầu cảng và trang thiết bị phục vụ cho bốc dỡ hànghóa tại cảng

- Khảo sát tại cầu cảng về lượng hàng hóa cảng cá, số lượng tàu thuyền vàocảng, phương án neo cập tàu bốc dỡ hàng hóa, thời gian bốc dỡ tại cảng

Sử dụng mẫu thu thập số liệu thống kê được thiết kế sẵn để điều tra, phỏngvấn lấy mẫu ngay tại cảng cá

2.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động

2.4.1 Năng suất bốc dỡ của cảng

Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá dựa trên lượng tàu thuyền ra vào cảng cá bốc dỡ hàng hóa, thủy sản

Đánh giá hiểu quả theo lưu lượng hàng hóa bốc dỡ qua cảng

Dựa theo năng suất bốc xếp hàng hóa áp dụng theo phương pháp của tác giảTrần Minh Quang – Nhà xuất bản giao thông vận tải Trong luận văn này tác giả sửdụng bài toán ngược để năng suất bốc dỡ hàng hóa của cảng

P c – Năng suất bốc dỡ của một tàu cá (Tấn/giờ/tàu)

Trang 34

Trong đó: n – Số tuyến bốc xếp, xác định theo loại tàu

n = 1 bốc xếp hoàn toàn bằng cơ giới

n = 2 bốc xếp bằng cơ giới kết hợp nhân lực

n = 3 bốc xếp hoàn toàn bằng nhân lực

suất có tính đến thời gian nghỉ giữa ca, nghỉ giải lao

0.85 đối với các tàu có 3 tuyến bốc xếp, hệ số giảm công suất do có nhiều tuyếnbốc dỡ, do không gian của boong tàu và không gian của bến tương đối hẹp Vì vậy,cùng một thời điểm bốc dỡ không thể chứa hết lượng hàng được bốc lên hoặc bốcxuống bến

P ng - Lượng hàng bốc dỡ của một bến/ngày đêm (Tấn/ngày đêm)

(8 )

c ng

Trong đó: nc – Số ca làm việc trong ngày

α – Hệ số chở đầy khoang, có thể lấy α = 0.8

D – Trọng tải của tàu tính toán

+ Hệ số chở đầy khoang tính đến đối với các tàu cá về bến không chờ đầyhoàn toàn, có xét đến khả năng đánh bắt và sức chở của tàu

bx c

D T P

P t - Lượng hàng hóa bốc dỡ của một bến/tháng (Tấn/tháng)

kd

ng t

K

K K P

P (30. . 1. 2)

(4)

Trong đó: K1 – Hệ số bến bận, có thể lấy K1 = 0.85

K2 – Hệ số ảnh hưởng của thời tiết, K2 = 0.85

Trang 35

+ Hệ số bến bận (K1 = 0.85), hệ số ảnh hưởng của thời tiết (K2 = 0.85) là tínhđến khả năng bến bận làm các công tác sửa chữa nâng cấp hoặc lắp đặt các trangthiết bị tại cầu cảng, thời tiết xấu do bão, áp thấp mà tàu cập bến không được hoặckhông về bến mà cập vào cảng cá khác, do đó lượng hàng qua cảng sẽ không đồngthời giữa các ngày trong tháng.

thời tiết, tuần trăng, mà tàu về bến không đồng thời, theo kinh nghiệm thường lấybằng 2

Để xác định yếu tố tàu đến bến không đều căn cứ vào tỉ số giữa tỉ lệ % giữalượng tàu cao nhất trong tháng so với lượng tàu của năm (A) với tỉ lệ % lượng tàu

2.1.2 Nhu cầu dịch vụ nước đối với các hoạt động của cảng cá

Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động của cảng cá bao gồm lượngnước cung cấp cho tàu thuyền khai thác, lượng nước cung cấp cho nhà máy làmnước đá, lượng nước cung cấp cho các nhà máy chế biến trên cảng Xác định lượngnước cần cung cấp cho cảng cá và so sánh với thực trạng cung cấp nước của cảng

sẽ làm sáng tỏ hiệu quả của việc cung ứng loại hình dịch vụ này

Q – Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động của cảng cá (m 3 )

Trong đó: Qsx – Lượng nước dùng cho sản xuất

Qtàu - Lượng nước cung cấp cho tàu cá

N – Số công nhân làm việc tại cảng

C – số ca làm việc trong ngày

b – hệ số rò rỉ

c – hệ số dung cho bản thân trạm và hệ thống cấp nước

Trang 36

2.4.3 Nhu cầu của tàu thuyền đối với các dịch vụ hậu cần

Xác định nhu cầu của tàu vào cảng lấy các dịch vụ như dầu, nước đá, nướcngọt để so sánh với khả năng cung cấp các dịch vụ này tại cảng Trên cơ sở đó đánhgiá hiện trạng và hiệu quả của dịch vụ này tại cảng cá Đề tài chỉ đánh giá về hiệuquả cung ứng dịch vụ như số lượng cung ứng cho tàu thuyền Trên cơ ở số liệuphỏng vấn ngư dân về khả năng cung ứng của cảng cá về số lượng, thời gian cungứng các dịch vụ trên để đưa ra các đánh giá, Đề tài không đi sâu đánh hiệu quả kinh

tế của dịch vụ này mang lại cho cảng cá

di T

Y (30* * 1* 2)

i i

K

K K Z

i i

Trong đó: Xt, Yt, Zt – Lượng dầu, đá, nước ngọt tàu lấy tại cảng/tháng

Xng, Yng, Zng - Lượng dầu, đá, nước ngọt tàu lấy tại cảng/ngày

K1 – Hệ số bến bận, có thể lấy K1 = 0.85

K2 – Hệ số xét đến ảnh hưởng của thời tiết, K2 = 0.85

2.4.4 Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá

Doanh thu của cảng cá Lạch Bạng được tính như sau

Trang 37

Ln Dt  Cp (13)

Trong đó: Ln – Lợi nhuận

Dt – Doanh thu

Cp – Chi phíDoanh thu, của cảng cá là một trong các yếu tố xác định hiệu quả hoạt độngcủa cảng cá Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày25/4/2006 của Chính phủ thì cảng cá là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động vớimục đích phục vụ cộng đồng không vì lợi nhuận Tuy nhiên, đề tài vẫn đưa ra tínhtoán về doanh thu và lợi nhuận đánh giá rõ hơn về hiệu quả hoạt động của cảng

Trang 38

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả điều tra thực trạng về cảng cá Lạch Bạng.

3.1.1 Khái quát về cảng cá Lạch Bạng

3.1.1.1 Vị trí cảng

Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Lạch Bạng xã Hải Thanh huyệnTĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa được nhà nước đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác từ

thông với biển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam Phía Bắc có núi Mũi Tròn [MũiRồng] che chắn, phía Nam là bãi cát trống Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng

và nông, biến thiên từ bờ ra, cao độ tự nhiên trong toàn khu vực cửa Lạch Bạng chủyếu biến thiên từ - 1.85 đến – 3.85m Vị trí cảng cá nằm cách cửa Lạch Bạng 500m,trước khi xây dựng cảng cá vị trí tại đây tương đối thuận lợi với khu vực rộng14.000m2, cao trình của bãi +1.5m, gần với làng cá và liền kề đường liên xã nốivới quốc lộ 1A Khu vực cảng cá khá kín sóng gió, rất thuận lợi cho tàu thuyền neođậu cũng như ra vào cảng cá [13]

3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên khu vực Lạch Bạng

- Bão và áp thấp nhiệt đới

Tỉnh Thanh Hóa thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có hai mùa gió chính trongnăm và mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa gió Đông Nam từtháng 4 đến tháng 11 và là tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn.Mùa bão chủ yếu từ thánh 6 đến tháng 10 hằng năm Tốc độ gió trung bình: 1,72m/

s giao động từ 1,2 – 3,8m/s Thanh Hóa là một trong những tỉnh chịu nhiều ảnhhưởng của bão trên lãnh thổ Việt Nam Trong 10 năm (1996 – 2005) có 39 cơn bão

và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó 13 cơn bão và áp thấp ảnhhưởng trực tiếp đến Thanh Hoá Các năm 1998, 1999, 2000 và 2001 Thanh Hoá

Trang 39

không bị ảnh hưởng của bão, áp thấp Ngược lại có năm bão và áp thấp ảnh hưởngnhiều lần và cường độ lớn như: Năm 1996 có 4 cơn bão, năm 2003 có 3 cơn bão vànăm 2005 có 4 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng đến Thanh Hoá [13].

- Độ sâu, chất đáy

Độ sâu vùng nước khu vực Lạch Bạng có tính chất nhật triều không đều,thông thường trong ngày xuất hiện một lần nước lớn và một lần nước ròng Là nơigiáp ranh của chế độ nhật triều và bán nhật triều, trong tháng có từ 6 đến 12 lầnxuất hiện nước lớn và 2 lần nước ròng Mực nước cao nhất trong năm quan trắc tạikhu vực Lạch Bạng 2.28m, thấp nhất là – 1.957m

Theo nghiên cứu chất đáy tại khu vực cảng cá Lạch Bạng như sau:

Tầng mặt có đề dày khá lớn khoảng từ 0,7m đến 4,3m chủ yếu là cát nhỏ cómày vàng sám, xám xanh lẫn nhiều vỏ sò, tầng mặt có kết cấu tương đối rời rạc

Tầng thứ 2 chủ yếu là bùn sét pha cát màu nâu đen lẫn vỏ sò, phân bố liên tụctrung khu vực vùng nước cảng cá có độ dày từ 0,5m đến 5,7m Với điều kiện tự nhiênkhu vực cảng cá Lạch Bạng, có thể thấy rằng, vùng nước cảng cá khá luận lợi cho tàuthuyền neo đậu vì nền đáy của khu vực cảng không có các kết cấu rắn chắc như đáhoặc các hóa thạch khác có thể gây ảnh hưởng tới tàu thuyền khi neo đậu hoặc hànhtrình trong khu vưc cảng cá, đặc biệt khi tàu hành trình vào cảng cá khi gặp thời điểmnước ròng

Hình 3.1 Vị trí cảng cá Lạch Bạng tỉnh Thanh Hoá

Trang 40

3.2 Kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động của cảng cá Lạch Bạng 3.2.1 Thực trạng tổ chức quản lý cảng

Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng được thành lập theo Quyết định số1338/QĐ-CT ngày 22/4/2003 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Cảng cáLạch Bạng trực thuộc Sở Thủy sản Thanh Hóa nay là Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Thanh Hóa, là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo quy định củaNghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ,

tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chínhđối với đơn vị sự nghiệp công lập Mức độ tự chủ về kinh phí hoạt động của cảng là

Hinh 3.2: Sơ đồ tổ chức quản lý cảng cá Lạch Bạng – Thanh Hóa

(Nguồn: Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng)

- Chức năng nhiệm vụ các bộ phận

Giám đốc: Giám đốc cảng cá trực tiếp điều hành các tổ và các phộ phận

thuộc cảng cá, chịu trách nhiệm về các hoạt động của cảng cá Chịu trách nhiệm tổchức, xắp xếp điều hành cán bộ công nhân viên chức, lao động trong cảng Do banquản lý cảng cá không có các phòng ban nên các tổ trực tiếp báo các tình hình hoạt

Giám đốc cảng

Kế toán, thủ

Ngày đăng: 11/04/2013, 08:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Bộ thủy sản (2005), “Tình hình quản lý cảng cá ở Việt Nam và Kinh nghiệm quản lý cảng cá Cát Lở Vũng Tàu”, Kỷ yếu hôi thảo toàn quốc về Khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình quản lý cảng cá ở Việt Nam và Kinh nghiệm quảnlý cảng cá Cát Lở Vũng Tàu
Tác giả: Bộ thủy sản
Năm: 2005
23. Sciortino, 2010. Fishing habor planning contruction and management. FAO/24 . http://www.pfda.da.gov.ph/nfpc.html Link
1. Nguyễn Đức Nga, Nguyễn Như Tiệp (2004), Kỹ thuật sơ chế bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch bằng nước đá, Nhà Xuất bản NN Khác
2. Trần Minh Quang (1998) Cảng chuyên dụng,, Nhà xuất bản giao thông vận tải Khác
3. Chương trình hành động về quản lý cảng cá (2009) Dự án Scafi, Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khác
4. Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản (1991), Phương án quy hoạch khai thác hải sản, cơ khí và hậu cần dịch vụ nghề cá vùng đồng băng sông hồng giai đoạn 1991- 2000 Khác
5. Viện kinh tế về quy hoạch thủy sản (1996), Dự án lập quy hoạch tụ điểm nghề cá Việt Nam, Hà Nội Khác
6. Bộ thủy sản (1999), Chương trình khai thác hải sản xa bờ thời kỳ (1999- 2010) Khác
8. Bộ thủy sản (2006), Quyết định 20/QĐ-BTS/2006 ban hành về Quy chế quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Khác
9. Quốc hội (2003), Luật thủy sản. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
10. Báo cáo tóm tắt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (2008), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khác
11. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2008), Dự án nâng cấp mở rộng cảng cá Lạch Bang Khác
12. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2008), Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản Khác
13. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2009), Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp và mở rộng cảng cá Lạch Bạng, Đánh giá tác động môi trường Khác
14. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2009), Báo cáo tổng kết ngành thủy sản Thanh Hóa Khác
15. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2009), Dự án điều tra thực trạng công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá Khác
16. Báo cáo tháng 6- 2010 (2010), Tình hình công tác đăng ký đăng kiểm tàu cá – Phòng quan lý tàu cá – Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 2010 Khác
17. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2010) Báo cáo tình hình hoạt động cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão Khác
18. Chính phủ (2010), Quyết định 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010 về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020 đến năm 2030 Khác
19. Chính phủ (2010), Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 về Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tàu cá theo nhóm công suất của tỉnh Thanh Hoá năm 2009 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 1.1. Tàu cá theo nhóm công suất của tỉnh Thanh Hoá năm 2009 (Trang 21)
Bảng 1.1. Tàu cá theo nhóm công suất của tỉnh Thanh Hoá năm 2009 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 1.1. Tàu cá theo nhóm công suất của tỉnh Thanh Hoá năm 2009 (Trang 21)
Bảng 1.2: Chiều dài tàu cá của tỉnh Thanh Hóa TTLoại tàu - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 1.2 Chiều dài tàu cá của tỉnh Thanh Hóa TTLoại tàu (Trang 22)
Bảng 1.2: Chiều dài tàu cá của tỉnh Thanh Hóa - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 1.2 Chiều dài tàu cá của tỉnh Thanh Hóa (Trang 22)
Bảng 1.3. Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2006 – 2009 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 1.3. Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2006 – 2009 (Trang 24)
Bảng 1.3.  Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2006 – 2009 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 1.3. Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2006 – 2009 (Trang 24)
Hình 3.1. Vị trí cảng cá Lạch Bạng tỉnh Thanh Hoá - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Hình 3.1. Vị trí cảng cá Lạch Bạng tỉnh Thanh Hoá (Trang 38)
Hình 3.1. Vị trí cảng cá Lạch Bạng tỉnh Thanh Hoá - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Hình 3.1. Vị trí cảng cá Lạch Bạng tỉnh Thanh Hoá (Trang 38)
Bảng (3.1) thấy rằng: - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
ng (3.1) thấy rằng: (Trang 41)
Bảng 3.2:  Cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Bạng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.2 Cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Bạng (Trang 41)
Từ Bảng (3.2) và thực tế điều tra tại cảng cá Lạch Bạng cho thấy: - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
ng (3.2) và thực tế điều tra tại cảng cá Lạch Bạng cho thấy: (Trang 42)
Bảng 3.3: Cơ sở hậu cần, dịch vụ cảng cá Lạch Bạng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.3 Cơ sở hậu cần, dịch vụ cảng cá Lạch Bạng (Trang 43)
Bảng 3.3: Cơ sở hậu cần, dịch vụ cảng cá Lạch Bạng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.3 Cơ sở hậu cần, dịch vụ cảng cá Lạch Bạng (Trang 43)
Bảng 3.4: Tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.4 Tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng (Trang 44)
Bảng 3.4: Tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.4 Tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng (Trang 44)
- Bảng 3.5 cũng cho thấy, số lượng tàu ra vào cảng cá Lạch Bạng rất lớn, đặc biệt là trong năm 2010 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.5 cũng cho thấy, số lượng tàu ra vào cảng cá Lạch Bạng rất lớn, đặc biệt là trong năm 2010 (Trang 45)
Bảng 3.5: Tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng Lạch Bạng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.5 Tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng Lạch Bạng (Trang 45)
Bảng 3.5: Tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng Lạch Bạng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.5 Tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng Lạch Bạng (Trang 45)
Hình 3.3: Phương án cập tàu song song với cầu cảng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Hình 3.3 Phương án cập tàu song song với cầu cảng (Trang 46)
Bảng 3.6: Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng từ năm 2008-1010 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.6 Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng từ năm 2008-1010 (Trang 47)
Bảng 3.6: Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng từ năm 2008-1010 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.6 Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng từ năm 2008-1010 (Trang 47)
Bảng 3.7. Số lượng tàu thuyền qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại cảng cá Lạch Bạng năm 2010 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.7. Số lượng tàu thuyền qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại cảng cá Lạch Bạng năm 2010 (Trang 48)
Bảng 3.7. Số lượng tàu thuyền qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại cảng cá Lạch Bạng năm 2010 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.7. Số lượng tàu thuyền qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại cảng cá Lạch Bạng năm 2010 (Trang 48)
Qua (Bảng 3.7) thấy rằng: - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
ua (Bảng 3.7) thấy rằng: (Trang 49)
Bảng 3.8. Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại cảng cá Lạch Bạng năm 2010 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.8. Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại cảng cá Lạch Bạng năm 2010 (Trang 50)
Bảng 3.8. Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại cảng cá Lạch Bạng năm 2010 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.8. Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại cảng cá Lạch Bạng năm 2010 (Trang 50)
Bảng 3.9: Năng suất bốc dỡ của một tàu cá vào cập bến (Pc) - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.9 Năng suất bốc dỡ của một tàu cá vào cập bến (Pc) (Trang 51)
Bảng 3.9: Năng suất bốc dỡ của một tàu cá vào cập bến (P c ) - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.9 Năng suất bốc dỡ của một tàu cá vào cập bến (P c ) (Trang 51)
- Kết quả (Bảng 3.10) cho thấy để bốc dỡ hết số lượng hàng 15,465 tấn của tàu thì tàu đó mất 3,594 giờ - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
t quả (Bảng 3.10) cho thấy để bốc dỡ hết số lượng hàng 15,465 tấn của tàu thì tàu đó mất 3,594 giờ (Trang 52)
Bảng 3.10: Thời gian bốc xếp của một tàu cá tại cảng (Tbx) - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.10 Thời gian bốc xếp của một tàu cá tại cảng (Tbx) (Trang 52)
Bảng 3.11: Lượng hàng bốc dỡ của một bến/ngày đêm (P ng) - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.11 Lượng hàng bốc dỡ của một bến/ngày đêm (P ng) (Trang 52)
Bảng 3.10: Thời gian bốc xếp của một tàu cá tại cảng (T bx ) - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.10 Thời gian bốc xếp của một tàu cá tại cảng (T bx ) (Trang 52)
Bảng 3.12: Lượng hàng hóa bốc dỡ của một bến/tháng (Pt) - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.12 Lượng hàng hóa bốc dỡ của một bến/tháng (Pt) (Trang 53)
- Năng lực bốc dỡ của cảng cá trong một ngày đêm (Bảng 3.11) là 60,441 tấn/ngày đêm. Kết quả tính toán này sẽ làm cơ sở để xác định lượng hàng bốc dỡ của cảng cá trong một tháng Pt (Bảng 3.12) - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
ng lực bốc dỡ của cảng cá trong một ngày đêm (Bảng 3.11) là 60,441 tấn/ngày đêm. Kết quả tính toán này sẽ làm cơ sở để xác định lượng hàng bốc dỡ của cảng cá trong một tháng Pt (Bảng 3.12) (Trang 53)
Bảng 3.13: Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động của cảng cá (Q) - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.13 Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động của cảng cá (Q) (Trang 53)
Bảng 3.12: Lượng hàng hóa bốc dỡ của một bến/tháng (P t) - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.12 Lượng hàng hóa bốc dỡ của một bến/tháng (P t) (Trang 53)
Bảng 3.14: Nhu cầu dịch vụ dầu đá và nước ngọt của tàu thuyền khai thác - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.14 Nhu cầu dịch vụ dầu đá và nước ngọt của tàu thuyền khai thác (Trang 54)
9 Lượng nước cần cung cấp cho khu cảng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
9 Lượng nước cần cung cấp cho khu cảng (Trang 54)
Bảng 3.14: Nhu cầu dịch vụ dầu đá và nước ngọt của tàu thuyền khai thác - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.14 Nhu cầu dịch vụ dầu đá và nước ngọt của tàu thuyền khai thác (Trang 54)
Bảng 3.15:   Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá Lạch Bạng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.15 Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá Lạch Bạng (Trang 55)
- Bộ phận Maketing: Quảng bá nâng cao hình ảnh của cảng cá, tìm kiếm khách hàng và xây dựng kế hoạch kinh doanh các dịch vụ tại cảng cá. - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
ph ận Maketing: Quảng bá nâng cao hình ảnh của cảng cá, tìm kiếm khách hàng và xây dựng kế hoạch kinh doanh các dịch vụ tại cảng cá (Trang 61)
Hình 3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ban quản lý cảng cá Lạch Bạng đề xuất Phó Giám đốc  điều hành - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Hình 3.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ban quản lý cảng cá Lạch Bạng đề xuất Phó Giám đốc điều hành (Trang 61)
Bảng 3.20: Nhân lực cần thiết của cảng cá Lạch Bạng TTChức danhTrưởng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.20 Nhân lực cần thiết của cảng cá Lạch Bạng TTChức danhTrưởng (Trang 62)
Bảng 3.20: Nhân lực cần thiết của cảng cá Lạch Bạng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Bảng 3.20 Nhân lực cần thiết của cảng cá Lạch Bạng (Trang 62)
Phụ lục 1.4: Bảng tổng hợp tàu thuyền và hàng hóa qua cảng cá theo điều tra tại cảng cá Số liệu tàu thuyền lấy mẫu tại cảng cá năm 2010 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
h ụ lục 1.4: Bảng tổng hợp tàu thuyền và hàng hóa qua cảng cá theo điều tra tại cảng cá Số liệu tàu thuyền lấy mẫu tại cảng cá năm 2010 (Trang 80)
Phụ lục 1.4: Bảng tổng hợp tàu thuyền và hàng hóa qua cảng cá theo điều tra tại cảng cá Số liệu tàu thuyền lấy mẫu tại cảng cá năm 2010 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
h ụ lục 1.4: Bảng tổng hợp tàu thuyền và hàng hóa qua cảng cá theo điều tra tại cảng cá Số liệu tàu thuyền lấy mẫu tại cảng cá năm 2010 (Trang 80)
44 TH-90465-TS Lê Hình Khích 165 Yanmar máy cũ 195 2, 52 2004 Vây - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA  CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
44 TH-90465-TS Lê Hình Khích 165 Yanmar máy cũ 195 2, 52 2004 Vây (Trang 82)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w