Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA (Trang 35 - 38)

Doanh thu của cảng cá Lạch Bạng được tính như sau

Ln=∑ Dt−∑ Cp (13)

Trong đó: Ln – Lợi nhuận Dt – Doanh thu Cp – Chi phí

Doanh thu, của cảng cá là một trong các yếu tố xác định hiệu quả hoạt động của cảng cá. Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ thì cảng cá là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động với

mục đích phục vụ cộng đồng không vì lợi nhuận. Tuy nhiên, đề tài vẫn đưa ra tính toán về doanh thu và lợi nhuận đánh giá rõ hơn về hiệu quả hoạt động của cảng.

3.1. Kết quả điều tra thực trạng về cảng cá Lạch Bạng. 3.1.1. Khái quát về cảng cá Lạch Bạng

3.1.1.1. Vị trí cảng

Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Lạch Bạng xã Hải Thanh huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa được nhà nước đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác từ năm

2001, Lạch Bạng nằm tại vị trí 19025’N - 105054’E, cửa Lạch Bạng được nối thông

với biển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Phía Bắc có núi Mũi Tròn [Mũi Rồng] che chắn, phía Nam là bãi cát trống. Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng và nông, biến thiên từ bờ ra, cao độ tự nhiên trong toàn khu vực cửa Lạch Bạng chủ yếu biến thiên từ - 1.85 đến – 3.85m. Vị trí cảng cá nằm cách cửa Lạch Bạng 500m, trước khi xây dựng cảng cá vị trí tại đây tương đối thuận lợi với khu vực rộng 14.000m2, cao trình của bãi +1.5m, gần với làng cá và liền kề đường liên xã nối với quốc lộ 1A. Khu vực cảng cá khá kín sóng gió, rất thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu cũng như ra vào cảng cá [13].

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực Lạch Bạng

- Bão và áp thấp nhiệt đới

Tỉnh Thanh Hóa thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có hai mùa gió chính trong năm và mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 11 và là tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn. Mùa bão chủ yếu từ thánh 6 đến tháng 10 hằng năm. Tốc độ gió trung bình: 1,72m/s giao động từ 1,2 – 3,8m/s. Thanh Hóa là một trong những tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của bão trên lãnh thổ Việt Nam. Trong 10 năm (1996 – 2005) có 39 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó 13 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hoá. Các năm 1998, 1999, 2000 và 2001 Thanh Hoá không bị ảnh hưởng của bão, áp thấp. Ngược lại có năm bão và áp thấp ảnh hưởng nhiều lần và cường độ lớn như: Năm 1996 có 4 cơn bão, năm 2003 có 3 cơn bão và năm 2005 có 4 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng đến Thanh Hoá [13].

- Độ sâu, chất đáy

Độ sâu vùng nước khu vực Lạch Bạng có tính chất nhật triều không đều, thông thường trong ngày xuất hiện một lần nước lớn và một lần nước ròng. Là nơi giáp ranh của chế độ nhật triều và bán nhật triều, trong tháng có từ 6 đến 12 lần xuất

hiện nước lớn và 2 lần nước ròng. Mực nước cao nhất trong năm quan trắc tại khu vực Lạch Bạng 2.28m, thấp nhất là – 1.957m.

Theo nghiên cứu chất đáy tại khu vực cảng cá Lạch Bạng như sau:

Tầng mặt có đề dày khá lớn khoảng từ 0,7m đến 4,3m chủ yếu là cát nhỏ có mày vàng sám, xám xanh lẫn nhiều vỏ sò, tầng mặt có kết cấu tương đối rời rạc.

Tầng thứ 2 chủ yếu là bùn sét pha cát màu nâu đen lẫn vỏ sò, phân bố liên tục trung khu vực vùng nước cảng cá có độ dày từ 0,5m đến 5,7m. Với điều kiện tự nhiên khu vực cảng cá Lạch Bạng, có thể thấy rằng, vùng nước cảng cá khá luận lợi cho tàu thuyền neo đậu vì nền đáy của khu vực cảng không có các kết cấu rắn chắc như đá hoặc các hóa thạch khác có thể gây ảnh hưởng tới tàu thuyền khi neo đậu hoặc hành trình trong khu vưc cảng cá, đặc biệt khi tàu hành trình vào cảng cá khi gặp thời điểm nước ròng.

Hình 3.1. Vị trí cảng cá Lạch Bạng tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA (Trang 35 - 38)